Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tài liệu Ai làm gì trong một đoàn phim? - Phần II: Tổ mỹ thuật pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.44 KB, 12 trang )

Ai làm gì trong một đoàn phim?

Phần II: Tổ mỹ thuật

Sau tổ production và tổ đạo diễn thì chúng ta qua tổ Mỹ thuật (Art
Department)

Tổ Mỹ thuật
Tổ Mỹ thuật trong các phim truyện lớn thường có đến hàng trăm người.
Thông thường tổ Mỹ thuật gồm nhiều tổ nhỏ: tổ thiết kế mỹ thuật làm việc dưới
trướng của art director, các hoạ sĩ thiết kế bối cảnh (set designer) và họa sĩ phác
thảo; tổ trang trí bối cảnh làm việc dưới sự chỉ đạo của hoạ sĩ trang trí bối cảnh
(set decoration); đạo cụ làm việc dưới quyền của propmaster; tổ thi cônglàm việc
dưới sự kiểm soát của chỉ huy xây dựng, ngoài ra còn có tổ scenic (tổ phong cảnh)
và special effects. Chính họ là những người chịu trách nhiệm ‘phù phép’ cho ngôi
nhà bên bờ biển Bắc của thành phố Boston thành ngôi nhà xinh đẹp ở vùng Alaska
xa xăm trong Lời cầu hôn (The proposal), đường phố Hội An của năm 2000 thành
Sài Gòn những năm 50 trong Người Mỹ Trầm Lặng, hay một thị trấn ở bang
Arizona của Mỹ trở thành khung cảnh của Ả rập Saudi trong The Kingdom!
Production Designer
Ở Mỹ, hầu như không có trường chuyên ngành dạy về thiết kế bối cảnh cho
phim, các production designer là những người làm các ngành nghề khác, chẳng
hạn như kiến trúc sư, thiết kế nội thất, hoạ sĩ, thiết kế sân khấu, chuyển sang làm
thiết kế bối cảnh cho phim. Production designer là người chịu trách nghiệm cho
việc sáng tạo toàn bộ yếu tố hình ảnh của phim, từ bối cảnh, trang phục, khung
cảnh cho đến trang điểm. Production designer làm việc mật thiết với đạo diễn và
quay phim để tạo ra ‘bộ mặt’ của bộ phim. Trong đa phần trường hợp, production
designer được thuê và làm việc từ sớm trước khi đạo diễn hình ảnh tham gia vào
dự án phim. Có những đạo diễn không phải lo lắng gì cho phần tiền kỳ của bộ
phim nếu họ có một production designer tài ba. Chẳng hạn như người trong nghề ở
Hollywood vẫn còn truyền tai nhau câu chuyện về đạo diễn Steven Spielberg đã


hoàn toàn giao phó việc thiết kế bối cảnh của phim Bản danh sách của ông
Schindler cho Allan Starski vì bận làm phim Công viên kỷ Jura. Ngày quay đầu
tiên của bộ phim cũng là ngày đầu tiên Steven Spielberg nhìn thấy… bối cảnh
phim của mình!
Công việc của production designer vô cùng quan trọng. Họ không chỉ tạo ra
‘bộ mặt’ của bộ phim, họ còn phải tim thấy ‘cái hồn’ của ‘bộ mặt’ ấy. Tạo ra vẻ
đẹp độc đáo và xuyên suốt cho hình ảnh của bộ phim là một trong những nhiệm vụ
quan trọng nhất của người làm production designer. Chẳng hạn khi Richard
Sylbert làm việc với đạo diễn của phim The Graduate, ông hiểu chủ đề của bộ
phim là về cuộc đời tù túng của chàng trai trẻ Benjamin Braddock (Dustin
Hoffman đóng), ông đã tạo nên những khung hình ẩn chứa thông điệp ấy: Ben
luôn nằm trong những khung chữ nhật. Trong cảnh mở đầu phim, Ben ngồi tựa
vào hồ cá và trông cậu như nằm trong hồ cá ấy. Hình ảnh ‘con cá Ben trong những
cái hồ vô hình’ có thể thấy xuyên suốt cả phim, ngay cả khi gần cuối phim, Ben
thoát ra bên ngoài ‘hồ cá’ tại đám cưới của người anh yêu, thì chỉ tích tắc sau đó,
anh rơi vào ‘hồ cá’ khác – chiếc xe bus chở họ đi tìm hạnh phúc mới. Tương tự,
trong Tâm trạng khi yêu, bộ phim kể về cuộc tình của những người xa lạ bỗng vô
tình va đập vào nhau trong những tình cảnh éo le, không phải vô tình mà những
hành lang trong phim đều nhỏ hẹp. William Chang đã sử dụng những không gian
chật chội để tạo ra cảm giác cho người xem thấy sự va chạm vào nhau của những
nhân vật trong phim là điều không thể nào tránh khỏi. Không chỉ vậy, vẻ đẹp của
người phụ nữ với những đường cong quyến rũ ẩn sau chiếc sườn xám được tôn lên
mạnh mẽ bởi chính những hành lang chữ nhật chật hẹp này.

Trong tổ Mỹ thuật, có nhiều tổ phụ: tổ mỹ thuật (cùng tên với tổ chính
khiến không ít người lẫn lộn), tổ thiết kế, tổ đạo cụ, tổ trang phục, tổ thi công. Với
những phim hoành tráng (chẳng hạn như Chúa tể những chiếc nhẫn, khi phải sản
xuất hơn 19.000 bộ trang phục, 45.000 vũ khí đạo cụ và hàng trăm ngàn vật thể để
hoá trang), tổ Mỹ thuật có thể có đến hơn 300 người để hoàn thành công việc!
Tổ mỹ thuật.

Trái với suy nghĩ của nhiều người vị trí Art Director (Giám đốc Mỹ thuật)
là hàng đầu, thực tế chức danh Production Designer (Thiết kế sản xuất) cao hơn vị
trí Art Director. Production designer là người chịu trách nhiệm tổng thể, trong khi
art director là người báo cáo lại cho production designer tình hình công việc và
làm việc trực tiếp với hoạ sĩ và nghệ nhân, chẳng hạn như set designer (thiết kế bối
cảnh), graphic designer (nghệ sĩ đồ hoạ) và hoạ viên, những người kiến tạo trực
tiếp. Art director cũng làm việc trực tiếp với tổ xây dựng để giám sát về mặt thẩm
mỹ và chất liệu của bối cảnh. Các trợ lý giám đốc mỹ thuật sẽ đảm nhận những
công việc ‘tay chân’ hơn – đo đạc bối cảnh, tạo ra các đồ hoạ, thu thập thông tin
cho production designer và phác thảo bối cảnh. Đôi khi, người thiết kế bối cảnh
(set designer) cũng đảm nhận công việc trợ lý giám đốc mỹ thuật. Người thiết kế
bối cảnh thông thường là một kiến trúc sư, đảm nhận việc thiết kế cấu trúc công
trình hoặc bối cảnh nội thất dựa trên ý tưởng của production designer. Trong khi
đó, hoạ viên (Illustrator) có nhiệm vụ phác thảo những ý tưởng của production
designer thành hình ảnh.
Tổ thiết kế
Người trang trí bối cảnh (Set Decorator) phụ trách việc trang trí cho bối
cảnh của phim, bao gồm cả việc thiết kế nội thất và tất cả những vật dụng nhìn
thấy trên phim. Làm việc trực tiếp với production designer và art director, nhiệm
vụ của set decorator cũng rất quan trọng – vì lẽ đó mà Viện hàn lâm của Chỉ đạo
nghệ thuật Mỹ đều ghi nhận danh hiệu của production designer và set decorator.
Trợ giúp cho họ còn có người phụ trách mua và thuê các vật dụng trang trí bối
cảnh và người trang hoàng bối cảnh (set dresser).
Dựng bối cảnh cho một phim sinh viên ở USC

×