Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

chon hsg thi xa dong trieu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.05 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CHỌN HSG THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU Năm học 2015- 2016 Câu 1 ( 3,5đ) 1. Viết các PTPƯ xảy ra theo sơ đồ biến hóa sau: Al -> Al2O3 -> AlCl3 -> Al(OH)3 -> NaAlO2 -> NaHCO3 NaCl 2. Ở Việt Nam, quặng săt hemait có nhiều ở đâu? Nêu nguyên tắc sản xuất gang và viết các PTHH xảy ra trong quá trình sản xuất gang trong lò luyện kim. 3. Cho một thanh kim loại A vào dung dịch muối của kim loại B, sau 1 thời gian thấy có một lớp kim loại màu đỏ bám vào thanh kim loại A, dung dịch muối màu xanh nhạt dần. Xác định kim loại A, muối của kim loại B và viết các PTHH xảy ra. Câu 2 ( 3,5đ) 1. Khi điều chế các khí: CO, H 2, O2, SO2 thường thu đực khí có lẫn hơi nước. Em hãy chọn 2 hóa chất làm khô với điều kiện hóa chất làm khô đã chọn đều có khả năng làm khô tất cả các khí trên và giải thích cơ sở cho việc lựa chọn. Trong các khí trên khí nào không thể làm khô bằng CaO? Tại sao? 2. Bằng PPHH, hãy tách riêng từng kim loại ra hỏi hỗn hợp kim loại gồm: Al, Fe, Cu? Câu 3: ( 3,5đ) 1. Hòa tan hết m gam K trong 96,2 gam nước thu được dung dịch X có khối lượng riêng 1,079 g/ml ( giả thiết chất rắn chiếm thể tích không đáng kể). Tính giá trị của m 2. Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS vào dung dịch HCl dư tới khi phản ứng hoàn toàn, thu được V lít hỗn hợp khí (đktc). Hỗn hợp khí này có tỉ khối so với H2 là 9. Tính thành phần % theo số mol Fe và FeS trong hỗn hợp ban đầu? ( 50:50) Câu 4 ( 4,5đ) 1. Trong công nghiệp, axit sunfuaric được sản xuất bằng phương pháp tiếp xúc. Nguyên liệu là quặng pirit, không khí và nước. Tính khối lượng dung dịch H2SO4 98% sản xuất được từ 1 tấn quặng pirit có chứa 90% FeS2. Biết hiệu suất của quá trình sản xuất ở mỗi giai đoạn lần lượt là: giai đoạn 1: 95%; giai đoạn 2: 99%; giai đoạn 3: 95%. ( 1,3402125 tấn) 2. Dung dịch X chứa hỗn hợp KOH, Ba(OH)2 có nồng độ lần lượt là 0,2M và 0,1M. Dung dịch Y chứa hỗn hợp H 2SO4 và HCl có nồng độ lần lượt.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> là 0,25M và 0,75M. Tính thể tích dung dịch X cần để trung hòa vừa đủ 40ml dung dịch Y? ( 0,125 lít) Câu 5 ( 5đ) Chia m gam hỗn hợp A gồm Ba và Al thành 2 phần bằng nhau. - Phần 1: Cho vào nước (dư) th được 1,344 lít khí H 2 ( đktc) và dung dịch B. - Phần 2: Cho vào dung dịch Ba(OH) 2 (dư) thu được 10,416 lít khí H 2 (đktc) a. Tính giá trị của m (20,31g) b. Cho 50ml dung dịch HCl vào dung dịch B, sau phản ứng thu được 0,78 gam kết tủa. Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng ( biện luận 2 trường hợp: HCl thiếu CM= 0,2; HCl dư CM= 1,8M).

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×