Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.54 KB, 7 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>CHUYÊN ĐỀ:. MÀU SẮC. Thời lượng: 2 tiết( Từ tiết 11- 12) I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ: - Đây là kiến thức cơ bản, quan trọng trong trương trình mĩ thuật, giúp các em có thể vận dụng màu sắc vào các bài vẽ thực hành vẽ tranh, vẽ trang trí, vẽ theo mẫu trong suốt quá trình học của HS. - Căn cứ vào PPCT chuẩn kiến thức kỹ năng SGK mĩ thuật 6 và hướng dẫn dạy học theo chuyên đề. II. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh biết được: + Hiểu được sự phong phú của màu sắc và tác dụng của màu sắcđối với cuộc sống của con người. + Biết được một số màu thường dùng và cách pha màu. 2. Kỹ năng: + HS hiểu các cách sử dụng màu sắc trong trang trí và vận dụng vào vẽ tranh, vẽ trang trí. + Học sinh làm được bài trang trí bằng màu sắc đúng yêu cầu. 3. Thái độ: + HS cảm nhận được vai trò của màu sắc trong trang trí và trong cuộc sống hàng ngày. Hứng thú và yêu thích môn học. 4 Năng lực hướng tới: - Rèn luyện cho học sinh các năng lực: + Năng lự chung: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tư duy, năng lực đánh giá và tự đánh giá, năng lực giải quyết vấn đề. + Năng lực chuyên biệt: Năng lực quan sát, khám phá; Năng lực phân tích tổng hợp; Năng lực cảm thụ thẩm mĩ; Năng lực thực hành sáng tạo; Năng lực ứng dụng thực tế. III. XÂY DỰNG NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ: 1. Các bài có liên quan: - Bài 10: Màu sắc - Bài 11: Màu sắc trong trang trí 2. Cấu trúc lô gic nội dung chuyên đề: - Màu sắc trong trang trí - Màu vẽ và cách pha màu - Cách sử dụng màu sắc trong trang trí - Thực hành. IV. BẢNG MÔ TẢ CẤP ĐỘ TƯ DUY: Nội Nhận biết Thông hiểủ dung 1. - HS nhận - HS hiểu sự Quan biết được phong phú của sát, màu sắc thiên màu sắc trong nhận nhiên và sự cuộc sống hàng. Vận dụng thấp. Vận dụng cao. - HS so sánh màu sắc TN và màu sắc do con người tạo ra.. - HS phân tích thấy rõ tác dụng của màu sắc đối với đời sống.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> xét:. thay đổi màu sắc khi có ánh sáng chiếu.. ngày và hiểu màu sắc có 7 màu( màu cầu vồng). con người và màu sắc được ứng dụng trong trang trí.. 2. Màu sắc và cách pha màu:. - Học sinh nhận biết được một số loại màu sắc và cách pha màu.. - HS hiểu được khái niệm cơ bản về các loại màu và tác dụng.. - HS pha được một số màu cơ bản và vận dụng vào vào vẽ tranh, vẽ trang trí.. - HS phân tích các cách sử dụng màu sắc để vận dụng vào bài vẽ trang trí.. 3. Cách sử dụng màu sắc trong trang trí:. - Hs hiểu một bài trang trí cần đảm bảo những yêu cầu gì?. - HS tìm ra các cách sử dụng màu sắc trong trang trí qua một số bài vẽ.. - HS phân biệt được các cách sử dụng màu sắc trong các bài trang trí.. - HS vận dụng các cách sử dụng màu sắc trong trang trí vào làm bài tập.. 4. Thực hành:. - Nhận ra các loại màu sắc trong các bài vẽ trang tríBài tập trong SGK.. - Hiểu cách tô màu để vận dụng vào bài vẽ trang trí đã chuẩn bị sẵn.. - Vận dụng cách sử dụng màu sắc trong trang trí một cách sáng tạo và chính xác vào bài vẽ.. - Vận dụng màu sắc để hoàn thành bài vẽ trang trí đạt yêu cầu.. V. XÁC ĐỊNH CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TƯƠNG ỨNG: 1. Nhận biết: Câu 1: Trong thiên nhiên em thường thấy màu sắc có ở những đâu? Do đâu mà có màu sắc? Sự thay đổi của màu sắc khi có áng sáng mặt trời ntn? Câu 2: Màu sắc trong trang trí cần đảm bảo những yêu cầu gì? 2. Thông hiểu: Câu 3: Hãy kể tên những màu sắc trong màu cầu vồng? Câu 4: Nêu khái niệm các loại màu sắc? Câu 5: Kể tên các cách sử dụng màu sắc trong trang trí? 3. Vận dụng: Câu 6: So sánh màu sắc TN và màu sắc do con người tạo ra? Câu 7: Nêu tác dụng của màu sắc đối với cuộc sống con người và trong trang trí? Câu 8: Gọi tên các loại màu sắc trong các bài vẽ trang trí? 4. Vận dụng cao:.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 8: Em hãy tô màu vào bài vẽ trang trí đã chuẩn bị sẵn?. PHẦN GIÁO ÁN GIẢNG DẠY CHUYÊN ĐỀ: MÀU SẮC Thời lượng: 2 tiết( Từ tiết 11- 12) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh biết được: + Hiểu được sự phong phú của màu sắc và tác dụng của màu sắcđối với cuộc sống của con người. + Biết được một số màu thường dùng và cách pha màu. 2. Kỹ năng: + HS hiểu các cách sử dụng màu sắc trong trang trí và vận dụng vào vẽ tranh, vẽ trang trí. + Học sinh làm được bài trang trí bằng màu sắc đúng yêu cầu. 3. Thái độ: + HS cảm nhận được vai trò của màu sắc trong trang trí và trong cuộc sống hàng ngày. Hứng thú và yêu thích môn học. 4 Năng lực hướng tới: - Rèn luyện cho học sinh các năng lực: + Năng lự chung: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tư duy, năng lực đánh giá và tự đánh giá, giải quyết vấn đề. + Năng lực chuyên biệt: Năng lực quan sát, khám phá; Năng lực phân tích tổng hợp; Năng lực cảm thụ thẩm mĩ; Năng lực thực hành sáng tạo; Năng lực ứng dụng thực tế. II. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC: 1. Hình thức: - Chuyên đề đơn môn - Dạy học chính khóa 2. Phương pháp: - Phương pháp quan sát. - Phương pháp vấn đáp, gợi mở. - Phương pháp luyện tập, thực hành. 3. Kỹ thuật dạy học: - Dạy học theo chuyên đề - Kỹ thuật giao nhiệm vụ - Kỹ thuật hoạt động cá nhân III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. Giáo viên: - SGK, SGV, giáo án.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Tranh, ảnh thiên nhiên - Bài trang trí. 2. Học sinh: - SGK, vở ghi, đồ dùng học tập. IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRONG TIẾN TRÌNH SƯ PHẠM: 1.Tổ chức: Thứ tự Lớp... Lớp ... tiết Ngày giảng Sĩ số Ngày giảng Sĩ số Tiết 1 Tiết 2 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu một vài nét về công trình kiến trúc Chùa Một Cột? 3. Bài mới: Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thấy mọi thứ đều có màu sắc, màu sắc làm cho mọi vật trở nên hấp dẫn hơn, thú vị hơn. Vậy để hiểu rõ hơn về màu sắc chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. Hoạt động 1: Màu sắc trong thiên nhiên: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nôi. dung bài học GV giới thiệu tranh về phong cảnh HS quan sát thiên nhiên và màu sắc tự nhiên. ? Trong thiên nhiên màu sắc có ở - Màu sắc có ở cỏ, cây, hoa ,lá... những đâu? ? Do đâu mà có màu sắc? Màu sắc có được là do ánh sáng mặt trời. ? Sự thay đổi của màu sắc khi có ánh - Không có ánh sáng thì không có màu sáng chiếu như thế nào? sắc. Quan sát H2 SGK/102 ? Kể tên những màu sắc trong bảy sắc - Đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím cầu vồng? ? So sánh màu sắc tự nhiên và màu sắc -Màu sắc do con người tạo ra có ở các do con người tạo ra? đồ vật xung quanh. ? Màu sắc có tác dụng như thế nào trong cuộc sống và trong trang trí? - Làm cho mọi vật trở nên đẹp và hấp - GV kết luận: Màu sắc trong thiên dẫn hơn. nhiên rất phong phú và đa dạng, nhờ có màu sắc mà mọi vật trở nên hấp dẫn hơn, đáng yêu hơn. Hoạt đông 2: Màu vẽ và cách pha màu: - GV yêu cầu HS quan sát H3 1. Màu cơ bản: SGK/102 - Hs chú ý quan sát ? Thế nào là màu cơ bản? có những - Màu sắc cơ bản là màu dùng để pha ra màu cơ bản nào? các màu khác. - Đỏ- vàng- lam.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> ? Thế nào là màu nhị hợp? - GV pha màu từ 3 màu cơ bản yêu cầu HS gọi những màu mới hình thành. ? Quan sát H4 cho biết có những màu nhị hợp nào? ? Quan sát H5 hãy gọi tên những màu ở cánh những ngôi sao?. 2. Maù nhị hợp: - Là màu do pha trộn hai màu cơ bản với nhau mà thành. - HS quan sát - Đỏ + lam -> tím - Vàng + lam -> lục - Đỏ + vàng -> da cam - HS nhận xét - HS đọc những màu có ở ngôi sao.. 3. Màu bổ túc: ? Thế nào là màu bổ túc? - Là màu khi đứng cạnh nhau sẽ tôn nhau lên. - Quan sát H5 cho biết những màu bổ - Đỏ - lục túc? - Da cam - lam - Vàng - tím ? Màu bổ túc được dùng để làm gì? - Dùng trong quảng cáo, bao bì, tạo sự rực rỡ. - Gv cho HS xem tranh 4. Màu tương phản: ? Thế nào là màu tương phản? - Là những màu đứng cạnh nhau làm rõ ràng, nổi bật. ? Kể tên các cặp màu tương phản? - Đỏ - vàng - Đỏ - trắng - Vàng- lục ? Màu tương phản dùng để làm gì? - Dùng để trang trí khẩu hiệu 5. Màu nóng: ? Thế nào là màu nóng? Cho ví dụ? - Là màu gây cho ta cảm giác nóng ấm, mạnh mẽ. - Đỏ, vàng, cam, nâu, hồng, đỏ cam... ? Thế nào là màu lạnh? Cho ví dụ? 6. Màu lạnh: - Là màu tạo cho ta cảm giác mát dịu. - Lục, lam, chàm, tím, xanh non, xanh đậm... - GV giới thiệu một số loại màu thông - HS chú ý quan sát dụng H6 SGK/ 104 - Màu bột, màu nước, màu sáp, màu bút dạ, chì màu... Hoạt động 3: Cách sử dụng màu sắc trong trang trí: GV đưa ra trực quan sách báo, tạp - HS quan sát, nhận xét chí... yêu cầu HS nhận xét màu sắc + Trang trí in ấn được sử dụng trong các hình thức + Trang trí kiến trúc trang trí? + Trang trí trang phục * Gv kết luân: Màu sắc sử dụng phù + Trang trí đồ vật. hợp với từng loại hình trang trí. - Gv cho Hs quan sát một số bài trang - HS quan sát.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> trí đẹp. ? Màu sắc trong trang trí cần đảm bảo những yêu cầu gì? ? Có những cách sử dụng màu sắc trong trang trí nào?. Hoạt động 4: Thực hành: Bài tập 1: Gọi tên màu sắc trong các bài trang trí ở các mục a, b,c, d, e, g, h SGK/107. - Màu sắc trong trang trí cần đảm bảo hài hòa, thuận mắt, rõ trọng tâm. + Dùng màu nóng hoặc lạnh + Dùng màu hài hòa giữa nóng và lạnh + Dùng màu tương phản + Dùng màu bổ túc + Dùng màu tươi sáng + Dùng màu trầm HS làm bài tập a. Màu tương phản: Đỏ - trắng b,c . Màu bổ túc: Đỏ - lục, lam - cam. Bài tập 2: Em hãy tô màu vào bài trang trí đã chuẩn bị trước. - Gv giao phiếu học tập cho HS, yêu HS tô màu theo yêu cầu của GV cầu HS tô màu vào phiếu học tập HS tô màu theo các cách vừa học - GV quan sát và hướng dẫn HS vẽ màu: + Tô màu theo gam màu + Lưu ý tìm màu nền và màu họa tiết phù hợp + Vẽ màu cẩn thận, không nhem nhuốc. V. CỦNG CỐ, HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 1. Củng cố: GV chọ một số bài vẽ đẹp và chưa đẹp HS quan sát và nhận xét theo yêu cầu treo lên bảng và yêu cầu HS nhận xet. của giáo viên. ? Hãy phân loại bài vẽ đẹp và chưa HS nhận xét đẹp? ? Em thích bài vẽ nào nhất? Vì sao? HS chú ý lắng nghe. -GV nhận xét, đánh giá và xếp loại bài vẽ. Động viên HS làm bài tốt hơn nữa. 2. Hướng dẫn về nhà: - Quan sát thiên nhiên và gọi tên màu sắc ở một số đồ vật. - Hoàn thành phần tô màu ( nếu chưa xong) - Chuẩn bị SGK, vở ghi, đồ dùng học tập. 3. Rút kinh nghiệm chuyên đề: - Sau khi thực hiện dạy học theo chuyên đề tôi thấy hiệu quả tiết dạy cao hơn so với những tiết khác, học sinh hứng thú và say mê với môn học hơn và kết quả là 100% các em đều tham gia các hoạt động trên lớp, HS hiểu bài và thực hành bài vẽ có nhiều sáng tạo..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Duyệt của tổ chuyên môn. Người soạn chuyên đề. Trần Thị Kim Dung Duyệt của ban giám hiệu.
<span class='text_page_counter'>(8)</span>