Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Sự ra đời của ngân hàng trung ương docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.7 KB, 4 trang )

Sự ra đời của ngân hàng trung ương
Khi tiền giấy được phát hành ở châu Âu vào thế kỷ 16, hoạt động ngân hàng khá
thoải mái. Hầu như chỉ có một qui định duy nhất để gia nhập ngành ngân hàng:
cam kết thanh toán đầy đủ và đúng hạn các nghĩa vụ nợ! Về bản chất, đây là nghĩa
vụ của mọi tổ chức kinh doanh thông thường (Rothbard:1983, The mystery of
banking). Những người cổ vũ khái niệm ngân hàng trung ương cố gắng thuyết
phục công chúng rằng hoạt động tư do của các ngân hàng sẽ dẫn tới việc phát hành
quá nhiều tiền giấy. Từ đó, lạm phát xuất hiện và mở rộng. Có thực như vậy
không?
Rothbard cho rằng việc phát hành tiền giấy và các loại chứng chỉ tiền gửi không
đơn giản như vậy. Ngân hàng có thể chủ động cung cấp những thứ này nhưng còn
một vế quan trọng nữa, chúng có được chấp nhận sử dụng trong thanh toán hay
không? Niềm tin của công chúng với một ngân hàng cần thời gian (nhiều năm) để
tạo dựng. Đồng thời, sự tin tưởng chỉ có được với minh chứng cụ thể và rõ ràng
nhất: ngân hàng luôn hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ thanh toán của mình. Muốn
vậy, ngân hàng không thể phát hành lượng tiền giấy vượt quá nguồn lực của mình
và lạm phát sẽ không xảy ra.
Tuy vậy, hoạt động tự do của ngân hàng có những hạn chế. Trước tiên đó là giới
hạn địa lý khu vực hoạt động của một ngân hàng. Người dân trong một vùng, có
thể rất rộng lớn, và tin tưởng vào tiền giấy do ngân hàng phát hành. Nhưng đối tác
trao đổi hàng hóa với họ thì có thể không chấp nhận tiền giấy này, và yêu cầu
thanh toán bằng vàng.
Thứ nữa, các ngân hàng, dù luôn có một khoản dự trữ, thì cũng không bao giờ có
thể đáp ứng cùng lúc tất cả các nghĩa vụ thanh toán với chủ nợ và người gửi tiền.
Câu chuyện của ngân hàng ACB năm 2003 là một ví dụ thực tế. Lo lắng trước tin
đồn, những người có tiền gửi tại ngân hàng xếp hàng dài đòi rút tiền đẩy ngân
hàng đối diện với tình trạng phá sản. Sự xuất hiện của ông Thống đốc NHNN đã
cứu vãn tình thế. Phải chăng vì vậy cần có ngân hàng trung ương? Hãy xét một
tình huống giả định.
Ngân hàng VgCB được thành lập với số vốn 5.000 đồng tiền vàng. Ông Chủ nợ
gửi 8.000 đồng vàng vào ngân hàng và nhận lại giấy chứng nhận tiền gửi. Để kiếm


lợi, VgCB đem cho vay 8.000 này. Sau khi gửi tiền vào ngân hàng, ông Chủ nợ
mua một chiếc xe hơi của ông Ô tô với giá 8.000 và chuyển giấy chứng nhận tiền
gửi cho ông Ô tô. Vấn đề thanh toán bắt đầu nảy sinh với hai trường hợp.
Trường hợp thứ nhất, ông Ô-tô cũng là khách hàng có tài khoản tại VgCB. Ông
chuyển giấy chứng nhận tiền gửi cho tới VgCB. Khi này, ngân hàng sẽ thực hiện
bút toán ghi số, chuyển số tiền 8.000 từ tài khoản của ông Chủ nợ sang tài khoản
của ông Ô-tô. Tài sản và nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng vẫn cân đối.
Trường hợp thứ hai, ông Ô-tô không phải là khách hàng của VgCB hoặc là khách
hàng và chuyển giấy chứng nhận tiền gửi kèm yêu cầu được nhận 8.000 đồng
vàng. Lúc này, VgCB gần như chắc chắn không có đủ tiền để thanh toán, nếu như
không đòi được khoản cho vay. Ngay lập tức, ngân hàng chỉ có 5.000 đồng vàng.
Và do thiếu 3.000 đồng vàng, nghĩa vụ thanh toán đã không được thực hiện, ngân
hàng VgCB phá sản! Cũng lưu ý rằng, trong tình huống trên, VgCB có tỷ lệ dự trữ
bằng 100% vốn.

Có thể đặt tiếp câu hỏi, ông Ô tô có tiền sẽ làm gì? Ông ta sẽ gửi vào tài khoản
của mình ở một ngân hàng khác, có tên gọi LeCB và nhận một giấy chứng nhận
tiền gửi trị giá 8.000 đồng vàng. Điều gì xảy ra với VgCB nếu ông Ô-tô không
khăng khăng đòi rút tiền vàng khỏi ngân hàng mà chỉ yêu cầu ngân hàng LeCB
nơi ông có tài khoản tiếp nhận giấy chứng nhận tiền gửi do VgCB phát hành?
Ngân hàng VgCB không phá sản! Trong sổ sách của ngân hàng ``Tiền gửi của Ô-
tô'' được thay bằng ``Tiền gửi của LeCB.''
Vì sao LeCB không đòi ngay 8.000 vàng từ VgCB, trong khi các ngân hàng cạnh
tranh với nhau? Đó là vì, cũng có những giao dịch tương tự những với chiều
ngược lại. Người nắm giữ chứng chỉ tiền gửi do LeCB phát hành có tài khoản tại
VgCB. Vì vậy, hai ngân hàng có sự thỏa hiệp tạm thời với nhau (do bản chất là
cạnh tranh). Trường hợp này tương tự như việc ông Ô-tô chuyển chứng nhận tiền
gửi do VgCB phát hành cho một cá nhân cũng có tài khoản tại VgCB.
Rothbard lập luận rằng, nếu quốc gia có nhiều ngân hàng, nói cách khác, số khách
hàng một ngân hàng phục vụ rất ít, các chứng chỉ tiền gửi do một ngân hàng phát

hành rất nhanh chóng được chuyển sang những người không có tài khoản tại ngân
hàng, hiệu ứng tàn phá khủng khiếp nhanh chóng dẫn đến phá sản. Quá trình mở
rộng tín dụng cũng dừng lại.
Ngược lại, nếu chỉ có một số nhỏ ngân hàng, quá trình mở rộng có thể kéo dài
mãi. Khách hàng của cùng một ngân hàng nhận chứng chỉ tiền gửi và giao dịch
với nhau trên chứng chỉ này, không cần rút tiền ra khỏi ngân hàng. Điều này đồng
nghĩa với việc vòng xoáy lạm phát tiếp tục kéo dài.
Như vậy, việc hình thành một ngân hàng cho tất cả các khách hàng trong một quốc
gia, ngân hàng quốc gia hay ngân hàng nhà nước, có thể đảm bảo sự ổn định cho
hệ thống ngân hàng nhưng không có tác dụng ngăn chặn lạm phát. Để kiềm chế
lạm phát, ngân hàng này cần có quyền lực can thiệp yêu cầu hạn chế các khoản
cho vay, nói theo ngôn ngữ kinh tế học hiện đại là thực hành chính sách tiền tệ thắt
chặt.

×