Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tiểu luận tình huống quản lý nhà nước: Xử lý vi phạm xây dựng nhà tạm sai quy định trên đất 313 đối với gia đình ông Nguyễn Văn Quang, xã Yên Hòa, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.63 KB, 19 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Yên Hòa là xã miền núi đồng chiêm trũng nằm ở phía Tây Nam của
huyện n Mơ, cách trung tâm huyện khoảng 1 km về phía Tây Nam. Phía bắc
giáp xã Khánh Thượng, phía nam giáp xã Yên Thành; phía đơng giáp xã n
Hưng, thị trấn n Thịnh; phía tây giáp xã n Thắng. Xã có tổng diện tích đất
tự nhiên là 802,03 ha, trong đó đất nơng nghiệp có diện tích 548,45 ha. Xã có
2.279 hộ với 7.660 nhân khẩu, xã có 10 thơn được phân bố ở 3 khu vực dân cư
riêng biệt. Xã được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình cơng nhận là xã
đạt chuẩn Nông thôn mới vào năm 2015, hiện nay xã đang phấn đấu trở thành xã
nông thôn mới kiểu mẫu vào năm 2020. Trong những năm qua “Cơ sở hạ tầng
ngày càng được hoàn thiện đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của xã, các hình thức
tổ chức sản xuất hợp lý, nông nghiệp từng bước phát triển theo hướng cơ giới
hóa sản xuất; cơng nghiệp và dịch vụ phát triển; văn hóa - xã hội ngày càng
phát triển, ổn định và dân chủ; môi trường được bảo vệ; đời sống nhân dân
ngày càng được nâng cao, tình hình an ninh chính trị - trật tự an tồn xã hội
được giữ vững, hồn thành nhiệm vụ quốc phịng địa phương, hệ thống chính trị
được củng cố và đạt vững mạnh”.
Tuy nhiên, trong q trình đơ thị hố, đứng trước cơ hội phát triển, n
Hịa cịn gặp nhiều khó khăn thách thức. Vấn đề khó khăn mà hầu hết các đơn vị
cơ sở hiện nay đều gặp phải đó là công tác thực hiện quy hoạch, quản lý đất đai
nhất là quản lý công tác sử dụng đất nông nghiệp hiện nay. Tình trạng coi
thường kỷ cương, pháp luật, vi phạm trong sử dụng, xây dựng mơ hình chuyển
đổi từ đất 313 còn xảy ra nhiều vi phạm mà điển hình như: xây dựng khơng
phép, sai phép, lấn chiếm đất cơng, sử dụng đất khơng đúng mục đích… gây khó
khăn trong việc xử lý các vi phạm, bức xúc trong nhân dân và tạo ra những dư
luận xấu về công tác quản lý đất đai của xã.
Mặc dù thời gian qua, công tác quản đất đai đã được Ủy ban nhân dân xã
Yên Hòa đặc biệt trú trọng quan tâm, thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra
xử lý vi phạm, song dễ dàng nhận thấy trong công tác quản lý, sử dụng đất đai
của chính quyền đơi lúc cịn bng lỏng, chưa được thường xun; việc xử lý vi
phạm chưa nghiêm, hiệu quả cịn thấp; tình hình xây dựng khơng phép, sai phép,


lấn chiếm đất cơng cịn xảy ra, chưa được xử lý triệt để.
Tồn tại trên đây có nhiều nguyên nhân, song chủ yếu phải kể đến là do
công tác quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện của cấp uỷ Đảng, chính quyền
cơ sở cịn thiếu cương quyết và chưa thường xuyên liên tục; cán bộ phụ trách
quản lý đất đai còn chưa bám sát địa bàn; việc phát hiện, xử lý vi phạm chưa kịp
1


thời làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý đơ thị nói chung. Trong khi
đó, cơng tác tun tuyền chưa thường xuyên, sâu rộng, nên ý thức tự giác chấp
hành của mỗi người dân còn hạn chế; ý thức chấp hành pháp luật của một bộ
phận người dân chưa cao, thiếu hiểu biết hoặc cố tình vi phạm, tái phạm, không
nghiêm chỉnh chấp hành các quyết định xử lý của cơ quan chức năng và người
có thẩm quyền. Trước tình hình trên, việc nghiên cứu về vi phạm trong sử dụng
đất nông nghiệp trên địa bàn xã Yên Hịa, góp phần lập lại trật tự kỷ cương,
ngăn ngừa, phòng chống các vi phạm, tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai
thực sự có ý nghĩa cấp bách cả về lý luận cũng như thực tiễn đặt ra. Vậy làm thế
nào để hạn chế các vi phạm trong xây dựng các mơ hình chuyển đổi trên đất
313, đảm bảo việc xử lý nghiêm minh các vi phạm là những yêu cầu cấp bách
đặt ra đối với các cấp uỷ đảng và chính quyền xã n Hịa.
Từ những kinh nghiệm trong thực tiễn, kết hợp với kiến thức đã được học
tại lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên tại trường Chính trị tỉnh Ninh Bình, xuất
phát từ những u cầu thực tiễn nên tôi lựa chọn đề tài “Xử lý vi phạm xây
dựng nhà tạm sai quy định trên đất 313 đối với gia đình ơng Nguyễn Văn
Quang, xã n Hịa, huyện n Mơ, tỉnh Ninh Bình, tháng 10/2019” để
nghiên cứu và làm tiểu luận cuối khố, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả
công tác quản lý Nhà nước về đất đai, nhất là đất nông nghiệp trên địa bàn xã
Yên Hòa trong thời gian tới.
Việc lựa chọn đề tài nói trên làm đề tài nghiên cứu với nhiệm vụ đặt ra là
phân tích thực trạng kiểm tra, xử lý vi phạm về xây dựng nhà tạm trái phép,

không đúng quy định trên đất 313 trong quá trình chuyển đổi mơ hình kinh tế tại
đơn vị. Từ đó đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm ngăn ngừa các vi phạm tương
tự xảy ra trên địa bàn xã Yên Hòa.
Tiểu luận được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác
- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời dựa trên quan điểm, đường lối của
Đảng và pháp luật của Nhà nước về quản lý, sử dụng, xử lý vi phạm đất đai.
Thực hiện đề tài xử lý tình huống này, tơi muốn đề xuất các quan điểm và
giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn của xã n Hịa mang tính kiến nghị
để các cấp, các ngành cũng như những người trực tiếp thi hành xử lý vi phạm về
đất đai, nhất là sử dụng đất nơng nghiệp trong tình hình thực tiễn hiện nay ở xã
n Hịa có thể nghiên cứu và vận dụng.

2


1. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
1.1. Hồn cảnh ra đời
Xã n Hịa có khoảng 225 ha ruộng trũng cấy lúa gặp nhiều khó khăn và
cho năng suất khơng được cao. Trong những năm qua, mặc dù đã được các cấp
ủy đảng, chính quyền quan tâm đầu tư nâng cấp, cải tạo và xây mới nhiều cơng
trình thủy lợi nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tuy nhiên do phần lớn các chân
ruộng q sâu trũng, lại cách xa cơng trình thuỷ lợi nên việc tiêu nước trong vụ
mùa gặp nhiều khó khăn, trồng lúa không hiệu quả do năng suất lúa vụ mùa đạt
thấp, chi phí sản xuất cao.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi cơ cấu kinh tế,
đẩy mạnh Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đồng thời thực hiện chủ trương của
huyện trong tích cực chuyển đổi ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang trồng lúa
kết hợp nuôi thuỷ sản. Kết quả cho thấy, diện tích đã chuyển đổi cho giá trị thu
nhập cao hơn so với cấy lúa từ 2 đến 2,4 lần. Trồng lúa kết hợp nuôi cá tạo môi
trường sinh thái kết hợp, khép kín, cá ăn sâu bọ, sục bùn, diệt cỏ dại, thải phân

cho lúa nên năng xuất lúa tăng 10-15%, tiết kiệm được chi phí phân, thuốc bảo
vệ thực vật; đồng thời cá nuôi trong ruộng lúa do tận dụng thức ăn tự nhiên nên
lớn nhanh, thịt thơm ngon, bán được giá cao, chi phí thấp. Xét thấy đây là mơ
hình hiệu quả, ít vốn, cần được nhân rộng Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân xã đã chỉ đạo nhân rộng mơ hình ở các xã có nhiều ruộng trũng. Đến hết
năm 2018, tồn xã đã chuyển đổi được 120 ha ruộng trũng sang các mơ hình kinh
tế khác cho hiệu quả tốt hơn.
Qua triển khai thực hiện đã khẳng định việc tổ chức triển khai cho phép
chuyển đổi diện tích ruộng trũng trồng lúa kém hiệu quả sang trồng lúa kết hợp
nuôi thuỷ sản ở những vùng được phép và đã quy hoạch cụ thể là một chủ
trương đúng, trúng của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã;
được nhân dân trong xã đồng tình hưởng ứng thực hiện, tích cực đầu tư nhân
lực, vật lực thực hiện chuyển đổi; bước đầu đã hình thành các vùng chuyển đổi
sản xuất tập trung, từng bước khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, mặt nước,
lao động, kỹ thuật; góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế bình quân trên một đơn
vị diện tích đất canh tác, góp phần xố đói, giảm nghèo, cải thiện và nâng cao
đời sống nhân dân trong xã.
Tuy nhiên quá trình triển khai thực hiện cho phép các hộ gia đình có diện
tích đất 313 của gia đình nằm trong vùng quy hoạch dược phép chuyển đổi được
xây dựng mơ hình phát sinh nhiều vấn đề phức tạp trong công tác quản lý và sử
dụng đất đai. Nhiều hộ gia đình khơng chấp hành nghiêm quy định của pháp luật
3


trong việc xây dựng lán, trại, nhà tạm trong coi, đào đắp quá quy định cho phép
gây ảnh hưởng đến sản xuất, mất ổn định tình hình xã hội trên địa bàn xã.
Thực hiện kế hoạch kiểm tra, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực đất đai trên
địa bàn xã Yên Hòa trong tháng 10/2019. Qua kiểm tra đã phát hiện một số sai
phạm của các hộ gia đình trong việc chấp hành quy định về xây dựng nhà tạm,
lán trại trơng coi và diện tích nền được đào đắp. Qua kiểm tra Ủy ban nhân dân

xã đã lập biên bản và ra thông báo đề nghị các hộ gia đình có vi phạm kịp thời
khắc phục sai phạm theo đúng quy định. Trong q trình giải quyết có một hộ
gia đình cố tình khơng khắc phục vi phạm, gây khó khăn cho q trình giải
quyết của Ủy ban nhân dân xã n Hịa, đó là vấn đề “Xử lý vi phạm xây dựng
nhà tạm sai quy định trên đất 313 đối với gia đình ơng Nguyễn Văn Quang,
xã n Hịa, huyện n Mơ, tỉnh Ninh Bình, tháng 10/2019” và đây là tình
huống của được chọn.
1.2. Mơ tả tình huống
Uỷ ban nhân dân huyện Yên Mô ban hành kế hoạch số 1101/KH-UBND,
ngày 12/9/2019 về việc thành lập Đoàn kiểm tra công tác quản lý nhà nước về
đất đai tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Yên Mô. Căn cứ vào Quyết định
thành lập Đoàn kiểm tra đã ban hành Kế hoạch số 76/KH-ĐKT ngày 15/9/2019
của Đoàn kiểm tra kiểm tra công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại các xã, thị
trấn trên địa bàn huyện Yên Mô.
Trên cơ sở Quyết định của Ủy ban nhân dân huyện n Mơ và Kế hoạch
kiểm tra của Đồn kiểm tra của huyện, Ủy ban nhân dân xã Yên Hòa đã ban
hành Quyết định số 125/QĐ-UBND ngày 20/9/2019 về việc thành lập Đoàn
kiểm tra việc chấp hành quy định trong sử dụng, quản lý đất đai trên địa bàn xã
Yên Hòa. Đồng thời ban hành Kế hoạch số 118/KH-UBND, ngày 20/9/2019 về
việc tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai trên địa
bàn xã có 6 thành viên gồm các mời đồng chí Thường trực Hội đồng nhân dân
tham gia Đồn kiểm tra, đồng chí Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã làm trưởng
đoàn, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, đại diện ban ngành đồn thể của xã, cơng chức
địa chính, công chức Giao thông thủy lợi, Trưởng công an xã là thành viên trong
Đoàn kiểm tra.
Trên cơ sở Quyết định và Kế hoạch kiểm tra của Ủy ban nhân dân xã,
Đoàn kiểm tra của xã đã tiến hành phối hợp với Đoàn kiểm tra của Ủy ban nhân
dân huyện tiến hành kiểm tra, rà sốt tồn bộ việc chấp hành quy định về sử
dụng đất đai đối với các tổ chức, hộ gia đình có hoạt động chuyển đổi các mơ
hình kinh tế từ đất nơng nghiệp, nhất là tập trung kiểm tra về việc chấp hành

4


mục đích chuyển đổi, việc xây dựng nhà tạm, chuồng trại chăn ni trong
chuyển đổi các mơ hình kinh tế của các hộ gia đình theo Đề án số 06/ĐA-UBND
của Uỷ ban nhân dân huyện Yên Mô về việc chuyển đổi diện tích trồng lúa kém
hiệu quả sang ni trồng thủy sản kết hợp với cấy lúa.
Kết quả đến ngày 02/10/2019 Đoàn kiểm tra của xã đã tiến hành kiểm tra,
rà sốt việc chấp hành của 84 hộ dân có mơ hình kinh tế được chuyển đổi và cho
phép. Qua kiểm tra đã phát hiện được 10 trường hợp vi phạm trong xây dựng
nhà tạm, lán trại vượt quá diện tích, kết cấu cơng trình cho phép theo quy định
và hồ sơ được cấp phép là được xây dựng nhà tạm không quá 20m2, lán trại
chăn nuôi không quá 100m2. Đoàn kiểm tra của xã căn cứ vào vi phạm đã tiến
hành lập biên bản và thiết lập hồ sơ vi phạm theo quy định, đồng thời lập danh
sách báo cáo về Ủy ban nhân dân xã.
Ngày 04/10/2012, Uỷ ban nhân dân xã n Hịa đã ban hành Thơng báo
số 35/TB-UBND về việc u cầu các hộ gia đình có vi phạm trong xây dựng lán
trại, nhà tạm dừng và khắc phục ngay hành vi vi phạm, đồng thời tự giác tháo dỡ
cơng trình, bộ phận cơng trình vi phạm chậm nhất đến ngày 12/10/2019 phải
hoàn thành.
Ngay sau khi nhận được thông báo của Ủy ban nhân dân xã Yên Hịa, đến
ngày 07/10/2019 đã có 9/10 hộ gia đình được xác định là có vi phạm đã tự động
tháo dỡ phần cơng trình vi phạm đảm bảo theo đúng quy định. Riêng gia đình
nhà ơng Nguyễn Văn Quang tại thơn Trinh Nữ 3, xã n Hịa hiện có mơ hình
kinh tế chuyển đổi trên diện tích đất 313 sang mơ hình lúa – cá vi phạm quy
định về vượt quá diện tích, kết cấu cơng trình cho phép xây dựng nhà tạm trên
diện tích mà gia đình được phép chuyển đổi. Theo biên bản xác định vi phạm
gia đình ơng Nguyễn Văn Quang đã xây dựng nhà tạm vượt quá diện tích cho
phép 15m2, kết cấu cơng trình khơng đúng quy định mang tính q kiên cố.
Ngày 08/10/2019, Đồn kiểm tra của Ủy ban nhân dân xã Yên Hòa tiếp

tục đến mơ hình gia đình ơng Nguyễn Văn Quang để kiểm tra công tác khắc
phục vi phạm, tuy nhiên gia đình vẫn chưa thực hiện khắc phục vi phạm. Đồn
kiểm tra tiếp tục lập biên bản nhắc nhở gia đình chấp hành nghiêm nội dung
thông báo của Ủy ban nhân dân xã về khắc phục vi phạm của gia đình ông
Nguyễn Văn Quang. Qua kiểm tra nhắc nhở Đoàn kiểm tra nhận thấy việc hợp
tác của gia đình là chưa thực sự có tính tự giác, vẫn cịn chày ì, mang tính chống
đối khơng chấp hành nghiêm thơng báo của Ủy ban nhân dân xã.
Sau khi làm kiểm tra, nhắc nhở Đồn kiểm tra đã báo cáo lại tình hình
khắc phục vi phạm của các hộ gia đình và tình hình thực tế việc chấp hành của
5


gia đình ơng Nguyễn Văn Quang. Trước tình hình trên, một mặt Ủy ban nhân
dân xã yêu cầu Đoàn kiểm tra tiếp tục kịp thời nhắc nhở gia đình, mặt khác yêu
cầu các ban, ngành, đoàn thể của xã của thôn tiếp tục tăng cường hơn nữa công
tác tuyên truyền, vận động các hộ vi phạm hiểu rõ chủ trương, chính sách của
Nhà nước, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tháo dỡ phần lán trại, nhà tạm xây
dựng quá quy định cho phép, hồn trả lại mặt bằng, cơng trình đúng quy định.
Ngày 12/10/2019, Đoàn kiểm tra tiếp tục kiểm tra việc chấp hành Thông
báo của Ủy ban nhân dân xã n Hịa đối với gia đình ơng Nguyễn Văn Quang.
Tuy nhiên, dù đã được các cấp ngành của xã, của thơn đã vào cuộc giải thích,
tun truyền nhưng đến nay gia đình vẫn khơng chấp hành quy định tháo dỡ
phần nhà tạm trái quy định. Tình huống trên đặt ra cho các cơ quan Nhà nước và
người có thẩm quyền phải giải quyết dứt điểm, kịp thời vụ việc nhằm khắc phục
vi phạm của hộ gia đình, cũng như đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, kỷ
cương của Nhà nước, tránh để lại tiền lệ xấu sau này trong công quản lý nhà
nước về đất đai nhất là đất nông nghiệp ở những vùng được phép chuyển đổi
sang các mơ hình kinh tế.
2. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
2.1. Mục tiêu của việc phân tích tình huống

Cơng tác quản lý Nhà nước về sử dụng đất đai nói chung và nhất là quản
lý việc chấp hành và sử dụng đất nơng nghiệp nói riêng hiện nay là một vấn đề
hết sức nhạy cảm và phức tạp ở cơ sở. Tình huống được mơ tả nói trên đặt ra
cho các cấp, ngành trong quản lý nhà nước ở cơ sở cần phải suy nghĩ, xem xét
để có hướng giải quyết đúng đắn, kịp thời những hành vi vi phạm, một mặt
nhằm lập lại trật tự kỷ cương của nhà nước, nghiêm minh của pháp luật, mặt
khác có sự quan tâm, chăm lo nhất định đối với việc phát triển kinh tế của nhân
dân thông qua phát huy hiệu quả trong sử dụng đất nơng nghiệp góp phần ổn
định trật tự xã hội, đời sống của nhân dân.
Nâng cao trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, cán bộ cơ sở và
nhân dân trong công tác quản lý đất đai, nhất là quản lý đất nông nghiệp đối với
một xã thuần nơng như xã n Hịa; cần tăng cường thường xun, liên tục công
tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp
luật về đất đai cho mọi người dân.
Đối với những gia đình có hành vi vi phạm thì thi hành các biện pháp xử
lý nghiêm minh, đúng pháp luật, đảm bảo phòng, chống và ngăn ngừa các hành
vi vi phạm tương tự, tái phạm hay cản trở, chống người thi hành công vụ; cương
6


quyết khơng để xảy ra tình trạng xây dựng trái phép, không phép trên đất nông
nghiệp tại địa bàn.
2.2. Cơ sở lý luận
Căn cứ vào các quy định, hướng dẫn tai các văn bản pháp luật xem xét
làm rõ các vấn đề cơ bản, và các quy định cụ thể liên quan đến quản lý,sử dụng
đất nông nghiệp mà cụ thể là đất trồng lúa. Tại Điều 134, Luật đất đai 2013 về
đất trồng lúa như sau:
Nhà nước có chính sách bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế chuyển đất trồng lúa
sang sử dụng vào mục đích phi nơng nghiệp. Trường hợp cần thiết phải chuyển
một phần diện tích đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác thì Nhà nước

có biện pháp bổ sung diện tích đất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa.
Nhà nước có chính sách hỗ trợ, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng
khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất
lượng cao.
Người sử dụng đất trồng lúa có trách nhiệm cải tạo, làm tăng độ màu mỡ
của đất; không được chuyển sang sử dụng vào mục đích trồng cây lâu năm,
trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối và vào mục đích phi nơng nghiệp nếu
khơng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Người được Nhà nước giao đất, cho th đất để sử dụng vào mục đích phi
nơng nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải nộp một khoản tiền để Nhà nước
bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng
đất trồng lúa theo quy định của Chính phủ.
Đối với Nghị định 35/2015/NĐ-CP quy định việc chuyển đổi cơ cấu cây
trồng trên đất trồng lúa như sau:
- Điều kiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng
lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản:
Không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại: Khơng làm
biến dạng mặt bằng, khơng gây ơ nhiễm, thối hóa đất trồng lúa; khơng làm hư
hỏng cơng trình giao thơng, cơng trình thủy lợi phục vụ trồng lúa;
Phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng
cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa của
cấp xã (sau đây gọi là kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa);
Trường hợp trồng lúa đồng thời kết hợp với nuôi trồng thủy sản, cho phép
sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng cho nuôi trồng
thủy sản, nhưng phục hồi lại được mặt bằng khi chuyển trở lại để trồng lúa.
- Người sử dụng đất đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng
lúa với Ủy ban nhân dân cấp xã. Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét sự phù hợp
7



với các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này khi tiếp nhận bản đăng ký và
thống kê theo dõi việc sử dụng đất trồng lúa.
- Đất trồng lúa được chuyển đổi cơ cấu cây trồng đáp ứng các quy định tại
Khoản 1, Khoản 2 Điều này vẫn được thống kê là đất trồng lúa, trừ diện tích đất
trồng lúa được chuyển đổi hoàn toàn sang trồng cây hàng năm hoặc nuôi trồng
thủy sản.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể Điều này.
Về cơ sở pháp lý của việc giải quyết tình huống có một số văn bản quy
phạm pháp luật chủ yếu như:
Luật Đất đai số: 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội
nước Cộng hịa XHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29
tháng 11 năm 2013 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2014;
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số Điều của Luật Đất đai.
Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Chính
phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định về
cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Căn cứ Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về
quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
Thông tư 19/2016/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn về hướng dẫn chi tiết Điều 4 Nghị định 35/2015/NĐ-CP về
quản lý sử dụng đất trồng lúa.
Và một số văn bản khác có liên quan.
2.3. Phân tích diễn biến tình huống
Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai nói chung, trong đó có quản lý nhà
nước về sử dụng đất nông nghiệp hiện nay luôn là vấn đề hết sức bức xúc và
nhạy cảm xảy ra ở bất cứ ở đơn vị nào... Ngoài các nguyên nhân thuộc về ý thức
chủ quan của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cố tình vi phạm vì động cơ, mục
đích nhất định, thì phải kể đến một phần lỗi thuộc về phía cơ quan Nhà nước và

cán bộ có thẩm quyền trong việc quản lý, kiểm tra việc sử dụng đất đai tại địa
phương. Vấn đề vi phạm tại xã Yên Hòa, huyện Yên Mơ trong sử dụng đất nơng
nghiệp được nêu trong tình huống trên cũng như vậy.

8


Công tác quản lý nhà nước về chuyển đổi và sử dụng đất đai của Ủy ban
nhân dân xã Yên Hịa trong thời gian qua đơi lúc cịn chưa thường xuyên liên
tục; thiếu sự vào cuộc mạnh mẽ của các ban ngành, đoàn thể, đặc biệt là cán bộ
phụ trách quản lý đất đai ở đơn vị việc nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực
hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và tham mưu trong xử lý các vi phạm đất đai
chưa được hiệu quả, thiếu tinh thần trách nhiệm, chưa bám sát địa bàn; khi phát
hiện có vi phạm xảy ra thì chưa tham mưu có biện pháp mạnh, dứt điểm để xử lý
nghiêm, triệt để, cho nên hiệu quả xử lý vi phạm thấp, tình trạng coi thường kỷ
cương phép nước, pháp luật và pháp chế XHCN khơng được đảm bảo.
Bên cạnh đó, từ vấn đề việc gia đình ơng Nguyễn Văn Quang khơng chấp
hành việc khắc phục vi phạm cũng có thể thấy việc ra quân xử lý vi phạm sử
dụng đất đai trên địa bàn xã Yên Hòa trong thời gian qua cũng thực hiện quá vội
vàng và khẩn trương; công tác tuyên truyền vận động cịn hời hợt, chiếu lệ hình
thức mà chưa tập trung vào chiều sâu, bằng nhiều hình thức đa dạng tới các hộ
vi phạm; chưa nghiên cứu, tìm hiểu rõ về hồn cảnh gia đình đối tượng vi phạm,
đặc biệt là nguồn gốc, bản chất của vi phạm. Chính vì vậy quá trình xử lý vi
phạm đã gặp phải sự phản ứng của các hộ gia đình có vi phạm, chống đối, bất
hợp tác với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi xuống làm nhiệm vụ. Trong
khi đó, quá trình tiếp xúc, gặp gỡ và giải quyết các đề nghị, kiến nghị của các hộ
dân, Đoàn kiểm tra của Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền đơi lúc cịn cứng
nhắc, máy móc, chưa khéo léo, chưa quan tâm tìm hiểu đến bản chất, nguồn gốc
vi phạm của họ, bởi vì trong các vi phạm nói trên lỗi chính thuộc về các hộ cố
tình vi phạm, nhưng khơng thể khơng tính đến yếu tố một phần lỗi từ phía chính

quyền xã n Hịa trong thời gian qua cũng chưa thực hiện tốt công tác quản lý
nhà nước về đất đai, không phát hiện và xử lý kịp thời, dứt điểm các vi phạm
nên dẫn tới “thực trạng” như hiện nay.
Tuy nhiên, bên cạnh một số tồn tại như đã nêu trên, thì kết quả trong quá
trình giải quyết vụ việc của Ủy ban nhân dân xã Yên Hòa cũng đã đạt được
những kết quả nhất định. Từ khi tổ chức đợt “ra quân” kiểm tra, xử lý vi phạm
về sử dụng đất đai trên địa bàn xã đã không phát sinh trường hợp vi phạm mới
nào; thông qua công tác tuyên truyền, vận động mà người dân đã có những nhận
thức, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, trong tất cả các hộ vi phạm quy
định về xây nhà tạm, lán trại, đào đắp mơ hình thì duy nhất chỉ cịn gia đình ơng
Nguyễn Văn Quang là chưa chấp hành nghiêm thông báo của Ủy ban nhân dân
xã về khắc phục vi phạm. Về cơ bản trong quá trình tổ chức kiểm tra, xử lý vi
phạm, Ủy ban nhân dân xã đều tổ chức thực hiện theo đúng kế hoạch và quy
định của pháp luật; việc thiết lập hồ sơ xử lý các hộ vi phạm là đúng đối tượng,
9


đúng pháp luật; việc tiếp nhận, giải quyết kiến nghị của công dân đảm bảo đúng
quy định, tôn trọng quyền khiếu nại, kiến nghị của công dân, mọi thắc mắc được
giải thịch kịp thời và thấu đáo, tạo sự yên tâm đồng thuận trong nhân dân.
2.4. Nguyên nhân xảy ra tình huống
Trong q trình phân tích q trình xử lý vi phạm về xây dựng nhà tạm
trên diện tích đất 313 được phép chuyển đổi của gia đình ơng Nguyễn Văn
Quang ta thấy có nhiều nguyên nhân, trong đó có thể nêu lên một số nguyên
nhân chủ yếu sau:
2.4.1. Nguyên nhân khách quan
Do nhu cầu về chỗ ở của người dân ngày một bức xúc và cấp thiết, qua
kiểm tra nhận thấy hầu hết các hộ vi phạm trong xây dựng lán trại, nhà tạm trên
diện tích đất nơng nghiệp được phép chuyển đổi mơ hình ở xã n Hịa đa phần
là những gia đình động nhân khẩu, khó khăn về nhà ở, diện tích nhà ở quá chật

chội; thêm vào đó hồn cảnh gia đình thuộc diện khó khăn nên không đủ điều
kiện để mua một thửa đất làm nhà nên có tư tưởng ngồi việc phát triển mơ hình
kinh tế thì tận dụng việc xây dựng mơ hình để có một nơi ở.
Hoạt động của cán bộ địa chính ở xã cũng cịn hạn chế, tinh thần trách
nhiệm, khả năng sắp xếp bố trí cơng việc, thời gian để kiểm tra hoạt động chấp
hành quy định của nhà nước về đất đại trên địa bàn xã còn chưa được hiệu quả,
chưa đáp ứng yêu cầu chuyên môn và thực tiễn đặt ra.
2.4.2. Nguyên nhân chủ quan
Ý thức chấp hành pháp luật, quy định của nhà nước trong sử dụng đất
nông nghiệp của một bộ phận người dân chưa cao, cố tình vi phạm, tái phạm;
trong khi đó việc xử lý vi phạm của cơ quan chức năng lại thiếu cương quyết,
chưa triệt để.
Công tác quản lý Nhà nước về quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn xã
n Hịa đơi lúc cịn chưa thực sự được quan tâm, buông lỏng quản lý; công tác
quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện chưa cương quyết và thường xun, liên
tục; cơng chức địa chính xã cịn yếu về chuyên môn, thiếu tinh thần trách nhiệm,
chưa bám sát địa bàn; việc xử lý vi phạm chưa nghiêm, chưa kịp thời và triệt để.
Công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp Luật Đất đai chưa được
coi trọng và thực hiện thường xuyên, làm cho nhiều văn bản pháp luật đất đai
của Nhà nước chưa được phổ biến sâu rộng trong nhân dân.
2.5. Hậu quả việc để xảy ra tình huống
10


Xuất phát từ thực tế tình huống diễn ra với các nguyên nhân chủ yếu đã
được trình bày ở trên, việc xử lý vi phạm còn lại đối với hộ gia đình ơng Nguyễn
Văn Quang bị kéo dài đưa lại những hậu quả sau đây:
Một là: Thời gian để xử lý dứt điểm đối với hộ vi phạm dài, không đảm
bảo đúng tiến độ như kế hoạch của xã đã đề ra, mặt khác làm ảnh hưởng đến
việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị, văn hóa - xã hội khác của các

cấp ủy Đảng và chính quyền ở địa phương.
Hai là: Các cấp ủy Đảng và chính quyền từ xã tới cơ sở sẽ phải dành
nhiều thời gian, công sức và tiền của để tổ chức các cuộc họp, buổi làm việc giải
quyết, tuyên truyền vận động gia đình ơng Nguyễn Văn Quang chấp hành quyết
định của cơ quan Nhà nước và người có thẩm quyền, thậm chí nếu cần thiết phải
tổ chức cưỡng chế tháo dỡ cơng trình vi phạm theo quy định của pháp luật nếu
gia đình ơng Nguyễn Văn Quang cố tình khơng tự giác chấp hành quy định.
Ba là: Làm giảm lòng tin của nhân dân đối với công tác quản lý, điều
hành của Ủy ban nhân dân xã; uy tín của các cấp chính quyền bị giảm sút;
khơng tạo được tính kỷ cương trong xã hội, tính nghiêm minh của pháp luật,
thậm chí tạo dư luận khơng tốt trong quần chúng nhân dân, dẫn đến thực hiện
không nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước, trở thành tiền lệ xấu cho các vi phạm khác sau này.
Bốn là: Gây mất ổn định trật tự xã hội, đơn thư khiếu kiện từ trong chính
nội bộ nhân dân đối với người có hành vi vi phạm điều này gây ảnh hưởng đến
ổn định chính trị tại địa phương.
3. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
3.1. Mục tiêu xử lý tình huống
Trước thực trạng vi phạm sử dụng đất đai trên địa bàn xã trong thời gian
qua có những diễn biến phức tạp, do đó mục tiêu đặt ra khi xử lý vi phạm đối
với gia đình ơng Nguyễn Văn Quang ở tình huống nói trên ở xã n Hịa đảm
bảo đạt được mục tiêu đó là:
Thứ nhất: Đảm bảo việc chấp hành nghiêm quy định của pháp luật liên
quan đến lĩnh vực quản, sử dụng đất đai trên địa bàn xã Yên Hòa. Đây là mục
tiêu cơ bản nhất, bao trùm nhất để Ủy ban nhân dân xã n Hịa có trách nhiệm
và quyết tâm xử lý dứt điểm vi phạm đối với gia đình ơng Nguyễn Văn Quang.
Nếu khơng đảm bảo được mục tiêu này thì việc chấp hành pháp luật của các cơ
quan thực thi pháp luật ở cơ sở và các tổ chức, cá nhân không nghiêm minh.
Thực tế mục tiêu này đòi hỏi cơ quan Nhà nước, cán bộ thi hành nhiệm vụ và
11



mọi tổ chức, công dân nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Nhà nước về
sử dụng đất đai, cũng như xử lý nghiêm đối với những hành vi vi phạm. Qua đó
lập lại kỷ cương pháp luật trong quản lý nhà nước về đất đai tại đơn vị.
Thứ hai: Xử lý dứt điểm, triệt để hành vi vi phạm, buộc tháo dỡ phần nhà
tạm vượt quá quy định cho phép, thay đổi kết cấu nhà tạm theo đúng quy định.
Qua đó chấm dứt các ý kiến, luồng thơng tin không tốt đối với công tác quản lý,
xử lý vi phạm của chính quyền địa phương.
Thứ ba: Đảm bảo tính khả thi của các quyết định hành chính của cơ quan
Nhà nước và người có thẩm quyền; đảm bảo hiệu lực thực tế của các quyết định
xử lý hành chính đối với các hộ vi phạm.
Thứ tư: Tập trung ổn định tình hình và củng cố niềm tin trong nhân dân
đối với các cơ quan nhà nước và hoạt động của cán bộ, công chức; mặt khác
củng cố và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân, không để tái
diễn các vi phạm.
Thứ năm: Rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý quản lý, sử
dụng đất đai, đồng thời tăng cường hơn nữa trách nhiệm và vai trò lãnh đạo, chỉ
đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền xã n Hịa trong cơng tác quản lý, kiểm
tra và xử lý vi phạm trên địa bàn mình quản lý.
3.2. Xây dựng các phương án xử lý tình huống
3.2.1. Xây dựng các phương án xử lý tình huống
Xác định đây là tình huống phức tạp, nhạy cảm, để giải quyết dứt điểm
các vi phạm đòi hỏi cán bộ thi hành nhiệm vụ phân tích, lựa chọn phương án
giải quyết hợp tình, hợp lý, đạt được mục tiêu đặt ra với phương châm giữ được
kỷ cương phép nước, đồng thời khơng làm ảnh hưởng đến tình hình ổn định trật
tự an toàn xã hội trên địa bàn xã. Căn cứ vào điều kiện và tình hình thực tế của
vấn đề vi phạm nói trên, tơi đề xuất đưa ra các phương án giải quyết như sau:
Phương án 1: Cưỡng chế thi hành các quyết định áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả, buộc tháo dỡ toàn bộ cơng trình lán trại, nhà tạm đã xây dựng, thu

hồi giấy cho phép xây dựng mơ hình chuyển đổi, buộc hồn trả mặt bằng ban
đầu đối với diện tích đất nơng nghiệp của gia đình.
* Ưu điểm của phương án
Thực hiện được ngay việc tháo dỡ phần cơng trình vi phạm.
Thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật.
12


Được số đơng người dân đồng tình ủng hộ, nhất là những hộ đã tự giác
chấp hành tháo dỡ công trình, bộ phận cơng trình vi phạm trước đó.
Đây là phương án bảo vệ được kỷ cương phép nước, xử lý kiên quyết đối
với những ai cố ý vi phạm pháp luật.
* Nhược điểm của phương án
Việc tổ chức cưỡng chế cần huy động nhiều lực lượng, phương tiện, tốn
kém tiền của, gây xôn xao dư luận trong nhân dân.
Khi gia đình ơng Nguyễn Văn Quang bị cưỡng chế sẽ có thể có những
phản ứng tiêu cực, gây hậu quả khó lường.
Cưỡng chế xong có thể gây khiếu kiện kéo dài, đơn thư vượt cấp, gây dư
luận xấu; do đó việc xử lý vi phạm mới chỉ giải quyết được phần “ngọn” mà
chưa giải quyết triệt để được tận “gốc” các vi phạm. Bởi lẽ, để xảy ra tình trạng
vi phạm nói trên khơng thể khơng kể đến một phần lỗi thuộc về cơ quan Nhà
nước và người có thẩm quyền mà cụ thể là Uỷ ban nhân dân xã n Hịa và của
cơng chức địa chính xã đã bng lỏng quản lý, không kiểm tra thường xuyên kịp
thời để phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm để dẫn tới
hệ quả như hiện nay.
Việc cưỡng chế sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống và thiệt hại về vật chất
của các hộ gia đình.
Phương án 2: Tạm dừng việc xử lý vi phạm của gia đình ơng Nguyễn
Văn Quang; cho phép gia đình ơng tiếp tục sử dụng cơng trình vi phạm trên
phần diện tích đất 313 hiện gia đình ơng đang làm mơ hình chuyển đổi.

* Ưu điểm của phương án
Các cơ quan chức năng của Nhà nước không phải mất thời gian, công sức,
tốn kém tiền của để giải quyết vụ việc.
* Nhược điểm của phương án
Vơ hình chung tạo một tiền lệ đó là cơng tác quản lý của Nhà nước bất lực
và khơng có vai trị gì trước việc xử lý các vi phạm và sẽ làm tiền lệ xấu cho các
vi phạm khác sau này, việc xử lý sẽ càng khó khăn, phức tạp hơn.
Khơng thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật.
Không được số đông nhân dân đồng tình ủng hộ, đặc biệt là các hộ đã tự
giác chấp hành việc tháo dỡ cơng trình, bộ phận cơng trình vi phạm. Do đó sẽ
nảy sinh việc một bộ phận nhân dân có đơn thư tố cáo việc làm của cơ quan Nhà
13


nước có thẩm quyền (cho rằng Nhà nước tiếp tay, bao che cho các vi phạm), tạo
dư luận xấu trong nhân dân đối với chính quyền.
Phương án 3: Các cấp ủy Đảng, chính quyền, đồn thể của xã n Hịa
cùng với ban ngành, đồn thể của thơn xóm tích cực vào cuộc, tăng cường tun
truyền vận động gia đình ơng Nguyễn Văn Quang chấp hành các quyết định của
cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền về tháo dỡ và xử lý phần vi phạm
trong xây dựng lán, trại, nhà tạm. Trường hợp cần thiết nghiên cứu thực tế điều
kiện gia đình có thể gia hạn thời gian tháo dỡ phần vi phạm để tạo tâm lý thoải
mãi cho gia đình, tránh gây ức chế. Tiếp tục tạo điều kiện cho gia đình được
phát triển mơ hình kinh tế trên diện tích đất 313 của gia đình nhưng đảm bảo
đúng theo quy định của pháp luật.
* Ưu điểm của phương án
Khi làm tốt công tác vận động tuyên truyền, gia đình có vi phạm được đả
thơng tư tưởng, nhận thức được hành vi vi phạm chủ động khắc phục sẽ xử lý
dứt điểm được các vi phạm, thu lại toàn bộ mặt bằng giao UBND phường quản
lý để triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị, văn hố - xã hội của địa

phương.
Đảm bảo được tính nghiêm minh và tính nhân đạo trong việc áp dụng
triển khai quy định của pháp luật.
Phù hợp với tình hình thực tiễn và hồn cảnh; Được nhân dân đồng tình
ủng hộ, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, quan tâm chăm lo đời
sống nhân dân, đặc biệt là các đối tượng và gia đình chính sách trong xã hội.
Giảm thiểu tối đa việc gây xáo trộn đời sống và thiệt hại về vật chất của
cho gia đình ơng Nguyễn Văn Quang.
* Nhược điểm của phương án
Việc giải quyết vụ việc sẽ phải kéo dài, mất nhiều thời gian, nên lúc đầu
có thể có một số người dân hiểu nhầm, nghi ngờ cách giải quyết của cơ quan
Nhà nước và người có thẩm quyền.
Địi hỏi các cơ quan chức năng của địa phương phải tốn nhiều thời gian,
công sức để vận động, tuyên truyền, thuyết phục.
Tuy việc chấp hành quy định nhà nước có thể đạt được mục tiêu nhưng ý
thức, tính nghiêm minh, ý thức tự giác của người dân sẽ bị ảnh hưởng, tạo tiền lệ
khó khăn trong áp dụng pháp luật một cách cứng rắn, nghiêm minh sau này.
3.2.2. Lựa chọn phương án xử lý tình huống
14


3.2.1.1. Lý do lựa chọn phương án
Trong quản lý nhà nước, việc xác định, lựa chọn các phương án xử lý
những tình huống diễn ra trong thực tế cho thấy phương án nào cũng có những
ưu - nhược điểm của nó. Nguyên tắc của việc lựa chọn phương án tối ưu để giải
quyết các tình huống về quản lý nhà nước là dựa trên cơ sở phương án nào có
nhiều ưu điểm, đạt được mục tiêu khi xử lý hơn, đặc biệt là mục tiêu cơ bản có
tính cốt yếu.
Qua phân tích ưu - nhược điểm của ba phương án nêu trên, tơi thấy
phương án nào cũng có những điểm ưu - nhược nhất định, tuy nhiên phương án

thứ ba là có tính khả thi, nhiều ưu điểm và phù hợp với tình hình thực tế hơn cả.
Thực hiện phương án này đảm bảo được các mục tiêu xử lý tình huống đặt ra,
các quyền lợi chính đáng của các hộ dân cũng được đảm bảo và được số đông
nhân dân đồng tình ủng hộ. Giải quyết vấn đề đảm bảo thấu tình, đạt lý, đúng
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta; tăng cường được niềm tin
trong nhân dân đối với sự điều hành của chính quyền, ổn định được tình hình địa
phương. Vì vậy theo tơi nên chọn phương án thứ ba để giải quyết tình huống.
3.2.1.2. Xây dựng phương án và các bước xử lý
* Xây dựng lịch thực hiện công việc theo thời gian cụ thể
Thời gian thực hiện

Các bước tiến hành

Ngày 13/10/2019

Tổ chức họp để đánh giá toàn diện vấn đề vi phạm

Từ ngày 13/10 đến
ngày 15/10/2019

Kiểm tra cơng tác hồn thiện thủ tục xử lý vi phạm,
tiếp tục hoàn thiện các giấy tờ, tài liệu liên quan.

Ngày 15/10/2019

Tiếp tục ra Thông báo gia hạn thời gian khắc phục
vi phạm, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, vận
động gia đình chấp hành quy định

Từ ngày 15/10 đến Tiếp tục tuyên truyền vận động gia đình chấp hành

ngày 20/10/2019
nội dung thơng báo, đồng thời hồn thiện hồ sơ
trong trường hợp gia đình khơng chấp hành.
Từ ngày 20/10 đến Tiến hành cưỡng chế, tháo dỡ công trình vi phạm
ngày 25/10/2019
khi gia đình cố tình chống đối
Ngày 26/10/2019

Tổng kết, rút kinh nghiệm quá trình giải quyết vụ
việc

* Xây dựng các bước tiến hành cụ thể nhiệm vụ.
15


Để tiến hành giải quyết tình huống theo phương án đã lựa chọn như phân
tích ở trên, các cấp ủy Đảng, chính quyền xã n Hịa cần lập kế hoạch và tiến
hành thực hiện theo các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Ủy ban nhân dân xã tổ chức hội nghị họp nghe báo cáo tình hình
giải quyết vụ việc và thiết lập hồ sơ xử lý vi phạm của Đồn kiểm tra; rà sốt
đánh giá lại việc kiểm tra, xác minh vi phạm của hộ gia đình ơng Nguyễn Văn
Quang một cách cụ thể và toàn diện nhất; đánh giá những thuận lợi, khó khăn
trong q trình giải quyết vấn đề.
Bước 2: Tiến hành rà soát, kiểm tra lại một lần nữa và bổ sung (nếu có) hồ
sơ xử lý vi phạm đảm bảo chặt chẽ về mặt pháp lý, đúng đối tượng, tính chất và
mức độ hành vi vi phạm.
Bước 3: Ủy ban nhân dân xã Yên Hòa tiếp tục ra thơng báo cho gia đình
ơng Nguyễn Văn Quang về việc chấp hành quy định khắc phục vi phạm; nêu rõ
thời gian cuối cùng gia đình phải có trách nhiệm hoàn thành trước ngày
20/10/2019. Kết hợp với bước này là công tác tuyên truyền, vận động nhắc nhở

hộ gia đình chấp hành nghiêm chỉnh quy định của nhà nước, kịp thời khắc phục
sai phạm, tiếp tục hiền thiện thủ tục hồ sơ vi phạm.
Bước 4: Trường hợp gia đình vẫn khơng hợp tác chấp hành khắc phục vi
phạm có biểu hiện chống đối, chày ì khi đến hạn quy định của Thơng báo đã
nêu. Đồn kiểm tra của xã tiếp tục lập biên bản hoàn thiện hồ sơ, tham mưu cho
Uỷ ban nhân dân xã trình tự, thủ tục đề nghị tiến hành cưỡng chế tháo dỡ phần
công trình vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Bước 5: Triển khai kế hoạch, tổ chức lực lượng, phương tiện tiến hành
tháo dỡ, cưỡng chế các cơng trình vi phạm, thu hồi hồ giấy phép cho phép làm
chuyển đổi mơ hình kinh tế đối với gia đình ơng Nguyễn Văn Quang, yêu cầu
hoàn trả mặt bằng đúng nguyên trạng để thực hiện trồng lúa.
Bước 6: Họp tổng kết, rút kinh nghiệm giải quyết tình huống, báo cáo kết
quả về các cấp có thẩm quyền theo quy định.
Song song với việc thực hiện các bước ở trên, các ban ngành, đồn thể của
xã, của thơn khơng ngừng tăng cường cơng tác tuyên truyền, vận động chộ gia
đình chấp hành các quy định của Nhà nước về quản lý đô thị, đất đai, trật tự xây
dựng trên địa bàn và các quyết định của cơ quan chức năng, người có thẩm
quyền trong quá trình giải quyết vụ việc; quan tâm, chia sẻ, động viên giúp đỡ
về vật chất và tinh thần để giúp họ vượt qua những khó khăn, nhanh chóng ổn
định cuộc sống.
16


4. KIẾN NGHỊ
Từ tình huống trên, để ngăn ngừa có hiệu quả các trường hợp tương tự và
giải quyết nhanh gọn các tình huống đang xảy ra, tác giả kiến nghị như sau:
* Đối với Đảng và Nhà nước ta
Tăng cường lãnh đạo công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Giữ vững
nguyên tắc: Giải quyết các sai phạm trong sử dụng, quản lý đất đai đối với
nhân dân trên tinh thần bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, tuyệt đối

không gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội tại địa
phương, nhưng phải đảm bảo tính thượng tơn pháp luật.
Hồn chỉnh hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và các
văn bản dưới luật, tạo nên hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đồng bộ để
quản lý, điều hành có hiệu quả.
Nhà nước cần tăng cường các biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực
quản lý Nhà nước về đất đai đối với những đối tượng cố tình chống đối, vi phạm
Luật đất đai.
* Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất ở các
đơn vị. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền giáo dục chính sách pháp luật cho
các huyện, thành phố trong địa bàn tỉnh đặc biệt là nội dung các văn bản Luật về
đất đai để mọi người dân được học tập và nắm được quyền lợi và trách nhiệm
của mình trong việc sử dụng đất đai.
Mở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, hướng dẫn cán bộ
công chức từ cấp huyện đến cấp xã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của bản
thân trong việc tham mưu, xử lý giải quyết các vấn đề đất đai.
* Đối với Ủy ban nhân dân huyện Yên Mô
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các xã, phường trên địa
bàn thành phố về việc quản lý và sử dụng đất đai kịp thời, có hiệu quả, phát hiện
và xử lý nghiêm minh, giải quyết dứt điểm ngăn chặn các hành vi lấn chiếm
hoặc chiếm đoạt quyền sử dụng đất của người khác.
* Đối với Ủy ban nhân dân xã n Hịa
Cần rà sốt chính xác lại tồn bộ các hộ gia đình hiện nay đã và đang thực
hiện chuyển đổi mơ hình kinh tế trên diện tích đất 313 của các gia đình, nắm
chắc q trình chuyển đổi để kịp thời phát hiện, xử lý các vấn đề sai phạm khi
phát hiện.
17



Tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng luật Đất đai, các văn bản pháp
luật nhà nước có liên quan đến việc sử dụng, xử lý các vi phạm đất đai đến mọi
tầng lớp nhân dân trên địa bàn bằng nhiều hình thức khác nhau như: Hội nghị
chuyên đề, lồng ghép vào các hội nghị, các cuộc họp tại thôn xóm, thơng qua hệ
thống đài truyền thanh… để người dân nhận thức được quyền và nghĩa vụ của
mình trong quá trình sử dụng đất đai.
Thường xuyên cử cán bộ địa chính xã tham gia các lớp tập huấn, nâng cao
trình độ, kỹ năng nghiệp vụ, chuyên môn.
Thành lập Tổ tuần tra gồm đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã làm Tổ
trưởng thành viên gồm cơng chức địa chính, bộ phận cơng an xã, cơng chức
Giao thơng thủy lợi. Có nhiệm vụ thường xuyên tuần tra, nắm bắt kiểm tra các
hộ gia đình nằm trong vùng quy hoạch được phép chuyển đổi mơ hình nắm bắt
việc chấp hành của các hộ trong sử dụng đất nông nghiệp, kịp thời phát hiện vi
phạm để xử lý.
5. KẾT LUẬN
Từ vụ việc xử lý sai phạm trong việc xây dựng nhà tạm, lán trại trên các
mơ hình kinh tế chuyển đổi từ đất nơng nghiệp của hộ gia đình như đã nêu ở tình
hướng trên cho thấy: Việc giải quyết vấn đề vi phạm trong vấn đề xây dựng mơ
hình kinh tế chuyển đổi từ ruộng trũng cấy lúa sang nuôi trồng thủy sản kết hợp
với cấy lúa trên địa bàn xã là rất quan trọng. Quá trình giải quyết vi phạm cần
giải quyết đúng luật, có tình, có lý, tránh gây ức chế dẫn diễn biến phức tạp gây
mất ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn. Chính
từ những lý do đó địi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo
phải có năng lực, trình độ, hiểu biết pháp luật; nắm bắt kịp thời các chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cùng với tinh thần,
trách nhiệm để xử lý, giải quyết nhiều vấn đề phát sinh trong hoạt động quản lý,
phải cân nhắc thận trọng, xem xét thấu đáo từng vụ việc, đảm bảo thấu tình đạt
lý, tạo được sự đồng thuận và ổn định tình hình cao.
Qua tình huống trên ta nhận thấy rằng chính quyền cơ sở là bộ phận nịng
cốt của hệ thống chính trị, trực tiếp thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng,

chính sách, pháp luật của Nhà nước, giải quyết công việc cụ thể của nhân dân,
gắn bó mật thiết với đời sống nhân dân. Năng lực, hiệu quả hoạt động của chính
quyền cơ sở tác động trực tiếp đến việc phát huy quyền làm chủ của nhân nân,
bảo đảm sự ổn định và phát triển của đất nước.
Từ thực tiễn cho thấy, ở đâu chính quyền cơ sở vững mạnh ở đó mọi chủ
trương, chính sách, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước được chấp
18


hành nghiêm chỉnh, quyền làm chủ của nhân dân được phát huy; ở đâu chính
quyền cơ sở yếu kém thì ở đó phong trào quần chúng kém phát triển; đời sống
kinh tế, văn hố của nhân dân gặp nhiều khó khăn, trật tự, an ninh không ổn
định. Bác Hồ đã từng nói: Nền tảng của mọi cơng tác là cấp xã là gần gũi dân
nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi cơng việc đều
xong xuôi”.
Qua sự việc này nhận thấy rằng các cấp, các ngành trong thời gian tới cần
tập trung đổi mới và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức làm công
tác quản lý đất đai, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức ở cấp cơ sở hiện nay.
Thường xuyên và đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng nâng cao hiểu biết,
nhận thức về pháp luật, vận động người dân sống và làm việc theo Hiến pháp và
pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của Đảng và Nhà nước, quy
định của địa phương nơi cư trú./.
Yên Hòa, ngày 20 tháng 12 năm 2019
Người thực hiện

Hoàng Văn Cảnh

19




×