Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Những điều đáng lưu ý khi làm việc với những nhà đầu tư khó tính pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.92 KB, 4 trang )

Những điều đáng lưu ý khi làm
việc với những nhà đầu tư khó tính



Để tránh được những chiếc bẫy sau đây, doanh nhân trẻ sẽ phải chú ý
vào những khoản đầu tư có thể đem lại thiệt hại hoặc lợi nhuận về sau,
đưa lại sự hài lòng cho các nhà đầu tư ngay từ giai đoạn khởi nghiệp.
Một số chú ý đối với những doanh nhân trẻ khi bắt đầu khởi nghiệp:

1. Kế hoạch kinh doanh chưa chín chắn. Chẳng có gì tệ hơn việc bước
vào một cuộc họp liên quan đến vấn đề tài chính mà chưa được chuẩn
bị kỹ càng. Nếu bạn chưa đầu tư đầy đủ thời gian và công sức vào
việc thảo ra một kế hoạch làm ăn với mọi yếu tố cần thiết, chẳng hạn
như một bản miêu tả công việc làm ăn đầy thuyết phục, những đề án
tài chính và một bản phân tích thị trường đầy tính cạnh tranh, thì dù
kế hoạch làm ăn của bạn có đầy triển vọng đến đâu đi nữa, nhà đâu tư
sẽ chẳng dành cho những tiến cử của bạn sự ưu tiên nào.

2. Tập trung quá nhiều vào nội dung trước mắt mà quá ít quan tâm tới
đường hướng chiến lược. Sẽ chẳng đủ nếu chỉ thuyết phục những nhà
tư bản tiềm năng rằng bạn đã sáng chế ra một thứ công cụ rất cần thiết
cho đời sống hay một ý tưởng về một cửa hàng thời trang. Bạn cũng
cần một đội ngũ có thể tạo nên doanh thu để trả nợ vốn vay hoặc trình
bày rõ những chiến lược phát triển cho nhà đầu tư. Rất nhiều doanh
nhân mới vào nghề bỏ quên phần thứ hai.

Hãy cho nhà đầu tư biết rằng bạn đang thuê một đội ngũ nhân viên
bán hàng xuất sắc, một nhà tiếp thị lành nghề, một bộ phận kế toán
với kinh nghiệm phù hợp… và thậm chí vài chuyên gia bên ngoài như
luật sư hay nhà tư vấn thương mại có thể cung cấp những chỉ dẫn


quan trọng trong kinh doanh.

3. Không yêu cầu đủ số tiền. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy khá
nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ làm ăn thất bát vì bắt đầu với khoản
vốn quá nhỏ. Thông thường, doanh nhân trẻ không nhận ra rằng họ
cần tính toán khoản tiền vay phải đủ để giúp doanh nghiệp vượt qua
tình trạng làm ăn xấu nhất.

4. Có quá nhiều nhà đầu tư hay người cho vay. Một trong những điều
nguy hại có từ việc nhận đầu tư từ nhiều nguồn tài chính là phải quán
xuyến vô số mối quan hệ và những sự mong đợi khác nhau. Nó làm
doanh nhân trẻ tốn nhiều thời gian, không tập trung được vào công
việc làm ăn chính của mình. Đôi lúc chính những đối tác này lại cạnh
tranh với nhau để giành thêm lợi nhuận, kết quả.

5. Không có được một bản chấp thuận pháp lý xác đáng. Đây có thể
được xem là một vấn đề quan trọng, thậm chí là hơn cả việc thực hiện
hợp đồng tiền hôn nhân về tài sản cá nhân của những cặp vợ chồng
giàu có. Mỗi một người cho vay hay nhà đầu tư cuối cùng cũng đều
muốn có lãi từ số tiền mình bỏ ra. Một văn bản có tính chất pháp lý
bao hàm tất cả mọi vấn đề có liên quan có thể sẽ giúp bạn tránh khỏi
những điều phiền hà về sau.

6. Quản lý dòng ngân lưu kém. Rất nhiều doanh nhân trẻ mới vào
nghề nhanh chóng tiêu sạch tất cả những đồng tiền họ có và chẳng bao
giờ đạt được tình trạng làm ăn tốt đẹp. Sai lầm cơ bản là họ chi xài
cho những yêu cầu không cần thiết hoặc ước đoán về doanh thu, lợi
nhuận quá lạc quan. Những nhà tài trợ tài chính thường không nhẹ tay
với cách quản xuyến kém cỏi ấy. Và một khi họ chấm dứt nguồn tiền,
thì mọi nỗ lực kinh doanh sẽ tan theo mây khói.


Bên cạnh đó còn có không ít những lỗi cần tránh khác, nhưng tóm lại
hãy nhớ lấy điều căn bản sau: Làm việc với những quy tắc rành rọt
với nhà đầu tư để họ đồng ý chi hầu bao cho bạn, nhưng cùng nên biết
khéo léo để tự bảo vệ bản thân bằng cách sử dụng đồng tiền vay được
thật hợp lý.
www.SAGA.vn sanshou

×