Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.87 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN
TRIẾT HỌC MARX-LENIN
Đề tài: Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và

vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay

Họ và tên: Trịnh Ngọc Thanh
Lớp: Anh 13 – KTKT – K59
Chuyên ngành: Kế toán kiểm toán
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Tùng Lâm

QUẢNG NINH, THÁNG 06 NĂM 2021

1


MỤC LỤC
Lời nói đầu 3
Chương I: Lý Thuyết

4

1. Mối quan hệ giữa xã hội với tự nhiên 4
1.1. Tự nhiên 4
1.2. Xã hội

4


1.3. Mối quan hệ của xã hội với tự nhiên

4

1.3.1. Vai trò tự nhiên với xã hội
4
1.3.2. Xã hội tác động đến tự nhiên 4
2. Môi trường và các vấn đề cấp bách liên quan
2.1. Môi trường

5

2.2. Vấn đề cấp bách liên quan

5

2.2.1. Khái niệm về ô nhiễm mơi trường
2.2.2 Các dạng ơ nhiễm chính 6
Chương II. Thực trạng và biện pháp
8
1. Thực trạng môi trường Việt Nam 8
2. Các biện pháp khắc phục
Chương III. Kết luận

12

Tài liệu tham khảo

13


9

2

5

5


Lời nói đầu
Mới đây các nhà khoa học đã và đang tìm ra những dấu hiệu về sự sống trên
các hành tinh khác. NASA thì đã có kế hoạch đưa con người lên sao hỏa để sống
thử vì chúng ta đã tìm thấy nước trên bề mặt sao hỏa thơng qua các loại kính thiên
văn hiện đại. Một câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta lại luôn nỗ lực tìm kiếm sự sống
trên các hành tinh khác? Nó có thể vì mục đích khám phá vũ trụ và thỏa mãn lòng
tham tri thức của con người? Hay phải chăng trái đất chúng ta, cụ thể hơn là tự
nhiên xung quanh chúng ta đang ngày càng trở nên xa cách với con người và
chúng ta cần tìm một hành tinh khác để trú ngụ tránh xa trái đất? Tuy nhiên, giữ tự
nhiên và xã hội hay con người với thiên nhiên ln có một mối liên hệ chặt chẽ và
tác động qua lại lẫn nhau không thể nào tách rời. Xã hội ngày càng phát triển, cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra khắp mọi nơi trên thế giới xong kèm theo đó
là sự tác động tiêu cực đến tự nhiên, khiến cho môi trường ngày càng suy thoái và
sợi dây găn kết tự nhiên và xã hội ngày càng căng và có thể đứt bất cứ khi nào mâu
thuẫn giữ con người và thiên nhiên không thể được giải quyết. Bài tiểu luận sau
đây bao gồm 2 phần: Lý thuyết và Áp dụng thực tế để qua đó sẽ giúp người đọc
hiểu rõ hơn về tự nhiên, xã hội, mối liên hệ khăng khít, các vấn đề về ô nhiễm
và cách khắc phục ở Việt nam. Trong qua trình viết khơng thể tránh khỏi những sai
sót, vì vậy em rất mong cơ góp ý để sửa chữa hoàn thiện hơn.

3



Chương I. Lý Thuyết
1, Mối quan hệ giữa xã hội với tự nhiên
1.1. Tự nhiên
- Tự nhiên theo nghĩa hẹp:
Là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan khơng kể đến xã hội và hình thức
vận động của xã hội.
+ Tự nhiên theo nghĩa hẹp loại trừ con người và xã hội loài người
+ Con người và xã hội loài người đều nằm ngoài khái niệm tự nhiên theo nghĩa hẹp
- Tự nhiên theo nghĩa rộng:
Là toàn bộ thế giới vật chất luôn vận động và phát triển theo những quy luật khách
quan vốn có của nó.
+ Tự nhiên là toàn bộ thế giới tồn tại khách quan
+ Con người và xã hội cũng là một bộ phận của tự nhiên
1.2. Xã hội
- Xã hội theo nghĩa rộng: Là một kết cấu vật chất đặc thù, được hình thành trong
quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất, là sản phẩm của sự tác động lẫn
nhau giữa người với người.
- Xã hội theo nghĩa hẹp: là một kiểu hệ thống xã hội cụ thể trong lịch sử (là những
hình thái kinh tế xã hội) hoặc là những xã hội cụ thể.
1.3. Mối quan hệ của xã hội và tự nhiên.
1.3.1. Vai trò tự nhiên với xã hội
- Tự nhiên là điều kiện khách quan, không thể thiếu đối với sự tồn tại và phát triển
của xã hội.
- Tự nhiên tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, mà trước hết là sx vật
chất.
- Tác động của tự nhiên đến xã hội theo hai chiều hướng cơ bản.
- Tác động của tự nhiên đối với xã hội mang tính tự phát và tính lịch sử.
1.3.2. Xã hội tác động đến tự nhiên

- Xã hội tác động đến tự nhiên là điều tất yếu khách quan.
4


- Thực chất tác động của xã hội đến tự nhiên là tác động của con người có ý thức
thơng qua hoạt động thực tiễn, trước hết là hoạt động sản xuất vật chất.
- Vai trò tác động của xã hội đơi với tự nhiên ngày càng tăng.
- Tính chất, trình độ, hiệu quả tác động của xã hội đến tự nhiên phụ thuộc vào
nhiều yếu tố
Từ những yếu tó trên chúng ta nhận thấy:
- Đời sống con người và xã hội chịu sự tác động đồng thời của hệ thống quy luật tự
nhiên và quy luật xã hội. Song xã hội là một bộ phận đặc thù của tự nhiên và xã
hội, xã hội chi phối tự nhiên nhưng xã hội vận động và phát triển chịu sự chi phối
quyết định trước hết là quy luật nội tại.
- Xã hội và tự nhiên là vấn đề nghiên cứu quan trọng của khoa học nói chung và
triết học nói riêng. Triết học Mác - Lênin đã trang bị cho chúng ta những vấn đề cơ
bản về xã hội và tự nhiên giúp cho người học hoàn thiện thế giới quan, phương
pháp luận duy vật về vấn đề này, đặc biệt là giải quyết vấn đề xã hội tự nhiên và
con người trong thời đại ngày nay.
2. Môi trường và các vấn đề liên quan
2.1. Môi trường
Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người,
ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như:
không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội lồi người và các thể chế.
=> Nói chung, mơi trường của một khách thể bao gồm các vật chất, điều kiện
hoàn cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh
khách thể này hay các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng.
2.2. Vấn đề cấp bách liên quan
Vấn đề cấp bách nhất hiện nay đối với các quốc gia trên thế giới và cả Việt nam
đó chính là: Ơ nhiễm mơi trường

2.2.1. Khái niệm về ô nhiễm môi trường
5


Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các
tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức
khỏe con người và các sinh vật khác. Ơ nhiễm mơi trường chủ yếu do hoạt động
của con người gây ra. Ngồi ra, ơ nhiễm cịn do một số hoạt động của tự nhiên
khác có tác động tới mơi trường.
2.2.2 Các dạng ơ nhiễm chính
a, Ơ nhiễm đất
Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền
móng cho các cơng trình xây dựng dân dụng, cơng nghiệp và văn hóa của con
người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào
hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực phẩm cho
con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và
hoạt động đơ thị hố như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp,
chất lượng đất ngày càng bị suy thối, diện tích đất bình qn đầu người giảm. Đất
ơ nhiễm bị gây ra bởi sự có mặt của hóa chất xenobiotic (sản phẩm của con người)
hoặc do các sự thay đổi trong môi trường đất tự nhiên. Ơ nhiễm mơi trường đất
được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các tác nhân
gây ô nhiễm: Nhiễm phèn, nhiễm mặn, chất thải công nghiệp, chất thải sinh
hoạt, chất thải nông nghiệp, sử dụng dư thừa các sản phẩm hóa học. Ngồi những
nguồn ơ nhiễm trên, các hoạt động tưới khơng thích đáng, chặt cây rừng, khai
hoang... cũng tạo thành các hiện tượng rửa trôi, bạc mầu, nhiễm phèn... trong đất.
Hơn nữa, mức độ ơ nhiễm có mối tương quan với mức độ cơng nghiệp hóa và
cường độ sử dụng hóa chất.
b, Ơ nhiễm nước
Ơ nhiễm nước là nguồn nước bị nhiễm hóa chất hoặc các chất lạ gây bất lợi cho
sức khỏe con người, thực vật hoặc động vật. Ô nhiễm nguồn nước xảy ra khi các

chất độc hại xâm nhập vào các vùng nước như hồ, sông, đại dương, v.v., các chất
này có thể bị hịa tan, lơ lửng hoặc đọng lại trong nước. Những chất gây ô nhiễm
6


mơi trường nước bao gồm: phân bón và thuốc trừ sâu từ sản xuất nông nghiệp;
nước thải và chất thải từ chế biến thực phẩm; chì, thủy ngân và các kim loại nặng
khác; chất thải hóa học từ các ngành công nghiệp; chất thải y tế; chất thải từ khu
dân cư sinh hoạt chưa được xử lí qua bất kì công đoạn nào mà xả thẳng vào sông,
hồ, ao, suối khiến nguồn nước bị ơ nhiễm trầm trọng.

c. Ơ nhiễm khơng khí
Khơng khí ơ nhiễm tồn tại xung quanh chúng ta và rất khó để tránh khỏi, kể cả
đối với những người đang sống ở những khu vực phát triển giàu có. Ơ nhiễm
khơng khí được tạo nên bởi: Rác thải từ các khu cơng nghiệp, đơ thị, khơng khí từ
hoạt động của các nhà máy tại các khu công nghiệp, phân bón dùng trong nơng
nghiệp, nước thải, bùn thải nuôi thủy sản, chế biến thủy hải sản… Từ những hoạt
động đơn giản như nấu nướng, giao thông cho đến những hoạt động sản xuất, nhà
máy công nghiệp đã và đang ngày càng gây ảnh hưởng nghiêm trọng và là vấn đề
nhức nhối của tồn xã hội.Nồng độ khói bụi nhìn thấy được trong khơng khí khơng
thể phản ánh được mức độ trong lành của môi trường sống. Trên khắp thế giới, môi
trường ở cả thành phố hay vùng quê đều có các chất ơ nhiễm độc hại trong khơng
khí vượt q giá trị chất lượng khơng khí trung bình WHO khuyến nghị. Ở khu vực
châu Âu, gần như mọi công dân đều bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí. Hàng
năm, hơn 90% người dân phải tiếp xúc với nồng độ những hạt bụi mịn ngoài trời
cao hơn các chỉ tiêu về chất lượng khơng khí WHO đưa ra. Tổ chức này cho biết
các máy đo ô nhiễm trực tuyến sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về không khí ơ
nhiễm ở nơi mà họ đang sinh sống hơn là nhìn bằng mắt thường.
d, Các loại ơ nhiễm khác
- Ô nhiễm phóng xạ

- Ô nhiễm tiếng ồn, bao gồm tiếng ồn do xe cộ, máy bay, tiếng ồn công nghiệp
- Ơ nhiễm sóng, do các loại sóng như sóng điện thoại, truyền hình... tồn tại với
mật độ lớn.
7


- Ô nhiễm ánh sáng, hiện nay con người đã sử dụng các thiết bị chiếu sáng một
cách lãng phí ảnh hưởng lớn tới môi trường như ảnh hưởng tới quá trình phát triển
của động thực vật

Chương II. Thực Tiễn
1. Thực trạng môi trường Việt Nam
Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đất bị ô nhiễm gây ảnh hưởng
đến sức khỏe con người thông qua tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc qua đường hô
hấp do sự bốc hơi của chất gây ô nhiễm đất; thông qua sự xâm nhập của ô nhiễm
đất vào tầng nước ngầm. Ô nhiễm kim loại nặng trong đất ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là trẻ em. Asen là chất gây ung thư da, ung thư
bàng quang, ung thư phổi; chì gây tác hại đến hệ thần kinh (đặc biệt là trẻ em), gây
chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển thể chất. Đặc biệt, tại một số làng nghề tái
chế kim loại, mức độ phơi nhiễm của cộng đồng đã đến mức báo động. Các bãi tro
xỉ thô của các nhà máy nhiệt điện hay các bãi thải sau khai thác của khu vực khai
thác khoáng sản chứa một loạt kim loại nặng có hại như asen, chì, kẽm, nikel,
đồng, mangan, cadmi, crom và selen. Đây là những nguồn gây ô nhiễm đất và là
nguyên nhân của một loạt các bệnh có liên quan. Cụ thể, báo cáo của Viện Sức
khỏe nghề nghiệp và môi trường, Bộ Y tế, đã kết luận về mức độ nguy hiểm cho
sức khỏe người dân tại thôn Đông Mai nằm trên địa bàn xã Chỉ Đạo, huyện Văn
Lâm, Hưng Yên, hàng chục năm nay chuyên nghề tái chế chì. Tại địa phương này,
từ những năm 70 của thế kỷ trước, người dân nơi đây đã chuyển sang thu mua ắc
quy cũ hỏng về tháo dỡ để lấy chì. Họ đun nấu bằng dụng cụ thơ sơ, bình ắc quy
thải bỏ ngay trong khn viên gia đình. Khói từ những lị đun nấu phát tán ra môi

trường, ảnh hưởng đến không khí, đất, nước và sức khỏe con người. Cuối năm
2014, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường đã xét nghiệm mẫu đất, nước,
khơng khí, thực phẩm ni trồng trên đất tại thôn Đông Mai. Kết quả cho thấy nơi
đây bị nhiễm độc chì rất nặng. Nước bề mặt tại các con kênh, rạch quanh làng có
8


nồng độ chì cao gấp hàng nghìn lần so với tiêu chuẩn. Rau muống cũng nhiễm chì
cao hơn tiêu chuẩn 1,3 lần. Thời điểm ấy thơn có 335 trẻ thì 317 em được lấy mẫu
xét nghiệm chì. Kết quả cho thấy 207 cháu (65%) bị nhiễm độc chì, cần phải điều
trị thải độc... Cùng với đó, báo cáo mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường
cũng chỉ ra rằng, một số vùng của nước ta vẫn chịu ảnh hưởng của các chất độc
hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh (đặc biệt là dioxin) còn tồn lưu trong đất.
Dioxin kể cả khi chỉ có hàm lượng rất nhỏ (một phần tỉ) cũng liên quan đến việc
tàn phá sức khỏe con người một cách ghê gớm, có thể làm đoản thọ những người
bị phơi nhiễm, và có khả năng làm đoản thọ cả con cái họ và những thế hệ kế tiếp
trong tương lai. Chất độc màu da cam chiếm phần lớn trong tổng số chất diệt cỏ đã
được phun rải. Ba điểm nóng nhất là sân bay Biên Hòa, Đà Nẵng và Phù Cát.
Người dân sống ở các điểm nóng dioxin có nguy cơ cao bị phơi nhiễm với dioxin
trong môi trường, đặc biệt là do tiêu thụ thực phẩm nguy cơ cao được nuôi trồng
tại khu vực ô nhiễm. Các chất độc hóa học/dioxin thông qua chuỗi thức ăn (tích lũy
trong nguồn nước dưới đất, thực vật, thủy sản) đi vào cơ thể con người và gây ra
các bệnh về tim mạch, thần kinh, xương khớp, hô hấp, ung thư... Cùng với ơ nhiễm
kim loại, dioxin, tình trạng ô nhiễm vi sinh cũng diễn ra trên các vùng đất canh tác
nơng nghiệp. Phân chuồng bón ra đồng ruộng không được ủ đúng kỹ thuật mà tưới
trực tiếp có chứa rất nhiều các vi sinh (Coliform, E.coli, Clostridium perfingens,
Streptococcus, Salmonella, Vibrio cho lera), ký sinh trùng (giun đũa) gây ô nhiễm
đất và nông sản, đặc biệt là rau, củ, quả, gây độc cho người sử dụng. Bên cạnh đó,
trẻ em nơng thơn cũng là đối tượng bị ảnh hưởng nặng do thói quen đi chân trần và
vệ sinh cá nhân còn hạn chế.

2. Các biện pháp khắc phục
Theo đánh giá của các chuyên gia, ô nhiễm môi trường đang là một trong những
mối quan tâm hàng đầu của nhân loại. Ơ nhiễm mơi trường khơng cịn là vấn đề
của một quốc gia hay một khu vực mà đã trở thành vấn đề tồn cầu. Trong đó, có ơ
nhiễm môi trường đất, làm mất khả năng tự điều chỉnh của hệ sinh thái đất, đất trở
nên cằn cỗi không thích hợp cho cây trồng, điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể
9


sống khác trong lưới thức ăn. Hơn nữa sự tích tụ của các hóa chất độc hại, kim loại
nặng trong đất sẽ làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại cho cây trồng,
vật ni và gián tiếp gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Theo dự báo của các
cơ quan nghiên cứu, mức độ ô nhiễm môi trường đất vào năm 2020 sẽ tăng lên từ
2-3 lần so với hiện tại và các chỉ số ô nhiễm sẽ tịnh tiến với tốc độ phát triển công
nghiệp và đơ thị hóa. Nếu khơng có những giải pháp cơng nghệ và quản lý thì chất
lượng mơi trường đất sẽ bị suy giảm đến mức báo động và ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khỏe của người dân. Với nhận định trên có thể nhận thấy, việc phát triển kinh
tế thường đi kèm với sự giảm sút chất lượng môi trường, vì hầu hết tất cả các
ngành cơng nghiệp đều phát thải ít hay nhiều tùy đặc thù của ngành và tùy năng
lực kiểm sốt ơ nhiễm của nhà máy. Nhiều quốc gia phát triển đã trải qua thời kỳ
tập trung phát triển công nghiệp nặng và cũng đã gánh nhiều hậu quả của việc ơ
nhiễm mơi trường. Vì vậy, Việt Nam cũng không thể tránh khỏi giai đoạn này. Tuy
nhiên từ bài học của các nước phát triển trên thế giới, chúng ta có thể làm tốt hơn ở
khâu bảo vệ môi trường từ việc xử lý tại nguồn và kiểm soát chặt chẽ các nguồn
phát thải từ giai đoạn đầu của q trình sản xuất… Đây chính là mục tiêu của sự
tăng trưởng kinh tế bền vững. Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường,
những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế - xã
hội. Đóng góp vào thành tựu đó có phần quan trọng của các khu cơng nghiệp
(KCN), làng nghề. Tuy nhiên, việc phát triển các loại mơ hình này đã phát sinh ảnh
hưởng tiêu cực đến mơi trường, đó là: tình trạng lãng phí tài ngun đất đai do tỉ lệ

lấp đầy các KCN thấp; tình hình ơ nhiễm mơi trường đất, nước, khơng khí, chất
thải nguy hại…Những ảnh hưởng này dẫn đến môi trường đất, nước, khơng khí ở
một số thành phố lớn, KCN tập trung, khu dân cư đang bị ơ nhiễm, suy thối, tài
nguyên khoáng sản cũng đang dần cạn kiệt. Bởi vậy, ngoài việc triển khai đồng bộ
các giải pháp quản lý chất thải, xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, KCN, cần có
những giải pháp theo vùng, miền khác nhau. Đặc biệt là nhóm giải pháp cho hoạt
động quản lý và bảo vệ mơi trường nơng thơn. Theo đó, thực hiện các tiêu chí mơi
trường như xây dựng hệ thống thu gom nước thải tập trung, quy hoạch bãi chôn lấp
rác, khu xử lý chất thải từ các hoạt động làng nghề..., đẩy mạnh việc triển khai các
10


chính sách, chương trình ưu đãi, hỗ trợ các cơ sở sản xuất, tổ chức hoạt động dịch
vụ trong việc đầu tư các trang thiết bị xử lý chất thải từ hoạt động sản xuất.
Những biện pháp được đưa ra cụ thể là:












Biện pháp để khắc phục ơ nhiễm mơi trường đầu tiên là ý thức của
người dân. Nếu người dân có ý thức vứt rác đúng nơi quy định, khơng xả
rác lung tung thì ơ nhiễm mơi trường sẽ được giảm đáng kể. Ngồi ra, cần

có các chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức cho trẻ nhỏ.
Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa để ngừa tắc cống thoát nước. Có thể thay
chất tẩy rửa bằng chất vi sinh.
Hồn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường.
Có các chế tài mạnh mẽ để xử phạt.
Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế.
Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường.
Nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ phụ trách công tác
môi trường
Đầu tư, trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại
Trồng cây, gây rừng
Chôn lấp và đốt rác thải một cách khoa học
Sử dụng năng lượng thân thiện với mơi trường như gió, mặt trời

11


Chương III. Kết luận
Ơ nhiễm mơi trường có thể chỉ đơn giản, nếu phần nào nói chung, được định
nghĩa là sự hiện diện trong môi trường của một tác nhân có khả năng gây hại cho
mơi trường hoặc sức khỏe con người. Như vậy, các chất ơ nhiễm có nhiều hình
thức. Chúng khơng chỉ bao gồm hóa chất, mà cịn cả sinh vật và vật liệu sinh học,
cũng như năng lượng dưới nhiều hình thức khác nhau (ví dụ như tiếng ồn, bức xạ,
nhiệt). Do đó, số lượng các chất gây ơ nhiễm tiềm năng là vơ số. Ví dụ, có khoảng
30.000 hóa chất được sử dụng phổ biến hiện nay, bất kỳ một trong số đó có thể
được thải ra mơi trường trong q trình chế biến hoặc sử dụng. Ít hơn 1% trong số
này đã được đánh giá chi tiết về độc tính và rủi ro sức khỏe của họ. Số lượng các
chất ô nhiễm sinh học là thực sự không thể phủ nhận. Chúng bao gồm không chỉ
các sinh vật sống và khả thi, chẳng hạn như vi khuẩn, mà cịn có rất nhiều nội độc
tố có thể được giải phóng khỏi nguyên sinh chất của các sinh vật sau khi chết. Do

đó, khơng thiếu các rủi ro mơi trường đối với sức khỏe. Điều cịn thiếu, phần lớn là
sự hiểu biết về bản chất và cơ chế của những rủi ro này. Sự phức tạp liên quan đến
mối liên hệ giữa ô nhiễm môi trường và sức khỏe và sự không chắc chắn trong dữ
liệu hiện có về tỷ lệ tử vong và bệnh tật, trong kiến thức hiện có về bệnh học và
thơng tin về mơi trường và ước tính phơi nhiễm, đều có nghĩa là mọi nỗ lực đánh
giá đóng góp mơi trường cho gánh nặng bệnh tật tồn cầu đầy khó khăn. Do đó,
các ước tính được tạo ra cho đến nay phải được coi là khơng nhiều hơn các ước
tính theo thứ tự. Mặc dù có những hạn chế, tuy nhiên, một số kết luận dường như
vượt quá sự bác bỏ.

12


Tài liệu tham khảo
- Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê-nin- Nhà xuất bản
chính trị quốc gia
- Từ điển bách khoa Wikipedia
-
- Letters from a Stoic – Seneca
- Báo tài nguyên và môi trường
- Nature and Selected essays- Ralph Waldo Emerson

13



×