Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Vụ kiện giữa philippines và trung quốc tại PCA và tác động đối với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.13 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LUẬT
--OоO--

BÀI TẬP NHĨM
MƠN CƠNG PHÁP QUỐC TẾ
Đề tài:

Vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc tại PCA và tác động
đối với Việt Nam

Nhóm:

02

Giảng viên hướng dẫn:

TS. Nguуễn Ngọc Hà

Hà Nội, tháng 03/2018


DANH SÁCH SINH VIÊN NHÓM 02
STT
01
05
04
12
13
17
22


25
46
52
75


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................1
PHẦN I: TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ TRANH CHẤP.................................................................2
PHẦN 2: PHÂN TÍCH VỀ HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG VỤ TRANH CHẤP.....................3
2.1.

Thẩm quyền của Toà Trọng tài trong vụ kiện:...............................................................3

2.2.

Nội dung vụ tranh chấp.....................................................................................................6

2.2.1.

Giới thiệu..................................................................................................................6

2.2.2.

Quan điểm của Trung Quốc....................................................................................7

2.2.3.

Quan điểm của Philippines......................................................................................8


2.3.
2.3.1.

Phán quyết của Tòa án.................................................................................................10
Quy định của Công ước 1982 và các tuyên bố trước đây về vấn đề chủ quyền

lịch sử và quyền tài phán.............................................................................................................10
2.3.2.

Yêu sách của Trung Quốc đối với quyền lịch sử ở biển Đơng.............................13

2.3.3.

Trung Quốc có quyền miễn trừ khi tham gia Cơng ước không?.........................14

2.3.4.

Kết luận...................................................................................................................14

PHẦN 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM..........................................................15
3.1. Diễn trình lịch sự cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam trên biển Đông.......15
3.2. Đánh giá phán quyết của Toà và tác động của vụ kiện giữa Philipines và Trung Quốc
tới Việt Nam......................................................................................................................................15
3.2.1. Tác động tích cực đối với Việt Nam.........................................................................16
3.2.2. Tác động tiêu cực đối với Việt Nam.........................................................................17
3.3. Bài học kinh nghiệm dành cho Việt Nam.........................................................................17
3.3.1. Bài học về lựa chọn thủ tục tài phán theo UNCLOS..............................................17
3.3.2. Bài học về lựa chọn nội dung khởi kiện theo UNCLOS.........................................18
3.3.3. Bài học về thủ tục pháp lý và cách thức tiến hành khởi kiện.................................19
KẾT LUẬN.......................................................................................................................................20



LỜI MỞ ĐẦU
Từ trước đến nay, Biển Đông luôn là một vùng biển rộng có vị trí rất quan trọng cả về tài
nguyên biển và đường hàng hải quốc tế. Chính vì thế, đây cũng là một trong những nơi dễ xảy ra
xung đột nhất. Hiện nay, tình hình trên Biển Đông ngày càng căng thẳng do các tuyên bố chủ
quyền của nhiều quốc gia chồng chéo lên nhau, trong đó bao gồm Trung Quốc, Việt Nam,
Philippines, Malaysia,... Hệ quả tất yếu cho những mâu thuẫn đó là các tranh chấp liên quan đến
chủ quyền biển đảo, đến giờ vẫn còn gây nhiều tranh cãi.
Một trong những tranh chấp đáng chú ý là vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc tại Toà
án Trọng tài (PCA). Tại đây, mặc dù nội dung chi tiết vụ kiện bàn luận về các đặc quyền trên
biển xung quanh bãi đá và rạn san hô, nhưng trên thực tế, yêu sách “đường chín đoạn” của Trung
Quốc mới là điểm nổi bật đáng chú ý trong tranh chấp này. Trung Quốc tuyên bố rằng họ có “chủ
quyền khơng thể tranh cãi” với 2/3 diện tích Biển Đông, và tuyên bố này cũng chồng lấn với các
tuyên bố chủ quyền của một số nước thuộc ASEAN, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, đây là một vụ
kiện vơ cùng quan trọng và phán quyết của PCA có thể được coi là một bài học cho Việt Nam
trong vấn đề giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển đảo.
Với những lý do trên, nhóm đã quyết định lựa chọn đề tài: Vụ kiện giữa Philippines và
Trung Quốc tại PCA và tác động đối với Việt Nam, với nội dung chính là đi sâu phân tích một
vấn đề hình thức: Thẩm quyền của Hội đồng Trọng tài; và một vấn đề nội dung: Yêu sách
“Đường chín đoạn” của Trung Quốc.
Với thời lượng nghiên cứu và trình độ chuyên mơn cịn hạn chế, bài tiểu luận của nhóm
khơng tránh khỏi có những thiếu sót, rất mong nhận được góp ý của thầy và các bạn để bài tiểu
luận được hoàn thiện hơn.

1


PHẦN 1: TĨM TẮT NỘI DUNG VỤ TRANH CHẤP
Biển Đơng là một biển nửa kín, có diện tích khoảng 3,5 triệu km2, trải rộng từ vĩ độ 3° lên

đến vĩ độ 26° Bắc và từ kinh độ 100° đến 121° Đông. Biển Đông được bao bọc bởi 9 nước là
Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan,
Campuchia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. Biển Đông là một trong các khu vực có tầm quan
trọng chiến lược đối với các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói riêng và các
quốc gia khác trên thế giới. Nó có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với kinh tế thế giới và an ninh
khu vực.
Trung Quốc tun bố rằng họ có “chủ quyền khơng thể tranh cãi” 2/3 diện tích Biển Đơng,
và các tun bố này cũng chồng lấn với các tuyên bố chủ quyền của một số nước thuộc Hiệp hội
các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) như Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei, cũng như
vùng lãnh thổ Đài Loan. Những năm về trước, Trung Quốc bắt đầu bồi đắp đất đá trên các rạn
san hơ mà họ chiếm đóng và xây dựng các căn cứ qn sự trên đó.
Q trình trọng tài bắt đầu vào ngày 22 tháng 1 năm 2013 khi Philippines gửi tới Trung Quốc
Thông báo và Bản yêu sách “liên quan đến tranh chấp với Trung Quốc đối với quyền tài phán
trên biển của Philippines ở vùng Biển Tây Philippines”.
Vào ngày 19 tháng 2 năm 2013, Trung Quốc đã gửi Philippines cơng hàm ngoại giao trong
đó đưa ra “Quan điểm của Trung Quốc đối với các vấn đề ở Biển Đông” và từ chối, trả lại Thông
báo của Philippines. Chính phủ Trung Quốc đã duy trì quan điểm khơng chấp nhận và cũng như
khơng tham gia vào q trình tố tụng trọng tài này. Mặc dù Trung quốc từ chối tham gia, nhưng
theo Điều 9 Phụ lục VII UNCLOS tiến trình trọng tài vẫn được tiếp tục và Tịa Trọng tài Thường
trực (PCA) đã được chọn làm Ban thư ký cho tòa trọng tài trong vụ kiện này.
Vào ngày 7 tháng 12 năm 2014, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã cơng bố "Báo cáo của Chính
phủ Cộng hồ Nhân dân Trung Hoa về vấn đề thẩm quyền trong việc giải quyết tranh chấp Biển
Đông do Philippines khởi xướng. Trung Quốc lập luận rằng Tịa án khơng có thẩm quyền giải
quyết vụ kiện này. Theo đó, Tồ Trọng tài đã tổ chức một phiên tranh tụng về thẩm quyền và khả
năng thụ lý vụ việc vào tháng 7 năm 2015 và ban hành một Phán quyết về thẩm quyền và khả
năng thụ lý vụ việc vào ngày 29 tháng 10 năm 2015, quyết định về một số vấn đề liên quan đến
thẩm quyền và hoãn lại một số vấn đề để tiếp tục xem xét. Tồ Trọng tài, sau đó, tiếp tục triệu
tập và tổ chức một phiên tranh tụng về các vấn đề nội dung của vụ kiện từ ngày 24 đến 30 tháng
11 năm 2015.
Trong Bản tranh tụng do Philippines nộp lên Toà, Philippines yêu cầu Toà xem xét 15 đệ

trình. Các đệ trình này có thể được phân loại thành bốn nhóm vấn đề chính:

2


Thứ nhất, Philippines muốn Tòa phán quyết về nguồn luật quy định quyền và nghĩa vụ của
các bên trên Biển Đông và hiệu lực của Công ước Liên hợp Quốc về Luật Biển (Công ước) đối
với yêu sách về quyền lịch sử bên trong cái gọi là “đường chín đoạn” của Trung Quốc. Thứ hai,
Philippines muốn Tòa phán quyết về liệu một số cấu trúc mà cả Trung Quốc và Philippines cùng
yêu sách được xác định chính xác là đảo, đảo đá, bãi cạn lúc nổi lúc chìm hay bãi chìm theo
Cơng ước. Thứ ba, Philippines muốn Tịa phán quyết liệu một số hành động của Trung Quốc ở
Biển Đông có vi phạm Cơng ước khơng khi can thiệp vào việc Philippines thực thi các quyền
chủ quyền và quyền tự do phù hợp với Công ước, cũng như Trung Quốc đã làm tổn hại đến môi
trường biển thông qua các hoạt động đánh cá và xây dựng. Cuối cùng, Philippines muốn Tòa
phán quyết về một số hoạt động do Trung Quốc tiến hành, cụ thể là việc cải tạo đất quy mô lớn
và xây dựng đảo nhân tạo ở Trường Sa kể từ khi vụ kiện bắt đầu đến nay đã làm mở rộng và làm
phức tạp thêm tranh chấp.
Mặc dù nội dung chi tiết vụ kiện là về các đặc quyền trên biển xung quanh các bãi đá và rạn
san hô đang tranh chấp, nhưng trên thực tế, điểm nổi bật nhất của vụ kiện này chính là về yêu
sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc. Philippines đã đệ trình vụ kiện năm 2013, khơng lâu sau
khi Trung Quốc chiếm Bãi cạn Scarborough từ tay Manila.
“Đường 9 đoạn” này chồng lấn với các vùng biển đảo mà Việt Nam, Malaysia, Brunei và
Đài Loan tuyên bố chủ quyền. Philippines cho rằng “đường 9 đoạn” này vi phạm Công ước của
Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Trung Quốc đã từ chối làm rõ thực thể nào mà họ
tuyên bố chủ quyền bên trong đường ranh giới đó. Philippines đang tìm cách làm mất tính hợp
pháp của các tun bố chủ quyền bành trướng của Trung Quốc bằng cách nhờ PCA bác bỏ tính
pháp lý của “đường 9 đoạn”.
Ngày 12 tháng 7 năm 2016, Phán quyết được Toà Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, Công
ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (sau đây gọi là “Công ước”) trong vụ kiện giữa Cộng hoà
Philippines và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi là ‘Philippines’ và ‘Trung Quốc’)

hồn tồn nhất trí thơng qua và ban hành.

PHẦN 2: PHÂN TÍCH VỀ HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG VỤ TRANH CHẤP
2.1.

Thẩm quyền của Toà Trọng tài trong vụ kiện:

Gần ba năm sau khi Philippines chính thức khởi kiện Trung Quốc ra trước Toà Trọng tài
theo Phụ lục VII UNCLOS và ba tháng sau khi Phiên Điều trần về thẩm quyền diễn ra, ngày
29/10/2015 Toà Trọng tài đã đưa ra Phán quyết về Thẩm quyền và Khả năng thụ lý vụ việc.
Phán quyết, với tính chất là một phán quyết về thẩm quyền, khơng xem xét tính đúng sai của
các đệ trình của Philippines mà chỉ tập trung phân tích câu hỏi liệu Tồ Trọng tài có thẩm quyền
để xem xét các đệ trình này hay khơng. Và một ngun tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp

3


quốc tế và cũng đã được ghi nhận tại Điều 288(4) của UNCLOS đó là khi có sự bất đồng về việc
cơ quan tài phán có thẩm quyền hay khơng thì vấn đề sẽ do chính cơ quan đó quyết định
Theo quy định của UNCLOS thì khi một quốc gia trở thành thành viên của Cơng ước thì
quốc gia đó đã đồng ý chấp thuận thẩm quyền bắt buộc của các toà án được thành lập theo Điều
287 UNCLOS, trong đó có Tồ Trọng tài theo Phụ lục VII. Trong vụ việc này, cả Philippines và
Trung Quốc đều là thành viên của UNCLOS, và vì thế, hai quốc gia này xem như đã chấp nhận
thẩm quyền của Toà Trọng tài. Với thực tế pháp lý này, Toà Trọng tài sẽ có thẩm quyền xem xét
đơn kiện của Philippines theo quy định được nêu ra trong Phụ lục VII của UNCLOS, và thủ tục
xét xử vẫn có thể tiếp tục diễn ra ngay cả khi “một trong số các bên trong vụ tranh chấp khơng ra
Tồ hoặc khơng trình bày các lý lẽ của mình” (Điều 9 Phụ lục VII). Vì vậy, việc Trung Quốc
không tham gia và tuyên bố không cơng nhận phán quyết của Tồ khơng đủ sức ngăn chặn cơng
việc của Tồ và cũng khơng thể loại trừ nghĩa vụ thi hành phán quyết sau này của Trung Quốc.
Tuy nhiên, thẩm quyền của Toà Trọng tài theo UNCLOS lại đi kèm ba điều kiện chính.

Đó là: (1) tranh chấp này liên quan đến việc giải thích và áp dụng UNCLOS, (2) Philippines phải
thỏa mãn các yêu cầu thủ tục về trao đổi quan điểm trước khi tiến hành khởi kiện và giữa hai bên
khơng có một thoả thuận về việc sử dụng một cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc khác, và (3)
các tranh chấp được Philippines nêu ra không bị loại trừ khỏi thẩm quyền của Toà Trọng tài theo
tuyên bố của Trung Quốc theo Điều 298 UNCLOS.
Về điều kiện thứ nhất, Toà phải cân nhắc liệu tranh chấp mà Phillipines đệ trình có thực
sự liên quan đến UNCLOS hay không, hay bản chất của tranh chấp, như Trung Quốc phản bác,
là về vấn đề chủ quyền đối với các thực thể đang tranh chấp trên Biển Đơng. Tồ cho rằng việc
giải quyết các đệ trình của Philippines sẽ khơng địi hỏi Tồ phải đưa ra một quyết định về chủ
quyền một cách trực tiếp hay gián tiếp, và mục đích thực sự của các đệ trình của Philippines
khơng phải là để tranh cãi về u sách chủ quyền của các bên. Philippines không hề yêu cầu Toà
đưa ra phán quyết về chủ quyền, mà ngược lại, cịn u cầu Tồ tránh khơng xem xét chủ quyền.
Vì thế, mặc dù đúng là giữa hai bên có tồn tại tranh chấp về chủ quyền, tranh chấp mà Tồ phải
giải quyết khơng liên quan đến vấn đề này mà chỉ liên quan đến việc giải thích và áp dụng
UNCLOS. Chính vì vậy, tranh chấp này thuộc thẩm quyền của Toà.
Thực chất, về điều kiện thứ hai, quy định của UNCLOS xác định Tồ Trọng tài sẽ khơng
có thẩm quyền xem xét vụ việc khi các bên đã có lựa chọn và chịu sự ràng buộc về một cơ chế
giải quyết tranh chấp khác. Trung Quốc cho rằng giữa nước này và Philippines có tồn tại những
thoả thuận song phương. Theo đó, các thoả thuận này đã đề cập đến việc sử dụng cơ chế giải
quyết tranh chấp riêng biệt theo cơ chế đàm phán song phương giữa hai nước. Do vậy mà Trung
Quốc đã từ chối thẩm quyền giải quyết của Hội đồng Trọng tài ngay cả khi tranh chấp có liên
quan đến UNCLOS. Tuy nhiên, qua phân tích, phán quyết ngày 29/10 của Hội đồng Trọng tài đã

4


chỉ ra rằng, tất cả các văn bản song phương được viện dẫn đều khơng có giá trị pháp lý mang
tính ràng buộc đối với các bên. Bản Tuyên bố về quy tắc ứng xử trên biển Đông giữa ASEAN –
Trung Quốc (DOC) cũng vậy. Hội đồng Trọng tài nhận định, mặc dù DOC mang nhiều dấu hiệu
của một điều ước quốc tế, nhưng nội dung của Tuyên bố này chỉ nhắc lại những nghĩa vụ của các

bên đã có. Đáng nói hơn, DOC cũng khơng phải là một thoả thuận ràng buộc về mặt pháp lý liên
quan đến việc giải quyết tranh chấp. Hơn nữa, chính Trung Quốc cũng đã nhiều lần gọi tên của
tuyên bố này như là một văn kiện chính trị thay vì là một văn bản pháp lý. Vì lẽ đó mà căn cứ
này của Trung Quốc đưa ra để phản đối thẩm quyền của Toà cũng đã bị bác bỏ.
Viện dẫn điều kiện thứ ba, Điều 298 quy định các trường hợp ngoại lệ khác ngoài việc
bắt buộc giải quyết mà một quốc gia có thể khởi động bằng cách tuyên bố về các tranh chấp về
(a) giới hạn ranh giới biển, (b) các vịnh và di tích lịch sử, (c) các hoạt động thực thi pháp luật, và
(d) các hoạt động quân sự. Theo tuyên bố vào ngày 25 tháng 8 năm 2006, Trung Quốc đã kích
hoạt tất cả những trường hợp ngoại lệ này. Thứ nhất, Trung Quốc đưa ra lập luận rằng các đệ
trình mà Philippines đưa ra là một phần không thể tách rời của tranh chấp về phân định biển.
Trong khi đó, Trung Quốc đã loại trừ tranh chấp về phân định biển ra khỏi thẩm quyền của Toà
dựa trên Tuyên bố của nước này đưa ra năm 2006 theo quy định của Điều 298 UNCLOS. Vì thế,
Trung Quốc cho rằng Tồ Trọng tài khơng có thẩm quyền để xem xét các đệ trình của
Philippines. Câu hỏi đặt ra là liệu việc xác định phạm vi vùng biển mà thực thể có thể được
hưởng theo yêu cầu của Philippines và việc phân định biển là hai vấn đề pháp lý riêng biệt hay
chỉ là một. Toà lập luận rằng một tranh chấp liên quan đến việc xác định các vùng biển mà một
thực thể được hưởng và một tranh chấp liên quan đến phân định các vùng biển chồng lấn là hai
tranh chấp hoàn toàn khác biệt. Mặc dù việc xác định phạm vi vùng biển thường là một trong các
vấn đề đầu tiên phải giải quyết trong quá trình phân định nhưng hai vấn đề này khơng thể bị
đánh đồng làm một. Trong vụ việc này, Philippines không yêu cầu Toà phân định các vùng biển
chồng lấn giữa hai quốc gia, và Tồ cũng khơng tiến hành phân định vùng biển nào. Thứ hai,
Trung Quốc nhấn mạnh quan điểm vùng biển thuộc đường chín đoạn là căn cứ vào lịch sử để xác
định. Trung Quốc lập luận rằng, vùng biển này trước đây được triều đình phong kiến phái tàu
thuyền đi khai hoang và khám phá ra vùng đất và vùng biển mới, từ đó xác lập chủ quyền nhưng
từ khi Pháp và các nước đế quốc tiến vào Đơng Nam Á để đơ hộ thì Trung Quốc tạm thời bị mất
quyền kiểm soát đối với vùng biển này. Và do vậy, Trung Quốc cho rằng hiện nay Trung Quốc
đương nhiên có quyền kiểm sốt vùng biển thuộc đường chín đoạn này. Tuy nhiên, lập luận này
của Trung Quốc nhằm đưa vụ tranh chấp này thuộc trường hợp ngoại lệ của Điều 298 Công ước
viên nhưng đã nhanh chóng bị tịa án bác bỏ. Nguồn tài liệu được lấy từ cơ sở dữ liệu của Thư
viên quốc gia Pháp và cuộc khảo sát thủy văn của Hoàng gia Anh Quốc trước năm 1945 đã cho

thấy lập luận của Trung Quốc là hồn tồn vơ căn cứ. Bên cạnh đó, những hành vi mà Trung

5


Quốc cho rằng đó là thực thi pháp luật hay hành động quân sự, ví dụ như điều tàu quân sự ra
vùng biển, cố ý đâm các tàu của Philippineses, vây tàu Philippineses, cô lập không cho tiếp tế,…
đều không thuộc ngoại lệ theo Điều 298 UNLOS mà đó chỉ là những hành động làm gia tăng
căng thẳng và làm trầm trọng thêm tranh chấp giữa hai quốc gia của Trung Quốc. Do đó, u cầu
của Philippines khơng thể bị loại trừ khỏi thẩm quyền của Toà như Trung Quốc lập luận.
2.2.

Nội dung vụ tranh chấp

2.2.1. Giới thiệu
Trong tiểu luận này, nhóm sẽ tìm hiểu về tranh chấp của các bên về “Đường 9 đoạn" và tuyên
bố của Trung Quốc về các quyền lịch sử trong khu vực biển Đông.
Đường 9 đoạn hay ranh giới lưỡi bò là tên gọi của một đường vạch do Trung Quốc đưa ra lần
đầu tiên vào năm 1947 trong bản đồ các đảo trên Nam Hải do Bộ Nội Vụ nước Trung Hoa Dân
Quốc ấn hành, ban đầu là vạch liền và thay đổi dần theo thời gian thành vạch gián đoạn 11 nét, 9
nét, xác lập chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đơng.
Đường 9 đoạn bao trọn bốn nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên biển Đông (biển Nam Trung
Hoa) là quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, quần đảo Pratas và quần đảo Macclesfield với
khoảng 75% diện tích mặt nước của biển Đơng, chỉ cịn lại khoảng 25% cho tất cả các nước
Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, và Việt Nam, tức mỗi nước được trung bình 5%.
Philippines cho rằng “đường 9 đoạn” này vi phạm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển
(UNCLOS) và đã đưa ra phản ánh về vấn đề này trong Bản đệ trình số 1 và 2 yêu cầu Toà án
tuyên bố rằng Trung Quốc chỉ được hưởng các quyền quy định của Công ước và các quyền này
không được bổ sung hoặc được sửa đổi bởi bất kỳ quyền lịch sử nào, bao gồm cả trong khu vực
được đánh dấu bằng “đường chín đoạn” trên bản đồ của Trung Quốc. Các bản đệ trình số 1 và 2

được thể hiện như sau:
1. Các quyền lợi hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông, giống như các quyền của Philippines,
không được vượt quá những điều được phép của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển
("UNCLOS" hoặc "Công ước");
2. Các tuyên bố quyền chủ quyền của Trung Quốc, và "các quyền lịch sử" đối với các khu vực
hàng hải của Biển Đơng bao gồm "đường chín đoạn" là trái với Cơng ước và khơng có hiệu
lực pháp luật;
Dưới đây, nhóm sẽ trình bày chi tiết hơn về lập trường của Philippines, Trung Quốc và Phán
quyết của Tòa án về vấn đề này.
2.2.2. Quan điểm của Trung Quốc
a. Căn cứ lịch sử của “đường chín đoạn”

6


Trung Quốc chưa bao giờ làm rõ bản chất hoặc phạm vi của các quyền lịch sử được tuyên bố
của mình. Trung Quốc cũng chưa bao giờ làm rõ ý nghĩa của “đường chín đoạn”. Tuy nhiên, một
số sự thật nhất định có thể được thiết lập.
Cái được gọi là “đường chín đoạn” lần đầu tiên xuất hiện trên một bản đồ Trung Quốc
chính thức vào năm 1948. Trong năm đó, Bộ Nội vụ của Chính quyền Cộng hịa Trung Quốc đã
xuất bản một “Bản đồ Vị trí của các đảo khác nhau trong Biển Đông” (Bản đồ năm 1948). Một
đường tương tự cũng đã xuất hiện trong bản đồ được sản xuất bởi tư nhân vào năm 1933. Trong
bản gốc, bản đồ có 11 dấu gạch ngang. Hai dấu gạch ngang ở Vịnh Bắc Bộ được dỡ bỏ vào năm
1953, khiến nó trở thành một “đường chín đoạn”, và dòng này đã xuất hiện liên tục ở dạng 9 dấu
gạch ngang đó trong bản đồ địa hình chính thức của Trung Quốc kể từ ngày đó. Tuy nhiên, chiều
dài và vị trí chính xác của chính các dấu gạch ngang dường như khơng nhất qn giữa các miêu
tả chính thức.
b. Lập trường của Trung Quốc về “đường chín đoạn”
Trung Quốc đã liên kết rõ "đường chín đoạn" đối với tuyên bố của Trung Quốc về các
quyền "được hình thành trong một thời gian dài của lịch sử". Tuyên bố chính thức của Trung

Quốc, là đại diện cho quan điểm thống nhất của Trung Quốc về các quyền lợi hàng hải của nó ở
Biển Đơng:
Trung Quốc có chủ quyền khơng thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa và vùng biển lân
cận. Và đó là một thực tế khơng thể chối cãi được rằng quần đảo Tây Sa là một phần không thể
tách rời của lãnh thổ Trung Quốc. Ngay từ năm 1948, chính phủ Trung Quốc cơng bố một bản đồ
chính thức cho thấy "đường chấm" ở Biển Đông. Chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông
và các tuyên bố của họ đối với các quyền liên quan đã được hình thành trong một thời gian dài
của lịch sử, được các chính phủ Trung Quốc tiếp tục duy trì và được bảo vệ theo luật nội địa của
Trung Quốc trong nhiều trường hợp và được bảo vệ theo luật quốc tế, bao gồm Công ước Liên
hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Trong những năm gần đây, một số quốc gia bắt đầu tấn công đường nét đứt này của Trung
Quốc. Động cơ thực sự là cố ý gây nhầm lẫn các tranh chấp lãnh thổ với các tranh chấp về phân
định biển, phủ nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo trên biển Đông và vùng biển
lân cận và che giấu một cuộc xâm lược bất hợp pháp và chiếm một phần các đảo hàng hải của
quần đảo Nam Sa của Trung Quốc.
Mặt khác, phải lưu ý rằng đường nét đứt xuất hiện sớm hơn nhiều so với UNCLOS, điều
này không bao gồm tất cả các khía cạnh của luật biển. Bất kể nhìn nhận vấn đề này như thế nào
thì Tịa án cũng khơng có thẩm quyền đối với đường nét đứt của Trung Quốc. Về đàm phán,
Trung Quốc đã nhắc lại hy vọng rằng các bên liên quan nên giải quyết các tranh chấp thông qua
tham vấn và đàm phán, dựa trên sự kiện lịch sử và luật pháp quốc tế.

7


2.2.3. Quan điểm của Philippines
a. Lập trường của Philippines về thẩm quyền
Trước hết, Philippines khẳng định các vùng biển của Trung Quốc trên Biển Đông, giống như
của Philippines, không thể vượt quá những gì được cho phép trong UNCLOS. Yêu sách của
Trung Quốc về quyền chủ quyền và quyền tài phán và về "quyền lịch sử" đối với các vùng biển
nằm bên trong "đường lưỡi bò" là trái với các quy định của UNCLOS và khơng có giá trị pháp lý

vì các yêu sách này vượt quá các vùng biển mà Trung Quốc được hưởng theo quy định của
UNCLOS. Vì vậy, Philippines đề nghị các trọng tài viên của tòa xem xét và kết luận những tuyên
bố chủ quyền của Trung Quốc, thể hiện qua đường 9 đoạn mà nước này tự vẽ ra và chiếm gần
trọn Biển Đông, là vô giá trị theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Về thẩm quyền, Philippines tranh luận rằng các tuyên bố của Trung Quốc kể từ tháng 5 năm
2009 đã tạo ra sự phân biệt nhất định giữa các tuyên bố về "chủ quyền" và tuyên bố về "các
quyền chủ quyền và thẩm quyền". Theo quan điểm của Philippines, bản chất tuyên bố của
Trung Quốc là một trong những quyền chủ quyền và thẩm quyền được xác nhận bởi hành vi của
Trung Quốc trong việc (a) tìm cách cấm các quốc gia khác đánh bắt trong khu vực "đường chín
đoạn"; (b) can thiệp vào các hoạt động thăm dị dầu khí của Philippines; và (c) nhượng bộ cho
các mỏ dầu ở những khu vực nằm trong "đường chín đoạn" mà vượt quá giới hạn quyền của
Trung Quốc theo Công ước.
Về ngoại lệ đối với thẩm quyền tại Điều 298 của Công ước được giới hạn trong các tranh
chấp liên quan đến "vịnh hoặc các vị di tích lịch sử”, Philippines cho rằng, "khái niệm ' danh
nghĩa lịch sử' như được sử dụng trong Điều 298 có một ý nghĩa hạn chế: nó chỉ liên quan đến các
khu vực gần bờ biển có thể dễ bị yêu cầu chủ quyền". Philippines cho rằng tuyên bố của Trung
Quốc không thể là một trong những danh nghĩa lịch sử. Về mặt này, Philippines cho rằng có một
sự phân biệt nhất định - bao gồm cả thuật ngữ Trung Quốc - giữa việc Trung Quốc sử dụng thuật
ngữ "các quyền lịch sử" trong Luật về vùng đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa của Trung Quốc
và thuật ngữ "danh nghĩa lịch sử" trong Điều 298 và những điều khác trong Công ước. Như
vậy, Philippines cho rằng, "tuyên bố của Trung Quốc về 'các quyền lịch sử' trong khu vực đường
chín đoạn là không được đề cập đến trong Điều 298 (1) (a) (i)". Tuy nhiên, ngay cả khi tuyên bố
chủ quyền của Trung Quốc là một di tích lịch sử, Philippines vẫn cho rằng Điều 298 sẽ khơng áp
dụng được vì điều luật này chỉ được áp dụng cho các tranh chấp về phân định các vịnh và di tích
lịch sử.
Như vậy, trong vụ việc này, Philippines đã yêu cầu PCA bác cơ sở pháp lý của yêu sách
“đường 9 đoạn” của Trung Quốc. Khi đưa ra yêu sách này, Trung Quốc thường xuyên nói rằng,
họ có chủ quyền lịch sử trong khu vực nằm trong phạm vi “đường lưỡi bò”. Tuy nhiên,
Philippines nêu rõ, điều này không nằm trong điều 9 của UNCLOS nên cách lý giải của Trung


8


Quốc là cách áp dụng và giải thích sai UNCLOS. Chính vì thế, Philippines u cầu Tịa phán xét
và bác bỏ cơ sở pháp lý của “đường 9 đoạn”.
b. Tuyên bố của Trung Quốc về quyền lịch sử
Trong lập luận của mình, Philiipines đã đưa ra hai quan điểm về tuyên bố của Trung Quốc về
quyền lịch sử. Thứ nhất, Philiipines cho rằng luật quốc tế chưa bao giờ cho phép loại hình tuyên
bố chủ quyền mở rộng bằng đường chín đoạn của Trung Quốc, và ngay cả khi Trung Quốc có
các quyền lịch sử ở Biển Đơng thì bất kỳ quyền nào như vậy đã bị bác bỏ sau khi Công ước về
Luật biển năm 1982 được thông qua. Thứ hai, Philippines cho rằng, dựa trên cơ sở tài liệu lịch sử
về các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, Trung Quốc không thể đáp ứng các tiêu chí để
thiết lập các quyền lịch sử trong "đường chín đoạn".
Theo Philippines, trước khi Công ước được thông qua, luật pháp quốc tế đã không chấp nhận
"những khẳng định về các quyền lịch sử trên một khu vực rộng lớn” như Trung Quốc hiện đang
tuyên bố. Trước Công ước, Philippines đưa ra lập luận, "biển chỉ phụ thuộc vào hai nguyên tắc:
nguyên tắc tự do của biển, trong đó ngăn cấm việc chiếm đoạt của bất kỳ quốc gia nào; và
nguyên tắc kiểm soát một khu vực giới hạn bởi quốc gia ven biển liền kề, ngăn cấm việc chiếm
đoạt của bất kỳ quốc gia nào khác”. Theo quan điểm của Philippines , “tuyên bố của Trung
Quốc. . . là không phù hợp với cả hai nguyên tắc”.
Với sự thông qua của Công ước, Philippines cho rằng, Công ước không có ngoại lệ rõ ràng
đối với việc sử dụng hoặc quyền sử dụng trước, "những quyền lịch sử này sẽ không tồn tại như là
những sự miễn trừ khỏi chủ quyền, quyền chủ quyền và tự do trên biển của các quốc gia khác".
Yêu sách của Trung Quốc về quyền chủ quyền và quyền tài phán và về "quyền lịch sử" đối với
các vùng biển nằm bên trong "đường lưỡi bò" là trái với các quy định của UNCLOS và khơng có
giá trị pháp lý vì các u sách này vượt quá các vùng biển mà Trung Quốc được hưởng theo quy
định của UNCLOS.
Từ đó, Philippines kết luận: "Cơng ước khơng chấp nhận các khẳng định về quyền kiểm sốt
các hoạt động vượt quá các giới hạn được quy định trong Công ước nhằm làm mất đi các quyền
chủ quyền của các quốc gia ven biển khác hoặc các quyền và tự do của tất cả các nước”.

Bên cạnh đó, Philippines cũng đặt câu hỏi về sự tồn tại của các quyền lịch sử Trung Quốc
trong các khu vực hàng hải của Biển Đông. Theo Philippines, Trung Quốc "lần đầu tiên tuyên bố
sự tồn tại của các quyền đó vào ngày 7 tháng 5 năm 2009". Philippines cho rằng các bản đồ lịch
sử Trung Quốc từ năm 1136 cho thấy lãnh thổ của Trung Quốc mở rộng về phía nam không quá
đảo Hải Nam. Xem xét các hồ sơ được cơng bố bởi chính quyền Đài Loan, trong đó có các tài
liệu được Trung Quốc lựa chọn để củng cố các tun bố của mình, Philippines nhấn mạnh khơng
có "bất kỳ tài liệu nào chứng minh những hoạt động chính thức của Trung Quốc liên quan đến
các cấu trúc Biển Đơng trước đầu của thế kỷ XX. Philipines cịn viện dẫn các tài liệu lịch sử

9


khác thu được bởi Tòa án từ Thư viện Quốc gia Pháp và Trung tâm lưu trữ quốc gia Pháp và
cung cấp cho các Bên tham gia bình luận. Theo quan điểm của Philippines, các tài liệu này
khẳng định rằng "trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Pháp đã không cho rằng Trung Quốc đã
đưa ra tuyên bố đối với Trường Sa hay vùng biển Đông cách quá xa bờ biển đại lục Trung Quốc.
Ngoài ra, "các tài liệu sau chiến tranh, kể cả hồ sơ nội bộ của Pháp - nói rõ rằng Pháp vẫn giữ
nguyên tuyên bố của họ đối với những quần đảo này".
Trong bất kỳ trường hợp nào, Philippines cũng lập luận rằng bất kỳ tuyên bố lịch sử nào của
Trung Quốc đối với các quần đảo trên Biển Đông, cho đến năm 2009, đều "khơng bao gồm tun
bố về vùng biển vượt ra ngồi lãnh hải của họ". Philippines còn lưu ý về sự ủng hộ của Trung
Quốc trong giới hạn lãnh hải 3 dặm trong Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1960,
cũng như thực tế là Phát ngôn của Chính phủ Cộng hồ Nhân dân Trung Hoa về Lãnh hải của
Trung Quốc đề cập đến quần đảo Trường Sa như là "tách khỏi đất liền và được bao bọc bởi đại
dương", và không thuộc bất kỳ khu vực hàng hải nào mà Trung Quốc có các quyền lợi cụ thể.
Cuối cùng, khi Trung Quốc tuyên bố quyền lịch sử trong các khu vực hàng hải trong phạm vi
'đường chín đoạn' vào tháng 5 năm 2009, điều này đã nhanh chóng bị phản đối bởi các quốc gia
ven biển khác của Biển Đông. Như vậy, Philippines cho rằng Trung Quốc khơng có quyền lịch
sử trong 'đường chín đoạn'.
2.3.


Phán quyết của Tòa án

Sau khi xem xét quan điểm, lập luận của các bên Tịa đã phân tích tranh cãi của hai bên để đi
đến kết luận theo 3 luận điểm:
2.3.1. Quy định của Công ước 1982 và các tuyên bố trước đây về vấn đề chủ quyền lịch sử và quyền tài
phán
Trước hết, PCA khẳng định cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp về “đường chín đoạn” là
Cơng ước về Luật biển năm 1982.
Giải thích về việc áp dụng này, PCA tiến hành xem xét mối quan hệ giữa Công ước và các
điều ước quốc tế khác được quy định tại Điều 311 của Công ước. Hội đồng Trọng tài cho rằng
Điều này được áp dụng một cách toàn diện đối với cả Công ước và các quy định khác của luật
pháp quốc tế, bao gồm cả các quyền lịch sử, dù khơng được thể hiện dưới hình thức là một điều
ước. Điều 311 quy định như sau:
ĐIỀU 311. Mối quan hệ với các công ước và điều ước quốc tế khác
1. Giữa các quốc gia thành viên, Công ước có giá trị hơn các Cơng ước Giơ-ne-vơ ngày 29
tháng 4 năm 1958 về luật biển.
2. …..
3. Hai hoặc trên hai quốc gia thành viên tham gia vào Công ước có thể ký các điều ước sửa đổi
hay đình chỉ việc áp dụng các quy định của Công ước và chỉ áp dụng vào các mối quan hệ

10


giữa họ với nhau, với điều kiện là các điều ước này không đụng đến một trong các quy định
Công ước mà việc không tôn trọng sẽ không phù hợp với việc thực hiện nội dung và mục đích
của Cơng ước, và cũng với điều kiện là các điều ước này không đụng chạm đến việc áp dụng
các nguyên tắc cơ bản đã được nêu trong Công ước, cũng không đụng chạm đến việc các
quốc gia khác hưởng và thi hành các quyền hay nghĩa vụ bắt nguồn từ Công ước.
Mối quan hệ giữa Công ước và các quy định khác của luật quốc tế cũng được làm rõ tại khoản

1 Điều 239 Công ước 1982, quy định về giải quyết tranh chấp, bao gồm cả vấn đề thủ tục tố
tụng, theo đó “ Tịa có thẩm quyền theo quy định này phải áp dụng Công ước này và các quy
định của luật quốc tế không trái với Công ước này.”
Chính vì vậy việc Hội đồng Trọng tài áp dụng Công ước làm cơ sở pháp lý chủ đạo để giải
quyết tranh chấp là hồn tồn có căn cứ.
Sau khi xác định được cơ sở pháp lý, PCA tiến hành xem xét vấn đề về quyền lịch sử được
quy định trong Công ước. Dựa vào nội dung Công ước, Hội đồng Trọng tài khẳng định không
một quy định nào của Công ước quy định rõ ràng hoặc thừa nhận sự hiện diện của quyền lịch sử
đối với các nguồn tài nguyên sinh vật và phi sinh vật thuộc vùng đặc quyền kinh tế. Để đi đến
kết luận này, Hội đồng đưa ra 3 lập luận như sau:



Về nội dung Công ước:
Tịa khơng đồng ý với Trung Quốc vì “đường 9 đoạn” là khu vực có bao gồm vùng đặc

quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines. Mặt khác, các quy định về quyền trong vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa trong Công ước lại không hề đề cập đến quyền lịch sử. Cụ thể:
Điều 56, 58 của Công ước quy định về quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc
gia giáp biển trong vùng đặc quyền kinh tế như sau:
ĐIỀU 56. Các quyền, quyền tài phán và các nghĩa vụ của các quốc gia ven biển trong vùng
đặc quyền về kinh tế
1. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có:
a) Các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên
nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất
dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục
đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió.
b) Quyền tài phán theo đúng những quy định thích hợp của Công ước về việc:
i. Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình;
ii. Nghiên cứu khoa học về biển;

iii. Bảo vệ và gìn giữ mơi trường biển;
c) Các quyền và các nghĩa vụ khác do Công ước quy định.

11


ĐIỀU 58. Các quyền và các nghĩa vụ của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền về kinh
tế
1. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, tất cả các quốc gia, dù có biển hay khơng có biển, trong
những điều kiện trong những quy định thích hợp của Cơng ước trù định, được hưởng các quyền
tự do hàng hải và hàng không, quyền tự do đặt dây cáp ngầm nêu ở Điều 87, cũng như quyền tự
do sử dụng biển vào những mục đích khác hợp pháp về mặt quốc tế và gắn liền với việc thực
hiện các quyền tự do này và phù hợp với các quy định khác của Công ước, nhất là những khuôn
khổ việc khai thác các tàu thuyền, phương tiện bay và dây cáp, ống dẫn ngầm.
2. Các Điều từ 88 đến 115, cũng như các quy tắc thích hợp khác của pháp luật quốc tế, được áp
dụng ở vùng đặc quyền kinh tế trong chừng mực mà chúng không mâu thuẫn với phần này.
3. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, khi thực hiện các quyền và làm các nghĩa vụ của mình theo
Cơng ước, các quốc gia phải tính đến các quyền và các nghĩa vụ của quốc gia ven biển và tôn
trọng các luật và quy định mà quốc gia ven biển đã ban hành theo đúng các quy định của Công
ước và trong chừng mực mà các luật và quy định đó khơng mâu thuẫn với phần này và với các
quy tắc khác của pháp luật quốc tế.
Ngoài ra, quyền của các quốc gia khác "có cơng dân thường xun đánh bắt trong khu vực"
cũng được đề cập trong Điều 62 của Công ước. Theo điều khoản này, các quốc gia ven biển là
chỉ có nghĩa vụ cho phép người nước ngoài đánh cá trong vùng đặc quyền kinh tế trong trường
hợp Nhà nước ven biển khơng có khả năng khai thác toàn bộ sản lượng khai thác.
Từ các điều trên, PCA cho rằng Công ước rõ ràng khẳng định chủ quyền đối với các nguồn tài
nguyên sinh vật và phi sinh vật thuộc vùng đặc quyền kinh tế chỉ thuộc về duy nhất quốc gia ven
biển.
Tương tự như vậy, quyền đối với vùng thềm lục địa được quy định tại Điều 77(2) là quyền
đặc thù của các quốc gia ven biển. Nội dung quyền này như sau: Các quyền nói ở khoản 1 (thăm

dị và khai thác tài ngun) có tính chất đặc quyền, nghĩa là các quốc gia ven biển khơng thăm
dị thềm lục địa hay khơng khai thác tài ngun thiên nhiên của thềm lục địa, thì khơng ai có
quyền tiến hành các hoạt động như vậy, nếu khơng có sự thỏa thuận rõ ràng của quốc gia đó.
Như vậy, nội dung của Cơng ước khá rõ ràng trong việc loại trừ quyền lịch sử mà một quốc
gia có thể có đối với khu vực tạo thành vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia
khác.



Q trình đàm phán cơng ước và sự hình thành của vùng đặc quyền kinh tế cũng
củng cố thêm các lập luận trên.

Công ước ra đời bắt nguồn từ Hội nghị 3 do Hội đồng Đáy biến vụ việc và cố định khởi
động. Quá trình đàm phán diễn ra đầy khó khăn với nhiều tranh cãi. Tiêu biểu là các ý kiến trái
chiều trước quan điểm của Nhật bản và Nga. Đây là hai nước sở hữu các đoàn đánh cá xa bờ lớn

12


nhất, trong quá trình đàm phán, họ đã đấu tranh để bảo vệ status quo (giữ nguyên hiện trạng), đề
xuất rằng nên tạo đặc quyền cho các quốc gia ven biển trong khi vẫn bảo vệ vị thế của các quốc
gia đánh bắt cá. Những đề xuất này cuối cùng đã bị phủ quyết và không được Công ước ghi
nhận.
PCA nhắc lại sự kiện trên vì, trong diễn biến của các cuộc tranh cãi này Trung Quốc đã tự đặt
mình vào vị trí bảo vệ quan điểm của các nước đang phát triển và kiên quyết chống lại các đề
nghị rằng các quốc gia ven biển phải chia sẻ nguồn tài nguyên thuộc vùng đặc quyền kinh tế với
các thế lực khác mà về mặt lịch sử đã đánh bắt cá ở đó. PCA trích dẫn bài phát biển của Ông
Ling Ching đại diện của Trung Quốc vào cuộc họp thứ 24 của Hội đồng thứ 2 về quan điểm trên.
Tòa cũng lưu ý rằng vị thế của Trung Quốc trong q trình đàm phán là hồn tồn trái ngược với
tuyên bố của Trung Quốc về quyền lịch sử trên biển đơng. Trung Quốc chưa bao giờ đệ trình u

cầu này trong quá trình đàm phán.
Đây là căn cứ quan trọng để xem xét yêu cầu của Trung Quốc.


Quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế trong các tranh chấp khác liên quan đến luật
Biển.

Ví dụ liên quan nhất với tranh chấp này là vụ Vịnh Maine giữa Mỹ và Canada được giải
quyết tại ICJ. Trong tranh chấp này, Mỹ yêu cầu căn cứ vào việc sử dụng lâu dài của ngư dân Mỹ
tại đây để xác định đường ranh giới giữa 2 nước. Tịa khơng chỉ bác u cầu này của Mỹ mà còn
nhận xét về bản chất hoạt động đánh bắt cá và hậu quả của chúng đôi với vùng đặc quyền đánh
bắt cá của 2 quốc gia.
Tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc mặc dù không liên quan đến phân định ranh giới
nhưng Hội đồng Trọng tài cho rằng quan điểm của ICJ như là một thông lệ để khẳng định việc
giải thích điều khoản của Cơng ước là phù hợp
Cuối cùng, căn cứ vào quy định của Cơng ước và các tun bố trước đây có liên quan, PCA
kết luận tuyên bố của Trung Quốc đối với quyền lịch sử trên các nguồn sinh vật và phi sinh vật
trong “đường 9 đoạn” là trái với Công ước. Việc gia nhập Công ước phản ánh cam kết của các
quốc gia phù hợp hóa và chấp nhận các điều khoản khơng tương thích trong Cơng ước. Trung
Quốc, vì vậy, không thể vi phạm cam kết này.
2.3.2. Yêu sách của Trung Quốc đối với quyền lịch sử ở biển Đông
Mặc dù chỉ cần luận điểm đầu tiên, Hội đồng Trọng tài có thể ra quyết định đối với Đệ trình
1 và 2 của Philippines, Hội đồng vẫn xem xét trong những yêu sách của Trung Quốc về quyền
lịch sử, những lập luận nào vượt quá phạm vi Công ước.
Để giải quyết vấn đề tranh chấp, PCA nhắc lại quá trình hình thành các quyền lịch sử theo
luật quốc tế được nêu ra trong Bản ghi nhớ của Ban thư ký Hội đồng Liên hợp quốc năm 1962 về

13



Chế độ pháp lý các vùng nước lịch sử, bao gồm vịnh lịch sử. Theo đó, quyền lịch sử phụ thuộc
vào các hành động trên thực tế.
Trước chiến tranh thế giới thứ hai, việc sử dụng đáy biển, vượt quá giới hạn lãnh hải, được
xem là quyền tự do mở rộng cho bất kì quốc gia nào có thể khai thác tới. Hoạt động thương mại,
hàng hải của Trung Quốc ngồi lãnh hải, vì thế, được chấp nhận bởi Philippines và các nước lân
cận. Tuy nhiên lịch sử hàng hải và thương mại này không thể là cơ sở để chứng minh quyền lịch
sử. Tham khảo tranh chấp trên Vịnh Maine của ICJ, phán quyết cũng đã tuyên hoạt động đánh
bắt cá của Mỹ chỉ thể hiện quyền tự do được luật quốc tế công nhận mà thôi. PCA cho rằng để
chứng minh các hoạt động này không phải là biểu hiện của nguyên tắc tự do biển cả, Trung Quốc
cần cung cấp bằng chứng về việc kiếm soát và ngăn cấm các quốc gia khác vào Biển Đông khai
thác. Nhưng thực tế, Trung Quốc không thể đưa ra được căn cứ này.
Theo đó, theo quan điểm của Tồ án, việc Trung Quốc phê chuẩn Công ước vào tháng 6 năm
1996 đã không dập tắt các quyền lịch sử Biển Đơng. Thay vào đó, Trung Quốc đã tự từ bỏ quyền
tự do của biển cả mà nước này đã từng có trước đây đối với tài nguyên sinh vật và phi sinh vật,
mà cộng đồng quốc tế cùng nhau đồng thuận quyết định đặt trong phạm vi vùng đặc quyền kinh
tế của các quốc gia khác kể từ khi Công ước được thơng qua.
2.3.3. Trung Quốc có quyền miễn trừ khi tham gia Công ước không?
Cuối cùng, PCA xác định cần giải quyết câu hỏi liệu Trung Quốc có được phép có các quyền
miễn trừ để hình thành các quyền trái với Cơng ước khi Cơng ước có hiệu lực vào năm 1996
không.
Hội đồng trọng tài căn cứ vào Đoạn 3 và 4 của Điều 311 và Điều 31 của Công ước về Luật
biển 1989 quy định về việc cho phép các quốc gia có quyền thơng nhất về việc sửa đổi nội dung
Công ước giữa các quốc gia với nhau với điều kiện thỏa thuận được thông báo cho các quốc gia
khác, không ảnh hưởng đến quyền của các quốc gia khác và đảm bảo đúng mục đích của Công
ước.
Tuy nhiên, hành động đơn phương của Trung Quốc và sự phản đối của các quốc gia đã đủ
làm căn cứ để Tịa khơng xét đến các điều kiện nói trên. Vì vậy, PCA khơng đồng ý với Trung
Quốc về các quyền ngoại lệ trái với Công ước.
2.3.4. Kết luận



Công ước có giá trị hơn bất kỳ quyền tài phán, quyền lịch sử, quyền chủ quyền nào mà vi
phạm các quy định của Công ước.



Các tuyên bố của Trung Quốc bao gồm quyền đối với vùng biển trong “đường chín đoạn”
là trái với Công ước.

PHẦN 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

14


3.1. Diễn trình lịch sự cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam trên biển Đông
Biển Đông là vùng đất giàu tài nguyên, nằm trên tuyến đường giao thông huyết mạch nối liền
Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu Âu – châu Á. Trung Đông – Châu Á. Chính vì vai trị
trọng yếu, các tranh chấp trên biển Đông thường kéo dài và căng thẳng. Lịch sử đã ghi nhận
nhiều vụ đụng độ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Điển hình là trong suốt giai đoạn 2005-2010,
liên tiếp diễn ra các vụ đụng độ giữa Việt Nam và Trung Quốc, tiêu biểu như sau:
-

Trung Quốc cản trở hợp đồng của BP với Việt Nam trong vùng Nam Côn Sơn (năm 2007),
cản trở hợp đồng của ExxonMobil với Việt Nam (năm 2008);

-

Vụ Trung Quốc tấn công ngư dân Việt Nam 2005, vụ tàu Trung Quốc bắn ngư dân Việt Nam
năm 2007, vụ Trung Quốc bắt ngư dân Việt Nam 2009, đều nằm trong ranh giới đường chín
đoạn trong khu vực Biển Đông.


-

Tháng 11 năm 2007, Trung Quốc thành lập đô thị cấp huyện thuộc tỉnh Hải Nam lấy tên Tam
Sa, có phạm vi quản lý 3 quần đảo trên Biển Đơng, trong đó có hai quần đảo tranh chấp với
Việt Nam: quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là quần đảo Tây
Sa và quần đảo Nam Sa).

-

Năm 2011, căng thẳng dâng lên khi tranh chấp giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philipines
nổ ra. Ngày 26/05/2011, 3 tàu hải giám của Trung Quốc xâm nhập lãnh hải của Việt
Nam, phá hoại thiết bị và cản trở tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 của Tập đồn Dầu khí
quốc gia Việt Nam đang hoạt động tại vùng biển miền Trung chỉ cách mũi Đại Lãnh của
tỉnh Phú Yên 120 hải lý. Ngày 1 tháng 6 năm 2011, 3 tàu hải quân Trung Quốc (mang số hiệu
989, 27 và 28) đã nổ sung uy hiếp, ngăn cản 4 tàu cá của tỉnh Phú Yên gần đá Đông thuộc
quần đảo Trường Sa. Ngày 5 tháng 7 năm 2011, một tàu chiến của Trung Quốc mang số hiệu
44861 đã đuổi theo tàu của ngư dân Quảng Ngãi đang hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa.

-

Năm 2012, Trung Quốc mời thầu 9 lơ dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt
Nam.

-

Ngày 02/05/2014, Trung Quốc đã đưa dàn khoan HD 981 cùng với sự hộ tống, trong đó có cả
tàu chiến và máy bay quân sự bảo vệ vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt
Nam.
3.2. Đánh giá phán quyết của Toà và tác động của vụ kiện giữa Philipines và Trung

Quốc tới Việt Nam
Phán quyết của Tòa trọng tài về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc là một cột mốc

lịch sử trong tiến trình tranh chấp Biển Đơng. Phán quyết không chỉ giải quyết vấn đề cho
riêng Philippines là bên nguyên đơn, mà liên quan đến toàn bộ cuộc tranh chấp ở Biển Đơng.
Điểm có lợi nhất cho cuộc đấu tranh chung ở Biển Đơng chính là tịa đã bác bỏ các quyền lịch sử
và giá trị đường lưỡi bò mà Trung Quốc tự vẽ ra.

15


Phán quyết của Tòa thường trực trọng tài một lần nữa đã bác bỏ tận gốc rễ những yêu sách
phi lý của Trung Quốc với cái gọi là “chủ quyền ở Biển Đơng”. Điều này cũng có nghĩa là những
u sách của Bắc Kinh đối với Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam là hoàn toàn phi pháp, bất
chấp luật pháp quốc tế.
Vì thế, phán quyết của Tịa thường trực trọng tài hơm 12/7 có ý nghĩa vơ cùng quan trọng
trong cuộc đấu tranh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên
Biển Đơng. Nó giúp cộng đồng quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng nêu cao cảnh giác và có
những biện pháp cứng rắn trước những hành động của Trung Quốc nhằm cố tình gây căng thẳng,
khiêu khích, xâm phạm nghiêm trọng tới chủ quyền Biển Đông.
3.2.1. Tác động tích cực đối với Việt Nam
Thứ nhất, Việt Nam sẽ có sức mạnh pháp lý hơn nhờ phán quyết của tịa. Phán quyết của
Tịa hơm 12/7 có lợi cho Philippines thì cũng có lợi cho Việt Nam trong cuộc đấu tranh để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp, bảo vệ chủ quyền của chúng ta trên Biển Đông. Như vậy, Việt Nam sẽ
có sức mạnh pháp lý hơn.
Thứ hai, những phán quyết này đã thu hẹp đáng kể phạm vi tranh chấp biển giữa Trung
Quốc và Việt Nam. Hai điểm trong phán quyết của Tịa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với
Việt Nam. Một là, Tòa tuyên bố yêu sách “quyền lịch sử” của Trung Quốc dựa trên đường chín
đoạn là khơng phù hợp với Cơng ước năm 1982 của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Hai là, Tịa xác định khơng thực thể nào thuộc Quần đảo Trường Sa đủ tiêu chuẩn của một hòn

đảo theo Điều 121 (3) của UNCLOS. Như vậy, các thực thể này tối đa chỉ được hưởng một vùng
lãnh hải 12 hải lý mà không được hưởng một Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) có thể mở rộng
đến 200 hải lý. Từ giờ trở đi, sẽ khơng cịn vùng chồng lấn giữa đường chín đoạn của Trung
Quốc với EEZ của Việt Nam, cũng như giữa EEZ giả định của một số thực thể nhất định trong
Quần đảo Trường Sa và EEZ của Việt Nam tính từ đất liền.
Thứ ba, phán quyết của Tòa cũng đặt ra một tiền lệ pháp lý quan trọng giúp Việt Nam xử
lý tranh chấp với Trung Quốc đối với vùng biển xung quanh Quần đảo Hoàng Sa. Do các
thực thể thuộc Quần đảo Hoàng Sa cũng tương tự như các thực thể ở Trường Sa về quy mơ và
tính chất, chúng nhiều khả năng cũng khơng có EEZ. Ngồi ra, phán quyết của Tịa cho rằng
Quần đảo Trường Sa không thể được hưởng các vùng biển với tư cách là một thực thể thống nhất
cũng có thể áp dụng được đối với Quần đảo Hồng Sa. Như vậy, đường cơ sở thẳng mà Trung
Quốc thiết lập xung quanh quần đảo này hồi năm 1996 sẽ khơng cịn giá trị nữa. Với hai phán
quyết trên, Việt Nam hiện có một cơ sở pháp lý vững chắc để ngăn chặn sự xâm phạm của Trung
Quốc vào EEZ của mình trong tương lai.
3.2.2. Tác động tiêu cực đối với Việt Nam

16


Tuy nhiên, phán quyết cũng tạo ra một số tác động tiêu cực đối với tuyên bố chủ quyền của
Việt Nam ở Quần đảo Trường Sa. Phán quyết này cũng dẫn đến việc Việt Nam suy yếu vị thế
thương lượng trước Philipines. Ví dụ, do Tịa tun bố rằng khơng thực thể nào thuộc Quần đảo
Trường Sa được hưởng EEZ, quyền tiếp cận của ngư dân Việt Nam đối với ngư trường quan
trọng này có thể bị giảm xuống đáng kể. Cụ thể, họ sẽ mất quyền đánh cá trong các vùng nước
bên trong EEZ của Philippines và ngoài vùng lãnh hải của các thực thể đủ tiêu chuẩn thuộc Quần
đảo Trường Sa.
Việt Nam cũng sẽ phải từ bỏ tuyên bố chủ quyền của mình đối với Bãi Vành Khăn và Bãi
Cỏ Mây, do phán quyết của Tòa kết luận rằng Bãi Vành Khăn và Bãi Cỏ Mây là một phần của
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines.
Điểm 9 của hồ sơ Philippines khiếu nại rằng Trung Quốc đã, một cách bất hợp pháp, không

ngăn chặn cơng dân của mình khai thác thủy sản trong EEZ của Philippines. Mặc dù Philippines
chỉ kiện Trung Quốc, không kiện Việt Nam. Nhưng việc Tịa ra phán quyết cơng nhận rằng một
khu vực nào đó là EEZ của Philippines, và việc công dân Trung Quốc khai thác hải sản trong
khu vực đó là bất hợp pháp, hệ quả logic là việc Việt Nam đơn phương khai thác hải sản trong
khu vực đó cũng sẽ là bất hợp pháp. Khu vực này có thể là 200 hải lý tính từ đường cơ sở quần
đảo của Philippines, chỉ ngoại trừ lãnh hải 12 hải lý của các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
Trong trường hợp đó, ngư dân Việt Nam sẽ khơng được đánh bắt trong khu vực cách các đảo
Trường Sa hơn 12 hải lý và cách Philippines dưới 200 hải lý.
Như vậy, phán quyết của Tòa vừa tăng cường sức mạnh đàm phán của Việt Nam đối với
Trung Quốc, vừa làm suy yếu vị thế thương lượng của ta trước Philippines. Tuy nhiên, Việt Nam
có thể vẫn sẽ ủng hộ phán quyết vì các lợi ích mà phán quyết mang lại nhìn chung vượt xa các
thiệt hại có thể có. Hơn nữa, Việt Nam vẫn có thể đàm phán với Philippines về quyền đánh cá
của mình cũng như việc chiếm đóng các thực thể lúc chìm lúc nổi nêu trên. Dẫu sao, do Việt
Nam và Philippines là các “đồng minh trên thực tế” trong vấn đề tranh chấp Biển Đông nên phán
quyết nhiều khả năng sẽ không gây tác động tiêu cực tới quan hệ song phương, ít nhất là trong
ngắn hạn.
3.3. Bài học kinh nghiệm dành cho Việt Nam
3.3.1. Bài học về lựa chọn thủ tục tài phán theo UNCLOS
Trong vụ khởi kiện Trung Quốc, Philippines đã khôn khéo sử dụng biện pháp Tòa án Trọng
tài theo Phụ lục VII, vì đây là một thủ tục tài phán mang tính bắt buộc khi các bên khơng đạt
được thỏa thuận. Ngay cả khi Trung Quốc tuyên bố không tham gia vụ kiện, điều này cũng
khơng làm trì hỗn vụ kiện, Tòa án Trọng tài vẫn được thành lập và các thủ tục xét xử vẫn được
tiếp tục. Việt Nam có thể tham khảo Philippines để áp dụng khởi kiện ra Tòa án Trọng tài theo
Phụ lục VII của UNCLOS. Dẫu Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện, thủ tục tố tụng vẫn được

17


tiến hành và bản án của Tòa án Trọng tài sẽ là cơ sở pháp lý để Việt Nam yêu cầu Trung Quốc
tiến hành giải quyết tranh chấp trên thực địa.

3.3.2. Bài học về lựa chọn nội dung khởi kiện theo UNCLOS
Có hai loại lợi ích hay quyền lợi quốc gia của Việt Nam tại Biển Đông là: (1) chủ quyền đất
đai trên nhiều đảo và đá tại hai quần đảo Hồng Sa và Trường Sa và (2) lợi ích hay quyền đối với
những vùng nước và đáy biển dưới mặt nước tại Biển Đơng chiếu theo UNCLOS, gồm có quyền
chủ quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế và trong vùng thềm lục địa.
Riêng về tranh chấp về chủ quyền trên lãnh thổ ngoài biển, như tranh chấp chủ quyền một
hịn đảo, thì khơng nằm trong phạm vi giải quyết tranh chấp của Công ước Luật Biển năm 1982,
vì Cơng ước khơng quy định về chủ quyền lãnh thổ, nên nước nào có đủ bằng chứng lịch sử và
hiện tại về việc xác lập chủ quyền trên các hải đảo, các bên phải đưa ra Toà án Cơng lý quốc tế
(ICJ). Vì vậy, trong tranh chấp về chủ quyền các đảo, quần đảo tại Biển Đông, chỉ có thiết chế tài
phán ICJ mới có thể xét xử vấn đề này. Trong trường hợp này, việc chấp nhận thẩm quyền của
ICJ địi hỏi thiện chí của các bên tranh chấp. Trong trường hợp tranh chấp về chủ quyền đảo,
quần đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Đông, với khả năng lớn là Trung Quốc không
chấp nhận thẩm quyền xét xử của ICJ, Việt Nam có thể xin ý kiến tư vấn của toà ICJ, thay vì đưa
ra tài phán.
Trong vụ kiện, Philippines đã né tránh đề cập khởi kiện các vấn đề liên quan đến phán xét
chủ quyền, các danh nghĩa lịch sử mà chỉ u cầu Tịa án Trọng tài việc giải thích và áp dụng
UNCLOS, xem xét việc Trung Quốc xâm phạm việc xác lập và thực hiện các quyền chủ quyền,
quyền tài phán của Philippines trên các vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa theo UNCLOS,
đồng thời yêu cầu việc xem xét Trung Quốc tuyên bố "đường chín đoạn" là trái với quy định của
UNCLOS. Đối với Việt Nam, nếu sử dụng quyền khởi kiện theo thủ tục trọng tài tại Phụ lục VII
như Philippines, Việt Nam tương tự sẽ chỉ giải quyết các vấn đề liên quan đến việc giải thích và
áp dụng UNCLOS liên quan đến việc xác lập và thực hiện các quyền chủ quyền, quyền tài phán
của Việt Nam trên các vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.
Nhìn ở góc độ nào cũng cho thấy vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc là một bài học,
một tiền lệ mà chúng ta cần nghiêm túc xem xét để sử dụng nó, nhất là trong bối cảnh chúng ta
đang gặp nhiều khó khăn về mọi mặt, cần phải sử dụng những công cụ pháp lý để đấu tranh và
khai thác triệt để các công cụ này. Rõ ràng, trong các bên tranh chấp trên biển Đông, Philippines
và Việt Nam là hai quốc gia phải thường xuyên đối mặt với các hành vi vi phạm và gây hấn nhất
từ phía Trung Quốc. Cả hai cũng đều là những nước đi đầu trong việc đưa ra những biện pháp

mạnh mẽ và kiên quyết để phản đối Trung Quốc trên mặt trận ngoại giao và trên thực địa. Trong
những năm trở lại đây, Trung Quốc đều đã có những hành động đe dọa và xâm phạm trực tiếp
đến chủ quyền và các quyền hợp pháp của hai nước theo luật quốc tế. Điển hình như đối với Việt

18


Nam là sự kiện cắt cáp tàu Bình Minh 02, sự kiện giàn khoan Hải Dương 981, còn đối với
Philippines là tranh chấp đối với bãi cạn Hoàng Nham năm 2012, bãi Cỏ Mây năm 2014. Chính
những sự tương đồng này, cùng với việc Philippines đưa Trung Quốc ra trước một cơ quan tài
phán quốc tế, để ngỏ khả năng Việt Nam có thể học tập từ kinh nghiệm của Philipines.
Nói tóm lại, vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc cho chúng ta thấy rõ biện pháp tài phán
là một công cụ mà các thành viên của Công ước Luật biển 1982 có thể sử dụng để đối phó với
các vi phạm của nước lớn. Trước Toà quốc tế, tất cả các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, đều bình đẳng
và đều có cơ hội như nhau để giành chiến thắng. Tuy nhiên trên nhiều mặt cần phải được xem
xét và tính tốn kỹ lưỡng để tránh sự phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bất hòa giữa các nước.
3.3.3. Bài học về thủ tục pháp lý và cách thức tiến hành khởi kiện
Về thủ tục pháp lý, do vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc là một vụ kiện rất phức tạp,
diễn ra trong thời gian dài, khi Philippines chính thức khởi kiện Trung Quốc vào tháng 1/2013.
Dó đó, thủ tục pháp lý, hồ sơ vụ kiện cũng không phải dễ dàng. Để theo đuổi vụ kiện này, phía
Philippines đã phải huy động một đội ngũ luật sư pháp lý rất lớn, giỏi và dày dặn kinh nghiệm để
đưa ra nhiều cơ sở pháp lý hiệu quả. Vì thế, nếu có một vụ việc xảy ra tương tự đối với Việt Nam
thì chúng ta có thể học hỏi được họ về việc chuẩn bị pháp lý, hồ sơ một cách kỹ càng, cẩn thận.
Nhờ có vụ kiện này, chúng ta có thể có thêm những kinh nghiệm xử lý, kinh nghiệm giao tiếp
luật pháp quốc tế.

19


Về cách thức tiến hành, thông qua vụ kiện chúng ta có thể thấy cách thức tiến hành khởi

kiện của Philippines khá bài bản và chuyên nghiệp. Toàn bộ quá trình khởi kiện đều được cơng
khai qua các cuộc họp báo của chính phủ và thơng tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông
đại chúng để tận dụng tối đa sự ủng hộ của dư luận trong nước và quốc tế đối với vụ kiện của
mình.

KẾT LUẬN
Như vậy, sau khi nghiên cứu vụ tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines trên biển Đơng
được giải quyết bởi Tịa án Trọng tài (PCA); cụ thể là hai vấn đề: Thẩm quyền của Hội đồng
trọng tài và Yêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc chúng ta rút ra được những vấn đề cốt
yếu.
Một là, Tịa án Trọng tài quốc tế có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp giữa Phillippines
và Trung Quốc căn cứ vào việc cả hai bên đều tham gia vào Công ước UNCLOS và phụ lục của
Công ước này có quy định thẩm quyền đương nhiên của các Tịa án trong đó có Tịa án Trọng tài
khi một nước tham gia vào Cơng ước.
Hai là, “đường chín đoạn” là một yêu sách mà Trung Quốc vin vào để bành trướng về chủ
quyền trên biển Đông. Trong yêu sách này, Trung Quốc viện dẫn căn cứ lịch sử rằng “đường chín
đoạn” đã xuất hiện trên bản đồ Trung Quốc chính thức vào năm 1948 tuy nhiên lại khơng làm rõ
được cụ thể các thực thể của “đường chín đoạn” này.
Ba là, sau khi xem xét yêu cầu của Philippines cũng như lập trường của cả hai bên, Tòa án
Trọng tài đã quyết định bác bỏ quyền cũng như căn cứ lịch sử mà Trung Quốc tự vẽ ra trong vụ
tranh chấp với Philippines.
Cuối cùng là, phán quyết của Tòa án Trọng tài khơng chỉ có ý nghĩa quan trọng với một
bên trực tiếp trong vụ tranh chấp là Philippines mà cịn có tác động tích cực đến một số nước liên
quan đến biển Đông như Malaysia, Brunei,... đặc biệt là Việt Nam mà tiêu biểu là phán quyết của
Tòa án Trọng tài đã tạo tiền lệ pháp lý để giải quyết tranh chấp đối với vùng biển xung quang
quần đảo Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc.

20




×