Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Khó chịu với sếp nơi công sở pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.89 KB, 3 trang )

Khó chịu với sếp nơi công sở
Sếp giám sát nhân viên quá chặt, sếp hay kể lể về cuộc sống cá nhân… tất cả đều
ít nhiều gây khó chịu cho nhân viên cấp dưới. Làm thế nào để "đối phó" với họ?

Khó chịu với sếp nơi công sở là điều không tránh khỏi... (Ảnh minh họa)
Các chuyên gia nghề nghiệp đưa ra một số gợi ý sau:
Sếp giám sát nhân viên đến từng chi tiết nhỏ nhất
Thông thường, người giám sát tỉ mỉ luôn cảm thấy bất an và có nhu cầu phải liên
tục kiểm tra tiến độ công việc của nhân viên. Họ muốn thể hiện vị trí lãnh đạo của
mình cũng như sử dụng quyền lực.
Nếu bạn phải làm việc với kiểu sếp này, "hãy liên lạc với sếp nhiều hơn, gửi email
thông báo thường xuyên tiến độ công việc và chú ý tới những vấn đề có thể phát
sinh. Nếu bạn muốn đi nghỉ, hãy chắc chắn rằng bạn đã hoàn thành nhiệm vụ của
mình và thông báo cho sếp”, Lynn Taylor, CEO của công ty tư vấn Lynn Taylor
và tác giả cuốn sách “Thuần hóa những thói xấu công sở”, gợi ý.
Sếp hay thay đổi
Nếu sếp của bạn không biết rõ điều anh/cô ấy muốn và thường xuyên thay đổi ý
kiến, công việc của bạn sẽ giống như bắn mũi tên vào mục tiêu di động. Blaine
Loomer, chủ tịch một công ty xuất bản, đưa ra giải pháp là hãy đặt ra những câu
hỏi và ghi chép lại điều sếp mong đợi ở bạn. Khi thông báo kết quả công việc với
sếp, hãy nói rõ trách nhiệm của bạn và thời gian hoàn thành dự án...
Sếp “vô hình”

Hãy đặt ra những câu hỏi và ghi chép lại điều sếp mong đợi ở bạn... (Ảnh minh
họa)
Bạn cần sếp phê duyệt kế hoạch tổ chức hội thảo nhưng không thể tìm thấy anh/cô
ấy; hoặc bạn gửi một email quan trọng cho sếp mà vẫn không nhận được hồi âm
trong nhiều ngày... "Chiến lược" để đối phó với kiểu sếp này là tìm ra phong cách
giao tiếp mà anh/chị ấy yêu thích và áp dụng.
“Nếu bạn nhận thấy họ luôn nhắn tin hoặc email không bao giờ dài quá 4 dòng,
hãy chú ý và làm tương tự. Còn nếu muốn trực tiếp gặp sếp, bạn có thể tới cuộc


họp quan trọng mà chắc chắn sếp tham gia”, Taylor nói.
Sếp hay kể lể về cuộc sống cá nhân
Có một số sếp coi nhân viên như "bác sĩ tâm lí" nên hay kể lể về những chuyện cá
nhân như mối quan hệ không tốt đẹp với vợ/chồng, phàn nàn chuyện bệnh tật…
Rơi vào tình huống này, bạn rất dễ căng thẳng.
Taylor đề nghị: "Bạn nên khéo léo hướng cuộc nói chuyện với sếp quay trở lại
những vấn đề liên quan tới công việc. Và hãy nhớ đừng tỏ ra quá hào hứng với câu
chuyện của sếp, nếu không anh/chị ấy sẽ dành hết thời gian để “dốc bầu tâm sự”
với bạn".
Sếp "giành công" nhân viên
Bạn bị sốc khi phát hiện những báo cáo, dự án của mình bị sếp “nẫng” mất. Đối
phó ra sao với kiểu sếp này? Loomer khuyên: "Hãy cho cả đồng nghiệp và sếp cấp
cao hơn biết về những dự án bạn đang thực hiện. Chắc chắn sẽ không có sếp nào
lại dại dột "ăn cắp" dự án đó khi mà ai cũng biết tới nó".

×