Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Kiên trì tìm kiếm công việc lý tưởng doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.59 KB, 4 trang )

Kiên trì tìm kiếm công việc lý tưởng
Kiếm tìm một công việc phù hợp đúng với năng lực và sở thích của mình không
phải là dễ dàng. Nhưng rồi bạn cũng sẽ đạt được nguyện vọng của mình, chỉ cần
bạn có tính kiên trì…

Khi tôi vừa kết thúc bài thuyết trình về
quyền lựa chọn – sự quan trọng trong
vấn đề tìm kiếm việc làm mà bạn cảm
thấy ưa thích - một thính giả phía dưới
đã chia sẻ câu chuyện như sau:
Người con trai mới tốt nghiệp của bà
đã bắt đầu đến độ tuổi đi kiếm tìm
việc làm. Với kiến thức chuyên môn
về kế toán, thị trường lao động đem lại
cho cậu nhiều sự lựa chọn hấp dẫn và
cậu cũng đã nhận được khá nhiều lời
chào mời của các công ty. Nhưng
không ở nơi nào mọi việc diễn ra suôn
sẻ.
Ở một công ty, khi nhà tuyển dụng hỏi
cảm nghĩ của cậu ta về công việc mà
cậu vừa được mời dự tuyển: "Với thang điểm từ 1 đến 10, cậu đánh giá thế nào khi được
làm việc ở đây?"
Gen Y kể lại rằng: Anh ta trả lời một cách rất thành thật: “có lẽ là 8 điểm”. Nhà tuyển
dụng yêu cầu chàng trai trẻ gặp lại ông sau một tuần nữa và nói rằng "tôi hy vọng cậu sẽ
cho điểm 10 vào lần gặp sau".
Một tuần sau, cậu ta vẫn khẳng định, "Mức điểm chỉ có thể là 8". Mặc cho gia đình lo
lắng, cậu vẫn cố gắng kiếm tìm một công ty mà cậu muốn nó phải đạt điểm 10+.

Có rất nhiều công việc cho bạn lựa chọn,
nhưng để tìm được công việc phù hợp


lại không phải là dễ
Ảnh: www.allfloyd.com
Tại một hội chợ việc làm, cậu đã tìm thấy một công ty đã thực sự gây được ấn tượng với
cậu. Cậu thích cung cách làm việc và cậu đã tìm hiểu mọi thông tin về công ty đó. Chỉ có
một vấn đề duy nhất là công ty này không tuyển nhân viên kế toán - tất cả các vị trí còn
trống ở đây đều đang cần tuyển dụng những đối tượng là kỹ sư.
Không nản lòng, cậu đã đến thẳng công ty và bày tỏ niềm đam mê được làm việc cho
công ty đó của mình. Sau tám lần phỏng vấn, cậu đã được nhận vào làm việc tại công ty -
nơi có môi trường mà cậu tin chắc rằng sẽ đáp ứng những gì cậu mong đợi đối với công
việc của mình.
Rõ ràng công ty cũng nhận ra lợi ích của quyền lựa chọn. Đối với cá nhân, tìm được một
công việc yêu thích là điều tốt với họ - nhưng điều này cũng đóng vai trò quan trọng
không kém đối với sự thành công của một công ty.

Với bạn, công việc nào là lý tưởng?
Ảnh: mbec.phila.gov
Họ sẽ nhận được lợi ích lớn từ việc tuyển dụng đó cũng như các lợi ích đi kèm khác như
tính đổi mới, dịch vụ khách hàng và thái độ cộng tác. Công ty đã rất khôn ngoan khi
tuyển dụng người thật sự có niềm say mê làm việc cho công ty.
Peter Drucker[1] đã từng tiên đoán và cảnh báo với chúng ta về tầm quan trọng ngày
càng tăng của quyền lựa chọn, vấn đề mà ông coi là cuộc cách mạng trong khả năng giao
tiếp giữa con người sẽ diễn ra trong thế kỷ này trong một bài viết mà ông viết vào năm
2000.
"Trong vài trăm năm tới, khi mà lịch sử sẽ được viết dựa trên những triển vọng dài hạn,
sự kiện quan trọng nhất theo đánh giá của các nhà sử học nhiều khả năng không phải là
công nghệ, không phải Internet, và cũng không phải là thương mại điện tử. Đó chính là
sự thay đổi chưa từng có của vị thế con người. Lần đầu tiên, theo nghĩa đen, một số
lượng người đông đảo và ngày càng tăng đến như vậy có quyền lựa chọn cho riêng
mình".
Việc tìm kiếm những yếu tố thu hút bạn là một nhiệm vụ của riêng mỗi cá nhân. Đối với

từng người, yếu tố khiến họ cảm thấy bị thu hút ở mỗi người lại mỗi khác. Mỗi người
chúng ta sẽ cảm thấy sự hấp dẫn bởi những giá trị khác nhau.
Một số người quan tâm sâu sắc đến
những mối quan hệ xã hội và quan hệ
bạn bè mà họ có khả năng tạo lập được.
Người khác lại quan tâm đến cơ hội thể
hiện óc sáng tạo của mình. Bên cạnh đó
lại có những người mong muốn kiếm
được thật nhiều tiền với một công việc
linh hoạt, càng ít ràng buộc càng tốt.
Một số người lại muốn đền ơn người
khác hoặc tạo ra một điều gì đó thay đổi
lâu dài cho thế giới này.
Chúng ta cũng muốn làm việc theo
những phong cách hết sức khác nhau.
Có người thích làm những công việc lặp
đi lặp lại, người khác lại thích những
công việc có tính kết cấu cao.
Có người thích làm việc theo nhóm,
người khác lại thích làm việc độc lập.
Có người thích làm việc dưới sự hướng dẫn chỉ bảo hàng ngày. Người khác lại làm việc
với năng suất cao nhất khi để họ một mình tự giải quyết riêng công việc đó.

Mỗi người bị thu hút và hấp dẫn
bởi những định hướng nghề nghiệp
và mục tiêu khác nhau
Ảnh: www.warminstertownship.org
Chúng ta bị thu hút và hấp dẫn bởi các định hướng nghề nghiệp và mục tiêu khác nhau.
Một số người yêu thích rủi ro và cũng thích “dấn thân” vào những môi trường có tính rủi
ro cao nhưng cũng đem lại lợi nhuận cao. Một số người khác lại mong muốn có những

bước tiến thật sự ổn định và vững chắc trong công việc của mình.
Chắc chắn bạn xứng đáng tìm được công việc mà bạn yêu thích. Mặc dầu tôi biết rằng
với thực tế thị trường lao động hiện nay, để tìm được công việc như vậy không phải là
điều dễ dàng.
Nhưng bạn hãy luôn thể hiện thái độ nhiệt tình và mong muốn làm việc cho công ty đó
ngay cả khi không có được một sự khởi đầu suôn sẻ. Hy vọng công ty mà bạn lựa chọn
cũng hành động khôn ngoan như công ty trong câu chuyện của chàng trai này.
Cũng giống như việc đi tìm người bạn đời của mình - cảm thấy tiếc nuối khi có một cuộc
hôn nhân không hạnh phúc - xin đừng bao giờ làm những công việc mà bạn cảm thấy
không thật sự tâm huyết với nó.
- Bài viết đăng ở chuyên mục “Across the Ages” của Tammy Erickson trên trang
Harvard Business Online -
• HBV-TVN
Đề nghị ghi rõ “Bản quyền @Harvard Business School Publishing”, hoặc “Bản quyền tiếng Việt @Công ty phần mềm và truyền thông
VASC” khi trích dẫn lại thông tin này trên các tài liệu in ấn và photocopy, và ghi rõ “Trích từ trang Harvard’S-TVN” khi xuất bản trực
tuyến.



[1] Peter Drucker sinh năm 1909 tại Áo, lấy bằng Tiến sỹ Luật tại đại học Frankfurt năm 1931. Cuộc đời của Peter Drucker gắn liền với sự
biến đổi nhanh chóng của thế giới kinh doanh trong nửa cuối thế kỷ 20. Ông viết tổng cộng chừng 40 cuốn sách. Ông đã ảnh hưởng đến nhiều
thế hệ doanh nhân và nhà quản lý từ thập niên 1950 đến nay và từng được ví là cha đẻ của nghệ thuật quản trị kinh doanh

×