Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Quan điểm triết học MarxLenin về con người và vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.26 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN
TRIẾT HỌC MARX-LENIN
Đề tài: Quan điểm triết học Marx-Lenin về con người
và vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay.
Họ và tên:

Lê Đức Thuận

Khóa K59.
Chun ngành:

Kế tốn kiểm toán

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Tùng Lâm

Quảng Ninh – THÁNG 6 NĂM 2021

1


Mục Lục
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................1
Chương I: Quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin về con người...........................2
1.1. Quan niệm về con người trước Mác.........................................................2
1.1.1. Quan niệm về con người của triết học Phương Đông.......................2
1.1.2. Quan niệm về con người của triết học Phương Tây..........................3
1.2. Quan điểm về con người của Mác............................................................4


1.2.1. Con người là thực thể sinh học-xã hội...............................................4
1.2.2. Con người vừa là chủ thể ,vừa là sản phẩm của lịch sử.....................6
1.2.3. Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội...........................7
Chương II: Vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta hiện nay ............................................... 9
2.1. Tính tất yếu khách quan của cơng nghiệp hóa,hiện đại hóa.....................9
2.2. Yếu tố con người trong chính sách thực hiện nghiệp cơng nghiệp
hóa,hiện đại hóa ở nước ta...............................................................................10
2.3. Hiện trạng và đề xuất giải pháp cho nguồn nhân lực của nước ta hiện
nay....................................................................................................................12
2.3.1. Hiện trạng nguồn nhân lực Việt Nam:..............................................12
2.3.2. Giải pháp về nguồn nhân lực trong bối cảnh cơng nghiệp hóa,hiện
đại hóa ở nước ta..........................................................................................13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................16

2


LỜI NĨI ĐẦU
Con người là gì? Con người có nết tính cách đa dạng, mỗi người có sở
thích riêng nhưngcon người trên thế giới cùng một nguồn gốc xét về bản chất
liệu con người có giống nhau? Những câu hỏi này khiến bản thân em thấy rất
tò mò và muốn tìm hiểu.Đến khi học và đọc về chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung
và quan điểm về con người của Mác nói riêng em đã biết phần nào về con
người theo quan điểm của Mác.Từ những quan điểm của Mác- Lênin mới thấy
sau rất nhiều thế kỉ thì chủ nghĩa Mác-Lênin vẫn là "kim chỉ nan" cho nhiều
lĩnh vực. Hơn thế, khi nhìn về Việt Nam một đất nước ln làm theo tư tưởng
Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác-Lênin đang trong q trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước cần sự kết hợp của nhiều yếu tố.Một trong số đó là vai

trị cực kì quan trọng của con người. Đứng trước những ý tưởng đầu tiên đó,
em quyết định chọn đề tài: "Quan điểm chủ nghĩa Mác-Leenin về con người
và vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa của nước ta hiện nay''.

3


Chương I: Quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin về con người
1.1.

Quan niệm về con người trước Mác

1.1.1. Quan niệm về con người của triết học Phương Đông
Các nhà hiền triết Phương Đơng ln đi tìm bản chất con người và mối
quan hệ của con người với thế giới tuy nhiên họ lại thiên về thế giới duy tâm.
Phật Giáo cho rằng con người là sựu kết hợp của danh và sắc,của vật chất và
tinh thần.Việc con người tồn tại là vật chất tuy nhiên đạo Phật thiên về phần tinh
thần.Tức là đời sống thực tại của con người ở trần gian chỉ là ảo giác, tạm thời.
Con người chỉ hoàn toàn vĩnh cửu khi trở về với cõi huyền ảo, Niết bàn.Khi đó
thể xác được giải thốt và tinh thần mới tồn tại mãi mãi.Nói cách khác, con
người chỉ bắt đầu cuộc sống khi chết đi, khi sang một cõi mới.
Quan niệm của triết học Phương Đông về bản chất con người cũng rất đa
dạng, phong phú: Khổng Tử cho rằng bản chất con người là do "thiên mệnh"
quyết định tức là Trời sinh tính,sinh số mệnh cho con người.Mạnh Tử cho rằng
con người sinh ra bản chất là tính hướng thiện,nhưng bị tấp quán xấu ảnh hưởng
dần xa rời cái thiện.Khổng Tử và Mạnh Tử cho rằng "nhân chi sơ tính bản thiện"
Tuân tử lại cho rằng bản chất con người sinh ra tính bản ác " nhân chi sơ tính
bản ác" bản ác có thể được cải thiện được. Dù đa dạng phong phú nhưng những
nhà hiền triết lớn của Phương Đơng lại có những quan niệm khác nhau.

Triết học Phương Đông cũng đề cập tới mới quan hệ con người với tự
nhiên: có quan niện cho rằng "thiên nhân hợp nhất"-con người và trời đất có thể
thơng hiểu nhau,Đạo gia cho rằng con người trong thế giới tự nhiên phải đề cao
''đạo"- sống theo lẽ tự nhiên.điều gì đến ắt sẽ đến,khơng gị ép.
 Như vậy những quan điểm của triết học Phương Đông về con người và
mối quan hệ con người với tự nhiên rất đa dạng, vừa có những sự kế thừa
4


giữa các hiền triết, vừa có sự đối lập.Đồng thời cũng nhận thấy rằng, triết
học Phương Đông đề cập tới bản chất con người theo quan niệm duy vật,
theo tâm linh; mối quan hệ con người với tự nhiên còn khá ngây thơ, chủ
yếu là bàn tới con người với chính trị ,đạo đức.
1.1.2. Quan niệm về con người của triết học Phương Tây
Triết học Phương Tây trước Mác đa dạng, phong phú khơng kém gì triết
học Phương Đơng:
Theo Kito giáo nhận thức con người trên thế giới quan duy tâm. Đạo Kito
cho rằng con người cũng có hai phần là:thể xác và linh hồn.Thể xác có thể
khơng tồn tại nhưng linh hồn thì vinh viễn.Do vậy mà việc bồi dưỡng linh hồn là
điều quan trọng.
Triết học Hi Lạp cổ đại bắt đầu có những quan niệm phân biệt con người
và tự nhiên.Con người được coi là một thứ gì đó tồn tại trong vũ trụ.Protago coi
con người là " thước đo vũ trụ",Arixtot cho rằng con người nổi bật nhờ linh
hồn,tư duy,trí nhớ,ý thức; trong mối quan hệ với nhà nước " con người là động
vật chính trị"; ơng cũng cho rằng con người là tối cao của vũ trụ.
Triết học Tây Âu trung cổ tiếp tục cho rằng con người là sản phẩm của
Thượng Đế.Mọi diễn biến của con người đều do Thượng đế sắp đặt. Côn người
buộc phải bằng lòng với cuộc sống tồn tại để hướng tới thế giới vĩnh cửu ở bên
kia.
Đến thời kì Phục Hưng,tư tưởng thời kì khơng xem nhẹ trí tuệ con người

sau trí tuệ Thượng Đế như thời Tây Âu trung cổ mà họ đã đề cao trí tuệ. lí tính
của con người.tư tưởng thời kì này cho rằng chính trí tuệ con người là yếu tố
đưa con người thoát khỏi ý nghĩ chật hẹp của thần học.Tuy nhiên quan niệm về
con người ở thời kì Phục Hưng mang tính cá nhân,chưa đề cập tới những quan
hệ xã hội.
5


Theo triết học Cổ điển Đức nhìn con người theo thế giới quan duy tâm
nhưng là duy tâm khách quan. Heghen nhà triết học thời kì này là người đã có
quan niệm rất thuyết phục:con người là chủ thể của lịch sử, là kết quả của sựu
phát triển lịch sử. Phoiobac với cái nhìn duy vật cho rằng:con người do vận
động của vật chất tạo nên,con người là kết quả của sự phát triển tự nhiên,đề cao
trí tuệ con người.Tư tưởng của Phoiobac lại tập trung quá nhiều con người với
tự nhiên mà chưa đề cập con người với xã hội, lịch sử.
 Như vậy Triết học Phương Tây hay Phương Đông trước Mác rất đa
dạng,phong phú tuy nhiên hầu như theo quan điểm duy tâm chưa phản
ánh đúng bản chất con người, xem xét bản chất con người chưa thực sự
đầy đủ trên các phương diện.Nhưng những tư tưởng ấy là tiền đề cho sự
ra đời của chủ nghĩa Mác về con người.
1.2.

Quan điểm về con người của Mác

1.2.1. Con người là thực thể sinh học-xã hội.
Chủ nghĩa Mác đã khẳng định con người là sự thống nhất giữa tính sinh
học và tính xã hội:
Xét về tính sinh học, con người là động vật cao cấp, là sản phẩm của giới
tự nhiên:" bản thân sự kiện là con người từ loài động vật mà ra,cũng đã quyết
định việc con người khơng bao giờ hồn tồn thốt ly khỏi đặc tính vốn có của

nó".Con người là thực thể sinh học vì con người cũng giống như những lồi
khác phải tìm kiếm những điều kiện cần cho đời sống: thức ăn, nước uống, nơi
trú ngụ và hơn hết là phải đấu tranh để sinh tồn.Tính sinh học cịn thể hiện con
người là một sản phẩm của tự nhiên.Tức là con người phục tùng quy luật của
giới tự nhiên: di truyền,tiến hóa,các q trình tự nhiên và quy luật vịng đời.
Con người trải qua q trình tiến hóa của giới tự nhiên điều này được minh
chứng trong thuyết tiến hóa của Đácuyn.Chủ nghĩ Mác khẳng định:"Giới tự
6


nhiên.....là thân thể vô cơ của con người đời sống thể xác và tinh thần của con
người gắn với tự nhiên". Tuy nhiên khác với những thực thể sinh học khác, con
người là sản phẩm của tự nhiên nhưng đồng thời có thể tác động biến đổi tự
nhiên và chính bản thân mình.Ví dụ như việc con người tác động vơ tình và hữu
ý đã và đang làm biến đổi khí hậu tồn cầu.Bằng hàng loạt những hoạt động
thực tiễn đã khẳng định con người là sản phẩm của giới tự nhiên, gắn bó với tự
nhiên.Con người và tự nhiên có mối quan hệ tác động lẫn nhau.
Có thể nói, mặt tự nhiên không phải là yếu tố quan trọng để phân biệt con
người và loài vật yếu tố phân biệt con người đó chính là tính xã hội biểu hiện là
tính lao động sản xuất.Mác và Ăngghen đã nếu vai trò của lao động với con
người:"Người là giống vật duy nhất có thể bằng lao động mà thốt ra khỏi trạng
thái thuần túy là loài vật". Mác và Ăngghen khẳng định:“Có thể phân biệt con
người với súc vật bằng ý thức, bằng tơn giáo, nói chung bằng bất cứ cái gì cũng
được. Bản thân con người bắt đầu bằng sự tự phân biệt với súc vật ngay khi con
người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình - đó là một bước tiến
do tổ chức cơ thể của con người quy định. Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt
của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của
mình”.Thơng qua lao động con người làm thay đổi tự nhiên,tạo ra của cải vật
chất phục vụ đời sống,sáng tạo ra ngơn ngữ để trao đổi trong q trình lao
động,..Ngôn ngữ ra đời biểu hiện cho tư duy của con người.Hay nói cách khác

chính lao động tạo ra cho con người tư duy và các quan hệ sản xuất.Tính xã hội
chỉ có trong xã hội lồi người,tạo ra bởi sự tác động giữa những người với nhau.
 Như vậy,lao động tức là sản xuất ra tư liệu lao động là điều kiện tiên
quyết để quyết định sự hình thành và phát triển của con người cả về tính
sinh học và xã hội,là phương thức phân biệt con người với loài khác.
1.2.2. Con người vừa là chủ thể ,vừa là sản phẩm của lịch sử.
7


Các nhà tư tưởng Mác-Lênin phê phán quan niệm của Phoiobac khi tách
con người ra khỏi lịch sử, xem xét con người như đối tượng cảm tính,trừu
tượng, khơng có hoạt động cụ thể.Từ những hạn chế trông thấy ,Mác đã một
phần kế thừa những quan điểm tiến bộ,một phần bác bỏ những tư tưởng chưa
hợp lý để khẳng định con người vừa là sự phát triển lâu dài của tự nhiên,vừa là
chủ thể và sản phẩm của lịch sử.Khác với con người cảm tính khơng hoạt động
thì các nhà tư tưởng Mác khẳng định quan điểm của mình,khẳng định quan điểm
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử dựa trên tiền đề là con người hiện thực
đang hoạt động,lao động sản xuất. Để rồi từ đó khẳng định con người là sản
phẩm của lịch sử, con người khác con vật bởi con người còn là chủ thể của lịch
sử.
Rõ ràng lịch sử thế giới tự nhiên và xã hội là nơi sản sinh ra con người
hay nói cách khác là con người là sản phẩm của quá trình lịch sử.
Nhưng chính con người cũng là chủ thể của lịch sử. C.Mác đã khẳng định
“ Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người là sản phẩm của những
hoàn cảnh và giáo dục... cái học thuyết ấy quên rằng chính những con người làm
thay đổi hồn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục”.
Trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên, Ph.Ăngghen cũng cho rằng : “ thú vật
cũng có một lịch sử phát triển dần dần của chúng cho tới trạng thái hiện nay của
chúng. Nhưng lịch sử ấy không phải do chúng làm ra và trong chừng mực mà
chúng tham dự vào việc làm ra lịch sử ấy thì điều đó diễn ra mà chúng không hề

biết và không phải do ý muốn của chúng. Ngược lại, con người càng cách xa
con vật, hiểu theo nghĩa hẹp của từ này bao nhiêu thì con người lại càng tự mình
làm ra lịch sử của mình một cách có ý thức bấy nhiêu”.
Con người với hoạt động thực tiễn đã tác động làm cải biến tự nhiên thức
đảy sự vận động,phát triển của lịch sử. Động vật ln dựa vào điều kiện có sẵn
8


của tự nhiên cịn con người thơng qua hoạt động của mình để tạo ra lịch sử của
mình."Sáng tạo lịch sử" là bản chất của con người , để có sự sáng tạo ấy là do
nhận thức của con người về những gì đã qua, về những dấu hiệu của hiện tại và
tiền đề cho tương lai.Lịch sử sản xuất ra con người như thế nào thì con người
cũng sáng tạo ra lịch sử như thế.Ví dụ lịch sử tạo ra bộ tộc người sơ khai, ăn
lơng ở lỗ, thì chính con người khắc mình vào lịch sử khi dù ăn lông ở lỗ nhưng
họ biết săn bắn, hái lượm và rồi biết dùng lửa.Cứ như thế con người dần biết
làm nhiều thứ hơn và càng ngày càng phát triển hơn khiến lịch sử đi từ sơ khai
đến đồ sộ, phát triển như hiện tại.
Con người để tồn tại và phát triển cần đặt trong mơi trường xác định.Đó là
tồn bộ mội trường tự nhiên và xã hội.Điều này có nghĩa là môi trường lịch sử
tự nhiên và xã hội sẽ tác động đến con người và con người sẽ tác động trở lại
trên nhiều phương diện khác nhau.Đó là biện chứng cho mối quan hệ giữa con
người và hoàn cảnh trong bất kì giai đoạn nào của lịch sử lồi người.
1.2.3. Bản chất con người là tổng hịa các quan hệ xã hội.
C.Mác đã nêu lên luận đề nổi tiếng trong Luận cương về Phoiơbắc :“Bản
chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt.
Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã
hội”.
Luận điểm của Mác khẳng định khơng có con người trừu tượng,thốt ly
khỏi hoàn cảnh lịch sử xã hội mà con người ln sống trong một điều kiện hồn
cảnh nhất định,một thời đại nhất định.Ở mỗi thời đại con người là khác nhau:

con người thời nguyên thủy chắc chắn sẽ khác con người hiện đại.Tuy nhiên dù
ở thời đại nào thì ln xem xét hiện thực tồn tại và các quan hệ xã hội tạo nên
bản chất con người.Tất nhiên là không phải một hình thức quan hệ mà nó là sự
tổng hòa của nhiều mối quan hệ:Quan hệ quá khứ,quan hệ hiện tại,quan hệ vật
9


chất,quan hệ tinh thần, quan hệ kinh tế,...Cá quan hệ xã hội thay đổi nhanh hay
chậm,ít hay nhiều sẽ tác động làm bản chất con người thay đổi.Hoàn cảnh lịch
sử xã hội là môi trường để con người bộc lộ bản chất và cũng chính quan hệ xã
hội làm bản chất con người được phát triển.
Con người phân biệt và hơn hẳn sinh vật khác bởi 3 mối quan hệ lớn:
quan hệ tự nhiên,quan hệ xã hội và quan hệ với chính bản thân con người.Tổng
hào các mội quan hệ xã hội là điều mà chỉ con người mới có được.Quan hệ xã
hội là bản chất khác biệt của loài người.
Khẳng định bản chất xã hội như vậy thì có đang phủ nhận bản chất tự
nhiên? Tất nhiên là không, bản chất tự nhiên đã được Mác đề cập cong viecj
nhấn mạnh vào tổng hòa quan hệ xã hội là minh chứng cho thấy sự hạn chế của
các nhà tư tưởng trước Mác. Đồng thời,khẳng định sự khác biệt của con người
với loài vật là ở tổng hào các quan hệ xã hội.

Chương II: Vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp

cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta hiện nay
10


1.

Tính tất yếu khách quan của cơng nghiệp hóa,hiện đại hóa

Cơng nghiệp hóa,hiện đại hóa là xu hướng phát triển là con đường tất yếu

để đưa nước ta đi lên xã hộ chủ nghĩa với xã hội công bằng văn minh.Cơng
nghiệp hóa,hiện đại hóa được hiểu là q trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các
hoạt động kinh tế và quản lý kinh tế- xã hội từ sử dụng sức lao động thủ cơng là
chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ,
phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã
hội cao.Tính tất yếu khách quan của q trình cơng nghiệp hóa , hiện đại hóa ở
nước ta là: do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, do nhu
cầu phải rút ngắn khoảng cách kinh tế của nước ta với các nước trong khu vực
và trên thế giới và do yêu cầu tạo ra năng suất lao động cao hơn để đáp ứng cho
sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa xã hội.
Để tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cần nguồn lực trước hết là
vững chắc,ổn định về chính trị ,sau đó tiến hành trên lĩnh vực kinh tế.Có rất
nhiều yếu tố tham gia vịa q trình cơng nghiệp hóa,hiện đại hóa như: tài
ngun thiên nhiên,cơ sở vật chất, con người,.....Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng
con người là sản phẩm,là chủ thể của lịch sử,mang tính xã hội sâu sắc.Chính con
người làm chủ các tiến bộ cơng nghệ,khoa học kĩ thuật và việc đáp ứng nhu cầu
của con người khiến cơng nghiệp hóa,hiện đại hóa phát triển.Do vậy mà nguồn
lực con người là yếu tố có vai trị quan trọng được biểu hiện như:
 Các nguồn lực khác thì hữu hạn nhưng nguồn lực con người là vơ hạn.Cái
vơ hạn ở đây chính là khả năng trí tuệ của con người.Trí tuệ con người có
khả năng siêu việt trong hoàn cảnh khác nhau mà chưa một nhà khoa học
nào có thể khám phá hết.Trí tuệ giúp con người làm chủ tự nhiên, tác
động xã hội và sáng tạo không ngừng.Hơn thế con người là nguồn lực duy
nhất biết tư duy, có trí tuệ và ý chí biết lợi dụng, các nguồn lực khác gắn
kết chúng lại với nhau tạo thành sức mạnh tổng hợp cũng tác động vào
quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố và phục vụ nhu cầu, lợi ích của
11



con người nên con người.Hơn thế khi trí tuệ được con người vật thể hóa
sẽ tạo ra nền kinh tế tri thức, tạo ra những kĩ thuật,ccoong nghệ hiện đại
vô cùng mà biểu hiện cho tới nay là sự xuất hiện của robot. Vì thế trong
các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, người lao động là yếu tố quan
trọng nhất.
 Hơn thế, để có hướng đi đúng đắn trong cơng nghiệp hóa hiện đại hóa thì
khồn ai khác chính con người đã vạch ra đường lối, chính sách.Tất nhiên
những người đề ra đường lối, chính sách khơng phải tồn bộ nguồn nhân
lực mà nó thuộc về nhiệm vụ của cấp lãnh đạo đất nước.
Cơng nghiệp hóa hiện đại hóa địi hỏi yếu tố nguồn nhân lực với chun
mơn cao.Con người cần cù ,chăm chỉ là chưa đủ mà cần có trí tuệ, khả năng
vận dụng khoa học kĩ thuật.
Việc thực hiện cơng nghiệp hóa hiện đại hóa có tác dụng to lớn với sự
phát triển của đất nước:
 Cơng nghiệp hóa hiện đại hóa tạo điều kiện xây dựng lực lượng sản xuất
và tăng năng suất lao động.
 Cơng nghiệp hóa,hiện đại hóa tăng mối liên hệ giữa các ngành, vùng
trong phạm vị trong nước và cả nước ngồi
 Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa giúp kinh tế phát triển từ đó cho phép quan
tâm tới đời sống con người và các lĩnh vực xã hội công cộng
 Cơng nghiệp hóa,hiện đại hóa với khả năng sử dụng khoa học ,kĩ thuật
cao tác động tới các lĩnh vực khác như quốc phòng an ninh, giáo dục,y
tế,...

12


2.


Yếu tố con người trong chính sách thực hiện nghiệp cơng nghiệp
hóa,hiện đại hóa ở nước ta.
Kế thừa chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trên con đường xây

dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện cơng nghiệp hóa,hiện đại hóa , Đảng và Nhà
nước ta ln đề cao và hướng tới mục tiêu vì con người.Điều này được thể hiện
trong các văn kiện của Đảng:
 Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã chú trọng đến quyền làm chủ
của nhân dân lao động “thực chất là tôn trọng con người, phát huy sức
sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân, hướng sự sáng tạo đó vào sự nghiệp
xây dựng xã hội mới”.
 Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 4 khoá VII, Đảng ta
nhấn mạnh: “Con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc con người là
mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta… Chúng ta cần tìm hiểu sâu sắc
những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của nhân tố con người, chủ thể
của mọi sáng tạo, mọi nguồn gốc của cải vật chất và văn hoá, mọi nền văn
minh của các quốc gia, phải xuất phát từ tinh thần nhân văn sâu sắc nhằm
phát triển con người tồn diện, xây dựng một xã hội cơng bằng, nhân ái,
thiết lập quan hệ thật sự tốt đẹp và tiến bộ giữa con người với con người
trong sản xuất và trong đời sống”
 Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII chỉ rõ định hướng chiến lược phát
triển giáo dục, đào tạo trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đã thể
hiện rõ quan điểm của Đảng là “lấy việc phát huy nhân tố con người là
yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”.
 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định: chiến
lược con người phải nằm ở vị trí trung tâm của chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá.

13



 Đại hội XI (2011) của Đảng đã xác định khả năng đột phá chiến lược:
“Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”
Xuyên suốt các kì Đại hội,các cương lĩnh chính trị của đảng ta là việc coi
trọng yếu tố con người.Yếu tố con người ngày cảng được Đảng và Nhà nước
ta chú trọng trong q trình cơng nghiệp hóa,hiện đại hóa.Suy cho cùng cơng
nghiệp hóa,hiện đại hóa là để phát triểm mọi mặt đặc biệt là kinh tế và cũng
chính việc đảm bảo kinh tế mục tiêu cao hơn là đáp ứng nhu cầu của con
người,của mọi công dân trong xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói "Vì
lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người" và "muốn xây
dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa"
đã trở thành tư tưởng quán xuyến toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng
ta trong đó có cách mạng cơng nghiệp hóa,hiện đại hóa.
3.

Hiện trạng và đề xuất giải pháp cho nguồn nhân lực của nước ta
hiện nay
1. Hiện trạng nguồn nhân lực Việt Nam:
Việt Nam là quốc gia với dân số đông đang ở thời kì dân số vàng.Chính

điều này là điều kiện để Việt Nam là nước có lực lượng lao động đông đảo.Tỷ
lệ tham gia lực lượng lao động quý IV năm 2020 ước tính là 74,4%,Xem xét
theo nhóm tuổi, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở khu vực thành thị thấp hơn
khu vực nông thôn ở tất cả các nhóm tuổi, trong đó chênh lệch nhiều nhất được
ghi nhận ở nhóm 15-24 tuổi (thành thị: 35,6%; nơng thơn: 63,1%) và nhóm từ
55 tuổi trở lên (thành thị: 34,4%; nông thôn: 49,7%).Điều này cho thấy người
dân thành thị mà người dân nơng thơn dù có chệnh lệch nhưng dều tham gia vào
lực lượng lao động.Hơn thế,lao động Việt Nam được đanh giá là cần cù,chịu
khó,lịng quyết tâm cao.Chính lịng quyết tâm vượt khó,thốt nghèo là một trong
những điều kiện để thực hiện cơng nghiệp hóa hiện đại hóa.


14


Tuy nhiên, lao động Việt Nam còn nhiều hạn chế đặc biệt trong q trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thì đó cịn là một thách thức
Trong khi sự nghiệp cơng nghiệp hóa,hiện đại hóa địi hỏi chun mơn lao
động cao thì lao động Việt Nam mới chỉ đáp ứng được phần nhỏ.Theo báo cáo
của Tổng cục thống kê Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ từ sơ cấp
trở lên năm 2020 là 24,1%,Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi năm 2020 của lao
động không có trình độ chun mơn kỹ thuật là 2,87%; sơ cấp là 2,25%; trung
cấp là 1,58%; cao đẳng là 1,52%; từ đại học trở lên là 1,04%.Tỉ lệ lao động có
việc làm là 74,4% nhưng có trình độ chun mơn chỉ chiếm 24,1% điều này là
chưa đủ.
Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới,chất lượng nguồn nhân lực Việt
Nam đật mức 3,79 điểm (trong thang điểm 10) xếp hạng thứ 11 trong số 12 quốc
gia được khảo sát tại châu Á. Trong khi Hàn Quốc đạt 6,91 điểm; Ấn Độ đạt
5,76 điểm; Malaysia đạt 5,59 điểm. Như vậy, nhân lực nước ta còn yều về chất
lượng, thiếu năng động và sáng tạo, tác phong công nghiệp.
Nguồn nhân lực Việt Nam dồi dào,đơng đảo có những đức tính truyền
thống.Tuy nhiên trong q trình cơng nghiệp hóa thì nhân lực là vấn đề đáng
băn khoăn, yếu tố chuyên môn, tác phong công nghiệp,tính vận dụng khoa
học kĩ thuật cịn hạn chế.Mà dây là những yếu tố cần thiết của một nhân lực
trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

2. Giải pháp về nguồn nhân lực trong bối cảnh cơng nghiệp
hóa,hiện đại hóa ở nước ta.
Trước những hiện trạng đặt ra với tư cách là một công dân của đất nước
em xin đề xuất một vài giải pháp như sau:


15


Thứ nhất, chăm lo cải cách giáo dục, nâng cao trình độ văn hóa của nguồn
nhân lực.Giáo dục nên cải cách theo hướng" chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội
hóa" cải cách có lộ trình từ việc chuẩn hóa sách giáo khoa ở các bậc tiểu học đến
phổ thông.Xây dựng giáo dục vững chắc từ gốc.Tránh việc cải cách ồ ạt,cải cách
quá nhiều đến chóng mặt.Với các cấp tiểu học đến phổ thơng giáo dục văn hóa
xen lẫn thực hành, vận dụng tin học, khoa học công nghệ.Các cuộc thi về khoa
học kĩ thuật nên được đẩy mạnh để các em sớm tiếp cận với việc vận dụng khoa
học kĩ thuật vào đời sống, việc làm.Với cấp đại học,là các cuộc thi nghiên cứu
khoa học có chiều sâu về mặt chất lượng.Hơn nữa,có quy hoạch trong việc mở
các trường cao đẳng, đại học,đặc biệt tạo các trung tâm dạy nghề để đáp ứng nhu
cầu biết, hiểu về những yêu cầu của việc làm trong thời buổi cơng nghiệp
hóa,hiện đại hóa.Học ở cấp nào cũng nên coi trọng việc hướng nghiệp, rèn luyện
tác phong công nghiệp.
Thứ hai,phát triển và đổi mới quản lí nhà nước về nguồn nhân lực.Điều
này có nghĩa là nhà nước có những nhận biết,thơng báo về tình hình nguồn nhân
lực: cung-cầu nhân lực ra sao, ngành nào, lĩnh vực nào còn thiếu, thiếu khoảng
bao nhiêu % nhân lực.Từ đó phân bổ nguồn lực hợp lý tránh việc thừa chỗ này
thiếu chỗ kia.Cấp quản lí về nguồn nhân lực cần phải chuẩn bị tài chính cho việc
ưu tiên phát triển chất lượng nguồn nhân lực.Việt Nam có được tài trợ vốn
ODA,FDI cho nhân lực thì cấp quản lí phải phân bổ nhân lực sao cho hợp lí.
Thứ ba, chủ động hội nhập tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực.Việt
nam khi hội nhập với các nước trên thế giới sẽ có khả năng nâng cao trình độ
chun,nhận thức về tác phong của nhân lực.Đó là các cuộc trao đổi sinh viên,
để sinh viên Việt Nam những người sắp bước vào thị trường lao động sẽ có cái
nhìn tổng quan hơn.Từ đó sẽ có khả năng chun mơn vững,tác phong cơng
nghiệp phục vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.


16


KẾT LUẬN
Có thể khẳng định,quan niệm về con người của chủ nghĩa Mác-Lênin với
cái nhìn của chủ nghĩa duy vật đã cho thấy bản chất của con người.Con người là
thực thể sinh học-xã hội,là chủ thể đồng thời là sản phẩm của lịch sử và là tổng
hòa các mối quan hệ xã hội.Từ những quan điểm về con người rất khách quan và
đầy đủ của chủ nghĩa Mác-Lênin, Đảng và nhà nước ta cũng đã khẳng định con
người là chìa khóa quyết định q trình cơng nghiệp hóa ,hiện đại hóa ở nước ta.
Nguồn nhân lực (con người) cơng nghiệp hóa phải có trình độ chun mơn,tác
phong cơng nghiệp, khả năng vận dụng khoa học kĩ thuật và có đạo đức nghề
nghiệp.Tuy nhiên,nguồn nhân lực Việt Nam còn hạn chế về chất lượng do vậy
mà nâng cao chất lượng nguồn nhân lực rõ ràng rất cần thiết. Muốn nâng cao
chất lượng nhân tố này khơng những tập trung vào trình độ học vấn hay trình độ
chun mơn cho người lao động mà cần tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý nhà
nước, phân bổ và sử dụng hợp lý nguồn ngân sách của nhà nước và hơn nữa là
chủ động hội nhập với các nước phát triển.Mặc dù còn hạn chế nhưng với những
chính sách đúng hướng mà Đảng đã đề ra về nguồn nhân lực thì q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta sẽ đi đến thắng lợi,tiếp tục duy trì và phát
triển chế độ chủ nghĩa xã hội.
Do kiến thức còn nhiều hạn chế, bài tiểu luận của em khơng tránh khỏi
những thiết sót mong thầy cơ và các bạn có thể góp ý , bổ sung để bài tiểu luận
hoàn thiện tốt nhất. Em xin chân thành cảm ơn!

17


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin NXB Bộ

Giáo Dục
2. Tư liệu văn kiện Đảng cộng sản: />3. Tập chí xây dựng Đảng: />4. Báo điện tử VNMedia.Vn
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện ĐH đại biểu toàn quốc lần
thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.9.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị Trung ương 4 khoá
VII, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.5.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội, đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII, Nxb Sự thật, Hà Nội,
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc
lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.100
9.

Diễn đàn về nguồn nhân lực Việt Nam: />
18



×