Tải bản đầy đủ (.doc) (210 trang)

Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non ở các tỉnh miền núi phía bắc theo chuẩn nghề nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 210 trang )

BỘ QUỐC PHỊNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

NƠNG THỊ THU TRANG

QU¶N Lý HOạT ĐộNG BồI DƯỡNG
NĂNG LựC SƯ PHạM CHO GIáO VIÊN MầM NON
ở CáC TỉNH MIềN NúI PHíA BắC THEO CHUẩN
NGHề NGHIÖP

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2021


BỘ QUỐC PHỊNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

NƠNG THỊ THU TRANG

QU¶N Lý HOạT ĐộNG BồI DƯỡNG
NĂNG LựC SƯ PHạM CHO GIáO VIÊN MầM NON
ở CáC TỉNH MIềN NúI PHíA BắC THEO CHUẩN
NGHề NGHIÖP
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số : 914 01 14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS Trương Thành Trung


2. TS Trần Xuân Phú

HÀ NỘI - 2021


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên
cứu của riêng tác giả. Các tài liệu số liệu trích dẫn
trong luận án đều trung thực và có xuất xứ rõ
ràng.
Tác giả luận án

Nông Thị Thu Trang


MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1.
1.2.


Những cơng trình nghiên cứu của các tác giả nước
ngồi và Việt Nam có liên quan đến đề tài luận án
Khái qt kết quả chủ yếu của các cơng trình đã công bố
và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI
DƯỠNG NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN
MẦM NON THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP
2.1.
2.2.

2.3.

Những vấn đề lý luận về hoạt động bồi dưỡng năng lực
sư phạm cho giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp
Những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng
năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non theo chuẩn
nghề nghiệp
Những yếu tố tác động đến quản lý hoạt động bồi
dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non theo
chuẩn nghề nghiệp

5
13
13
29

33
33


46

62

Chương 3: CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI
DƯỠNG NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN
MẦM NON Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC
THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

3.1.

3.2.
3.3.
3.4.

3.5.

Khái quát tình hình giáo dục mầm non và đặc điểm hoạt
động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên mầm
non ở các tỉnh miền núi phía Bắc
Tổ chức điều tra, khảo sát thực trạng
Thực trạng bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên
mầm non ở các tỉnh miền núi phía Bắc
Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư
phạm cho giáo viên mầm non ở các tỉnh miền núi phía
Bắc theo chuẩn nghề nghiệp
Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố tác động tới quản lý

68


68
77
79

84
100


hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên mầm
non ở các tỉnh miền núi phía Bắc theo chuẩn nghề nghiệp
Đánh giá khái quát ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân

105

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG
NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN MẦM NON
Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC THEO CHUẨN
NGHỀ NGHIỆP

110

3.6.
Chương 4: BIỆN PHÁP VÀ KHẢO NGHIỆM, THỬ NGHIỆM

4.1.

4.2.
4.3.

Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư

phạm cho giáo viên mầm non ở các tỉnh miền núi phía
Bắc theo chuẩn nghề nghiệp
Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp
Thử nghiệm biện pháp đã đề xuất

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ  ĐÃ
CƠNG BỐ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

110
139
146
156
159
160
171


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
T
T
1
2
3
5
4
6

7
8
9

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

Cán bộ quản lý
Dân tộc thiểu số
Đảm bảo chất lượng
Giáo dục mầm non
Giáo dục và Đào tạo
Giáo viên mầm non
Hoạt động bồi dưỡng
Năng lực sư phạm
Quản lý giáo dục

CBQL
DTTS
ĐBCL
GDMN
GD&ĐT
GVMN
HĐBD
NLSP
QLGD


DANH MỤC CÁC BẢNG

TT Tên bảng
1 Bảng 3.1.

2
3

4

5

6

7

8

9

10

11

Nội dung
Trang
Số liệu tổng hợp về tỷ lệ huy động trẻ đến cơ sở
GDMN, kết quả phổ cập giáo dục và xây dựng
trường mầm non đạt chuẩn quốc gia tại các tỉnh
Cao Bằng, Điện Biên, Lạng Sơn, Yên Bái
69
Bảng 3.2. Kết quả điều tra về thực hiện nội dung bồi dưỡng

NLSP cho GVMN ở các tỉnh miền núi phía Bắc
79
Bảng 3.3. Kết quả điều tra về áp dụng các phương pháp bồi
dưỡng NLSP cho GVMN ở các tỉnh miền núi
phía Bắc
81
Bảng 3.4. Kết quả điều tra về các hình thức tổ chức bồi
dưỡng NLSP cho GVMN ở các tỉnh miền núi
phía Bắc
83
Bảng 3.5. Kết quả điều tra về thực trạng tổ chức xác lập
mục tiêu, yêu cầu bồi dưỡng NLSP cho GVMN
theo chuẩn nghề nghiệp
85
Bảng 3.6. Kết quả điều tra về thực trạng tổ chức xây dựng
chương trình, kế hoạch hoạt động bồi dưỡng
năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non theo
chuẩn nghề nghiệp
88
Bảng 3.7
Kết quả điều tra về thực trạng tổ chức các nhân
lực chính tham gia hoạt động bồi dưỡng NLSP
cho GVMN
90
Bảng 3.8. Kết quả điều tra thực trạng chỉ đạo thực hiện nội
dung, phương pháp, hình thức và phương tiện
dạy học tại các lớp bồi dưỡng NLSP cho GVMN
92
Bảng 3.9. Kết quả điều tra về thực trạng chỉ đạo mở rộng
hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GVMN dựa vào

nhà trường
95
Bảng 3.10. Kết quả điều tra về thực trạng kiểm tra, đánh giá
kết quả hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GVMN
theo chuẩn nghề nghiệp
98
Bảng 3.11. Kết quả điều tra những ảnh hưởng tích cực, 101
thuận chiều của các yếu tố tác động tới quản lý


12

13
14

15

hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GVMN
Bảng 3.12. Kết quả điều tra những ảnh hưởng tiêu cực, cản
trở của các yếu tố tác động tới quản lý hoạt động
bồi dưỡng NLSP cho GVMN
Bảng 4.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi
của các biện pháp
Bảng 4.2. Kết quả đánh giá NLSP của cán bộ tổ chuyên
môn và giáo viên Trường mầm non thị trấn Pác
Miầu, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng trước và
sau thử nghiệm
Bảng 4.3. So sánh giá trị trung bình kết quả đánh giá NLSP
của cán bộ, giáo viên tham gia thử nghiệm ở
Trường mầm non thị trấn Pác Miầu, trước và sau

thử nghiệm

103
141

150

152

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
TT
1
2

Tên
Nội dung
biểu đồ
Trang
Biểu đồ 4.1. So sánh giữa tính cần thiết, tính khả thi của các
biện pháp
146
Biểu đồ 4.2. So sánh kết quả đánh giá NLSP của cán bộ,
giáo viên tham gia thử nghiệm ở Trường mầm
non thị trấn Pác Miầu, trước và sau thử nghiệm
151


5
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án

Trong giáo dục hiện đại,vai trò của người giáo viên đang có những thay
đổi lớn, đó là: có trách nhiệm nặng hơn trong việc lựa chọn nội dung, phương
pháp dạy học và giáo dục, chuyển mạnh từ chỗ truyền thụ kiến thức sang tổ
chức việc học của học sinh, sử dụng đến mức tối đa những nguồn tri thức
trong xã hội, sử dụng rộng rãi hơn những phương tiện dạy học hiện đại ... Vì
vậy, UNESCO đã khuyến nghị đối với các quốc gia về chính sách xây dựng
đội ngũ giáo viên đủ năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục [115].
Trong xu thế chung đó, để tổ chức tốt hoạt động ni dưỡng, chăm sóc, giáo
dục trẻ mầm non, GVMN phải được đào tạo, bồi dưỡng về năng lực NLSP,
phù hợp với chuẩn nghề nghiệp của họ.
Theo quan điểm “giáo dục suốt đời”, để GVMN phát triển liên tục từ kết
quả đào tạo ban đầu, họ phải được thường xuyên bổ sung, cập nhật những
kiến thức, kỹ năng, phương pháp giáo dục mới. Chỉ có như vậy GVMN mới
có NLSP đủ đáp ứng nhu cầu đổi mới và phát triển GDMN. Trong những năm
gần đây, ở các tỉnh miền núi phía Bắc, để đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô
mạng lưới GDMN, tăng tỷ lệ huy động trẻ tới trường, các địa phương phải
đẩy mạnh tuyển dụng giáo viên mới. Trong bối cảnh đó, để GVMN đạt chuẩn,
tất yếu, ngành giáo dục các địa phương phải đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng
NLSP cho GVMN. Điều đó nói lên vai trò hết sức quan trọng của hoạt động
bồi dưỡng GVMN đối với sự phát triển đội ngũ GVMN và chất lượng GDMN
ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
Hàng năm sở GD&ĐT của các tỉnh miền núi phía Bắc đều bố trí thời
gian dành cho hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GVMN, nhưng chất lượng và
hiệu quả bồi dưỡng chưa cao. Thực tế, khá nhiều GVMN cần được nâng cao
trình độ NLSP nhưng khi được cử tham gia các lớp bồi dưỡng do sở, phịng
GD&ĐT tổ chức thường có biểu hiện miễn cưỡng, thiếu tích cực, nhiệt tình
học tập. Sau mỗi đợt tập huấn, bồi dưỡng, nhìn chung GVMN ít có những


6

chuyển biến rõ nét về trình độ kiến thức, kỹ năng sư phạm, cũng như khả
năng vận dụng những kiến thức, kỹ năng đó vào thực tế cơng tác ni dưỡng,
chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. Vì vậy, cần phải nghiên cứu để tìm ra biện
pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GVMN ở
các tỉnh miền núi phía Bắc.
Mơ hình quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GVMN ở các tỉnh miền
núi phía Bắc chưa được định hình rõ nét. Hoạt động bồi dưỡng NLSP có thể
được lồng ghép với bồi dưỡng về các vấn đề chính trị, xã hội, pháp luật, quy
định của ngành. Việc xác định mục tiêu, chương trình, nội dung, phương
pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng NLSP cho GVMN thường thiên về dựa
vào khả năng của sở, phòng GD&ĐT trong việc huy động các nguồn lực về
con người, tài liệu, tài chính…, chưa tính đến đầy đủ nhu cầu của người được
bồi dưỡng theo chuẩn nghề nghiệp, chưa phát huy được vai trò của bồi dưỡng
tại trường và tự bồi dưỡng của giáo viên. Điều đó nói lên những hạn chế, bất
cập trong quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GVMN ở các tỉnh miền núi
phía Bắc. Vì vậy, cần phải nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn về
quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GVMN theo chuẩn nghề nghiệp để
góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên.
Hiện nay, đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề bồi
dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giáo viên. Phần lớn những
cơng trình đó đã chỉ ra rằng, xác lập mơ hình bồi dưỡng NLSP cho giáo viên
là một nhiệm vụ khó khăn; quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giáo viên
phải phù hợp với đặc thù đội ngũ giáo viên từng cấp, từng vùng miền. Trong
khi đó, những cơng trình nghiên cứu về quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP
cho GVMN ở các tỉnh miền núi phía Bắc theo chuẩn nghề nghiệp thì cịn
thiếu vắng.
Xuất phát từ các lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Quản lý
hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non ở các tỉnh
miền núi phía Bắc theo chuẩn nghề nghiệp” để nghiên cứu.



7
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn để đề xuất biện pháp quản lý hoạt động
bồi dưỡng NLSP cho GVMN ở các tỉnh miền núi phía Bắc theo chuẩn nghề
nghiệp, góp phần nâng cao kết quả bồi dưỡng NLSP, đáp ứng yêu cầu chuẩn
hóa đội ngũ GVMN trong quá trình đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận giải cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho
GVMN theo chuẩn nghề nghiệp.
Điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng
NLSP cho GVMN ở các tỉnh miền núi phía Bắc theo chuẩn nghề nghiệp.
Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GVMN ở các
tỉnh miền núi phía Bắc theo chuẩn nghề nghiệp.
Tổ chức khảo nghiệm và thử nghiệm để khẳng định tính đúng đắn, khả
thi, hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất.
3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Quá trình quản lý hoạt động bồi dưỡng GVMN ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GVMN ở các tỉnh miền núi phía
Bắc theo chuẩn nghề nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP
cho GVMN theo chuẩn nghề nghiệp tại các lớp bồi dưỡng tập trung ở cấp
huyện và bồi dưỡng, tự bồi dưỡng ở trường mầm non trên địa bàn của các tỉnh
miền núi phía Bắc.
Phạm vi về khơng gian: Địa bàn nghiên cứu bao gồm các tỉnh Cao Bằng,
Điện Biên, Lạng Sơn và Yên Bái (tức là 4/10 tỉnh thuộc vùng miền núi phía

Bắc, theo quy hoạch phát triển kinh tế đã được Chính phủ thơng qua).
Phạm vi về thời gian: Các tư liệu, số liệu phục vụ nghiên cứu luận án
trong thời gian từ 2016 đến nay.


8
4. Giả thuyết khoa học
Quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GVMN ở các tỉnh miền núi phía
Bắc đã vượt qua khơng ít khó khăn, trở ngại để đạt được những thành cơng,
nhưng chất lượng, hiệu quả cịn có những hạn chế nhất định. Nếu bộ máy
QLGD ở các tỉnh miền núi phía Bắc căn cứ vào nhu cầu nâng cao trình độ
nắm vững và vận dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ chuyên môn của GVMN
theo chuẩn nghề nghiệp để xác định mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội
dung, phương pháp bồi dưỡng, thực hiện kết hợp các hình thức tổ chức bồi
dưỡng theo hướng coi trọng bồi dưỡng dựa vào trường mầm non thì sẽ quản
lý một cách có hiệu quả hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GVMN ở các tỉnh
miền núi phía Bắc theo chuẩn nghề nghiệp.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam về giáo dục và QLGD. Từ đó, đề tài lựa chọn các quan điểm tiếp
cận chủ yếu sau đây.
Tiếp cận hệ thống - cấu trúc: Tiếp cận hệ thống - cấu trúc được hiểu là
căn cứ vào sự tồn tại, vận động và tương tác của các yếu tố cấu thành sự vật,
hiện tượng để tìm hiểu và tìm cách tác động nhằm biến đổi nó theo những
mục đích xác định. Theo đó, trong luận án này, NLSP của GVMN được xem
là tổng hòa các thành tố kiến thức, kỹ năng và thái độ của họ trong hoạt
động chăm sóc, giáo dục trẻ em. Do đó, bồi dưỡng NLSP cho GVMN theo
chuẩn nghề nghiệp phải hướng vào làm cho hệ thống kiến thức, kỹ năng,

thái độ nghề nghiệp của họ trở nên hoàn thiện hơn, đáp ứng được địi hỏi của
thực tiễn GDMN. Bên cạnh đó, quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho
GVMN theo chuẩn nghề nghiệp phải huy động, phối hợp được toàn bộ các
nguồn lực để phục vụ mục tiêu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của giáo
viên, đồng thời phải tính đến sự phối hợp, hiệp đồng và phân cấp giữa các
chủ thể QLGD.


9
Tiếp cận hoạt động: Tiếp cận hoạt động trong nghiên cứu đề tài luận án
này thực chất là dựa trên các yếu tố cấu thành hoạt động bồi dưỡng NLSP cho
GVMN theo chuẩn nghề nghiệp để xác định những tác động quản lý nhằm
nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động đó. Theo đó, luận án này sẽ tập
trung làm rõ các vấn đề về xây dựng động cơ thúc đẩy hoạt động bồi dưỡng
NLSP cho giáo viên; sử dụng mục tiêu, kế hoạch tổ chức hoạt động này để
định hướng cho những nỗ lực của các chủ thể tham gia bồi dưỡng; tổ chức
triển khai nội dung, phương thức tiến hành hoạt động; đảm bảo các công cụ,
phương tiện (tài liệu, cơ sở vật chất- kỹ thuật); kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt
động bồi dưỡng NLSP cho GVMN theo chuẩn nghề nghiệp.
Tiếp cận năng lực: Chuẩn nghề nghiệp GVMN quy định rằng, giáo viên
phải thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư
phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.Vì vậy, quản lý hoạt động bồi dưỡng
NLSP cho GVMN theo chuẩn nghề nghiệp phải dựa trên đánh giá đúng
những mặt yếu, thiếu trong NLSP của giáo viên, từ đó xác định nội dung,
phương thức bổ sung, cập nhật, nâng cao năng lực này thơng qua các hình
thức bồi dưỡng. Theo đó, luận án phải đề cập tới khung năng lực, nhu cầu bồi
dưỡng năng lực và xác định biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP,
qua đó giúp cho GVMN đạt mức đánh giá cao theo chuẩn nghề nghiệp.
Tiếp cận đảm bảo chất lượng giáo dục: Tiếp cận đảm bảo chất lượng
giáo dục trong nghiên cứu đề tài luận án này là bám sát quy trình duy trì và

nâng cao chất lượng của các yếu tố cấu thành hoạt động bồi dưỡng NLSP cho
GVMN để xác định nội dung, biện pháp quản lý hoạt động này. Theo đó, luận
án sẽ tính đến áp dụng linh hoạt các mơ hình ĐBCL giáo dục, trước hết tập
trung vào đảm bảo chất lượng “đầu vào”, “quá trình” và “đầu ra” của các lớp,
các hình thức bồi dưỡng NLSP cho GVMN, phù hợp với bối cảnh của GDMN
ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Bên cạnh đó, luận án hướng vào xác định rõ
trách nhiệm của các cấp quản lý, các chủ thể hoạt động trong ĐBCL bồi
dưỡng, tự bồi dưỡng NLSP cho GVMN.


10
Tiếp cận thực tiễn: Đây là cách tiếp cận dựa trên việc tính đến thực tế
NLSP của đội ngũ GVMN ở các tỉnh miền núi phía Bắc, cũng như những điều
kiện để triển khai hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giáo viên trên địa bàn có
đơng giáo viên người DTTS, đi lại khó khăn, cơ sở vật chất - kỹ thuật của các
trường mầm non cịn thiếu thốn. Theo đó, luận án giải quyết vấn đề quản lý
hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GVMN ở các tỉnh miền núi phía Bắc theo
chuẩn nghề nghiệp trong mối quan hệ thống nhất với phát triển GDMN về
mọi mặt ở địa bàn này.
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên
ngành, bao gồm các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích, tổng hợp, khái qt hố các văn bản QLGD và các cơng trình
khoa học về bồi dưỡng, quản lý bồi dưỡng NLSP cho GVMN theo chuẩn
nghề nghiệp. Đồng thời, tác giả luận án tập trung nghiên cứu các văn kiện, chỉ
thị, nghị quyết,... của Đảng, Nhà nước, của Bộ GD&ĐT về các nội dung có
liên quan đến quản lý bồi dưỡng GVMN nói chung, quản lý hoạt động bồi
dưỡng NLSP cho GVMN theo chuẩn nghề nghiệp nói riêng.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng các mẫu phiếu điều tra về
tình hình đội ngũ giáo viên mầm non, NLSP của họ, thực trạng hoạt động bồi
dưỡng, thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng và ảnh hưởng của các yếu tố
tác động đến quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GVMN ở các tỉnh miền
núi phía Bắc theo chuẩn nghề nghiệp.
Phương pháp tọa đàm, trao đổi: Tọa đàm, trao đổi với cán bộ các cơ
quan QLGD thuộc sở, phòng GD&ĐT tại các tỉnh Cao Bằng, Điện Biên,
Lạng Sơn và Yên Bái, CBQL và giáo viên các trường mầm non tại địa
phương vừa nêu.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn,
các kế hoạch tổ chức bồi dưỡng GVMN; các báo cáo tổng kết của các sở,


11
phịng GD&ĐT về cơng tác bồi dưỡng GVMN tại các tỉnh Cao Bằng, Điện
Biên, Lạng Sơn và Yên Bái.
Phương pháp quan sát sư phạm: Tiến hành quan sát hoạt động chỉ đạo,
điều hành, kiểm tra, đánh giá tại các lớp tập huấn, bồi dưỡng GVMN tập
trung do sở, phòng GD&ĐT chủ trì tổ chức và các đợt học tập, thảo luận
chuyên đề về chuyên môn, nghiệp vụ của GVMN tại các trường, điểm trường.
Phương pháp phân tích nhận định độc lập: Phân tích, tổng hợp các nhận
định từ nhiều nguồn tài liệu có liên quan đến bồi dưỡng, quản lý hoạt động
bồi dưỡng NLSP theo chuẩn nghề nghiệp cho GVMN ở các tỉnh miền núi
phía Bắc.
Phương pháp chuyên gia: Tiến hành thu thập ý kiến chuyên gia của các
nhà quản lý, nhà giáo về các vấn đề lý luận và thực tiễn trong quản lý hoạt
động bồi dưỡng NLSP cho GVMN ở các tỉnh miền núi phía Bắc theo chuẩn
nghề nghiệp.
Phương pháp khảo nghiệm: Khảo nghiệm thông qua điều tra bằng phiếu
hỏi về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất, dựa trên

đánh giá theo 4 mức độ: (1) rất cần thiết, rất khả thi; (2) cần thiết, khả thi; (3)
ít cần thiết, ít khả thi , (4) không cần thiết, không khả thi.
Phương pháp thử nghiệm: Tổ chức thử nghiệm về một biện pháp mà
luận án đề xuất tại Trường mầm non thị trấn Pác Mầu, huyện Bảo Lâm, tỉnh
Cao Bằng.
Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận án sử dụng các phương pháp
thống kê toán học để xử lý số liệu làm minh chứng cho những nhận định,
đánh giá của đề tài và khảo nghiệm, thử nghiệm các biện pháp được đề xuất.
6. Những đóng góp mới của luận án
Một là, xây dựng được khung lý luận cho việc nghiên cứu về quản lý
hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GVMN theo chuẩn nghề nghiệp, trong đó
chỉ rõ khái niệm, nội dung quản lý và các yếu tố tác động đến quản lý hoạt
động này.


12
Hai là, phát hiện được đặc điểm, chỉ rõ ưu điểm, hạn chế và nguyên
nhân trong quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GVMN ở các tỉnh miền
núi phía Bắc theo chuẩn nghề nghiệp.
Ba là, đề xuất được 7 biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho
GVMN theo chuẩn nghề nghiệp, có tính cần thiết, tính khả thi cao, phù hợp
với bối cảnh GDMN ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về mặt lý luận
Luận án góp phần làm sáng tỏ vấn đề lý luận về hoạt động bồi dưỡng và
quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GVMN theo chuẩn nghề nghiệp, từ
đó cung cấp những luận cứ khoa học để thực hiện chuẩn hóa đội ngũ GVMN.
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp những cơ sở lý luận cho
lãnh đạo sở, phòng GD&ĐT ở các tỉnh miền núi phía Bắc và hiệu trưởng các

trường mầm non tại địa bàn này tiến hành quản lý có kết quả hoạt động bồi
dưỡng NLSP cho GVMN theo chuẩn nghề nghiệp.
Về mặt thực tiễn
Luận án này có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong đào tạo, bồi
dưỡng GVMN và vận dụng vào đào tạo lại và bồi dưỡng NLSP cho GVMN
theo chuẩn nghề nghiệp ở các địa phương thuộc vùng dân tộc và miền núi
trong cả nước.
8. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Phần mở đầu, 4 chương (14 tiết), kết luận và kiến nghị,
danh mục cơng trình đã cơng bố, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục.


13
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 
CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Những cơng trình nghiên cứu của các tác giả nước ngồi và Việt
Nam có liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Hướng nghiên cứu về hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm
cho giáo viên
Ở nước ngồi, có khá nhiều nhà quản lý, nhà khoa học đề cập tới sự cần
thiết phải bồi dưỡng NLSP cho giáo viên và chỉ ra mục tiêu, nội dung, hình thức
tiến hành hoạt động này, trong đó có thể kể đến một số cơng trình sau đây.
Raja Roy Sing (1991) trong cơng trình nghiên cứu với tựa đề Education
for the Twenty-first Century Asia- Pacific Perspectives (Nền giáo dục cho thế
kỷ XXI - Những triển vọng của châu Á - Thái Bình Dương) [113] đã khẳng
định: Không một hệ thống giáo dục nào có thể vươn cao quá tầm những giáo
viên làm việc cho nó. Do vậy, để phát triển giáo dục, các quốc gia phải làm tốt
việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, qua đó hình thành ở họ phẩm chất, NLSP,
năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác làm việc, óc phê phán, suy luận

và có sáng kiến.
Các tác giả Michael Fullan, Andy Hargreaves (1992) trong cơng trình
Teacher development and educational change (Sự phát triển của giáo viên và
thay đổi trong giáo dục) [112] đã chỉ ra các cấp độ phát triển chun mơn,
nghiệp vụ của giáo viên, đó là: Phát triển các kỹ năng tồn tại; thành thạo các
kỹ năng dạy học cơ bản; mở rộng sự linh hoạt chun mơn; trở thành chun
gia; có khả năng giúp đồng nghiệp phát triển chun mơn; tham gia đóng góp
vào quyết sách giáo dục. Để đạt đến các cấp độ này giáo viên phải được đào
tạo, bồi dưỡng trong suốt quá trình hoạt động sư phạm.
Trong báo cáo năm 1995 Học tập kho báu tiềm ẩn, UNESCO (1995)
[99] đã chỉ rõ: Vai trò của người giáo viên đang chuyển mạnh từ chỗ truyền
thụ kiến thức sang tổ chức việc học tập cho học sinh. Cùng với sự thay đổi về


14
vai trò, người giáo viên phải biết sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy
học hiện đại. Vì vậy, giáo viên cần được trang bị thêm các kiến thức và kỹ
năng cần thiết. Sau đó, UNESCO và OECD, dựa trên kết quả phân tích các
chỉ số giáo dục của các nước đang phát triển đã đưa ra các khuyến nghị đối
với các quốc gia về chính sách đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo
viên đủ năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục.
E.A. Pankô (1995) trong cơng trình Психология деятельности
воспителья детского сада (Tâm lý học hoạt động GDMN) [119] đã dựa vào
nhiệm vụ chủ yếu mà con người phải giải quyết trong hoạt động nghề nghiệp
để xác định các kỹ năng cơ bản, từ đó tác giả chỉ ra rằng: kỹ năng nghề
nghiệp của GVMN gồm 5 loại, bao gồm: (1) Các kỹ năng nhận thức; (2) Các
kỹ năng thiết kế; (3) Các kỹ năng tổ chức và giao tiếp; (4) Các kỹ năng
chuyên biệt: vẽ, xây dựng, hát, múa…; (5) Các kỹ năng tổ chức cho mỗi loại
hoạt động. Những kỹ năng này là thành tố quan trọng trong NLSP của
GVMN, cần được hình thành, phát triển thông qua đào tạo, bồi dưỡng.

Trong cuốn Quản lý nguồn nhân lực, các tác giả Paul Hersey và Ken
Blanc Hard (1995) [36], khi đề cập đến chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh
vực giáo dục đã cho rằng: phải có nhiều hình thức, phương pháp bồi dưỡng
giáo viên nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững và đưa tới sự thích ứng nhanh
của giáo viên với thực tiễn giáo dục. Trong những hình thức, phương pháp bồi
dưỡng giáo viên, theo các tác giả, việc bổ sung, cập nhật những kiến thức, kỹ
năng, phương pháp dạy học mới phải kết hợp với đúc rút kinh nghiệm sư
phạm trong thực tiễn dạy học và tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên.
Trong sách Đào tạo bồi dưỡng thường xuyên, các tác giả Pierre Besnard
và Bernard Lietard (1998) [6] đã chỉ ra sự cần thiết đào tạo, bồi dưỡng thường
xuyên cho người lớn trên các lĩnh vực hoạt động để họ thích ứng với sự phát
triển của xã hội và khoa học, công nghệ … Trong lĩnh vực giáo dục, HĐBD
thường xuyên cho giáo viên sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
Năm 2007, trong báo cáo giám sát toàn cầu về giáo dục cho mọi người,
với tiêu đề Nền tảng vững chắc chăm sóc và GDMN, UNESCO (2007) [100]


15
đã đề cập tới vấn đề “giáo viên trước tuổi học” (GVMN) đã được các quốc gia
đào tạo chính quy theo các chương trình đào tạo khác nhau, nhưng dù đào tạo
theo chương trình nào thì “giáo viên trước tuổi học” cũng phải có NLSP phù
hợp với việc chăm sóc, giáo dục trẻ trước tuổi học phổ thông.
Tác giả Belyaeva E.N. (2014) trong nghiên cứu Формирование
профессионнальных компетенций учителя в процессе повышения
квалификации (Sự hình thành năng lực nghề nghiệp của giáo viên trong quá
trình bồi dưỡng nâng cao trình độ) [116], đã chỉ rõ HĐBD giáo viên cần
hướng vào hình thành, phát triển ở họ năng lực nghề nghiệp, năng lực xã
hội... nhằm tạo những điều kiện thuận lợi để mỗi giáo viên hồn thành tốt
chức năng, nhiệm vụ của mình trong nhà trường.
Ở Việt Nam, tác giả Bùi Văn Quân (2005), trong bài viết Động lực học

tập và tạo động lực học tập [71], cho rằng: cần tạo ra động lực cho người
được bồi dưỡng bằng cách gắn lý luận với hoạt động thực tiễn, bởi vì “Muốn
thực hành được những tri thức ... cần phải cụ thể hoá chúng trong từng lĩnh
vực và hoạt động thực tiễn cụ thể” [71, tr. 23].
Trong cơng trình Quản lý giáo dục, các tác giả Bùi Minh Hiền (chủ
biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2006) [37] đã cho rằng: Để phát triển
đội ngũ giáo viên, các chủ thể QLGD cần làm tốt khâu kế hoạch, quy hoạch
đội ngũ giáo viên, tiến hành có hiệu quả việc tuyển chọn, sắp xếp, bồi dưỡng
phẩm chất, năng lực, kỹ năng sư phạm, kiểm tra, đánh giá thực lực đội ngũ và
sự phấn đấu, rèn luyện của từng giáo viên. Như vậy có thể nói, bồi dưỡng
NLSP cho giáo viên được các tác giả nêu trên xem như một trong những
nhiệm vụ quan trọng của phát triển đội ngũ giáo viên.
Tác giả Đặng Huỳnh Mai (2006) trong cuốn Một số vấn đề về đổi mới
QLGD tiểu học vì sự phát triển bền vững [59] đã chỉ rõ rằng: Chuẩn nghề
nghiệp là hệ thống các yêu cầu, tiêu chí về năng lực nghề nghiệp của một
nghề nào đó được phân loại từ thấp đến cao. Khi xác định chuẩn nghề nghiệp
của một ngành nghề, người ta nói đến trình độ đào tạo ban đầu, trình độ tiếp


16
theo phù hợp với các bước phát triển của toàn bộ năng lực. Vì vậy, để đáp ứng
được yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp, sau khi được đào tạo ở một trình độ nào
đó, người lao động phải tiếp tục được bồi dưỡng về năng lực.
Trong luận án tiến sĩ Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung
học cơ sở trong giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tác giả Lê
Khánh Tuấn (2006) [94] cho rằng: Công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phải
đảm bảo tính xã hội hóa, tính dân chủ; thực hiện tốt sự kết hợp giữa đào tạo,
bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Tuy luận án này không bàn sâu về HĐBD giáo
viên, nhưng những ý tưởng vừa nêu cũng có thể vận dụng vào xem xét vấn đề
bồi dưỡng NLSP cho GVMN.

Tác giả Nguyễn Trí (2007) trong bài viết “Quan niệm và quá trình xây
dựng chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học” [91], cho rằng, trong điều kiện hệ
thống đào tạo giáo viên có tính mềm dẻo, linh hoạt và đa dạng như hiện nay
thì cần phải chuẩn hóa đội ngũ giáo viên theo hướng chuyển từ chuẩn hóa về
trình độ đào tạo sang chuẩn hóa theo chuẩn nghề nghiệp. Trên cơ sở quy định
về chuẩn nghề nghiệp của giáo viên theo từng cấp giáo dục, hệ thống giáo dục
phải đổi mới mạnh mẽ hoạt động đào tạo và bồi dưỡng giáo viên.
Tác giả Mơng Kí Slay (Chủ nhiệm đề tài, 2007), Nghiên cứu những điều
kiện cần thiết để đưa tiếng dân tộc vào dạy trong trường tiểu học vùng dân
tộc đạt hiệu quả [74] đã cho rằng, các cấp QLGD, cũng như đội ngũ giáo viên
phải nhận thức được tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng giáo viên, đồng
thời tạo điều kiện, đầu tư trí tuệ, cơng sức, kinh phí cho HĐBD giáo viên,
trong đó có bồi dưỡng về tiếng dân tộc. Công tác này sẽ thiết thực góp phần
nâng cao chất lượng dạy học ở các trường tiểu học vùng DTTS. Đề tài nghiên
cứu này có thể vận dụng vào việc xác định nội dung bồi dưỡng GVMN vùng
dân tộc, miền núi.
Trong cuốn Nâng cao chất lượng GD&ĐT ở vùng dân tộc và miền núi,
tác giả Bùi Thị Ngọc Diệp (2008) [21] đã chỉ ra rằng: Hầu hết giáo viên vùng
dân tộc và miền núi đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo, nhưng cịn
bộc lộ những những hạn chế về khả năng vận dụng phương pháp dạy học


17
mới, kỹ thuật dạy học lớp ghép, nhận thức về giáo dục hòa nhập, giáo dục kỹ
năng sống, năng lực hiểu học sinh… Để khắc phục những hạn chế đó, theo
Bùi Thị Ngọc Diệp cần phải tổ chức bồi dưỡng thường xun cho giáo viên
về trình độ chun mơn, phương pháp giảng dạy… Đó là một trong những
con đường nâng cao chất lượng GD&ĐT ở vùng dân tộc và miền núi.
Trong luận án tiến sĩ Phát triển đội ngũ giáo viên tin học trường trung
học phổ thông theo quan điểm chuẩn hóa và xã hội hóa, tác giả Vũ Đình

Chuẩn (2008) [17] cho rằng, để giáo viên thực hiện tốt các vai trò người thiết
kế, tổ chức, cổ vũ, canh tân trong dạy học, họ phải được đào tạo, bồi dưỡng
theo chuẩn nghề nghiệp. Chỉ có như vậy, nhà giáo mới đáp ứng kịp thời
những đòi hỏi của thực tiễn giáo dục.
Tác giả Vũ Minh Hùng (2008) trong bài viết Bồi dưỡng NLSP cho đội
ngũ giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong giáo dục nghề
nghiệp [42] đã chỉ ra rằng: NLSP là đặc trưng của người giáo viên, để nâng
cao chất lượng dạy học, hệ thống QLGD cần tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ
giáo viên các năng lực chủ yếu như: Năng lực dạy học, năng lực tổ chức, năng
lực thực hiện, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sử dụng thiết bị, phương
tiện dạy học, năng lực giao tiếp, năng lực kiểm tra, đánh giá, năng lực giáo
dục. Nội dung bài viết này cho phép rút ra rằng, cần bám sát đòi hỏi của hoạt
động nghề nghiệp để xác định nội dung bồi dưỡng giáo viên.
Trong Báo cáo tổng kết đề tài khoa học Xây dựng chương trình bồi
dưỡng kỹ năng đặc thù cho giáo viên dạy các nhóm trẻ khuyết tật khác nhau
tác giả Phạm Minh Mục (2009) [64] đã chỉ rõ: bồi dưỡng là quá trình tác
động của chủ thể giáo dục đến đối tượng giáo dục, làm cho đối tượng được
bồi dưỡng tăng thêm năng lực, phẩm chất và phát triển theo chiều hướng tốt
hơn. Từ đó tác giả khẳng định: Bồi dưỡng giáo viên (In-service Teacher
Training) - Thuật ngữ này chỉ việc nâng cao, hồn thiện trình độ chính trị,
chuyên môn, nghiệp vụ cho các giáo viên đang dạy học…Bồi dưỡng giáo


18
viên được xem là việc đào tạo bổ trợ, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề
nghiệp (Refresher Training).
Tác giả Trần Bá Hoành (2010), trong sách Vấn đề giáo viên - Những
nghiên cứu lý luận và thực tiễn [40] chỉ rõ rằng, giáo viên phải ln được
nâng cao, cập nhật hóa tri thức, kỹ năng sư phạm, bồi dưỡng chương trình,
nội dung, phương pháp giảng dạy mới. Việc bồi dưỡng cho giáo viên phải

được phân hóa theo các nhóm đối tượng khác nhau và thể hiện được tinh thần
học tập liên tục, suốt đời dưới nhiều hình thức (học ngồi giờ làm việc, học
tập trung từng đợt, học từ xa, tự học…). Theo tác giả, có 3 yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng giáo viên, đó là: (1) q trình đào tạo - sử dụng - bồi dưỡng
giáo viên; (2) hoàn cảnh, điều kiện lao động sư phạm của giáo viên; (3) ý chí
thói quen và năng lực tự học của giáo viên. Vì vậy, cần phải tính đến tất cả
các yếu tố đó khi nghiên cứu về phát triển NLSP của giáo viên.
Trong luận án tiến sĩ QLGD Quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh
Bến Tre đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, tác giả Lê Văn Chín (2012) [14]
cho rằng, chuẩn nghề nghiệp của giáo viên tiểu học là căn cứ để đánh giá, bố
trí, sàng lọc giáo viên. Muốn đội ngũ giáo viên tiểu học đạt và vượt chuẩn
nghề nghiệp thì các chủ thể QLGD phải triển khai đồng bộ các giải pháp đào
tạo, đào tạo lại, tuyển dụng và thúc đẩy bồi dưỡng và tự bồi dưỡng giáo viên.
Đây là gợi ý tốt cho nghiên cứu về bồi dưỡng NLSP cho GVMN theo chuẩn
nghề nghiệp.
Tác giả Nguyễn Hoài Thu (2014) trong Báo cáo tổng kết Đề tài nghiên
cứu Thực trạng công tác bồi dưỡng cho giáo viên dạy ở các trung tâm giáo
dục thường xuyên [80] đã chỉ ra HĐBD giáo viên đang diễn ra theo xu hướng
chuyển từ bồi dưỡng tập trung sang bồi dưỡng dựa vào nhà trường, với nội
dung, phương pháp, cách thức bồi dưỡng thiết thực, sát thực tế dạy học . Trên
cơ sở đó tác giả đã đưa ra các biện pháp đổi mới căn bản về phương thức bồi
dưỡng giáo viên. Theo đó, hệ thống giáo dục phải tạo nên mối quan hệ thống
nhất giữa đào tạo tại trường sư phạm với bồi dưỡng giáo viên trong thực tế


19
công tác và tự bồi dưỡng, tự rèn luyện của mỗi giáo viên; phải chuyển từ quan
niệm tĩnh (đào tạo ban đầu đủ để giáo viên hoàn thành chức trách, nhiệm vụ
của mình trong dạy học) sang quan niệm động (đào tạo, bồi dưỡng là một hệ
thống mở, phát triển liên tục từ đào tạo ban đầu, tập sự, đến đào tạo tại chức

và bồi dưỡng thường xuyên).
Trong luận án tiến sĩ Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học người DTTS
vùng Tây Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT, tác giả Trần Thị Yên (2016)
[105] cho rằng: Nâng cao năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên tiểu
học người DTTS phải được thực hiện bằng đào tạo, bồi dưỡng cho họ về các
mặt: Phẩm chất nhân cách nhà giáo, kiến thức và kỹ năng sư phạm đã được
quy định trong chuẩn nghề nghiệp. Những nội dung bồi dưỡng năng lực nghề
nghiệp mà tác giả Trần Thị Yên nêu ra có thể vận dụng được vào bồi dưỡng
NLSP của GVMN.
Tác giả Mai Thị Yến Lan (2017) trong luận án tiến sĩ Phát triển đội ngũ
giáo viên trung học cơ sở người dân tộc Khmer khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long hiện nay [52] đã cho rằng: ĐBCL các đợt tập huấn chuyên đề, thúc đẩy
tự học, tự bồi dưỡng lẫn nhau trong tập thể sư phạm là một trong những biện
pháp quan trọng và cấp thiết của phát triển đội ngũ giáo viên THCS người dân
tộc Khmer khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Tác giả Trần Đăng Khởi (2019), trong luận án tiến sĩ QLGD Quản lý
HĐBD giáo viên trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực [44] cho rằng, sự
phát triển năng lực của giáo viên là kết quả của quá trình học tập suốt đời, bồi
dưỡng và tự bồi dưỡng theo các mục tiêu đặt ra nhằm nâng cao năng lực của
người giáo viên từ năng lực được đào tạo thành năng lực nghề nghiệp.
1.1.2. Hướng nghiên cứu về quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực
sư phạm cho giáo viên
Ở nước ngồi, có nhiều cơng trình khoa học liên quan đến vấn đề quản
lý bồi dưỡng năng lực chun mơn trong q trình quản lý nhân sự, trong đó
có thể kể đến một số cơng trình sau đây.


20
Trong cuốn Handbook for Developing Competency - Based Training
Program (Cẩm nang phát triển chương trình đào tạo dựa trên năng lực), tác

giả William E. Blank (1982) [108] đã chỉ ra rằng, nhiệm vụ trọng yếu của
quản lý đào tạo là xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo theo
hướng phát triển năng lực thực hiện của người học dựa trên phân tích hoạt
động nghề nghiệp và nhu cầu của người học, xây dựng hồ sơ năng lực người
học, xác định những kiến thức, kỹ năng, thái độ cần tiếp tục hình thành, phát
triển ở họ. Quan niệm về quản lý đào tạo như vừa nêu có thể vận dụng vào
quản lý HĐBD năng lực cho giáo viên.
Các tác giả James Donnoelly, James Gibson và John Ivancevich (1987)
trong cơng trình Fondements of Magament (Quản lý bồi dưỡng) [109] cho
rằng, quản lý bồi dưỡng nhân sự đòi hỏi phải đảm bảo cho hoạt động bồi
dưỡng phù hợp với nhu cầu của cá nhân; mục tiêu bồi dưỡng phải hướng
đúng vào những kiến thức, kỹ năng con người cần để hồn thành tốt hơn cơng
việc chun mơn; kết quả bồi dưỡng phải được xác nhận bằng sự tiến triển
trong hoạt động thực tiễn nghề nghiệp.
Các tác giả Derek Torrington, Laura Hall (1995), trong cơng trình
Personnel management (Quản lý nhân sự) [114] cho rằng: mục tiêu của quản
lý đào tạo, bồi dưỡng là đảm bảo đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng
nhân lực của tổ chức, cũng như nhu cầu về kiến thức, kỹ năng cần thiết đối
với cá nhân để hồn thành cơng việc chun mơn. Vì vậy, quản lý đào tạo,
bồi dưỡng cần tập trung vào các khâu kỹ thuật đánh giá nhu cầu về nhân sự
của tổ chức, từ đó xác định nội dung, phương thức tối ưu trong đào tạo, bồi
dưỡng nhân sự.
Michael Armstrong (1997) trong cơng trình Personnel management
Practice (Thực hành quản lý nhân sự) [107] cho rằng, quản lý đào tạo, bồi
dưỡng là nhiệm vụ trọng yếu của quản lý nhân sự. Nhiệm vụ này đòi hỏi chủ
thể quản lý phải thực hiện có kế hoạch các bước: Xác định nhu cầu đào tạo,
bồi dưỡng; đề ra yêu cầu đối với việc học tập; xây dựng mục tiêu, kế hoạch,


21

chương trình đào tạo, bồi dưỡng; tổ chức lực lượng triển khai kế hoạch, đánh
giá kết quả thực hiện.
Tác giả Vladimir Gasskov (2000), trong cuốn sách Managing
vocational training systems (Quản lý hệ thống đào tạo nghề nghiệp) [110] đã
nêu ra những nội dung quản lý hệ thống đào tạo nghề nghiệp bao gồm: quản
lý cơ cấu tổ chức và nguồn lực con người trong đào tạo, thiết lập mục tiêu, kế
hoạch đào tạo, quản lý nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo,
quản lý tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật… Những nội dung này có thể vận
dụng vào quản lý bồi dưỡng NLSP cho giáo viên với tư cách là đào tạo kế tiếp
trong quá trình thực hành nghề nghiệp.
Jean - Marc Denommé và Madeleine Roy (2000), trong tác phẩm Tiến
tới một phương pháp sư phạm tương tác [20] đã chỉ ra cấu trúc dạy học gồm
ba thành tố chính: người dạy, người học và môi trường. Theo tác giả, quản lý
đào tạo, bồi dưỡng thực chất là nắm và điều khiển mối quan hệ tương tác giữa
các thành tố vừa được nêu ở trên để đạt tới những mục đích nhất định.
Trong cơng trình nghiên cứu Khung mẫu mới về phát triển nguồn nhân
lực, các sáng kiến của chính phủ để phát triển kinh tế xã hội tại Hàn Quốc
(bản dịch), Kim Jang Ho (2005) [45] cho rằng: Một trong những thành công
trong lĩnh vực giáo dục ở Hàn Quốc thời gian qua là do Chính phủ Hàn Quốc
đã coi trọng việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ở tất cả các bậc
học, với những tiêu chí rất rõ ràng, khắt khe, trong đó NLSP của giáo viên là
những tiêu chí cốt lõi để đánh giá chất lượng nhân lực giáo dục.
Trong bài viết “Повышение квалификации учителей: проблемы и
пути решения в россиском образования” (Nâng cao trình độ của giáo viên:
Những vấn đề và con đường giải quyết trong giáo dục), Ponomarev O.N.
(2012) [120] cho rằng: giáo dục liên tục hay giáo dục suốt đời đang làm thay
đổi căn bản nhiệm vụ của HĐBD giáo viên. Nền giáo dục Nga cần tập trung
giải quyết nhiệm vụ khó khăn, đó là lựa chọn mơ hình đào tạo năng lực và mơ
hình bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên. Theo tác giả, có hai mơ
hình tiêu biểu về quản lý bồi dưỡng giáo viên, đó là: (1) Mơ hình bồi dưỡng



×