Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN trung quốc và những vấn đề đối với việt nam luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ

VŨ THỊ THANH XUÂN

KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN- TRUNG QUỐC
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐỐI VỚI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2004


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ

VŨ THỊ THANH XUÂN

KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN- TRUNG QUỐC
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐỐI VỚI VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ XHCN
MÃ SỐ: 5.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.,TS., NGUYỄN XUÂN THẮNG

HÀ NỘI - 2004


1



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Ngày nay, xu hƣớng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang gia
tăng mối liên hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế của các quốc gia, dân
tộc.Việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế giữa các nƣớc trở thành một tất yếu kinh tế.
Năm 2003, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN đã bắt đầu có hiệu lực trong
khu vực và điều này đã đặt ra rất nhiều thách thức cũng nhƣ cơ hội cho các nƣớc
thành viên mới nhƣ Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar. Không chỉ có vậy,
tháng 11 năm 2002, Hiệp định khung về khu vực mậu dịch tự do ASEAN +
Trung Quốc đã đƣợc ký kết. Nhƣ vậy, từ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
(AFTA) đến Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), sẽ mang
đến nhiều cơ hội và thách thức cho các nền kinh tế ASEAN, đặc biệt là tác động
của ACFTA đối với các nƣớc thành viên mới càng trở nên bức thiết hơn bao giờ
hết. Điều này giúp chúng ta tận dụng đƣợc những thuận lợi, khắc phục những
khó khăn, khai thác có hiệu quả những cơ hội do ACFTA đem lại trong quá trình
nƣớc ta hội nhập khu vực và thế giới.
Với ý nghĩa đó, tác giả đã chọn vấn đề "Khu vực mậu dịch tự do ASEANTrung Quốc và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam " làm đề tài luận văn thạc sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam, về Khu vực mậu dịch tự do ASEAN đã đƣợc nhiều nhà khoa
học, các nhà quản lý và hoạch định chính sách quan tâm nghiên cứu. Có nhiều
công trình về vấn đề này đã đƣợc công bố và các kết quả nghiên cứu đó đã có
tác dụng đáng kể đối với thực tiễn đổi mới và phát triển ở nƣớc ta. Trong khi đó,
do ACFTA là vấn đề mới nên chúng ta chƣa có nhiều công trình nghiên cứu lớn
mà chỉ có những bài viết đăng tải trên các báo, tạp chí và những báo cáo trong
những hội thảo khoa học.


2


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
-

Góp phần làm rõ thực chất, nội dung của Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN- Trung Quốc và những tác động của nó đối với các nƣớc thành
viên ACFTA và Việt Nam

-

Đề xuất một số kiến nghị chính sách nhằm nâng cao khả năng và hội
nhập của Việt Nam trong ASEAN nói chung, trong ACFTA nói riêng.

Nhiệm vụ:
- Luận giải vai trò của ACFTA đối với quá trình phát triển kinh tế của các
nƣớc trong khu vực.
- Phân tích, đánh giá những cơ hội và thách thức do ACFTA đem lại đối
với Việt Nam.
- Đề xuất một số kiến nghị về đối sách của Việt Nam trong việc phát huy
những thế mạnh của mình để tận dụng những cơ hội mà ACFTA đem lại
cũng nhƣ để giảm thiểu những tác động tiêu cực của nó.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tƣợng nghiên cứu là ACFTA và sự tham gia của các bên có liên quan
trong đó có Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào các lĩnh
vực: Thƣơng mại và đầu tƣ . Khung thời gian nghiên cứu là từ khi bắt đầu có
đàm phán để ký kết Hiệp định khung ACFTA cho đến nay. Tuy nhiên, do
ACFTA vừa mới thành lập, nên các phân tích về chƣơng trình của nó chủ yếu
nặng về khía cạnh phân tích định tính và dự báo.


5. Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị, duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử, phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh…

6. Những đóng góp của luận văn
- Góp phần làm rõ thực chất và chiều hƣớng của Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN - Trung Quốc
- Chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực cùng những thuận lợi và khó
khăn của ACFTA đối với các nƣớc.


3

- Đƣa ra một số giải pháp để khắc phục những bất lợi, nâng cao khả năng
phát triển và hội nhập khu vực và thế giới của Việt Nam.

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
gồm 3 chƣơng.
Chƣơng I - Cơ sở lý luận và thực tiễn của sự hình thành Khu vực mậu dịch
tự do ASEAN - Trung Quốc.
Chƣơng II - Những tác động của ACFTA đối với các nƣớc thành viên
ASEAN và Trung Quốc.
Chƣơng III - Phƣơng hƣớng và một số giải pháp thực hiện ACFTA của Việt
Nam.


4

CHƢƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA SỰ HÌNH THÀNH ACFTA
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.1. Khái niệm về khu vực mậu dịch tự do
Khu vực mậu dịch tự do là một hình thức liên kết thƣơng mại của hai nƣớc
hay nhiều nƣớc với nhau. Thông qua khu vực mậu dịch tự do, các nƣớc mở rộng
trao đổi buôn bán và mở rộng các hình thức hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế.
Ngày nay khái niệm thƣơng mại có nội hàm rộng hơn nhiều, không chỉ bó hẹp ở
lĩnh vực thƣơng mại hàng hoá, mà nó còn liên quan đến đầu tƣ, dịch vụ, sở hữu
trí tuệ, thậm chí đã mở rộng đến cả các vấn đề nhƣ: lao động, điều chỉnh việc
làm, vấn đề môi trƣờng, thƣơng mại điện tử. Nội hàm của thƣơng mại quốc tế
không chỉ đƣợc mở rộng mà nội dung ngày càng sâu sắc thêm.
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) là một hình thức liên kết thƣơng
mại của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Trƣớc đây đàm phán, thoả thuận,
thực hiện cắt giảm thuế quan, hạ thấp và xoá bỏ hàng rào phi quan thuế là nội
dung trọng tâm của AFTA. Nhƣng từ cuối những năm 1990, AFTA đã thể hiện
rõ ràng xu hƣớng mở rộng nội dung sang các vấn đề lớn của quan hệ kinh tế
quốc tế nhƣ đầu tƣ, dịch vụ, sở hữu trí tuệ liên quan đến thƣơng mại, thƣơng mại
điện tử và những vấn đề khác.
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) là hình thức liên
kết thƣơng mại giữa ASEAN và Trung Quốc. Trong Hiệp định khung, hai bên
khẳng định việc thành lập ACFTA có ý nghĩa quan trọng, không chỉ tăng cƣờng
hợp tác kinh tế vốn có giữa hai bên mà còn giúp mở rộng cơ hội mậu dịch và đầu
tƣ song phƣơng. Nội dung hợp tác của ACFTA đƣợc thoả thuận trên rất nhiều
lĩnh vực. Đó cũng là xu hƣớng chung của các khu vực mậu dịch tự do trên thế
giới, nó không nằm ngoài khuôn khổ Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO).
Mục tiêu của AFTA cũng nhƣ của ACFTA là thúc đẩy sự hợp tác kinh tế,
trao đổi buôn bán giữa các bên tham gia nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của



5

các nƣớc trong khu vực và trên thị trƣờng thế giới. Thông qua đó nhằm thu hút
đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, nâng cao khả năng huy động và phân bổ nguồn lực
giữa các nền kinh tế nhằm thích ứng với những chuyển biến và những điều kiện
chung của thƣơng mại thế giới, thúc đẩy nền kinh tế của các nƣớc thành viên.
1.1.2. Các lý thuyết về tự do hoá thƣơng mại
Lý thuyết về thƣơng mại quốc tế
Ngay từ giữa thế kỷ 16, trƣờng phái trọng thƣơng đã chú ý tới vai trò quan
trọng của ngoại thƣơng trong việc làm tăng của cải của quốc gia. Đến thế kỷ 18,
đại biểu xuất sắc của kinh tế chính trị tƣ sản cổ điển Anh Adam Smith đã đƣa ra
khái niệm "lợi thế tuyệt đối" để lý giải nhận định trên. Theo ông các nƣớc trên
thế giới buôn bán với nhau vì họ khác nhau và vì họ cùng có lợi.Với lý thuyết
"Lợi thế tuyệt đối", A.dam Smith đã chỉ ra rằng các nƣớc có thể dựa vào sự
chuyên môn hoá sản xuất và các điều kiện tự nhiên khác nhau của mình để lựa
chọn mặt hàng sản xuất phù hợp và cho năng suất cao. Sau đó, thông qua trao
đổi quốc tế thì các nƣớc đều có lợi.
Ngoài những khác biệt về điều kiện thiên nhiên và vị trí địa lý, giữa các
nƣớc còn có sự khác biệt về năng suất lao động, nhu cầu thị trƣờng, khả năng
cung ứng và sử dụng các nguồn lực. Để thể hiện đầy đủ sự khác biệt giữa các
nƣớc theo những tiêu chí nhƣ vậy, các nhà kinh tế đã đƣa ra quan điểm về lợi thế
so sánh hay lợi thế tƣơng đối. Quan điểm này đƣợc thể hiện thông qua nhiều mô
hình khác nhau, trong số đó phải kể đến mô hình Ricardo, mô hình các yếu tố
chuyên biệt của Paul Samuelson, mô hình Heckscher- Ohlin, mô hình thương
mại chuẩn. Chúng đƣợc coi là những mô hình cơ bản để giải thích về nguồn gốc
những lợi ích từ thƣơng mại.
Ra đời vào đầu thế kỷ 19, mô hình Ricardo đƣợc coi là mô hình đơn giản
nhất lý giải về nguồn gốc những lợi ích từ thƣơng mại. Mô hình này giả định
rằng chỉ có một yếu tố duy nhất tham gia vào quá trình sản xuất - đó là lao động
và nó đƣợc di chuyển tự do từ ngành này sang ngành khác, các nƣớc khác nhau

chỉ vì năng suất lao động trong các ngành công nghiệp khác nhau và mức lợi tức


6

không đổi theo qui mô. Nếu không có thuế quan và chi phí vận chuyển không
đáng kể, các nƣớc thƣờng xuất khẩu hàng hoá mà họ sản xuất có hiệu quả và
nhập khẩu hàng hoá mà họ sản xuất tƣơng đối kém hiệu quả. Điều này hàm ý
rằng: “các nƣớc sẽ chuyên môn hoá vào việc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm
mà họ làm ra với chi phí tƣơng đối, hay chi phí cơ hội thấp hơn các nƣớc khác”
[3, 327]. Nhƣ vậy, việc chuyên môn hoá sản xuất dựa trên cơ sở lợi thế so sánh
sẽ giúp cho các nƣớc có điều kiện trao đổi hàng hoá với nhau và làm cho họ
cùng có lợi. Những lợi ích từ thương mại có thể được thể hiện thông qua việc
mở rộng khả năng tiêu dùng của các bên trao đổi và nâng cao hiệu quả sản
xuất. Nhƣng nếu so sánh với thực tiễn thƣơng mại quốc tế, mô hình này còn
nhiều hạn chế và đôi khi còn đƣa ra những phán đoán sai lệch nhƣ: Thứ nhất,
việc chuyên môn hoá sản xuất hoàn toàn mà mô hình đòi hỏi là không thể có
đƣợc trong thực tiễn. Thứ hai, do giả định rằng lao động có thể di chuyển tự do
và không tốn kém giữa các ngành, mô hình Ricardo đã đƣa ra phán đoán không
sát với thực tế khi cho rằng thƣơng mại không tác động lên sự phân phối thu
nhập trong nội bộ các nƣớc. Thứ ba, mô hình Ricardo đã bỏ qua vai trò của lợi
thế nhờ qui mô - một nguồn gốc của trao đổi quốc tế.
Để góp phần khắc phục những hạn chế trong mô hình Ricardo, Paul
Samuelson và Ronald Jones đã lý giải nguồn gốc của thƣơng mại và các lợi ích
tiềm tàng của nó thông qua mô hình các yếu tố chuyên biệt. Mô hình này giả
định rằng có nhiều yếu tố khác ngoài lao động tham gia vào quá trình sản xuất,
trong đó lao động là yếu tố linh hoạt, tức có thể tham gia vào nhiều ngành sản
xuất khác nhau, còn các yếu tố khác là chuyên biệt, tức chúng chỉ tham gia vào
một ngành sản xuất nhất định nào đó. Với bất kỳ mức giá nào của sản phẩm (tức
không phải do ngƣời sản xuất quyết định), mô hình các yếu tố chuyên biệt cho

thấy sự có mặt của các yếu tố chuyên biệt trong quá trình sản xuất đã tạo điều
kiện cho các nƣớc có thể thay đổi mức cung hàng hoá ra thị trƣờng, khi họ thay
đổi lƣợng yếu tố chuyên biệt đƣợc sử dụng. Do có sự khác nhau trong cung ứng
các yếu tố giữa các nƣớc, nên mỗi nƣớc sẽ chuyên môn hoá vào việc sản xuất


7

mặt hàng nào cần nhiều yếu tố chuyên biệt mà nó sẵn có (nƣớc có nhiều vốn sẽ
tập trung sản xuất hàng công nghiệp, còn nƣớc có nhiều đất đai thì sản xuất hàng
thực phẩm). Khi đó, thông qua thƣơng mại, các nƣớc có thể trao đổi với nhau
những hàng hoá mà họ có điều kiện sản xuất tốt hơn.
Trong lý thuyết thƣơng mại quốc tế, bên cạnh mô hình các yếu tố chuyên
biệt, còn có một mô hình khác giải thích nguồn gốc của thƣơng mại thông qua
sự khác biệt về nguồn lực. Đó là mô hình Heckscher- Ohlin, hay còn gọi là mô
hình tỷ lệ các yếu tố, do hai nhà kinh tế học Thuỵ điển Eli Heckscher và Bertil
Ohlin đƣa ra vào những năm 30 của thế kỷ XX. Mô hình này đƣợc xây dựng dựa
trên giả thuyết nền kinh tế có hai yếu tố sản xuất (ví dụ lao động và đất đai) và
chúng đều có thể tham gia vào hai ngành sản xuất khác nhau (có tỷ lệ lao độngđất đai sử dụng vào sản xuất khác nhau). Trong mô hình này, không có yếu tố
nào là chuyên biệt cả. Ngoài ra, để giải thích nguồn gốc của thƣơng mại, mô
hình Heckscher- Ohlin còn giả định rằng hai nƣớc buôn bán với nhau chỉ có một
sự khác biệt duy nhất là ở các nguồn lực – một nƣớc có tỷ lệ lao động - đất đai
cao hơn nƣớc kia (nghĩa là nó tƣơng đối giàu có hơn về lao động), trong khi có
rất nhiều điểm giống nhau – nhu cầu về hàng hoá, mức giá tƣơng đối, công nghệ.
Với các điều kiện khác nhƣ nhau và không đổi, nƣớc tƣơng đối giàu có hơn
về lao động sẽ tập trung vào việc sản xuất hàng hoá cần nhiều lao động hơn, còn
nƣớc kia, do giàu có hơn về đất đai sẽ tập trung vào việc sản xuất hàng hoá cần
nhiều đất đai. Sự dồi dào tƣơng đối về nguồn lực này gây ra tác động thiên lệch
lên khả năng sản xuất của các nƣớc tham gia thƣơng mại và mỗi nƣớc có thiên
hƣớng xuất khẩu loại hàng hoá mà nó cung tƣơng đối lớn hơn. Có thể nói một

cách khái quát rằng các nƣớc có thiên hƣớng xuất khẩu hàng hoá cần nhiều yếu
tố sản xuất mà nƣớc họ có dồi dào.
Trong ba mô hình trên, các nhà kinh tế học mới chỉ tập trung giải thích
nguồn gốc và tác động của thƣơng mại trên cơ sở những thay đổi trong cung
tƣơng đối của hàng hoá trên thị trƣờng, mà chƣa chú ý đến những thay đổi trong
cầu tƣơng đối, đặc biệt khi nó bị hạn chế bởi khả năng thu nhập của dân chúng.


8

Mô hình thƣơng mại chuẩn sẽ cho chúng ta một bức tranh sát với thực tế hơn
về thƣơng mại quốc tế, khi nó đặt thƣơng mại trong mối quan hệ với sản xuất và
tiêu dùng. Trong mô hình thƣơng mại chuẩn, chuyên môn hoá không hoàn
toàn đã đƣợc sử dụng để xác định khả năng sản xuất của các nƣớc. Điều này có
nghĩa là, mỗi nƣớc sẽ sản xuất nhiều hơn những mặt hàng mà nó có lợi thế so
sánh, trong khi nó vẫn sản xuất những mặt hàng khác nhƣng với số lƣợng hạn
chế. Trong mô hình này, giả thuyết nhu cầu tƣơng đối là không đổi đã bị loại bỏ,
nó đƣợc xác định từ sở thích tiêu dùng của các cá nhân và bị giới hạn bởi khả
năng thu nhập của họ.
Khi có thƣơng mại, mức cung tƣơng đối hàng hoá của thế giới đƣợc xác
định từ khả năng sản xuất của tất cả các nƣớc tham gia thƣơng mại và mức cầu
tƣơng đối - từ sở thích của chúng. Sự tăng trƣởng kinh tế ở một nƣớc (sự mở
rộng khả năng sản xuất thông qua sự gia tăng các nguồn lực hoặc cải thiện hiệu
quả sử dụng chúng) gây tác động lên phúc lợi của các nƣớc còn lại thông qua
điều kiện mậu dịch - mức giá của hàng xuất khẩu so tƣơng đối với hàng nhập
khẩu, theo hai hƣớng khác nhau. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu điều kiện
mậu dịch của một nƣớc đƣợc cải thiện hơn, thì sự cải thiện đó thúc đẩy sự tăng
trƣởng ban đầu ở trong nƣớc đó, nhƣng lại gây tổn thƣơng cho các nƣớc khác.
Ngƣợc lại, khi điều kiện mậu dịch của nƣớc này giảm đi, thì sự giảm đi đó sẽ
làm mất đi một số tác động thuận lợi đến tốc độ tăng trƣởng trong nƣớc, nhƣng

lại có lợi cho các nƣớc còn lại. Hƣớng tác động lên điều kiện mậu dịch này phụ
thuộc vào bản chất của sự tăng trƣởng. Thông qua mô hình thƣơng mại chuẩn,
có thể thấy rõ thƣơng mại không những tác động mạnh lên phân phối thu nhập
trong nội bộ một nƣớc mà nó còn tác động lên phân phối thu nhập quốc tế thông
qua điều kiện mậu dịch. Mỗi nƣớc có thể đƣợc lợi hoặc bị thiệt hại từ thƣơng
mại quốc tế tuỳ thuộc vào xu hƣớng tăng trƣởng kinh tế, việc áp dụng thuế quan
nhập khẩu hay trợ cấp xuất khẩu.
Qua các mô hình thƣơng mại quốc tế, có thể đi đến kết luận rằng các nƣớc
buôn bán với nhau hoặc vì họ khác biệt về các nguồn lực, về công nghệ, hoặc vì


9

họ khác biệt nhau về lợi thế kinh tế nhờ qui mô, hoặc vì cả hai lý do đó. Thƣơng
mại luôn mang lại lợi ích cho các nƣớc tham gia và các lợi ích này là tiềm tàng.
Lý thuyết về chủ nghĩa khu vực mở
Từ những năm 1980 quá trình liên kết và hợp tác kinh tế ở các khu vực và
trên phạm vi toàn cầu phát triển mạnh, tự do hoá kinh tế, thƣơng mại và đầu tƣ
trở thành xu hƣớng bao trùm. Lý thuyết Chủ nghĩa khu vực mở đƣợc APEC
khởi xƣớng đã trở thành một trào lƣu kinh tế đƣợc rất nhiều nƣớc thực hiện.
Tổ chức APEC ra đời nhƣ một đáp ứng đúng lúc đối với yêu cầu và lợi ích
của của các nền kinh tế ở Châu Á- Thái Bình Dƣơng vốn đang ngày càng tuỳ
thuộc lẫn nhau hơn. Không giống nhƣ các tổ chức khu vực khác (đặc biệt là EU),
ngay từ ban đầu, APEC không nhấn mạnh đến mục tiêu tạo lập hệ thống ƣu đãi
thuế quan, liên minh thuế quan hay thị trƣờng chung, mà nhấn mạnh tới việc
tăng cƣờng hệ thống thƣơng mại đa phƣơng mở. Điều này đƣợc lý giải bởi hai lý
do. Một là, APEC là tập hợp của các nền kinh tế rất đa dạng về trình độ phát
triển, chế độ chính trị- xã hội cũng nhƣ điều kiện lịch sử văn hoá. Vì thế, các
nƣớc đang phát triển nhƣ ASEAN, NIEs không muốn thành lập khu vực tự do
hoá và bị lệ thuộc một cách bất bình đẳng vào các nền kinh tế lớn hơn, có trình

độ phát triển cao hơn nhƣ Mỹ, Nhật Bản, Ôxtrâylia và Canada. Hai là, các nền
kinh tế APEC đặc biệt là các nƣớc Đông Á phụ thuộc rất lớn vào môi trƣờng
kinh tế thế giới. Sự tăng trƣởng của các nền kinh tế Nhật Bản, NIEs và ASEAN
trong những năm 1970 và1980 chủ yếu nhờ vào sự thành công của chiến lƣợc
hƣớng vào xuất khẩu, do vậy, họ rất muốn duy trì một hệ thống thƣơng mại toàn
cầu mở và ổn định. Việc cát cứ sẽ là điều bất lợi trƣớc hết đối với những thành
viên APEC có nền kinh tế, thƣơng mại phát triển cao.
Nguyên tắc quan trọng nhất của APEC trong quá trình thực hiện khu vực tự
do hoá kinh tế và thƣơng mại là "phù hợp với WTO". Theo đó, các chƣơng trình
hợp tác của APEC không đi ngƣợc lại với những nguyên tắc đã đƣợc qui định tại
WTO. Ngoài ra, nói một cách rộng hơn, chủ trƣơng của APEC là theo đuổi "chủ
nghĩa khu vực mở". Những nguyên tắc của "chủ nghĩa khu vực mở" của


10

APEC bao gồm: i) APEC là diễn đàn mở cửa và không mang tính chất tự bảo
vệ; ii) APEC thừa nhận sự khác biệt tồn tại giữa các nền kinh tế thành viên;
iii) APEC có thái độ thực tế về việc thúc đẩy trao đổi thƣơng mại; và iv) các
nền kinh tế thành viên APEC không đƣợc thực hiện phân biệt đối xử. Nói
cách khác, "chủ nghĩa khu vực mở" của APEC đồng nghĩa với việc APEC
không thi hành chính sách "loại trừ" và phân biệt đối xử, mà thay vào đó,
thực hiện chính sách cởi mở với qui định các hiệp định đƣợc nhất trí trong
APEC sẽ đƣợc áp dụng ra ngoài khu vực APEC. [37]. Trên cơ sở đó, khu
vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng của APEC là nền tảng để thúc đẩy tự do hoá
kinh tế, thƣơng mại toàn cầu. Ngày nay, lý thuyết “Chủ nghĩa khu vực mở”
đƣợc phát triển mạnh mẽ ở các nƣớc với sự ra đời của các khối liên kết khác
nhau ở các khu vực khác nhau. Lý thuyết "Chủ nghĩa khu vực mở" đã trở
thành một trào lƣu kinh tế ở khắp thế giới.
Sự phục hồi và phát triển của lý thuyết chủ nghĩa tự do mới

Vào cuối những năm 70 của thế kỷ 20 cho đến nay, có sự phục hồi và phát
triển mạnh mẽ của những lý thuyết kinh tế chủ nghĩa tự do mới. Các quốc gia
trên thế giới đã nhận ra rằng, để phát triển nền kinh tế của quốc gia mình thì cần
phải chấp nhận điều tiết bằng cơ chế thị trƣờng. Đó là: 1/ thị trƣờng khuyến
khích hoạt động của kinh tế tƣ nhân, tạo thuận lợi cho một nền kinh tế đa thành
phần; 2/ Thị trƣờng có thể đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng của tiêu dùng và sản xuất
lại ít tốn kém hơn; 3/ Thị trƣờng linh hoạt và mềm dẻo hơn các cơ quan nhà
nƣớc nên nó dễ thích nghi với những thay đổi nhanh chóng trên thực tế.
Thực tiễn đã chứng minh không có nƣớc nào trên thế giới thành công trong
chiến lƣợc phát triển kinh tế của mình mà không có nền kinh tế thị trƣờng tự do.
Đặc biệt, sự thành công của các nƣớc NIEs, ASEAN là một bằng chứng cho thấy
tăng cƣờng sự tự điều tiết dựa trên nguyên tắc thị trƣờng và dỡ bỏ những rào cản
để thị trƣờng phát triển tự do là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn
đến sự thành công.
Thêm vào nữa, ngƣời ta bắt đầu cảm nhận thấy cái giá của việc không phải


11

là thành viên của bất kỳ thoả thuận khu vực nào là có thật: mất đi thế đàm phán
trong các cuộc đàm phán đa phƣơng; bỏ lỡ các cơ hội hƣởng lợi từ bên ngoài và
sự chậm trễ nói chung trong việc sử dụng hiệu quả làn sóng toàn cầu hoá.
Nhƣ vậy, với những cơ sở lý luận của ích lợi thƣơng mại đƣa lại cùng với
sự phát triển mạnh mẽ của lý thuyết “chủ nghĩa khu vực mở” do APEC khởi
xƣớng đã thúc đẩy hơn nữa sự ra đời của các khối liên kết thƣơng mại ở tầm khu
vực và sự phục hồi tƣ tƣởng của chủ nghĩa tự do mới. ACFTA ra đời cũng là phù
hợp với xu hƣớng chung của thế giới.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CHO SỰ RA ĐỜI ACFTA

1.2.1. Sự thay đổi của bối cảnh quốc tế

Ngày nay, toàn cầu hoá đang là xu thế phát triển chủ yếu của quan hệ quốc
tế hiện đại. Toàn cầu hoá, khu vực hoá đã trở thành một xu thế của nền kinh tế
thế giới, trong đó tự do hoá thƣơng mại là nội dung nổi trội. Trong thực tế, một
nền kinh tế toàn cầu hoá không phải là một hiện tƣợng hoàn toàn mới mẻ, nó đã
đƣợc ngƣời ta nói đến cách đây khoảng một thế kỷ, khi liên kết kinh tế quốc tế
bắt đầu đƣợc phát triển. Lúc này, tính toàn cầu chỉ đƣợc thể hiện thông qua việc
cắt giảm các hàng rào thƣơng mại và đƣợc nảy sinh từ khả năng cắt giảm chi phí
vận chuyển do sự phát triển của đƣờng sắt và đƣờng thuỷ.
Trong những năm gần đây, toàn cầu hoá đã là một xu thế bao trùm của nền kinh
tế thế giới. Quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới ngày nay không chỉ bó hẹp
trong lĩnh vực thƣơng mại quốc tế, mà nó còn bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau của
đời sống kinh tế - xã hội. Do đó, để phát triển, mọi nƣớc trên thế giới cần phải chấp
nhận nó và cố gắng cải cách nền kinh tế của mình sao cho có thể tranh thủ đƣợc tối
đa các lợi ích mà quá trình này mang lại. Quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá
đƣợc tăng cƣờng rất mạnh mẽ trong lĩnh vực thƣơng mại quốc tế.
Toàn cầu hoá kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, thúc đẩy nhiều tổ chức
liên kết kinh tế mở rộng. Liên minh Châu Âu (EU) mở rộng tới phía Trung và
Đông Âu. APEC có xu hƣớng dần dần thể chế hoá khu vực cho mình. Ấn Độ
đƣa ra sáng kiến thành lập tổ chức vành đai Ấn Độ Dƣơng, nhằm tạo ra một


12

không gian địa- kinh tế mới. Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đẩy
mạnh thƣơng mại từ Alaska đến Nam cực... Nhƣ vậy, các chƣơng trình tự do hóa
thƣơng mại khu vực đang đƣợc phát triển rất rầm rộ. Thông qua việc ký kết các
hiệp định thƣơng mại đa bên, nhiều khối thƣơng mại tự do đã đƣợc thành lập.
BẢNG 1. MỘT SỐ HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI KHU VỰC VỚI SỰ THAM GIA
CỦA CÁC NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN (TÍNH ĐẾN NĂM 1997)
Tên hiệp định


Viết tắt

Hiệp ƣớc lome lần thứ tƣ

ACP

Thành viên
70 nƣớc gồm các nƣớc đang phát triển ở Châu Phi,
Caribe và TBD với Cộng đồng châu Âu

Thị trƣờng chung An-đơ ANCOM

Bolivia, Colombia, Ecuador, Peru, Venezuela

(Hiệp ƣớc An-đơ)
Tổ chức hợp tác kinh tế APEC

Australia, Brunei, Canada, Chile, Trung Quốc, Hồng công,

Châu Á- TBD

Nhật bản, Indonexia, Hàn Quốc, Malaysia, NiuDilan,
Mexico, Papua New Guine, Philippines, Singapore, Đài
Loan, Thái Lan, Mỹ, Nga, Peru và Việt Nam.

Hiệp hội các quốc gia ASEAN

Indonexia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan,


Đông Nam Á

Lào, Brunei, Myanma, Campuchia, và Việt Nam .

Cộng đồng hợp tác kinh tế CARICO

Antigua và Barbuda, Bahamas, Barbado, Belize,



Dominica, Grenada, Guyana, Jamaica, Montserrat,

thị

trƣờng

chung M

Caribe

St.Kitt và Nevi, St.Lucia, St.Vincent và Grenadina,
Surinam, Trinidad và Tobago.

Khu vực mậu dịch tự do AFTA

Indonexia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan,

ASEAN

Lào,Brunei, Myanmar, Campuchia, và Việt Nam .


Liên minh kinh tế và thuế UDEAC

Cameroon, Chad,Gabon, Công–gô, Cộng hòa Trung

quan Trung Phi

Phi.

Thị trƣờng Trung Mỹ

CACM

Costa Rica,

El Salvador,

Guatemala,

Honduras,

Nicaragoa.
Khu vực mậu dịch tự do CEFTA

Cộng hòa Séc, Hungary, Balan, Cộng hòa Slovac,

Trung Âu

Slovenia, Rumania.


Cộng đồng kinh tế Tây CEAO

Benin, Burkina Faso, Cape Verdo, Cote dlvoire, Nhóm

Phi

đảo Gambia, Mali, Ni –ghê, Sênêgal, Togo

Cộng đồng Đông Phi

EAC

Kênia, Tanzania, Uganda.


13
Hiệp hội kinh tế Đông Á

EAEG

Brunei, Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Lan,
Thái Lan, Philíppin, Inđônêxia, Malayxia, Singapor,
Nhật bản.

Hội đồng hợp tác vùng GCC

Bahrain, Co–oét, Oman, Quata, ả rập Xe –út, Các tiểu

vịnh


vƣơng quốc ả rập thống nhất.

Khu vực mậu dịch tự do LAFTA

Achentina, Bolivia, Brazil, Chile, Colombia, Peru,

Mỹ latinh

Ecuado, Mexico, Paragoay, Urugoay, Venezuela.

Hiệp hội liên kết Mỹlatinh

LAIA

Achentina, Bolivia, Brazil, Chile, Colombia, Peru,
Ecuado, Mexico, Paragoay, Urugoay, Venezuela

Mercosur

(thị

trƣờng MERCOS

chung Nam Mỹ)

Achentina, Brazil, Paragoay, Urugoay.

UR

Hiệp định mậu dịch tự do NAFTA


Mỹ, Canada, Mexico.

Bắc Mỹ
Khu vực mậu dịch Nam Á

SAFTA

Bănglađẻt, Butan, ấn độ, Manđivơ, Nêpan, Pakistan,
Srilanka.

Cho đến nay, đã có trên 100 liên minh thƣơng mại đƣợc ra đời, tập trung
chủ yếu ở Châu Âu và Châu Mỹ. Ở Châu Á, tuy các hiệp định thƣơng mại tự do
không nhiều (theo số liệu của JETRO thì có 3 liên minh, nhƣng theo WTO thì có
10 vì nó bao hàm cả các liên minh chỉ mới ký kết trên giấy tờ chứ chƣa đƣợc
thực hiện), nhƣng chúng đƣợc đánh giá là thực hiện rất tích cực và đạt kết quả
ban đầu đáng khích lệ. Các khối thƣơng mại tự do này có thể là do các nƣớc phát
triển và các nƣớc đang phát triển cùng thành lập nên nhƣ NAFTA, APEC,
MERCOSUR, SAFTA. Cần ghi nhận thêm rằng các khối thƣơng mại tự do mới
thành lập đều đƣợc định hƣớng ra thị trƣờng thế giới rộng lớn, chứ không mang
tính hƣớng nội nhƣ các khối thƣơng mại đƣợc thành lập trƣớc đây.
Theo các nhà nghiên cứu kinh tế, có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến
sự phát triển liên kết thƣơng mại khu vực. Đó là:
a) Sự gần gũi về địa lý: Do có sự gần gũi về địa lý, các nƣớc thành viên của
khối thƣơng mại tự do hy vọng trao đổi thƣơng mại giữa họ sẽ đƣợc tăng cƣờng


14

hơn vì chi phí vận tải và viễn thông thấp hơn, đồng thời lại đáp ứng đƣợc yêu

cầu muốn vƣơn ra thị trƣờng thế giới của các nhà sản xuất địa phƣơng.
b) Do những nhu cầu chính trị của các nước thành viên: Các hiệp định
thƣơng mại khu vực góp phần tích cực trong việc ổn định bầu không khí chính
trị trong vùng và chống lại những mối đe doạ từ bên ngoài. Có thể chứng minh
điều này qua những ví dụ từ thực tế. Việc tham gia vào liên minh Châu Âu đã
làm giảm đến mức tối thiểu nguy cơ bùng nổ chiến tranh dƣới bất kỳ dạng nào
giữa Pháp và Đức. Mối hiềm khích giữa Achentia và Braxin đã đƣợc xoá bỏ khi
họ tham gia vào MERCOSUR. Mối quan hệ giữa các nƣớc lớn ở vùng Châu ÁThái Bình Dƣơng đã đƣợc cải thiện đáng kể nhờ sự ra đời và hoạt động của
APEC.
c) Đáp ứng nhu cầu của các nước về một thể chế thương mại đa phương
trong điều kiện các vòng đàm phán của GATT/WTO chưa đạt kết quả mong đợi:
Sau khi kết thúc Vòng Urugoay, mức thuế quan trung bình trên thế giới đã giảm
đáng kể và các nƣớc bắt đầu chuyển sang đàm phán về việc xoá bỏ các rào cản
phi quan thuế cũng nhƣ các vấn đề liên quan đến hoạt động của các thị trƣờng
mở cửa nhƣ quyền sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp và thƣơng mại dịch vụ.
Thế nhƣng, đàm phán về các vấn đề này không những đòi hỏi nhiều thời gian,
mà trong nhiều trƣờng hợp không đạt đƣợc hiệu quả mong muốn. Trƣớc thực tế
đó, các nƣớc hy vọng thông qua các hiệp định thƣơng mại khu vực, các vấn đề
mà WTO đang cần giải quyết sẽ đƣợc giải quyết nhanh chóng hơn, do số lƣợng
thành viên ít hơn. Không dừng lại ở đó, đa số các hiệp định thƣơng mại khu vực
đƣợc hình thành hiện nay đều cố gắng đáp ứng những yêu cầu pháp lý của WTO
đến mức tối đa có thể. Để đƣợc coi là có tính pháp lý theo WTO, các hiệp định
khu vực cần đáp ứng ba tiêu chuẩn sau: cần phải bao hàm phần lớn thƣơng mại
của các nƣớc thành viên, phải hạn chế tối đa khả năng xuất hiện các trở lực
thƣơng mại mới đối với các nƣớc không phải là thành viên và phải đạt đƣợc chế
độ thƣơng mại tự do sau một thời hạn nhất định (thƣờng là không quá 10 năm).
Các liên minh khu vực quan trọng nhƣ EU và NAFTA đã đáp ứng rất tốt các chỉ


15


tiêu này và chúng là nền tảng của hệ thống thƣơng mại đa phƣơng sau này.
Chính vì vậy, có thể nói các khối thƣơng mại tự do khu vực giữ vai trò bổ sung,
chứ không phải là thay thế hệ thống thƣơng mại toàn cầu.
Hiện nay, với vòng đàm phán Đô ha đang diễn ra rất khó khăn và đặc biệt
là sự thất bại của Hội nghị Can cun gần đây cho thấy rằng, các nƣớc phát triển và
đang phát triển đã không đạt đƣợc sự đồng thuận cao trong chƣơng trình phát
triển Đô ha. Điều này là do thiếu sự nỗ lực cần thiết để củng cố vai trò và hiệu
quả của hệ thống thƣơng mại toàn cầu. Đây là nguyên nhân chủ yếu đã thúc đẩy
mạnh mẽ xu hƣớng hình thành chủ nghĩa khu vực và ra đời các FTA song
phƣơng và khu vực nhƣ ACFTA, trong thời gian gần đây.{27,74}
d) Là bước thử nghiệm để tham gia tự do hóa thương mại toàn cầu: Trong
điều kiện thế giới chƣa sẵn sàng cho thƣơng mại tự do ở mức toàn cầu, khi tham
gia một hiệp định thƣơng mại khu vực nào đó, các nƣớc thành viên có cơ hội làm
quen với tự do hoá ở cấp cao hơn và từ đó có kinh nghiệm để tham gia vào hợp
tác đa phƣơng. Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu còn cho rằng trong phạm vi tổ
chức thƣơng mại khu vực, các nƣớc thành viên có cơ hội khảo cứu và thử
nghiệm các giải pháp cho các vấn đề thƣơng mại phức tạp hơn mà hệ thống
thƣơng mại toàn cầu chƣa thể đề cập đến.
Khi tham gia vào WTO, cũng nhƣ các tổ chức thƣơng mại khu vực, các
nƣớc đang phát triển có nghĩa vụ thực hiện các cam kết về tự do hoá thƣơng mại.
Hiện tại, vị thế của các nƣớc đang phát triển trong các tổ chức quốc tế nói chung
và các tổ chức thƣơng mại nói riêng đã tăng lên rõ rệt. Ngày nay, không chỉ các
nƣớc Mỹ và Châu Âu đƣợc lợi từ cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, mà các
nƣớc đang phát triển cũng bắt đầu thu lợi từ cơ chế này. Ví dụ vào tháng 8/2003,
các công ty dệt may của Mỹ yêu cầu chính phủ áp dụng hạn ngạch đối với bốn
chủng loại sản phẩm là đồ lót, quần áo ngủ, găng tay và sợi len. Theo Viện
nghiên cứu sản xuất dệt may của Mỹ, xuất khẩu của Trung Quốc có thể khiến
cho ngành công nghiệp dệt may của nƣớc này phá sản trong vòng 5 năm tới.
Trung Quốc lại thuyết phục Mỹ dỡ bỏ các biện pháp bảo hộ và cũng tuyên bố sẽ



16

đƣa vụ kiện ra trƣớc WTO, đồng thời có thể trả đũa vào sản phẩm nông nghiệp
nhập khẩu từ Mỹ [7]. Có thể nói, các nƣớc đang phát triển đã biết tận dụng
những cơ chế trong các tổ chức thƣơng mại nhằm xoá dần tình trạng bất bình
đẳng giữa nƣớc lớn và nƣớc phát triển với các nƣớc đang phát triển. Đây là một
trong những lý do làm cho tự do hoá thƣơng mại khu vực mở trở thành làn sóng
đƣợc phát triển mạnh mẽ trên phạm vi thế giới trong những năm gần đây.
Các khối liên kết thƣơng mại khu vực xuất hiện có nhiều nguyên nhân nhƣ
đã trình bày ở trên và Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc đƣợc ra
đời cũng không nằm ngoài những nguyên nhân đó. Tuy nhiên, nguyên nhân quan
trọng nhất theo các nhà nghiên cứu thì do những nhu cầu về kinh tế và chính trị
của các nƣớc thành viên đặc biệt là Trung Quốc khi muốn thể hiện vai trò bá chủ
của mình trong khu vực.
1.2.2. Những yếu tố nội tại từ sự phát triển của ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN ) đƣợc thành lập vào năm
1967 với sự tham gia của năm nƣớc là Thái lan, Indonexia, Malayxia, Singapore
và Philipin. Vào năm 1984, tổ chức này kết hợp thêm thành viên thứ 6 là Brunei.
Bƣớc sang thập niên 90, dƣới tác động của quá trình toàn cầu hoá và khu vực
hoá trong nền kinh tế thế giới, nhu cầu mở rộng ASEAN ra toàn khu vực Đông
Nam Á đã trở nên cấp thiết. Vì vậy, chỉ trong vòng 5 năm, từ 1995-1999, bốn
nƣớc còn lại trong khu vực là Việt Nam, Lào, Myanma và Cămpuchia lần lƣợt
trở thành thành viên chính thức của ASEAN. Sự ra đời của ASEAN là do sự
tƣơng đồng về vị trí địa- kinh tế, địa- chính trị... ASEAN là một khối kinh tếthƣơng mại khu vực liên kết 10 quốc gia không đồng nhất, nếu xét về tổng thể.
Với 10 thành viên, ASEAN đã trở thành một thị trƣờng khu vực rộng lớn với
dân số trên 490 triệu ngƣời, diện tích gần 4,2 triệu kilômét vuông và liên kết
mạnh vào nền kinh tế thế giới - xuất khẩu của toàn khối đã đạt 6,3% tổng xuất
khẩu của thế giới vào năm 1996 (tỷ trọng lớn nhất so với các khối kinh tế

thƣơng mại khác của các nƣớc đang phát triển ). Các nƣớc ASEAN không chỉ
khác nhau về diện tích đất đai, dân số, thu nhập theo đầu ngƣời, mức tăng


17

trƣởng kinh tế và xuất khẩu (bảng 2), mà còn khác nhau về thể chế chính trị
và trình độ phát triển kinh tế.
ASEAN kể từ khi thành lập đã coi hợp tác kinh tế là một trong những nội
dung hợp tác chủ yếu trong các hoạt động của Hiệp hội “Thúc đẩy tăng
trƣởng kinh tế” là ƣu tiên hàng đầu trong số các mục tiêu của Hiệp hội. Từ
“Tuyên bố về sự hoà hợp ASEAN” thông qua năm 1976; “Tuyên bố
Singapore năm 1992” và “Hiệp định khung về tăng cƣờng hợp tác kinh tế
ASEAN ” thông qua năm 1992 và đến “Tầm nhìn ASEAN năm 2020” thông
qua năm 1997, mục tiêu và phƣơng hƣớng hợp tác kinh tế của ASEAN có
những thay đổi và điều chỉnh nhƣng nội dung hợp tác kinh tế ASEAN ngày
càng đƣợc mở rộng ra các lĩnh vực và hợp tác ngày càng chặt chẽ hơn. Các
chƣơng trình hợp tác của ASEAN với tính cách là một cộng đồng khu vực
mậu dịch tự do đƣợc thông qua nhƣ hợp tác về thƣơng mại, thoả thuận ƣu đãi
thƣơng mại rồi đến khu vực mậu dịch tự do ASEAN. Có thể khẳng định
ASEAN coi phát triển kinh tế là một nhu cầu cấp thiết trong đó quá trình tự
do hoá thƣơng mại là việc cần thiết phải tiến hành.
Quan điểm ủng hộ tự do hoá thƣơng mại của các nƣớc thành viên
ASEAN tiếp tục đƣợc củng cố, khi họ quyết định thành lập khu vực mậu dịch
tự do ASEAN và ủng hộ triệt để tƣ tƣởng chủ đạo của APEC về “Chủ nghĩa
khu vực mở”. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đã đƣợc ra đời tại
Hội nghị thƣợng đỉnh ASEAN lần thứ tƣ 1-1992 tại Singapore, đánh dấu một
giai đoạn mới trong quá trình hợp tác kinh tế khu vực. Theo “Tuyên bố
Singapore” mậu dịch tự do trong nội bộ khu vực sẽ đƣợc thực hiện vào năm
2008 và sau đó đƣợc đẩy lên sớm hơn vào năm 2003. Mục tiêu cơ bản là

“tăng cƣờng khả năng cạnh tranh của ASEAN nhƣ một cơ sở sản xuất quốc tế
nhằm cung cấp hàng hoá ra thị trƣờng thế giới”.
Sự ra đời của AFTA là phù hợp với xu thế chung của nền kinh tế thế giới,
phù hợp với diễn biến tình hình chính trị và an ninh trong khu vực, đáp ứng
những đòi hỏi của liên kết kinh tế khu vực trong kỷ nguyên sau chiến tranh lạnh.


18

Mặc dù ASEAN là 1 khối kinh tế- thƣơng mại khu vực liên kết 10 quốc gia
không đồng nhất, nhƣng vẫn đƣợc coi là khối thƣơng mại thành công nhất trong
những tổ chức liên kết kinh tế khu vực của các nƣớc đang phát triển. Sự tăng
trƣởng và phát triển kinh tế của các nƣớc thành viên đó chính là sự nỗ lực cải
cách và hội nhập của từng nƣớc, là kết quả của đƣờng lối phát triển kinh tế đúng
đắn của mỗi nƣớc thành viên.
Đông Nam Á là vùng tập trung nhiều tuyến đƣờng giao thông quốc tế và ở
vị trí tiếp giáp, trung chuyển giữa Phƣơng Đông và Phƣơng Tây, với vị trí nhƣ
vậy, ASEAN luôn thu hút sự chú ý của các nƣớc lớn trong và ngoài khu vực.
Mong muốn đƣợc phát triển ổn định và độc lập, nhiều quốc gia Đông Nam Á từ
lâu đã nhận thấy rằng, cần kết thành một khối tạo nên sự gần gũi về chính trị,
kinh tế giữ đƣợc độc lập tự chủ trong quan hệ quốc tế. Những năm gần đây các
nhà lãnh đạo ASEAN càng khẳng định quyết tâm tăng cƣờng hợp tác quốc tế để
nâng cao sức mạnh của nền kinh tế quốc gia, khai thác tốt những tiềm năng của
khu vực để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế một cách ổn định trong xu hƣớng
toàn cầu.
Kể từ khi thành lập, quá trình hội nhập kinh tế của các nƣớc ASEAN đƣợc
tiến hành trên 30 năm. Những sự hợp tác mà ASEAN đã, đang và sẽ thực hiện
không ngoài mục đích làm cho kinh tế quốc gia của từng thành viên phát triển,
vấn đề việc làm và công bằng xã hội ở mỗi nƣớc đƣợc cải thiện. Hơn nữa trong
điều kiện thị trƣờng ngày một khó khăn, hợp tác kinh tế ASEAN còn nhằm mục

tiêu tăng khả năng cạnh tranh của mỗi nƣớc trên thị trƣờng thế giới. Qua tất cả
các giai đoạn, tất cả những yếu tố: tình hình chính trị thế giới, những xu hƣớng
biến động chung về mọi mặt trên toàn cầu, những sự cố chính trị của mỗi nƣớc,
tình hình phát triển của nền kinh tế thế giới đều có tác động lớn đến sự phát triển
kinh tế từng quốc gia cũng nhƣ sự hợp tác kinh tế của khu vực.
Tuy thời điểm khởi đầu của AFTA về cơ bản là thuận lợi, song trong quá
trình thực hiện, các nƣớc thành viên ASEAN đã gặp phải không ít khó khăn. Ban


19

đầu chủ yếu là những khó khăn mang tính chất kỹ thuật, sau đó là những khó
khăn do cuộc khủng hoảng tài chính khu vực xảy ra vào tháng 7/1997 gây ra.
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực tuy đã gây ra hậu quả nặng nề cho
nhiều nƣớc nhƣ tốc độ tăng trƣởng giảm sút, thất nghiệp gia tăng, nợ nần thêm
chồng chất, làm tăng nguy cơ bất ổn về chính trị, nhƣng đồng thời nó cũng mang
lại cho chính các nƣớc này những cơ hội để phát triển. Cho đến nay, ở nhiều
nƣớc nền kinh tế đã đi vào ổn định, kim ngạch ngoại thƣơng tính bằng đồng
nội tệ đều có xu hƣớng tăng lên do giá của chúng đã giảm tƣơng đối so với
đồng đô la Mỹ. Kết hợp với việc kiềm chế nhập khẩu, một số nƣớc đã có
thặng dƣ trong cán cân thanh toán vãng lai [34, 174; 35, 194]. Sự phục hồi
nhanh chóng của các nƣớc này chủ yếu do sự quan tâm hơn đến việc điều chỉnh
các chính sách liên quan, trong đó có chính sách tỷ giá hối đoái - vấn đề mà từ
trƣớc đến nay dƣờng nhƣ bị lãng quên trong quá trình tự do hoá thƣơng mại khu
vực.
Sau khủng hoảng tài chính- tiền tệ vào tháng 7 năm 1997, với tinh thần
quyết tâm theo đuổi chủ nghĩa tự do kinh tế và trách nhiệm đối với các cam
kết tại các tổ chức quốc tế, cụ thể APEC và WTO, tháng 12 năm 1998, tại Hội
nghị thƣợng đỉnh ASEAN lần thứ sáu tổ chức ở Hà nội, các nƣớc thành viên
ASEAN đã khẳng định quyết tâm thực hiện chƣơng trình về Khu vực mậu dịch

tự do ASEAN bằng việc đẩy thời gian thực hiện AFTA từ năm 2008 lên sớm
hơn vào năm 2003. Điều đó thể hiện quyết tâm phát triển liên kết kinh tế khu
vực sâu hơn nữa, đẩy mạnh cơ cấu và hội nhập kinh tế nhằm đƣa ASEAN trở lại
với vị trí là một khu vực phát triển kinh tế năng động nhất trên thế giới, nhƣ
trƣớc khi xảy ra khủng hoảng. Tại Hội nghị cấp cao ASEAN ở Bali (Inđônêxia)
vào 7/10/2003 đã quyết định xây dựng ASEAN thành một cộng đồng kinh tế
(AEC) vào năm 2020. Theo đó, ASEAN sẽ trở thành một thị trƣờng duy nhất, có
cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự chu chuyển tự do của hàng hóa, dịch
vụ, đầu tƣ, tƣ bản và nhân công có tay nghề. ASEAN cũng sẽ hợp tác và liên kết


20

chặt chẽ hơn trong các lĩnh vực kinh tế chuyên ngành, công nghệ, khoa học, phát
triển nguồn nhân lực, thông tin, thể chế… Nhƣ vậy, với tiến trình này, trong hai
thập niên tới, ASEAN sẽ tiến gần hơn về phía một thị trƣờng chung. Nhƣng
ASEAN cũng không hoàn toàn là một khối kinh tế đóng theo kiểu EU, mà có
khuynh hƣớng “mở” với nhiều hình thái liên kết kinh tế với đối tác bên ngoài.
Các khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), ASEAN – Ấn Độ
(AIFTA), ASEAN – Nhật Bản (AJCEP/FTA), Đối tác kinh tế chặt chẽ ASEAN
– CER, Hợp tác và liên kết kinh tế ASEAN – EU, ASEAN – Mỹ trong khuôn
khổ Hiệp định về thuận lợi hóa thƣơng mại và đầu tƣ (TIFA), Khu vực mậu dịch
tự do ASEAN – Mỹ và Khu vực mậu dịch tự do Đông Á (EAFTA) trong tƣơng
lai… sẽ tạo nên một mạng lƣới dày đặc các liên kết có tâm là ASEAN.


19


20


BẢNG 2. MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ CƠ BẢN CỦA CÁC NƢỚC ASEAN

Tên nƣớc

Dân số

Diện tích

GDP

GNP (xếp

GNP theo

Tỷ lệ biết

Tăng trƣởng

Tăng trƣởng xuất

(triệu

(nghìn

(tỷ USD)

hạng theo

đầu ngƣời


chữ ở ngƣời

GNP trung

khẩu trung bình

ngƣời)

km2)

1996

WB)

(USD) 1996

lớn (%)

bình năm (%)

hàng năm (%)

1995 – 1996

1965- 1996

1996

Cam-pu- chia


10

177

3,1

103

300

67

Indonexia

197

1812

213,4

22

1080

84

6,7

5,6


Malayxia

21

329

89,8

35

4370

83,5

6,8

9,5

Myanma

46

658

Philipin

72

298


83,3

36

1160

94,5

3,5

6,3

Singapore

3

1

93

33

30550

91

8,3

12,2


Lào

5

231

1,9

115

400

56

Thái Lan

60

511

177,5

24

2960

94

7,3


11,2

Việt Nam

75

325

21,9

56

290

93,5

Brunây

0,3

5,7

3,1

5,8

83,5

88


Mức trungbình của thế giới

5310

70

Nguồn: WB (1998), Wold Development Indicators 1998


21

1.2.3. Những yêu cầu trong tiến trình phát triển của Trung Quốc
Cải cách của Trung Quốc bắt từ năm 1978. Tại Hội nghị Trung ƣơng 3
khoá XI của Đảng cộng sản Trung Quốc trong khi quyết định chuyển trọng điểm
công tác của Đảng và Nhà nƣớc sang xây dựng kinh tế, đã có những quyết sách
quan trọng đối với cải cách mở cửa. Hay Cải cách mở cửa là quyết sách quan
trọng quyết định vận mệnh của Trung Quốc{23}. Đặng Tiểu Bình nói rằng
“Xem xét kinh nghiệm lịch sử, lý do chính yếu làm cho Trung Quốc chìm vào
tình trạng đình trệ trong một thời gian dài là chính sách cô lập. Kinh nghiệm chỉ
ra rằng, sự phát triển của Trung Quốc không thể tách rời khỏi thế giới”. Chính
sách mở cửa đã thúc đẩy sự giao lƣu kinh tế, kỹ thuật và văn hoá giữa Trung Quốc
và thế giới, thúc đẩy quá trình nghiên cứu quản lý kinh tế vĩ mô trong một môi
trƣờng kinh tế mở, đẩy nhanh tiến bộ kỹ thuật và tích luỹ kiến thức, duy trì sự phát
triển bền vững của nền kinh tế thế giới. Kết quả của cuộc cải cách đạt đƣợc là vô
cùng to lớn, với chính sách này đã làm cho Trung Quốc, một quốc gia lớn đang
phát triển, hiện thực hoá một cách thành công phát triển kinh tế thông qua việc mở
cửa ra thế giới bên ngoài; Giúp Trung Quốc chuyển đổi một cách thành công từ
một nền kinh tế kế hoạch hoá sang kinh tế thị trƣờng; Chính sách này giúp Trung
Quốc không chỉ vƣợt qua cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á và sự suy giảm kinh

tế toàn cầu, mà còn thực sự thu hút nhiều FDI nhất thế giới trong năm 2002 và
2003 cùng với tổng kim ngạch thƣơng mại vƣợt mức 600 tỷ USD và tăng GDP ở
mức 8%. [40]
Cải cách mở cửa đã thúc đẩy kinh tế – xã hội của Trung Quốc phát triển
nhanh chóng. Hơn 20 năm cải cách mở cửa là thời kỳ mà nền kinh tế – xã hội
Trung Quốc phát triển nhanh nhất, nguồn lực của đất nƣớc đƣợc tăng cƣờng
nhiều nhất, nhân dân đƣợc lợi nhiều nhất. Nền kinh tế phát triển nhanh đã thu
hẹp rất nhiều khoảng cách của Trung Quốc so với các nƣớc phát triển. Tính theo
tỷ giá hối đoái của Ngân hàng thế giới, tổng sản lƣợng kinh tế của Trung Quốc
năm 1997 đứng thứ 7 trên thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Anh,
Italia. Sản lƣợng của rất nhiều sản phẩm công- nông nghiệp quan trọng của


×