BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
===o0o===
ĐÀO VĂN CHIÊU
DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TẠI
THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TỈNH QUẢNG NINH
TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA
LUẬN VĂN THẠC SỸ
TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
===o0o===
ĐÀO VĂN CHIÊU
DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TẠI
THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TỈNH QUẢNG NINH
TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA
Chuyên ngành
: VIỆT NAM HỌC
Mã số chuyên ngành : 60220113
Hƣớng dẫn Khoa học : PGS.TS. Huỳnh Quốc Thắng
LUẬN VĂN THẠC SỸ VIỆT NAM HỌC
TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Di tích lịch sử văn hóa tại thị xã Đông
Triều tỉnh Quảng Ninh trong hoạt động du lịch văn hóa” là công trình nghiên
cứu của riêng tôi.
Những số liệu, tài liệu đƣợc sử dụng trong luận văn có chỉ rõ nguồn trích dẫn
trong danh mục tài liệu tham khảo và kết quả khảo sát điều tra của cá nhân.
Kết quả nghiên cứu này chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào từ trƣớc đến nay.
TP. Hồ Chí Minh, năm 2016
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn tác giả đã gặp rất nhiều khó khăn về
cách thu thập số liệu, xử lý số liệu. Sau khi khảo sát thực tế và bằng nhiều biện
pháp nghiệp vụ cũng nhƣ kinh nghiệm của bản thân hơn mƣời năm hoạt động
trong ngành du lịch để có đƣợc các số liệu thì việc xử lý để viết hoàn chỉnh
đƣợc luận văn lại là một vấn đề khó khăn hơn nữa. Nhƣng đƣợc sự chỉ dạy
nhiệt tình, không tiếc công sức của PGS.TS Huỳnh Quốc Thắng tác giả đã hoàn
thiện đƣợc luận văn nhƣ hôm nay. Chính vì vậy tác giả xin gửi lời cảm ơn chân
thành và sâu sắc đến Ngƣời thầy đáng kính của mình là PGS.TS Huỳnh Quốc
Thắng đã giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này. Sau đó tác giả xin cảm ơn
phòng Văn hóa Thông tin thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh đã tận tình cung
cấp những thông tin và tài liệu bổ ích. Đặc biệt, tôi xin dành lời cảm ơn trân
trọng tới các thầy cô, cán bộ làm việc tại viện đào tạo sau đại học trƣờng Đại
học Quốc tế Hồng Bàng đã mở ngành Việt Nam Học, tận tình giảng dậy và tạo
các điều kiện để tác giả đƣợc theo học và có kết quả nghiên cứu nhƣ hôm nay.
Trân trọng cảm ơn.
Đào Văn Chiêu
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................. ii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................... 1
1.
Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1
2.
Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................. 4
3.
4.
5.
Mục đích nghiên cứu............................................................................................ 4
Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................................... 4
Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 5
6.
Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................................... 5
7.
Đóng góp của luận văn......................................................................................... 5
8. Bố cục luận văn .................................................................................................... 6
CHƢƠNG 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN................................................................... 7
1.1. Du lịch, văn hóa và du lịch văn hóa ..................................................................... 7
1.1.1. Một số khái niệm về du lịch .......................................................................... 7
1.1.2. Chức năng của du lịch ................................................................................... 8
1.1.3. Vai trò kinh tế - xã hội của du lịch .............................................................. 10
1.1.4. Phân loại du lịch .......................................................................................... 11
1.2. Văn hoá .............................................................................................................. 12
1.2.1. Một số khái niệm về văn hóa ....................................................................... 12
1.2.2. Các đặc trƣng và chức năng của văn hóa .................................................... 14
1.2.3. Phân loại văn hóa......................................................................................... 15
1.2.4. Vai trò của văn hoá với du lịch .................................................................... 21
1.3 Du lịch văn hóa và văn hóa du lịch .................................................................... 22
1.4 Giới thiệu khái quát về địa bàn nghiên cứu ....................................................... 26
1.4.1 Lịch sử hình thành .......................................................................................... 27
1.4.2 Vị trí địa lý, địa hình ...................................................................................... 29
1.4.3 Diện tích - Dân cƣ và thành phần dân tộc ...................................................... 30
1.4.4 Các đơn vị hành chính .................................................................................... 30
1.4.5 Về kinh tế ....................................................................................................... 31
1.4.6 Về văn hóa giáo dục ....................................................................................... 32
1.4.7 Về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật ................................................................ 32
CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ TẠI ..................................... 36
ĐÔNG TRIỀU QUẢNG NINH TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA ............... 36
2.1 Hệ thống các di tích lịch sử văn hóa tại thị xã Đông Triều tỉnh Quảng
Ninh đối với hoạt động du lịch văn hóa ...................................................................... 36
iii
2.1.1. Di tích kiến trúc - nghệ thuật ....................................................................... 36
2.1.2.
Di tích kiến trúc lịch sử - văn hóa ........................................................ 53
2.1.3. Di tích danh lam thắng cảnh ........................................................................ 55
2.2 Tình hình hoạt động du lịch văn hóa gắn với di tích lịch sử văn hóa tại
Đông Triều Quảng Ninh ............................................................................................. 58
2.2.1 Về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật ................................................................ 58
2.2.2 Cơ sở lƣu trú, ăn uống, dịch vụ tham quan du lịch ........................................ 61
2.2.3 Về tổ chức quản lý ......................................................................................... 65
2.2.4 Về chất lƣợng và sản phẩm du lịch ................................................................ 68
2.2.5 Về hiệu quả kinh doanh du lịch...................................................................... 72
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI
THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU THỈNH QUẢNG NINH ................................................................. 78
THÔNG QUA DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ..................................................................... 78
3.1. Đánh giá chung .................................................................................................. 78
3.1.1 Những thành tựu ............................................................................................. 78
3.1.2 Những hạn chế ............................................................................................... 80
3.1.3 Phân tích SWOT về phát triển du lịch văn hóa tại thị xã Đông Triều
tỉnh Quảng Ninh. .................................................................................................... 83
3.2. Quan điểm, định hƣớng phát triển ..................................................................... 83
3.2.1. Phát triển du lịch văn hóa phải trên cở sở xử lý mối quan hệ giữa bảo
tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa. ................................................. 83
3.2.2. Mối quan hệ hữu cơ và tƣơng tác giữa phát triển du lịch và bảo tồn,
phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa ............................................................. 84
3.2.3. Hoạt động du lịch văn hóa gắn với các di tích lịch sử văn hóa vì mục
tiêu phát triển bền vững .......................................................................................... 87
3.3. Các giải pháp phát triển và kiến nghị: ............................................................... 90
3.3.1. Các giải pháp phát triển du lịch văn hóa dựa trên tài nguyên di tích
lịch sử văn hóa tại thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh ......................................... 92
3.3.2. Yêu cầu đạt ra để thực hiện đƣợc các giải pháp phát triển trên .................. 98
3.3.3. Các kiến nghị ............................................................................................... 99
KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 108
PHỤ LỤC ......................................................................................................................................
iv
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của con ngƣời ngày càng đƣợc nâng cao
không chỉ về vật chất mà nhu cầu về tinh thần cũng phát triển theo sự vận động đi
lên của xã hội. Ngày nay khi phần lớn nhu cầu của con ngƣời về ăn, mặc, ở… đã
tƣơng đối đầy đủ, công việc hàng ngày chiếm phần lớn thời gian của họ, áp lực cuộc
sống ngày càng nhiều thì nhu cầu vui chơi, giải trí, nghỉ dƣỡng cũng đƣợc quan tâm
và đòi hỏi chất lƣợng phải cao hơn. Chính vì vậy những chuyến du lịch, nghỉ dƣỡng
để thƣ giãn sau những ngày làm việc căng thẳng, giúp giải tỏa áp lực của cuộc sống,
tận hƣởng, khám phá những điều điều mới lạ… đã trở thành một hoạt động tinh thần
quan trọng không thể thiếu trong đời sống của con ngƣời.
Sự phát triển của xã hội kéo theo quá trình đô thị hóa mạnh mẽ không chỉ ở
những thành phố lớn của đất nƣớc nhƣ: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng,
Cần Thơ… mà quá trình đô thị hóa đã lan tỏa đến các thành phố vệ tinh nhƣ: Hạ
Long, Vũng Tàu, Ninh Bình, Hải Dƣơng…làm cho sản phẩm du lịch của các doanh
nghiệp lữ hành giới thiệu và tổ chức cho du khách cũng chịu ảnh hƣởng của nhiều
yếu tố hiện đại nhƣ: Tour du lịch thƣờng gắn với các điểm tham quan mang nặng
tính vui chơi, mới lạ với các trò chơi cảm giác mạnh, nghỉ dƣỡng tại những khách
sạn sang trọng đầy đủ tiện nghi, các bữa ăn với thực đơn tuy phong phú hấp dẫn
nhƣng lại không có những món ăn mang dấu ấn của ẩm thực địa phƣơng… Những
sản phẩm du lịch hiện đại này trong giai đoạn đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc là không thể thiếu để góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh
tế, xã hội, giúp Việt Nam hòa nhập với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới.
Nhƣng Việt Nam là đất nƣớc có lịch sử hàng ngàn năm dựng nƣớc và giữ
nƣớc, trải dài trên mảnh đất hình chữ S là một tiềm năng phát triển du lịch vô cùng
to lớn không chỉ đến từ vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên mà còn từ nguồn tài nguyên
nhân văn phong phú, đa dạng. Nguồn tài nguyên đó chính là các lễ hội truyền thống,
là những phong tục tập quán của 54 dân tộc anh em, là các di tích lịch sử văn hóa.
Do vậy việc phát triển loại hình du lịch văn hóa đã đƣợc Đảng, nhà nƣớc đặc biệt
quan tâm.
Khi cuộc sống của con ngƣời ngày càng đƣợc nâng cao, xã hội đã hiện đại
1
hóa, bên cạnh các tour du lịch mà ngƣời trong nghề thƣờng gọi là du lịch năm sao,
du lịch cao cấp hay du lịch tận hƣởng với đầy đủ tiện nghi và đƣợc phục vụ tới chân
tơ kẽ tóc thì một bộ phận lớn các du khách lại có nhu cầu trở về với những tour du
lịch cội nguồn để khám phá và tìm hiểu những nét đẹp văn hóa, lịch sử truyền thống
cũng đã trở thành một nhu cầu tất yếu. Khi du khách tham gia vào những tour du lịch
tìm về cội nguồn thì họ luôn có nhu cầu tham quan, khám phá các di tích lịch sử văn
hóa, các lễ hội, làng nghề truyền thống của mỗi vùng đất họ đạt chân tới. Và các
ngành các cấp chính quyền địa phƣơng, những ngƣời hoạt động trong ngành du lịch
tại những điểm tham quan này cũng luôn cố gắng mang đến cho du khách có đƣợc
sự thỏa mãn cao nhất về nhu cầu hiểu biết, tìm hiểu khám phá của họ về những nét
đẹp văn hóa, những giá trị lịch sử lâu đời, những danh nhân văn hóa qua các thời đại
của vùng đất họ đang tham quan.
Suốt chiều dài thăng trầm của lịch sử đã để lại trên đất nƣớc chúng ta hàng
ngàn di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh. Những di tích lịch sử văn hóa này
đã kết tinh và tỏa sáng, góp phần làm cho đất nƣớc ta có một nền văn hóa tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc. Dù phân bố nơi nhiều, nơi ít nhƣng ở khắp mọi miền của tổ
quốc chúng ta đều có thể dễ dàng tham quan, khám phá những di tích lịch sử văn
hóa, danh lam thắng cảnh này.
Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, nơi đây đƣợc
nhiều ngƣời coi nhƣ một Việt Nam thu nhỏ vì trên địa bàn tỉnh có cả biển (vịnh Bắc
Bộ - biển Đông), có vùng trung du, có đồi, có núi mà chắc hẳn nhiều du khách trong
và ngoài nƣớc đã từng ghé núi Yên Tử tại Uông Bí - Quảng Ninh để tham quan
khám phá danh sơn Yên Tử, tỉnh cũng có đƣờng biên giới dài tiếp giáp với nƣớc bạn
Trung Hoa qua nhiều cửa khẩu lớn trong đó phải kể đến cửa khẩu quốc tế Móng Cái
là một trong những cửa khẩu giao thƣơng buôn bán sầm uất của các tỉnh phía Bắc và
cũng là cửa khẩu đón một lƣợng lớn khách du lịch bằng đƣờng bộ. Trong quy hoạch
phát triển kinh của chính phủ thì Quảng Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm
phía bắc gồm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nhƣng cũng lại đƣợc quy hoạch
nằm trong vùng duyên hải Bắc Bộ. Bên cạnh là tỉnh phát triển công nghiệp với
ngành khai thác Than lớn nhất Việt Nam thì việc quan tâm đầu tƣ phát triển du lịch
cũng là một thế mạnh không chỉ của riêng tỉnh với điểm nhấn là Vịnh Hạ Long - kỳ
2
quan thiên nhiên thế giới mà còn có ý nghĩa to lớn trong phát triển du lịch của cà
vùng Bắc Bộ.
Theo khảo sát thực tế đến hết năm 2015 Quảng Ninh có 4 thành phố, 2 thị xã
và 8 huyện trực thuộc tỉnh. Đây là tỉnh có nhiều thành phố trực thuộc nhất tại Việt
Nam. Tại trang: [1] phần di tích lịch sử có
nêu con số (cả tỉnh có gần 500 di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật). Riêng huyện
Đông Triều trƣớc đây (sau 30/4/2015 đƣợc nâng cấp thành thị xã - xếp loại đô thị
loại IV) theo số liệu của phòng văn hóa thông tin huyện [2] thì tại Đông Triều có 133
di tích, trong đó 8 di tích xếp hạng cấp quốc gia (trong 8 di tích cấp quốc gia thì di
tích đền An Sinh và Quần Thể Lăng Mộ Các Vua Trần đƣợc công nhận là di tích cấp
quốc gia đặc biệt), 15 di tích xếp hạng cấp tỉnh, còn lại 110 di tích đã đƣợc kiểm kê
và có hồ sơ lƣu trữ, các khu di tích trải rộng trên địa bàn 4 xã: Thuỷ An, An Sinh,
Tràng An và Bình Khê.
Từ những số liệu trên, có thể thấy rằng thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh là
địa phƣơng có số lƣợng các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh thuộc loại
lớn nhất tỉnh. Bản thân mỗi di tích này lại ẩn chứa trong nó những giá trị to lớn về
mặt tâm linh, nhân văn sâu sắc, cao cả và mang ý nghĩa giáo dục văn hóa sâu sắc.
Chính những giá trị này là tiềm năng to lớn trong việc khai thác, phát triển để biến
nó thành sản phẩm du lịch văn hóa cho hiện tại và tƣơng lai. Tuy nhiên hoạt động du
lịch văn hóa gắn với các di tích lịch sử văn hóa tại thị xã Đông Triều tỉnh Quảng
Ninh trong những năm qua vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng vốn có, chƣa khai
thác đƣợc hết những giá trị mà bản thân các di tích lịch sử văn hóa này mang lại.
Với mục đích tìm hiểu các di tích lịch sử văn hóa tại thị xã Đông Triều tỉnh
Quảng Ninh trong hoạt động du lịch văn hóa để từ đó nêu lên những ƣu điểm cần
phát huy, hạn chế cần khắc phục và từ đó đƣa ra những định hƣớng, giải pháp phát
triển nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng
cảnh góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch văn hóa của thị xã Đông Triều nói
riêng, tỉnh Quảng Ninh và vùng du lịch Bắc Bộ nói chung. Tác giả luận văn quyết
định chọn và nghiên cứu đề tài “Di Tích Lịch Sử Văn Hóa tại thị xã Đông Triều, tỉnh
Quảng Ninh trong hoạt động Du Lịch Văn Hóa” làm luận văn tốt nghiệp cao học của
mình.
3
2. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
- Trƣớc tác giả đã có một số công trình nghiên cứu về du lịch và di tích tại
Quảng Ninh nói chung, Đông Triều nói riêng nhƣ: Luận văn thạc sỹ Phát Triển Du
Lịch Văn Hóa Tại Tỉnh Quảng Ninh của tác giả Đồng Thị Huệ, đề tài Tìm Hiểu Các
Di Tích Lịch Sử Văn Hóa ở huyện Đông Triều - Quảng Ninh của tác giả Nguyễn
Thị Phƣơng Thảo hay luận văn thạc sỹ Phát Triển Du Lịch Theo Hƣớng Bền Vững
Ở Quảng Ninh của tác giả Vƣơng Minh Hoài… Các đề tài trên chủ yếu đi vào thống
kê di tích, danh lam thắng cảnh của Đông Triều - Quảng Ninh hoặc đi vào nghiên
cứu vấn đề phát triển du lịch chung của toàn tỉnh Quảng Ninh mà chƣa có đề tài nào
nghiên cứu chi tiết phát triển du lịch văn hóa tại thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh
dựa vào ƣu thế là hệ thống các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh của địa
phƣơng. Vì vậy có thể coi đề tài của tác giả là một công trình nghiên cứu mới, thông
qua các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh của địa phƣơng làm tiền đề cho
phát triển du lịch của Đông Triều - Quảng Ninh. Với đề tài nghiên cứu mới sẽ có
thuận lợi cho tác giả là không bị trùng ý của những nghiên cứu trƣớc nhƣng cũng có
khó khăn là không đƣợc kế thừa và phát huy các nghiên cứu trƣớc đó.
3. Mục đích nghiên cứu
-
Tìm hiểu và giới thiệu các di tích lịch sử văn hóa, di tích kiến trúc nghệ
thuật, danh lam thắng cảnh mà tác giả coi là tiêu biểu tại thị xã Đông Triều, tỉnh
Quảng Ninh gồm: (8 di tích đã đƣợc xếp hạng cấp quốc gia) theo phụ lục 3 của luận
văn trong hoạt động du lịch văn hóa.
-
Nêu lên một số định hƣớng, giải pháp phát triển du lịch văn hóa gắn với
các di tích lịch văn hóa tại thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh. Từ đó có những đề
xuất với UBND tỉnh Quảng Ninh, sở VH TT – DL tỉnh Quảng Ninh, UBND thị xã
Đông Triều để hoạt động du lịch văn hóa của thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh
ngày càng phát triển tƣơng xứng với tiềm năng sẵn có từ chính thế mạnh là các di
tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh tại địa phƣơng.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
-
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là: 8 di tích đã đƣợc xếp hạng cấp
quốc gia theo tiêu chí là di tích lịch sử, văn hóa nghệ thuật, thắng cảnh và một số di
tích khác mà tác giả luận văn qua khảo sát thấy có lƣợng du khách tham quan khá
4
đông trong thời gian gần đây.
5. Phạm vi nghiên cứu
-
Phạm vi không gian: Luận văn tập trung tìm hiểu, nghiên cứu chính 8 về
di tích đƣợc xếp hạng cấp quốc gia và một số di tích xếp hạng cấp tỉnh có lƣợng
khách tham quan du lịch tƣơng đối lớn, những di tích còn lại đã kiểm kê có hồ sơ
lƣu trên toàn địa bàn thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh nhằm phục vụ cho việc
phát triển du lịch.
-
Phạm vi thời gian: Số liệu, tài liệu sẽ thu thập từ năm 2001 đến năm
2015, là giai đoạn (Nghị quyết 08 năm 2001 của Ban Thƣờng vụ tỉnh ủy tỉnh Quảng
Ninh về đổi mới phát triển du lịch) đƣợc ban hành.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
-
Để hoàn thành luận văn này tác giả luận văn đã tiếp cận đề tài từ góc độ
nghiên cứu liên ngành Việt Nam học chủ yếu là Văn hóa học kết hợp Du lịch học,
Sử học, Xã hội học… với các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể sau:
-
Phƣơng pháp nghiên cứu khảo sát thực địa
-
Phƣơng pháp thống kê, phân loại, so sánh
-
Phƣơng pháp phỏng vấn sâu bao gồm cả phỏng vấn chuyên gia là những
lãnh đạo một số doanh nghiệp lữ hành thƣờng tổ chức tour du lịch cho khách tham
quan tuyến Hà Nội – Đông Triều - Hạ Long hay Hà Nội - Hải Dƣơng – Đông Triều,
phỏng vấn một số hƣớng dẫn viên du lịch thƣờng dẫn khách đi tham quan tuyến,
điểm này.
-
Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu bằng công cụ phát mẫu phiếu điều
tra cho đối tƣợng khách đoàn và khách lẻ sau đó sử lý bằng SWOT phân tích theo tỷ
lệ %.
7. Đóng góp của luận văn
-
Thông qua luận văn tác giả thống kê, phân loại các di tích theo tiêu chí di
tích lịch sử, di tích nghệ thuật, di tích danh lam thắng cảnh cho du khách có thể
phân biệt khi tham quan
-
Từ hệ thống các di tích tại Đông Triều Quảng Ninh tác giả đề xuất hình
thành tuyến điểm du lịch thích hợp trong lộ trình tham quan của du khách
-
Nêu lên định hƣớng, chiến lƣợc và có những đề xuất, giải pháp, kiến nghị
5
với các cấp quản lý nhằm thúc đẩy du lịch của Đông Triều Quảng Ninh ngày càng
phát triển
8. Bố cục luận văn
-
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung luận văn đƣợc chia làm 3 chƣơng:
Chƣơng I: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chƣơng II: Hiện trạng di tích lịch sử văn hóa tại Đông Triều - Quảng
Ninh trong hoạt động du lịch văn hóa
Chƣơng III: Định hƣớng, giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại Đông
Triều - Quảng Ninh gắn với di tích lịch sử văn hóa
6
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1.
Du lịch, văn hóa và du lịch văn hóa
1.1.1. Một số khái niệm về du lịch
Ngày nay du lịch đã trở thành một hình thức sinh hoạt tƣơng đối phổ biến
của con ngƣời. Tuy nó khá phổ biến nhƣng để hiểu thế nào là du lịch xét từ góc độ
của ngƣời đi du lịch hay chính bản thân ngƣời hoạt động trong ngành du lịch thì cho
đến nay vẫn còn nhiều sự khác nhau trong quan niệm của những ngƣời nghiên cứu
và những ngƣời hoạt động trong ngành du lịch. Trong luận văn của mình tác giả xin
đƣợc đƣa ra một số khái niệm nhƣ sau:
- Theo IUOTO – Internationnal of Official Travel Oragnization (Liên hiệp
quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức): Du lịch đƣợc hiểu là hành động du hành
đến một nơi khác với địa điểm cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm mục đích không
phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống…
- Theo Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization): Du lịch bao
gồm tất cả mọi hoạt động của những ngƣời du hành tạm trú với mục đích tham
quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thƣ
giãn cũng nhƣ mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liên
tục nhƣng không quá một năm ở bên ngoài môi trƣờng sống định cƣ nhƣng loại trừ
các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền.
- Còn tại hội nghị của Liên Hợp Quốc về du lịch họp tại Rome – Italia từ
ngày 21/8/1963 – đến ngày 5/9/1963, các chuyên gia đƣa ra định nghĩa về du lịch
nhƣ sau: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tƣợng và các hoạt động kinh tế
bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lƣu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi
ở thƣờng xuyên của họ hay ngoài nƣớc họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lƣu
trú không phải là nơi làm việc của họ.
- Theo Luật Du lịch Việt Nam ban hành ngày 14/06/2005 tại điều 4,
Chƣơng I có nêu: (Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con
ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,
tìm hiểu, giải trí, nghỉ dƣỡng trong một khoảng thời gian nhất định). Khác với quan
7
điểm trên, các học giả biên soạn từ điển bách khoa toàn thƣ Việt Nam (1966) đã tách nội
dung cơ bản của du lịch thành 2 phần riêng biệt với nhau nghĩa hiểu nhƣ sau.
Từ những khái niệm trên ta thấy về cơ bản du lịch hàm chứa những nội dung tiêu
biểu nhƣ sau:
- Du lịch là một hiện tƣợng kinh tế xã hội;
- Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lƣu trú ngoài nơi ở thƣờng xuyên
của các cá nhân hoặc tập thể nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của họ.
- Du lịch là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú đa dạng nhằm
phục vụ cho các cuộc hành trình, lƣu trú tạm thời và các nhu cầu khác của cá nhân
hoặc tập thể khi họ ở ngoài cƣ trú thƣờng xuyên của họ;
- Các cuộc hành trình, lƣu trú tạm thời của cá nhân hoặc tập thể đó đều
đồng thời có một số mục đích nhất định, trong đó có mục đích hoà bình.
Căn cứ vào những nội dung tiêu biểu của du lịch nhƣ đã trình bày ở trên
chúng ta có thể tạm hiểu rằng du lịch có những chức năng nhƣ sau:
1.1.2. Chức năng của du lịch
Du lịch cũng nhƣ bất kỳ các hoạt động nào khác, nó luôn mang trong
mình những chức năng riêng của nó. Chúng ta có thể sắp xếp các chức năng cơ bản
của du lịch thành bốn nhóm tƣơng ứng với bốn chức năng nhƣ sau: Nhóm xã hội,
nhóm kinh tế, nhóm sinh thái và nhóm chính trị.
- Nhóm 1: Chức năng xã hội:
Chức năng xã hội của du lịch thể hiện ở vai trò giữ gìn sức khỏe, góp phần
giúp con ngƣời hồi phục sức khỏe sau những chuyến đi từ đó tăng cƣờng sức sống
của toàn dân. Ở mức độ nào đó có thể nói du lịch còn có tác dụng hạn chế một số
bệnh tật, kéo dài tuổi thọ của con ngƣời. (Theo Crirosep, Dorin, 1981) công trình
nghiên cứu về y học này đã khẳng định rằng, nhờ có chế độ nghỉ ngơi và du lịch tối
ƣu, bệnh tật của cƣ dân trung bình giảm 30%, bệnh hô hấp giảm 40%, bệnh thần
kinh giảm 30%, bệnh đƣờng tiêu hóa giảm 20%.
Qua hoạt động du lịch, những ngƣời tham gia vào chuyến đi đó sẽ có điều
kiện tiếp xúc, giao lƣu, học hỏi với những thành tựu văn hoá phong phú lâu đời của
nơi họ đến, họ sẽ biết tiếp thu và chọn lọc những cái mới, những cái tiến bộ của nền
văn hóa ngoài bản địa để từ đó góp phần thay đổi tƣ duy, lối sống, những nét văn
8
hóa, phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu của nơi họ sinh sống, làm cho nền văn hóa
của họ ngày càng tiên tiến, hòa nhập với các nền văn hóa trên thế giới nhƣng vẫn
giữ nét thuần phong, mỹ tục, độc đáo làm nên bản sắc riêng cho dân tộc và cộng
đồng sinh sống của họ.
- Nhóm 2: Chức năng kinh tế:
Theo tìm hiểu, nghiên cứu của tác giả thì có rất nhiều quan điểm đƣa ra về
chức năng kinh tế của du lịch. Nhƣng tác giả tâm đắc nhất với tuyên bố Ô – Sa – Ka
của hội nghị bộ trƣởng du lịch thế giới: “Du lịch là con đẻ của hòa bình, là phƣơng
tiện củng cố hòa bình, là phƣơng tiện cân bằng cán cân thanh toán quốc tế”. Có lẽ
chỉ với mấy câu ngắn gọn nhƣ trên nhƣng đã đủ khái quát khá chi tiết về nhiều chức
năng của du lịch.
Về chức năng kinh tế của du lịch chúng ta cũng có thể thấy rõ đã đƣợc thể hiện
rất rõ trong (Luật Du lịch ban hành ngày 14/06/2005 – Chƣơng 1, Điều 5, Khoản 1)
nhƣ sau: "Phát triển du lịch bền vững..., bảo đảm hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi
trƣờng...theo hƣớng du lịch văn hóa lịch sử, du lịch sinh thái; bảo tồn, tôn tạo, phát
huy giá trị của tài nguyên du lịch".
Chức năng kinh tế còn đƣợc thể hiện qua doanh thu toàn ngành du lịch và số
lƣợng khách du lịch đến Việt Nam trong những con số cụ thể nhƣ sau: Ngày
15/01/2016, Tổng cục Du lịch tổ chức họp báo về tình hình hoạt động của ngành du
lịch năm 2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016, tại buổi họp báo này Tổng cục
trƣởng Tổng cục du lịch Việt Nam ông Nguyễn Văn Tuấn cho biết: Năm 2015 mặc
dù toàn ngành còn phải đối mặt với nhiều khó khăn nhƣng với sự phấn đấu của tập
thể ngành dƣới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nƣớc tập trung cho phát triển du lịch.
Việt Nam đã đón ƣớc đạt hơn 7,94 triệu lƣợt khách quốc tế, con số này tăng trƣởng
0,9% so với cùng kỳ. Khách du lịch nội địa đạt 57 triệu lƣợt khách. Tổng doanh thu
từ du lịch trong năm 2015 đạt 338 ngàn tỷ đồng. Từ kết quả của năm 2015 ngành du
lịch phấn đấu năm 2016 đón 8,5 triệu lƣợt khách quốc tế, phục vụ 60 triệu lƣợt
khách nội địa và doanh thu toàn nghành đạt 370 ngàn tỷ đồng [3], với sự tăng
trƣởng của ngành du lịch ngày 25/12/2016 tại cảng hàng không quốc tế Phú Quốc
trên chuyến bay VN 1815 lãnh đạo bộ VH – TT&DL cùng đại diện chính quyền
tỉnh Kiên Giang, huyện đảo Phú Quốc đã đón vị khách quốc tế thứ 10 triệu đến
9
Việt Nam.
Đây có thể coi là một nỗ lực to lớn của toàn ngành du lịch trong điều kiện kinh
tế đất nƣớc còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất đầu tƣ cho du lịch còn nhiều hạn chế,
điều kiện khách quan là các dịch bệnh nhƣ Zika đang diễn ra ở nhiều quốc gia có
nguồn khách đến Việt Nam đông, vấn đề chính trị nhiều lúc còn ảnh hƣởng tới hoạt
động du lịch đặc biệt là lƣợng khách Trung Quốc, sự sụp giảm lƣợng khách Nga và
một số thị trƣờng trọng điểm…
- Nhóm 3: Chức năng sinh thái:
Chức năng sinh thái của du lịch đƣợc thể hiện trong việc tạo nên môi trƣờng
sống ổn định về mặt sinh thái. Du lịch là hoạt động nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí,
chữa bệnh… do đó, ngành du lịch phải đẩy mạnh hoạt động bảo vệ môi trƣờng ổn
định, hài hòa nhằm tạo môi trƣờng sống thích hợp đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân
địa phƣơng và toàn xã hội. Đây chính là một trong những điều kiện để tạo ra địa
điểm sinh thái để nghỉ ngơi nhƣ: Vƣờn quốc gia, khu du lịch, khu bảo tồn, các danh
lam thắng cảnh… nhằm đẩy mạnh việc bảo vệ môi trƣờng, đảm bảo phát triển bền
vững.
- Nhóm 4: Chức năng chính trị - văn hóa:
Tổ chức hoạt động du lịch là một hình thức quan trọng tạo cơ sở cho việc
bảo tồn và phát huy các nền văn hóa, tôn tạo lại các di tích lịch sử văn hóa, các danh
lam thắng cảnh, du lịch làm cho con ngƣời thêm hiểu biết lẫn nhau, hiểu thêm về
lịch sử văn hóa, phong tục tập quán, chế độ xã hội của nơi du khách đạt chân tới. Từ
đó giúp cho các con ngƣời xích lại gần nhau hơn, tạo ra các mối quan hệ hữu nghị,
thân thiện, hợp tác với nhau. Thông qua du lịch còn thúc đẩy củng cố hòa bình, góp
phần giao lƣu hợp tác trên nhiều lĩnh vực của đời sống. Thực tế đã chứng minh rằng
một quốc gia muốn phát triển đƣợc du lịch thì quốc gia đó phải có nền hòa bình,
chính trị ổn định… còn những quốc gia xảy ra chiến tranh xung đột, chính trị không
ổn định thì khó có đƣợc một ngành du lịch du lịch phát triển.
1.1.3. Vai trò kinh tế - xã hội của du lịch
- Thông qua hoạt động du lịch góp phần phát triển nền kinh tế đất nƣớc,
tăng nguồn thu ngoại tệ, tổng thu nhập quốc dân tăng thông qua hoạt động xuất
khẩu tại chỗ các dịch vụ mua sắm, ăn uống, lƣu trú, các dịch vụ bổ sung, thuế và
10
các chi phí khác. Từ đó có nguồn vốn để góp phần đầu tƣ vào các lĩnh vực khác
nhƣ y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội…
- Du lịch là ngành đặc thù riêng biệt, nó có khả năng xuất khẩu vô hình các
di tích lịch sử văn hóa, những danh lam thắng cảnh, những giá trị độc đáo của
truyền thống của văn hóa dân tộc… làm tăng giá trị nguồn tài nguyên.
- Phát triển du lịch làm tăng khả năng lao động, nhƣ các khái niệm về du
lịch cũng có đề cập là du lịch góp phần phục hồi sức khỏe, đảm bảo tái sản xuất,
mở rộng lực lƣợng lao động với hiệu quả kinh tế rõ rệt. Phát triển du lịch còn tạo ra
công ăn, việc làm và tạo điều kiện tăng thêm thu nhập cho cộng đồng nhân dân địa
phƣơng vì chính họ là ngƣời tham gia vào các dịch vụ du lịch.
- Phát triển du lịch còn góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của
địa phƣơng vì khi khai thác các nguồn tài nguyên để phục vụ du lịch đòi hỏi đi kèm
là phát triển đồng bộ hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, đào tạo nguồn nhân lực
phục vụ tại chỗ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.
- Thông qua du lịch, con ngƣời đƣợc thay đổi môi trƣờng, có ấn tƣợng
và cảm xúc mới, thoả mãn đƣợc trí tò mò, đồng thời mở mang kiến thức, đáp
ứng lòng ham hiểu biết, do đó góp phần hình thành phƣơng hƣớng đúng đắn trong
mơ ƣớc sáng tạo, trong kế hoạch tƣơng lai của mình.
- Phát triển du lịch còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu quê hƣơng
đất nƣớc vì thông qua các chuyến tham quan du khách có dịp tìm hiểu về lịch sử,
văn hóa, truyền thống của dân tộc mình.
- Phát triển du lịch có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn và phát huy các di
sản văn hoá lịch sử, các danh lam thắng cảnh của một dân tộc. Bởi khi có doanh thu
từ hoạt động du lịch thì sẽ có nguồn để tái đầu tƣ cho công tác bảo tồn trùng tu, tôn
tạo các di tích đó.
- Thông qua hoạt động du lịch con ngƣời hiểu nhau nhiều hơn, họ xích lại
gần nhau hơn trong mỗi chuyến đi, họ có điều kiện khám phá, tìm hiểu nền văn hóa
nơi họ tới từ đó làm tăng thêm tình đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia, củng cố
nền hoà bình của các dân tộc trên thế giới.
1.1.4. Phân loại du lịch
- Trong “Nhập môn khoa học du lịch” Trần Đức Thanh đã phân chia các
11
loại hình du lịch theo các tiêu chí cơ bản và cách phân chia này cũng đƣợc đa số các
chuyên gia về du lịch của Việt Nam đồng quan điểm nhƣ sau:
•
Phân chia theo tài nguyên môi trƣờng: Dựa vào môi trƣờng tài nguyên mà
hoạt động du lịch của con ngƣời đƣợc chia thành hai nhóm là du lịch văn hóa và du
lịch thiên nhiên.
•
Phân theo mục đích chuyến đi của du khách: Cách phân chia này căn cứ
vào động cơ hoặc nhu cầu của du khách, có thể mục đích thuần túy là đi du lịch,
cũng có khi du khách kết hợp du lịch với các mục đích khách nhƣ: Học tập, công
tác, hội nghị, tôn giáo, chữa bệnh, thăm thân…
•
Phân theo lãnh thổ: Cách phân chia này thì chúng ta có du lịch theo cách
gọi chuyên môn là: Du lịch nội địa – khách trong nƣớc đi du lịch trong nƣớc, du
lịch outbound – khách đi du lịch ra ngoài lãnh thổ quốc gia, du lịch inbound – là
hoạt động đón khách du lịch nƣớc ngoài vào lãnh thổ nƣớc mình.
Văn hoá
1.2.
1.2.1. Một số khái niệm về văn hóa
-
Văn hóa là sản phẩm do con ngƣời sáng tạo ra gắn liền với đời sống xã hội
của con ngƣời từ thuở sơ khai và đƣợc phát triển cho tới ngày nay. Chỉ hai từ “Văn
hoá” thôi nhƣng lại chứa đựng trong nó một nội hàm rộng lớn với rất nhiều cách
hiểu khác nhau, liên quan đến mọi đời sống vật chất và tinh thần của con ngƣời. Sở
dĩ có những cách hiểu khác nhau về văn hóa là do nhiều nguyên nhân nhƣ: Nhận
thức của ngƣời hiểu khác nhau về trình độ văn hóa, động cơ nhận thức khác nhau
hay góc độ tiếp cận của họ khác nhau. Trong phạm trù văn hóa thì phƣơng Đông và
phƣơng Tây cũng có cách hiểu khác nhau. Nhƣng theo nhiều tài liệu thì ngƣời sử
dụng từ văn hóa sớm nhất có lẽ là Lƣu Hƣớng ở thời Tây Hán (206 TCN - 25 SCN)
với nghĩa nhƣ một phƣơng thức giáo hóa con ngƣời – văn trị giáo hóa và có thể coi
là đối lập với vũ lực. Còn ở phƣơng Tây trong tiếng Nga có từ kuitura, kuitura lại
xuất phát từ tiếng Latinh là chữ cultus animi mang nghĩa là trồng trọt tinh thần. Vậy
chúng ta có thể hiểu rằng cultus là văn hóa mang trong mình nó hai khía cạnh là:
Trồng trọt, thích ứng với tự nhiên, khai thác tự nhiên và giáo dục đào tạo cá thể hay
cộng đồng để con ngƣời không còn là con vật nhƣ bản chất tự nhiên khi họ sinh ra,
và trải qua quá trình đào tạo đó họ có những phẩm chất tốt đẹp hơn.
12
-
Mặc dù từ văn hóa đã ra đời và đƣợc sử dụng trong cả ngôn ngữ phƣơng
Đông và phƣơng Tây từ rất sớm nhƣ đã trình bày nhƣng phải đến thế kỷ thứ XVIII,
từ “Văn hoá” mới đƣợc đƣa vào khoa học, sử dụng nhƣ một thuật ngữ khoa học.
Tuy vậy việc xác định và sử dụng các khái niệm về văn hóa không đơn giản và cho
đến nay có rất nhiều khái niệm về văn hóa.
-
Năm 1952, trong công trình văn hoá : “Tổng luận phê phán các quan niệm
và định nghĩa” hai nhà khoa học Mỹ A.L.Kroebr và A.C.Kluekhohn đã thống kê và
phân tích tới 164 định nghĩa về văn hoá và đến năm 1994, trong công trình “văn hoá
Việt Nam và cách tiếp cận mới Phan Ngọc cho biết “một nhà dân tộc học Mỹ đã
dẫn ngót bốn trăm trăm định nghĩa về văn hoá khác nhau”.
Ta có thể kể đến các khái niệm văn hoá tiêu biểu sau:
-
Năm 2002, UNESCO đã đƣa khái niệm về văn hoá: “Văn hoá nên đƣợc đề
cập đến nhƣ là một tập hợp những đặc trƣng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc
cảm của một xã hội hay một nhóm ngƣời trong xã hội và nó chứa đựng ngoài văn
học và nghệ thuật cả cách sống, phƣơng thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền
thống và đức tin”.
-
Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm đến văn hoá, Ngƣời
đƣa ra khái niệm về văn hóa nhƣ sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng nhƣ mục đích cuộc sống
loài ngƣời mới sáng tạo và phát sinh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật khoa
học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc,
ăn, ở và các phƣơng thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là
văn hóa” [4]. Nhƣ vậy từ định nghĩa của Bác chúng ta có thể hiểu văn hóa bao gồm
toàn bộ những gì do con ngƣời sáng tạo và phát minh ra.
-
Ngƣời học trò xuất sắc của Bác là nguyên thủ tƣớng Phạm Văn Đồng cũng
đã nói về văn hóa nhƣ sau: “ Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong
phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan
đến con ngƣời trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con ngƣời làm nên
lịch sử… (văn hóa) bao gồm cả hệ thống giá trị: Tƣ tƣởng và tình cảm, đạo đức với
phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý
thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến
đấu bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh”[5]
13
-
Trần Ngọc Thêm đã đƣa ra một định nghĩa về văn hoá nhƣ sau: “Văn hoá là
một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo và tích
luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tƣơng tác giữa con ngƣời với môi
trƣờng tự nhiên và xã hội của mình”. Chúng ta có thể thấy từ định nghĩa này đã nêu
bật 4 đặc trƣng quan trọng của văn hoá: Tính hệ thống, tính giá trị, tính lịch sử, tính
nhân sinh. Từ những cách hiểu về văn hóa, cách định nghĩa về văn hoá nhƣ trên và
nhiều định nghĩa, khái niệm chƣa đƣợc trích dẫn trong luận văn này , ta có thể tạm
quy văn hóa về hai loại. Văn hoá hiểu theo nghĩa rộng nhƣ lối sống, lối suy nghĩ, lối
ứng xử…Văn hoá hiểu theo nghĩa hẹp nhƣ văn học, văn nghệ, học vấn… và tuỳ
theo từng trƣờng hợp cụ thể mà có những định nghĩa khác nhau.
1.2.2. Các đặc trưng và chức năng của văn hóa
-
Tính hệ thống là đặc trƣng đầu tiên của văn hoá. Đặc trƣng này cần để phân
biệt hệ thống với tập hợp. Chính nhờ có tính hệ thống mà văn hóa với tƣ cách là
một đối tƣợng bao trùm mọi hoạt động của xã hội, thực hiện đƣợc một trong ba
chức năng cơ bản của mình là chức năng tổ chức xã hội. Chính văn hoá thƣờng
xuyên làm tăng độ ổn định của xã hội, cung cấp cho xã hội mọi phƣơng tiện cần
thiết để ứng phó với môi trƣờng tự nhiên và xã hội của mình. Nó là nền tảng của xã
hội.
-
Đặc trƣng thứ hai của văn hoá là tính giá trị. Văn hoá theo nghĩa đen là “trở
thành đẹp, thành có giá trị”. Văn hóa chỉ chứa cái đẹp, chứa các giá trị. Nó là thƣớc
đo mức độ nhân bản của xã hội và con ngƣời. Đặc trƣng này cho phép chúng ta
phân biệt văn hóa với hậu quả của văn hóa hay những hiện tƣợng phi văn hóa. Các
giá trị văn hóa, theo mục đích lại đƣợc chia thành văn hóa vật chất và văn hóa tinh
thần
-
Đặc trƣng thứ ba của văn hoá là tính nhân sinh (văn hóa … do con ngƣời
sáng tạo). Văn hóa là một hiện tƣợng xã hội, là sản phẩm đƣợc sinh ra trong quá
trình lao động sản xuất thực tiễn của con ngƣời. Chính nhờ đặc trƣng này giúp cho
chúng ta phân biệt văn hóa với những giá trị tự nhiên chƣa mang dấu ấn và sự tác
động của con ngƣời Tính nhân sinh cho phép phân biệt văn hoá nhƣ một hiện
tƣợng xã hội với các giá trị tự nhiên. Văn hoá là cái tự nhiên đƣợc biến đổi bởi con
ngƣời. Sự tác động của con ngƣời vào tự nhiên có thể mang vật chất hoặc tinh thần.
14
Cũng do gắn liền với con ngƣời và hoạt động thực tiễn trong lao động, sản xuất của
con ngƣời mà văn hóa đã tự mình trở thành một công cụ giao tiếp quan trọng
Đặc trƣng thứ tƣ của văn hóa là tính lịch sử (văn hóa… do con ngƣời… tích
-
lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn…). Tính lịch sử của văn hóa thể hiện ở chỗ
nó bao giờ cũng hình thành trong một quá trình và đƣợc tích lũy qua nhiều thế hệ.
Chính nhờ vào tính lịch sử đã tạo cho văn hóa có một bề dày và một chiều sâu, nó
buộc văn hóa phải thƣờng xuyên tự điều chỉnh và tiến hành phân loại, phân bố lại
các giá trị. Tính lịch sử đƣợc duy trì bằng truyền thống văn hóa, truyền thống là
những giá trị tƣơng đối ổn định đƣợc tích lũy và tái tạo trong cộng đồng ngƣời qua
không gian và thời gian, đƣợc đúc kết thành khuôn mẫu xã hội và cố định hóa dƣới
dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, pháp luật… Truyền thống văn hoá tồn
tại nhờ giáo dục. Chức năng giáo dục là chức năng thứ tƣ của văn hoá. Văn hoá
thực hiện chức năng giáo dục không chỉ bằng những giá trị đã ổn định, mà còn bằng
những giá trị đang hình thành. Hai loại giá trị này tạo thành một hệ thống chuẩn
mực mà con ngƣời hƣớng tới. Nhờ đó mà văn hoá đóng vai trò quyết định trong
việc hình thành nhân cách. Từ chức năng giáo dục, văn hoá có chức năng phát sinh
là đảm bảo tính kế tục của lịch sử.
1.2.3. Phân loại văn hóa
Trong văn hóa thì Luật Di sản văn hóa lại chia thành di sản văn hóa vật thể
và di sản văn hóa phi vật thể:
-
Theo Luật Di sản văn hóa của nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam, điều 4.2 có nêu Di sản văn hoá vật thể là: “Sản phẩm vật chất có giá trị lịch
sử, văn hoá, khoa học bao gồm di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh và di
vật, cổ vật, bảo vật quốc gia”.
-
Văn hóa vật thể là một bộ phận của văn hóa nhân loại, nó mang dấu ấn
của một cộng đồng thể hiện đời sống tinh thần của con ngƣời dƣới hình thức vật
chất, văn hóa vật thể chính là kết quả của cả một quá trình lao động, sáng tạo để
biến những chất liệu trong thiên nhiên thành những đồ vật có giá trị sử dụng và
thẩm mĩ nhằm phục vụ cho cuộc sống của con ngƣời.
-
Các di tích lịch sử văn hoá là một trong số những dạng chính của văn
hoá vật thể. Di tích lịch sử văn hoá là những không gian vật chất cụ thể, khách
15
quan, trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử, do tập thể hoặc cá nhân con
ngƣời sáng tạo ra trong lịch sử để lại.
Mỗi di tích lịch sử văn hoá chứa đựng nhiều nội dung lịch sử khác nhau. Có
thể chia thành các loại di tích nhƣ sau:
+ Loại di tích văn hoá khảo cổ (di chỉ khảo cổ): Có thể hiểu di chỉ khảo cổ là
những gì của quá khứ còn lƣu lại bao gồm các loại dấu vết, vết tích trong quá khứ
của con ngƣời đƣợc giới khảo cổ học nghiên cứu. Di chỉ khảo cổ bao gồm các di
tích trên mặt đất nhƣ: Đền, chùa, tháp, thành lũy… các di tích dƣới mặt đất nhƣ: Mộ
táng… Di tích dƣới mặt nƣớc nhƣ: Các con tàu đắm… các nhà khảo cổ học đã
nghiên cứu những di tích khảo cổ này, từ đó phục dựng lại cuộc sống của xã hội loài
ngƣời trong quá khứ.
+ Loại hình di tích lịch sử văn hoá: Trải qua lịch sử mấy nghìn năm dựng
nƣớc và giữ nƣớc, trên khắp đất nƣớc chúng ta còn lƣu giữ lại hàng ngàn di tích
khác nhau, những di tích này chính là những nguồn sử liệu vật chất vô cùng quý giá
mà từ đó chúng ta có thể biết đƣợc một số thông tin từ hoạt động của con ngƣời
trong quá khứ mà nhiều nguồn sử liệu khác không hoặc không có điều kiện đề cập
đến. “Di tích lịch sử văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật,
bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học”.
+ Di tích văn hóa - nghệ thuật là một loại hình của di tích lịch sử văn hoá mà
ở đó chứa đựng nhiều thông tin. Do đó, các di tích văn hóa - nghệ thuật cũng là
những nguồn sử liệu trực tiếp quan trọng mà các nhà nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực
có thể sử dụng. Nguồn sử liệu tại các di tích văn hóa - nghệ thuật tạm thời có thể
chia ra làm hai, đó là sử liệu trực tiếp từ bản thân di tích và sử liệu từ các di vật có
trong di tích.
+ Di tích lịch sử cách mạng – kháng chiến: Là một bộ phận cấu thành trong
hệ thống các di tích lịch sử văn hoá. Tuy nhiên nó có những điểm khác với các di
tích tôn giáo tín ngƣỡng nhƣ đình, đền, chùa, miếu… ở chỗ: Đó là những địa điểm
cụ thể, công trình kiến trúc có sẵn …những di tích ghi lại một sự kiện quan trọng
của lịch sử cách mạng địa phƣơng, có ảnh hƣởng tới sự phát triển của phong trào
địa phƣơng, khu vực hay cả quốc gia nhƣ: Di tích lịch sử cách mạng nhƣ: Chiến khu
Tân Trào, Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ, địa đạo Củ Chi, thành cổ Quảng
16
Trị…
+ Các loại danh lam thắng cảnh: Theo điều 4 của Luật Di sản văn hóa thì:
“Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa
cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ,
khoa học”
-
Di sản văn hoá phi vật thể: Theo điều 4 của Luật Di sản 2013 đƣợc quốc
hội thông qua trong văn bản hợp nhất 10/VBHN – VPQH 2013 định nghĩa di sản
văn hóa phi vật thể là: “Sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật
thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện
bản sắc của cộng đồng, không ngừng đƣợc tái tạo và đƣợc lƣu truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức
khác” [6].
-
Di sản văn hóa phi vật thể là một nhân tố quan trọng để bảo tồn sự đa dạng
của văn hóa trong quá trình toàn cầu hóa, khi chúng ta hiểu đƣợc di sản văn hóa phi
vật thể của nhiều nền văn hóa khác nhau thì sẽ giúp cho quá trình đối thoại giữa các
nền văn hóa và thúc đẩy sự tôn trọng các cách sống khác nhau. Di sản văn hóa phi
vật thể không hƣớng tới các câu hỏi nhƣ một số tập quán chỉ thuộc về một văn hóa
cụ thể mà nó góp phần tạo ra sự gắn bó trong xã hội, nó khuyến khích ý thức về bản
sắc và trách nhiệm giúp cho mọi ngƣời cảm thấy mình là một phần của một hay
nhiều cộng đồng trong toàn xã hội.
-
Các hình thức thể hiện không phải là sự quan trọng của văn hóa phi vật thể
mà yếu tố quan trọng trong văn hóa phi vật thể nằm ở kho tàng kiến thức và kỹ
năng truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
- Văn hóa phi vật thể chứa đựng trong nó các đặc tính cơ bản nhƣ: Tính thể
hiện, tính truyền thống đƣơng đại và sống cùng một lúc, tính tổng quát, tính dựa
trên cộng đồng…
- Di sản văn hoá phi vật thể không chỉ tồn tại một cách cụ thể dƣới dạng
hiện vật mà nó còn bao gồm các giá trị nghệ thuật, giá trị thẩm mỹ ẩn chứa trong
các ngôn từ hay trong các nghi thức nhƣ: Các phong tục tập quán, các lễ hội, các
nghi lễ, nghi thức, các nghệ thuật ngôn từ nhƣ thơ ca, tục ngữ, ca dao, các kỹ thuật
về tạo hình nhƣ điêu khắc, kiến trúc hội hoạ, các nghệ thuật trình diễn nhƣ kịch múa
17
nhạc, các tri thức dân gian nhƣ y học cổ truyền, nghệ thuật ẩm thực, những hiểu biết
về mặt thiên nhiên…
-
Tính đến hết năm 2015 Việt Nam đã có 10 di sản văn hóa phi vật thể đƣợc
UNESCO ghi danh bên cạnh đó còn là 8 di sản văn hóa vật thể nhƣ:
+
Nhã nhạc cung đình Huế, đƣợc UNESCO ghi danh vào tháng 11 năm
2003 là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Đây là thể loại nhạc đƣợc
sử dụng trong cung đình phong kiến Việt Nam dƣới triều Nguyễn, loại hình nghệ
thuật này thƣờng chỉ đƣợc biểu diễn vào các dịp lễ hội của triều đình nhƣ: Lễ đăng
quang, băng hà của nhà vua, các lễ hội tế trời, đất… đây cũng là loại hình văn hóa
đầu tiên của Việt Nam đƣợc UNESCO ghi danh.
+
Nghi lễ kéo co đƣợc ghi danh vào năm 2015. Đây là hồ sơ di sản đa quốc
gia đầu tiên Việt Nam tham gia đệ trình và đƣợc UNESCO chấp nhận vì nghi lễ kéo
co này đất nƣớc chúng ta tham gia đệ trình cùng với Camphuchia, Hàn Quốc,
Philippins.
+
Dân ca quan họ Bắc Ninh đƣợc UNESCO vinh danh vào tháng 09 năm
2009.
+
Ca Trù: Đƣợc UNESCO vinh danh vào ngày 01/10/2009 tại Abu Dhabi,
Các Tiểu vƣơng quốc A rập thống nhất, đặc biệt tổ chức này còn đánh giá nghệ
thuật ca trù của Việt Nam đã bộc lộ sự quyến rũ, thanh tao, thể hiện chiều sâu văn
hóa, chiều sâu tâm hồn của cộng đồng ngƣời Việt, trong ca trù hội tụ tinh hoa của
văn hóa dân tộc, tạo nên sự độc nhất vô nhị mà không một loại hình nghệ thuật nào
khác có đƣợc.
+
Hội Gióng: Đƣợc UNESCO ghi danh ngày 16/11/2010 là di sản văn hóa
phi vật thể của nhân loại, mô tả một cách sinh động và khoa học diễn biến các trận
đánh giặc Ân của Thánh Gióng và nhân dân các bộ tộc nhà nƣớc Văn Lang.
+
Hát Xoan: Đƣợc UNESCO vinh danh ngày 24/11/2011 là di sản văn hóa
phi vật thể của nhân loại, diễn ra tại vùng đất tổ Hùng Vƣơng thuộc tỉnh Phú Thọ
ngày nay của Việt Nam.
+
Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng: Đƣợc UNESCO vinh danh là di sản
văn hóa phi vật thể của nhân loại vào tháng 12/2012. Loại hình tín ngƣỡng này
đƣợc đánh giá là đã trở thành bản sắc văn hóa, đạo lý, truyền thống của ngƣời dân
18
đất Việt, thể hiện lòng thành kính, biết ơn, tƣởng nhớ của con cháu đến tổ tiên trong
sự nghiệp dựng nƣớc và giữa nƣớc.
+
Đàn ca tài tử Nam Bộ: Đƣợc UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi
vật thể của nhân loại vào tháng 12/2013. Tính đến hết quý 1 năm 2016 Nam Bộ của
Việt Nam mới có duy nhất loại hình Đàn ca tài tử Nam Bộ đƣợc vinh danh.
+
Dân ca ví – giặm Nghệ Tĩnh: Đƣợc UNESCO vinh danh là di sản văn hóa
phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 27/11/2014, đây là loại hình đƣợc vinh
danh với 100% số phiếu của các thành viên tham gia kỳ họp thứ 9 của Ủy ban Liên
chính phủ về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể ở Paris (Pháp) tán thành. Loại hình
nghệ thuật này ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh của Việt Nam.
+
Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên: Đƣợc UNESCO vinh
danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 11/2015, loại
hình văn hóa này diễn ra tại 5 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên của Việt Nam là: Gia
Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông. Vùng Tây Nguyên theo nhiều nhà
nghiên cứu coi là vùng văn hóa duy nhất tại Việt Nam hiện nay không bị ảnh hƣởng
của các nền văn hóa lớn nhƣ: Ấn Độ, Trung Hoa, Hy Lạp, La Mã. Chủ thể của
không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên là các dân tộc bản địa sinh sống từ
ngàn đời nay trên mảnh đất này nhƣ: Ê đê, Ba Na, Mạ, Lặc…
- Từ 10 di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc UNESCO công nhận tại Việt
Nam nhƣ trình bày ở trên chúng ta có thể thấy sản phẩm văn hóa phi vật thể mang
trong mình nó các dạng thức chính nhƣ:
+
Các lễ hội: “Là sự kiện văn hóa đƣợc tổ chức mang tính cộng đồng. "Lễ"
là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con ngƣời với
thần linh, phản ánh những ƣớc mơ chính đáng của con ngƣời trƣớc cuộc sống mà
bản thân họ chƣa có khả năng thực hiện. "Hội" là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ
thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống” [7]. Với lịch sử hàng ngàn
năm dựng nƣớc và giữ nƣớc, một đất nƣớc theo tín ngƣỡng “đa thần” vì vậy trong
kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam thì hoạt động lễ hội là một nét văn hóa rất
đặc trƣng. Có thể nói trên đất nƣớc ta tháng nào cũng diễn ra các lễ hội với qui mô
và hình thức khác nhau, nhƣng cơ bản tập trung nhiều nhất các lễ hội diễn ra vào
mùa xuân và mùa thu theo âm lịch, chúng ta có thể kể đến các lễ hội lớn trên đất
19