Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

BÀI TẬP THẢO LUẬN SỐ 1 MÔN HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.02 KB, 15 trang )

BÀI TẬP THẢO LUẬN SỐ 1
MÔN HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
Lớp: PR 04
Nhóm: 4
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

HỌ VÀ TÊN
Nguyễn Thị Thảo Ly
Huỳnh Thị Trúc Mai
Hoàng Nguyễn Ngọc Minh
Hứa Văn Minh
Lê Văn Nam
Nguyễn Đoàn Thy Ngân
Nguyễn Giang Quỳnh Ngân
Nguyễn Hữu Ngọc Ngân
Nguyễn Thị Thanh Ngân
Phạm Thảo Ngân

MSSV
197QC03384
197QC27254


207QC45030
197QC17012
197QC03455
197QC03485
197QC17039
197QC03487
197QC03494
197QC03504

ĐÓNG GÓP
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%

GHI CHÚ

Câu 1. Những nội dung cơ bản trong hoạch định chiến lược PR
Không thể tách rời chiến lược PR ra khỏi chiến lược chung của tổ chức
Hoạch định chiến lược PR bao gồm hai nội dung cơ bản:
- Chiến lược hành động: gồm những chương trình, nỗ lực cụ thể về các
phương diện như sản phẩm, dịch vụ, giá cả, phân phối, tổ chức chính sách...
nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của các nhóm cơng chúng mục tiêu.


1


- Chiến lược truyền thơng nhằm hỗ trợ tích cực cho chiến lược hành động,
giúp cho công chúng hiểu rõ hơn các hoạt động của tổ chức. Trong đó bao
gồm chiến lược thông điệp và chiến lược phương tiện truyền thông. Chiến
lược thông điệp truyền đạt giá trị sản phẩm cho khách hàng bằng cách mô tả
cụ thể giải pháp cho một vấn đề nào đó. Chiến lược phương tiện truyền
thông : là các phương thức cụ thể để các doanh nghiệp sử dụng nhằm mục
đích truyền tải những thơng điệp, tiếp cận khách hàng mục tiêu, giúp cho
khách hàng nhận biết thương hiệu, nhận biệt về dịch vụ và sản phẩm

Câu 2. Phân tích tiến trình RACE
Theo các tác giả người Mỹ Scott Cutlip, Allen Center, và Glen Broom thì quá trình
hoạch định và quản lý các chiến lược PR của tổ chức được gọi là RACE, gồm 4
nội dung sau: Research – Action – Communication – Evaluation
   Bước 1: Research (nghiên cứu tình hình hiện tại):
Đây là một trong những bước cơ bản nhưng không kém phần quan trọng trong quá
trình hoạch định chiến lược PR của doanh nghiệp. Trước khi tiến hành các kế
hoạch tạo dựng mối liên kết và lịng tin của doanh nghiệp đối với cơng chúng thì
cơng việc bức thiết đầu tiên chính là nghiên cứu, tìm hiểu tình hình hiện tại đang
diễn ra xung quanh tổ chức, doanh nghiệp. 
Research chính là bước nền tảng quan trọng, tạo bàn đạp cho các bước tiếp theo.
Trong đó, từng bước thu thập thơng tin, ý kiến và thái độ của công chúng đối với tổ
chức thông qua một câu hỏi đơn giản: “Đang xảy ra vấn đề gì?” Hoặc “Chúng ta
đang ở đâu?” Qua đó, phân tích các yếu tố xã hội, kinh tế, chính trị, mơi trường
nhân văn, ... mà công ty hay tổ chức hoạt động nhằm rút ra các dự báo, kết luận,
định hướng phát triển hay cung cấp thông tin nền tảng để tư vấn cho lãnh đạo.
2



Các phương pháp nghiên cứu:
 Nghiên cứu tại bàn
 Nghiên cứu phản hồi
 Giám sát thông tin
 Nghiên cứu định lượng (khảo sát)
 Nghiên cứu định tính (focus groups)
Bước 2: Action Program (lập kế hoạch các chương trình hành động):
Dựa trên những thông tin đã thu thập được từ bước 1, chúng ta sẽ từng bước lập kế
hoạch và hướng đi cụ thể cho chương trình PR. Đây là bước thiết lập các mục tiêu
hoạt động cho doanh nghiệp, góp phần ngăn ngừa tính bất hiệu quả, thiếu hệ thống
khi thực hiện tiến trình PR.
Bước lập kế hoạch hành động phải dựa trên mục tiêu đặt ra của tổ chức, có đầu ra
đốn định được, thể hiện được định hướng giá trị mà doanh nghiệp hoặc tổ chức
đang theo đuổi và có giới hạn thời gian cụ thể. Câu hỏi thường được đặt ra trong
bước này gồm: “Cần phải làm gì để giải quyết vấn đề đó?” Thơng qua các phương
pháp như MBO, mơ hình kế hoạch chiến lược Ketchum,...
Kế hoạch và chương trình PR thường bao gồm những việc cần làm sau đây:
 Thiết lập mục tiêu cho các hoạt động PR
 Xác định những việc cần tiến hành để đạt mục tiêu PR
 Ngăn ngừa tính khơng hệ thống (do ngẫu hứng) và kém hiệu quả của
chương trình PR.
 Thành phần của kế hoạch PR:
3


Phân tích tình thế  Mục tiêu  Cơng chúng mục tiêu  Thông điệp  Chiến
lược truyền thông  Chiến thuật truyền thơng  Lịch trình  Ngân sách 
Đánh giá.
Bước 3: Communication (truyền thông, giao tiếp).

Tiếp nối bước lập kế hoạch hành động chính là bước truyền thơng và giao tiếp.
Đây là bước chính thức thực hiện các kế hoạch PR đã được lập ra của doanh
nghiệp thông qua các công cụ và phương tiện truyền thông để kết nối với cơng
chúng. Qua đó, tăng cường sự hiểu biết và chấp thuận, hoặc trả lời câu hỏi: “Sẽ nói
thế nào với cơng chúng?” Ở bước này chúng ta cũng có thể áp dụng mơ hình
truyền thơng.

Có 2 thành phần của thực thi trong PR là: hành động và giao tiếp:
 Hành động: Có thay đổi trong chính sách, thủ tục, sản phẩm, dịch vụ,
hành vi của tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cả công
chúng mục tiêu.
 Giao tiếp: Hỗ trợ cho các chương trình hành động, giúp cơng chúng
hiểu được các hoạt động đó của tổ chức.

4


Bước 4: Evaluation (đánh giá kết quả):
Cuối cùng chính là bước đánh giá kết quả của chiến lược PR của doanh nghiệp/tổ
chức.
Các tiêu chí đánh giá cần được thiết lập ngay từ khi lập kế hoạch PR:
- Tiêu chí đánh giá định lượng: số người tham dự, số bài báo, kênh truyền
hình đưa tin.
- Tiêu chí đánh giá định tính: mức độ hưởng ứng của người tham dự, thái độ
của công chúng, mức độ quan trọng của bài báo…
- Tiêu chí đánh giá hiệu quả chi phí: so với chi phí quảng cáo cho cùng diện
tích bài báo hoặc thời lượng phát sóng trên truyền thanh, truyền hình.
Các bước đánh giá PR: Mục tiêu PR  Độ phủ của thông điệp PR  Phản hồi từ
đối tượng mục tiêu  Tác động của chiến dịch
Bước đánh giá kết quả cuối cùng được xem là một trong những bước tối quan

trọng, là khâu khó nhất trong quy trình tiến hành chiến lược PR, nhằm đúc kết
thêm những kinh nghiệm và tạo nền tảng cho những chiến lược sắp tới.

Câu 3. Giải thích cách thức và lý do tại sao các cơng ty sử dụng mạng
xã hội ngày nay để đạt được lợi thế cạnh tranh
a) Lý do các công ty sử dụng mạng xã hội:
Trước đây, khi mạng xã hội chưa ra đời, các doanh nghiệp thường phải chi một
khoản tiền khá lớn để tổ chức các buổi sự kiện nhằm tìm ra khách hàng tiềm năng.
Điều này đã khiến nhiều cơng ty khởi nghiệp gặp rất nhiều khó khăn để định vị
đúng đối tượng khách hàng mà mình cần hướng đến.
5


Tuy nhiên, từ khi mạng xã hội xuất hiện, những lợi ích của mạng xã hội đã tác
động mạnh mẽ lên người dùng lẫn doanh nghiêp. Ngồi ra, nó cịn giúp thay đổi
bất cập trên bằng cách:
 Cho phép các doanh nghiệp tiếp xúc với các khách hàng mục tiêu thơng qua
hình thức trực tuyến ảo.
 Thay đổi cách thức mà doanh nghiệp tương tác với khách hàng của họ.
 Dễ dàng đo lường sự hiệu quả thơng qua hình thức quảng bá trực tuyến.
 Giúp các doanh nghiệp và khách hàng dễ dàng có được thơng tin lẫn nhau
mà không cần giao tiếp
Đây là những lý do các công ty sử dụng mạng xã hội :
1. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp hiện diện tất cả mọi nơi
Lợi ích của mạng xã hội đối với doanh nghiệp là có thể tạo điều kiện cho họ xuất
hiện ở hầu hết mọi nơi. Thực tế, trunh bình hiện nay mỗi người có khoảng 8 tài
khoản mạng xã hội. Vì thế, khi thương hiệu chỉ cần xuất hiện ở một vài nên tảng
mạng xã hội (Social Media) cũng đã đủ để tiếp cận số lượng lớn khách hàng tiềm
năng.
Theo “Rule of Seven” (7 quy tắc chung), trung bình mỗi khách hàng cần phải tiếp

nhận được thông điệp của nhãn hàng 7 lần trước khi quyết định mua hàng. Đến
năm 2020, con số này đã chạm ngưỡng 5,000/mỗi ngày.
Chính vì vậy, lợi ích của mạng xã hội đem lại là vô cùng hiệu quả, giúp các doanh
nghiệp không những tăng lượt tiếp cận, mà còn nâng cao độ nhận diện thương
hiệu.

6


Ngồi ra, nhờ mạng xã hội (Social Media), cơng việc quảng cáo cũng trở nên dễ
dàng hơn. Cụ thể, các nền tảng như LinkedIn và Twitter vẫn có lượng tương tác tự
nhiên (organic reach) đáng kể, thay vì phải chi nhiều tiền cho quảng cáo.
2. Tăng tính cá nhân hóa
35% các marketers nhận định rằng cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng đang là xu
hướng và nên được ưu tiên hàng đầu. Thêm vào đó, 81% các khách hàng sẽ rất
cảm kích nếu như doanh nghiệp thấu hiểu được họ, biết được thời gian nào là thích
hợp để bán hàng.
Chính nhờ vào lợi ích của mạng xã hội, các thương hiệu sẽ dễ dàng hơn trong việc
quan sát, “điều tra” các hoạt động thường ngày của khách hàng mà không gây chú
ý. Từ đó, các cơng ty có thể tạo ra những quảng cáo phù hợp với nhu cầu và sở
thích của khách hàng.
Một ví dụ điển hình là chatbot (tin nhắn tự động). Chatbot thường sẽ được đọc
nhiều hơn so với các email thông thường: tỷ lệ mở mail trung bình là 24.79% so
với tỷ lệ mở box chat là 70-80%. Cùng với đó là các admin của các công ty trên
các mạng xã hội khi khách hàng cần thì có thể nhắn tin trực tiếp và trao đổi với
khách hàng khiến mọi thứ dễ dàng hơn và tiện hơn.
Việc xuất hiện cùng với các tin nhắn đến từ bạn bè, gia đình, khách hàng sẽ cảm
thấy gần gũi hơn với tin nhắn đến từ doanh nghiệp của bạn.
3. Tăng uy tín cho thương hiệu
Điều đầu tiên mà khách hàng thường làm trước khi mua hàng đó chính là kiểm tra

trang xã hội của thương hiệu để xem những đánh giá, review về sản phẩm. Vì vậy,

7


lượng tương tác của trang cũng góp phần lớn trong việc xây dựng uy tín cho
thương hiệu của bạn.
Nhờ vào lợi ích của mạng xã hội, các doanh nghiệp ngày nay có thể kiểm sốt
quản lý danh tiếng của mình. Khi có một khách hàng chưa hài lịng về sản phẩm
hoặc dịch vụ, các khách hàng tiềm năng khác có thể biết được cách bạn phản ứng
với tình huống đó như thế nào.
Điều này rất quan trọng vì 30% người dùng sẽ nhìn nhận tích cực đối với các
doanh nghiệp phản hồi lại với các đánh giá trực tuyến của họ.
4. Rút ngắn chu kỳ bán hàng
Giai đoạn tiếp theo của hành trình người mua là đánh giá và mua hàng. Đây là nơi
giá trị sản phẩm của bạn được chứng minh so với các đối thủ cạnh tranh và việc
mua hàng cuối cùng cũng được thực hiện. Bằng cách đẩy mạnh thương mại trên
nền tảng mạng xã hội, tiến trình giữa việc ni dưỡng khách hàng tiềm năng đến
khi mua hàng được tăng tốc đáng kể.
Người tiêu dùng đã thấy sản phẩm và thông tin giá cả trên các kênh mạng xã hội
doanh nghiệp, cho phép họ tìm hiểu thêm về công ty và các sản phẩm của công ty.
Với chức năng thương mại, người mua có thể mua hàng trực tiếp trong các kênh xã
hội bằng một vài cú nhấp chuột mà không cần phải rời khỏi ứng dụng. Điều này
giúp tăng doanh thu cho công ty bằng cách bán hàng nhanh hơn.
5. Tăng lượt giới thiệu
Trong những năm trở lại đây, mạng xã hội còn được coi là nền tảng truyền miệng
trực tuyến hữu hiệu nhất. Cụ thể, 71% các khách hàng cho rằng họ quyết định mua
sản phẩm thông qua lời giới thiệu trên các nền tảng này. Lợi ích của mạng xã hội
8



này giúp cho doanh nghiệp có thể nâng cao nhận diện thương hiệu, đồng thời, đẩy
mạnh doanh số thông qua việc bán hàng.
6. Xây dựng lòng trung thành
Việc chia sẻ lại những bài đăng của khách hàng, mạng xã hội giúp bạn có được
một lượng người theo dõi trung thành. Đồng thời, những khách hàng này còn được
xem là những nhà lan tỏa sẽ giúp truyền bá thương hiệu của bạn một cách rộng rãi.
Nhờ lợi ích của mạng xã hội, doanh nghiệp có thể thực hiện được mục tiêu cuối
cùng của mình đó là tạo nên sự trung thành đối với thương hiệu và từ đó tạo nên
các lợi thế trong kinh doanh.
7. Tăng xếp hạng cơng cụ tìm kiếm
Việc kích hoạt một kênh thương mại mạng xã hội sẽ giúp tăng xếp hạng trên cơng
cụ tìm kiếm cho trang web thương mại chính của một cơng ty. Khách hàng sẽ có
thể dễ dàng tìm thấy những thơng tin liên quan đến doanh nghiệp nếu trang web
của doanh nghiệp đó hiển thị ở top tìm kiếm của Google. Điều này giúp gia tăng sự
tin tưởng của khách hàng cũng như độ uy tín và độ phủ sóng của doanh nghiệp.
8. Đo lường hiệu suất truyền thông dễ dàng hơn:
Các tính năng tương tác như: like, share, comment… trên mạng xã hội giúp các
doanh nghiệp dễ dàng đo lường hiệu suất truyền thơng. Từ tỉ lệ lượt thích, theo dõi,
lượng tương tác trực tiếp trên nội dung cho đến lượng truy cập vào website, chi phí
quảng cáo, tất cả đều được thống kê chi tiết nhất để có cái nhìn tổng quan nhất về
cách thức truyền thơng. Bên cạnh đó, thông qua các con số được cập nhật liên tục
mỗi giờ, thương hiệu quan sát được sự chuyển động của thị trường, bắt kịp xu
hướng và đưa ra những chiến thuật phù hợp nhất.
9


b) Cách thức các công ty sử dụng mạng xã hội ngày nay để đạt được lợi thế
cạnh tranh:


 Kết hợp cùng với KOL & những người có sức ảnh hưởng lớn
KOL hay những người có sức ảnh hưởng lớn sẽ có mức độ lan truyền cao.
Đặc biệt, KOL sẽ có kiến thức chun mơn giỏi ở một lĩnh vực nào đó cũng
như giới hạn được nhóm đối tượng cụ thể, quan tâm đến lĩnh vực họ đang
hoạt động nhầm giúp doanh nghiệp – công ty dễ dàng lựa chọn hợp tác. Khi
chỉ cần một hành động nhỏ, một bài viết đánh giá đến từ phía KOL hay
người có sức ảnh hưởng cũng đã đủ chiếm lấy lòng tin, làm cho những
người sử dụng MXH tò mò hứng thú. Người dùng sẽ bắt đầu tìm kím những
thơng tin về sản phẩm – cơng ty – doanh nghiệp đó lan truyền rộng rãi khắp
các trang MXH khác nhau.
Thông qua chiến dịch hợp tác quảng cáo của Bitis Hunter với Sơn Tùng
MTP hay Soobin Hoàng Sơn đã cho thấy mức độ lan tỏa cao đến từ MXH
Youtube.

10


Bitis Hunter hợp tác với Soobin Hoàng Sơn và MTP Sơn Tùng

 Chạy bài quảng cáo
Ở thời đại 4.0, việc sử dụng MXH có tầm ảnh hưởng nhất định đến đời sống.
Chính vì thế, các cơng ty doanh nghiệp đã sử dụng phương thức chạy quảng
cáo thông qua các trang MXH điển hình như Facebook, Instagram, Zalo,
Youtube… Việc chạy bài quảng cáo trên các trang MXH sẽ tốn một nguồn

11


chi phí khơng q lớn như trên truyền hình hay các ấn phẩm nhưng các
thương hiệu lại có cơ hội xuất hiện với tần suất dày đặc, nhờ tốc độ nhanh

chóng đã mang đến độ nhận diện rộng và tạo lợi thế cạnh tranh cho thương
hiệu của các công ty – doanh nghiệp.

 Thu thập nhận xét và đánh giá của khách hàng thông qua MXH
Thu thập dữ liệu đến từ phía khách hàng bao gồm các tweet từ Twitter, bài
đăng trên Facebook hay ghim trên Pinterest hay các cuộc khảo sát nhanh
trên các trang MXH sẽ giúp nhà quảng cáo sử dụng dữ liệu để phân tích và
tìm ra xu hướng cũng như đổi mới chiến lược quảng cáo. Những thơng tin
hữu ích được phát hiện có thể ảnh hưởng đến một loạt các quy trình bao
gồm hoạt động bán hàng, phát triển sản phẩm và phương thức truyền thông.

 Xây dựng các chiến dịch lan truyền
Tạo độ phủ sóng thơng qua các chiến dịch truyền thơng trên MXH như tạo
ra các video ngắn thú vị, chụp ảnh và quảng bá các sản phẩm thơng qua bộ
lộc hình ảnh hay thậm chí là các minigame đến từ các doanh nghiệp. Hơn
thế nữa các chiến dịch nhận được sự quan tâm từ nhiều đối tượng khác nhau
một cách bùng nổ thơng qua các lượt like, share. Mạnh mẽ nhất chính là
Tiktok khơng chỉ thu hút người dùng mà cịn thu hút cả những marketer đầy
ý tưởng sáng tạo thú vị và mới mẻ.

12


Chiến dịch quảng bá sản phẩm son kem lì nhẹ mơi của Maybelline NewYork

Chương

trình

Cùng Kinh


Đơ Sống

Lại Hình Ảnh Trung Thu Xưa trong dịp lễ sắp đến mùa Trung Thu năm 2021

 Nắm bắt các xu hướng nhu cầu của các đối tượng
Xác định và tận dụng các xu hướng trong việc tiếp cận khách hàng. Bất kỳ
ngành hàng nào cũng có nhu cầu tăng vọt là sự phản ánh trực tiếp nhu cầu
hiện tại của khách hàng và xu hướng thị trường. Bắt kịp các trend trên MXH
đại đa phần trong năm 2020 và 2021 xu hướng sử dụng video, video IGTV,
hashtag,… Cho dù là video ngắn trên TikTok hay video dài trên YouTube,
13


video chính là hiện tại và tương lai của social media content. Còn về hashtag
sẽ giúp cho nội dung các bài đăng dễ dàng tới được với những người có mối
quan tâm, thậm chí họ khơng theo dõi hay là người đã thích trang MXH
truyền thơng.

 Nghiên cứu và tìm ra hướng đi cho các chiến dịch quảng cáo
Nắm bắt xu hướng của thế hệ gen Z (sống trong Internet) nên hầu hết các
thương hiệu đều làm truyền thông rất tốt trên mạng xã hội. Họ thống trị từ
cách đăng tải nội dung, hình ảnh cho đến chiến dịch lớn. Vậy, làm sao để
chiến lược thương hiệu của bạn có khả năng nổi bật giữa các ông lớn như
thế này? Đó là giai đoạn bạn phải nghiên cứu thị trường thật kỹ lưỡng.
- Đối tượng khách hàng thương hiệu hướng tới là ai?
- Họ đang sử dụng các trang mạng xã hội nào?
- Thông điệp xuyên suốt bạn muốn truyền tải cho đối tượng này là gì?
- Mục đích Social Media Marketing là bán hàng, quảng bá thương hiệu
hay chỉ để xây dựng cộng đồng riêng cho thương hiệu?


14


Nguồn tham khảo:
1.

/>
2.

/>ntent/1/K25_H%C4%90CLPR_ND1.pd

3. />
post147857.html
4. />5. />6. />
15



×