Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (816 KB, 58 trang )

TRƢỜNG ĐẠI KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
Khoa Kinh Doanh Quốc Tế - Marketing

TIỂU LUẬN
TÊN ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
(VINAMILK)

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Giảng viên Hướng dẫn: GS.TS. Đồn Thị Hồng Vân
Mơn: Quản trị chiến lƣợc tồn cầu
Khóa: LT23.1
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Nhƣ Ý
9. Nguyễn Ngọc Anh Thƣ
Bùi Thị Thùy Trang
10.Trần Thị Ngọc Nhung
Nguyễn Thị Hồng Phúc
11.Hoàng Thị Huyền Trang
Hồ Ngọc Tâm
12.Nguyễn Thị Thiên Thƣơng


Võ Hoàng Kim Kha
13.Trần Thị Mai Lan
Nguyễn Huỳnh Nhƣ
14.Nguyễn Thị Thanh Hƣơng
Hà Văn Tính
15.Hồng Thị Minh Trang
Trần Cơng Quyền
16. Hồng Thị Minh Thƣ
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2019


Mục lục
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VINAMILK VIỆT NAM ..........3
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Vinamilk Việt Nam ............................3
2. Phân tích tầm nhìn và sứ mệnh của cơng ty Vinamilk Việt Nam.................4
2.1. Tầm nhìn - sứ mệnh và giá trị cốt lõi của Vinamilk Việt Nam ................4
2.2. Các thành phần của bản tuyên bố tầm nhìn và sứ mệnh của Vinamilk .5
2.3 các đặc điểm trong bản tuyên bố sứ mệnh của Vinamilk ..........................6
2.4 Bản tun bố tầm nhìn và sứ mệnh hồn chỉnh: .......................................6
II. MÔI TRƢỜNG BÊN TRONG TÁC ĐỘNG ĐẾN VINAMILK NHƢ THẾ
NÀO? ..........................................................................................................................7
1.Quan điểm dựa trên nguồn lực .........................................................................7
1.1 Nguồn lực vật chất .......................................................................................7
1.2 Nguồn lực con người ...................................................................................7
1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý ................................................................................8
2.Văn hóa doanh nghiệp .....................................................................................11
3.Marketing..........................................................................................................14
3.1 Phân tích khách hàng ...............................................................................14
3.1.1 Khách hàng mục tiêu .............................................................................14
3.1.2 Phân đoạn thị trƣờng mục tiêu để lựa chọn khách hàng mục tiêu của

Vinamilk ...........................................................................................................14
3.2 Hệ thống phân phối....................................................................................16
3.3 Quan hệ công chúng ..................................................................................17
3.4 Cộng đồng xã hội .......................................................................................17
4. Các chỉ số tài chính cơ bản .............................................................................18
5. Nghiên cứu và phát triển ................................................................................19
6. Khoa học – công nghệ .....................................................................................20
7. Quản trị hệ thống thông tin ............................................................................21
8. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) ...............................................22
8.1 Các bước xây dựng ma trận IFE...............................................................22


8.2 Ma trận IFE ...............................................................................................22
III. MƠI TRƢỜNG BÊN NGỒI TÁC ĐỘNG ĐẾN VINAMILK NHƢ THẾ
NÀO? ........................................................................................................................24
1.

Áp lực về kinh tế ........................................................................................24

2.

Áp lực xã hội, văn hóa, nhân khẩu học và mơi trƣờng tự nhiên ...........26
2.1 Yếu tố văn hóa – xã hội: ............................................................................26
2.2 Yếu tố nhân khẩu học ...............................................................................27
2.3 Yếu tố mơi trƣờng tự nhiên ......................................................................28

3.

Mơi trƣờng chính trị, chính phủ và pháp luật ........................................28


4.

Yếu tố công nghệ ........................................................................................30

5.

Áp lực cạnh tranh ......................................................................................32
5.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tại ......................................................................32
5.2 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn ......................................................................34
5.3 Yếu tố nhà cung cấp ..................................................................................34

6.

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngồi (EFE) ........................................35

7.

Ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM .........................................................37

IV. XÂY DỰNG, ĐÁNH GIÁ, LỰA CHỌN CÁC PHƢƠNG ÁN CHIẾN
LƢỢC CỦA VINAMILK .......................................................................................38
1.

Xác định các mục tiêu dài hạn của Công ty: ...........................................38

2.

Xây dựng chiến lƣợc ..................................................................................39
2.1 Ma trận SWOT của Vinamilk ....................................................................40
2.2 Lựa chọn chiến lược dựa trên cơ sở phân tích SWOT ............................44

2.3 Ma trận vị thế chiến lược và đánh giá hoạt động SPACE .......................45

3.Hoạch định chiến lƣợc trên cơ sở định lƣợng (QSPM) ................................48


1

MỞ ĐẦU
Những doanh nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ
thường bị cuốn theo vòng xoáy của vấn đề phát sinh hằng ngày (sản xuất, bán hàng,
tìm kiếm khách hàng, giao hàng, thu tiền,…) hầu hết những vấn đề này được giải
quyết theo yêu cầu phát sinh, xảy ra đến đâu giải quyết đến đó và chưa có hoạch
định hay đưa ra một chiến lược một cách bài bản, quản lý một cách có hệ thống và
đánh giá hiệu quả một cách có khoa học.
Quản trị chiến lược là xương sống của mọi quản trị chuyên ngành. Ở đâu cần
có một hệ thống quản lý bài bản, chuyên nghiệp được vận hành tốt, ở đó không thể
thiếu các cuộc họp quan trọng bàn về quản trị chiến lược. Vì vậy mà nhiệm vụ hàng
đầu của bất kỳ một nhà quản trị nào phải hiểu rõ và nhận thức đúng đắn về công
việc này để không để mắc những sai lầm mà đôi khi chúng ta phải trả giá bằng cả sự
sống còn của doanh nghiệp. Và để chứng minh được điều này, chúng tôi xin được
chọn một cơng ty để phân tích về chiến lược quản trị toàn cầu của họ.
Ngày nay, sữa là một nguồn dinh dưỡng hầu như không thể thiếu trong mọi
gia đình. Trên thế giới có hơn 6 tỷ người sử dụng các sản phẩm từ sữa. Trong sữa
đảm bảo được rất nhiều thành phần dinh dưỡng phù hợp với hầu hết mọi lứa tuổi
cũng như là mọi giai đoạn phát triển của con người từ sơ sinh, trẻ em, thành niên
đến người lớn tuổi đều có thể sử dụng được.
Và ở Việt Nam cũng không ngoại lệ, hầu hết các gia đình cũng sử dụng sữa
hằng ngày trong cuộc sống thay thế các bữa ăn khi cần thiết hay thường xuyên. Vì
thế thị trường sữa ở Việt Nam khá phát triển với hơn 200 doanh nghiệp sản xuất,
kinh doanh, phân phối các loại sản phẩm về sữa trong và ngoài nước. Tuy nhiên,

trong nền kinh tế hiện nay khi Việt Nam đang dần hội nhập với thế giới tham gia
các hiệp hội kinh tế trên thế giới đã thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng
như các Doanh nghiệp nước ngoài đang tiến vào Việt Nam ngày càng nhiều cạnh
tranh gay gắt với các Doanh nghiệp trong nước. Vì thế để Doanh nghiệp Việt Nam
nói chung, Doanh nghiệp sữa nói riêng có thể đứng vững trên thị trường sữa hiện
nay các Doanh nghiệp phải xác định được rõ ràng mục tiêu, hướng đi, vạch ra một
con đường hợp lý và phân bổ nguồn lực một cách tối ưu để đảm bảo đi đến mục tiêu
đã định trong quỹ thời gian cho phép cũng như là luôn vạch ra cho mình một tầm
nhìn chiến lược và chiến lược kinh doanh trong dài hạn.
Qua hiểu tình hình sản xuất và phân phối sữa của các công ty trên thị trường
Việt Nam, chúng tôi biết đến Vinamilk là công ty sản xuất sữa hàng đầu tại Việt
Nam nên cũng chịu sự cạnh tranh gay gắt nhất trong ngành sữa nói chung giữa các
đối thủ cạnh tranh trong nước và thế giới đã tạo nên rất nhiều thách thức trong việc
hoạch định chiến lược phát triển của Vinamilk. Tuy nhiên đó cũng là một cơ sở để
những nhà hoạch định chiến lược đưa ra những giải pháp phù hợp trong ngắn hạn


2

và dài hạn, điều này phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của nhóm nên chúng tơi xin
chọn Cơng ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk để phân tích tình hình hoạt động
cũng như là đưa ra các chiến lược phát triển trong dài hạn)


3

I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VINAMILK VIỆT NAM
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Vinamilk Việt Nam
Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy
Products Joint Stock Company) một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản

phẩm từ sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam.
Ngày 20/08/1976, Vinamilk được thành lập dựa trên cơ sở tiếp quản 3 nhà
máy sữa do chế độ cũ để lại, gồm: Nhà máy sữa Thống Nhất (tiền thân là nhà máy
Foremost); Nhà máy sữa Trường Thọ (tiền thân là nhà máy Cosuvina); Nhà máy
sữa Bột Dielac (tiền thân là nhà máy sữa bột Nestle') ( Thụy Sỹ).
Năm 1982, công ty Sữa – Cà phê Miền Nam được chuyển giao về bộ công
nghiệp thực phẩm và đổi tên thành xí nghiệp liên hiệp Sữa - Cà phê – Bánh kẹo I.
Tháng 3/1992, Xí nghiệp Liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chính thức
đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) - trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ,
chuyên sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa.
Năm 1995, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã khánh thành nhà máy sữa
đầu tiên ở Hà Nội để phát triển thị trường tại miền Bắc.
Năm 1996: Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành
lập Xí Nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều kiện cho Công
ty thâm nhập thành công vào thị trường Miền Trung Việt Nam.
Tháng 5/2001, công ty khánh thành nhà máy sữa tại Cần Thơ.
Tháng 11/2003: Công ty chuyển thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam.
Cũng trong năm 2003, công ty khánh thành nhà máy sữa ở Bình Định và TP. Hồ
Chí Minh.
Năm 2004: Mua thâu tóm Cơng ty Cổ phần sữa Sài Gịn. Tăng vốn điều lệ
của Công ty lên 1,590 tỷ đồng.
Năm 2005: Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Cơng ty
Liên doanh Sữa Bình Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh
thành Nhà máy Sữa Nghệ An.
Ngày 19/01/2006: Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khốn Thành
phố Hồ Chí Minh. Mở Phịng khám An Khang tại Thành phố Hồ Chí Minh vào
tháng 6 năm 2006. Khởi động chương trình trang trại bị sữa bắt đầu từ việc mua
thâu tóm trang trại Bò sữa Tuyên Quang vào tháng 11 năm 2006.
Năm 2008: Khánh thành nhà máy sữa Tiên Sơn và trang trại bị sữa thứ hai
tại Bình Định.

Năm 2009: Phát triển được 135.000 đại lý phân phối, 9 nhà máy và nhiều
trang trại ni bị sữa tại Nghệ An, Tun Quang.
Năm 2010: Xây dựng nhà máy sữa nước và sữa bột tại Bình Dương với tổng
vốn đầu tư là 220 triệu USD. Vinamilk liên doanh với công ty chuyên sản xuất bột


4

sữa nguyên kem tại New Zealand dây chuyền công suất 32,000 tấn/năm. Ngồi ra,
Vinamilk cịn đầu tư sang Mỹ và mở thêm nhà máy tại nhiều quốc gia, kim ngạch
xuất khẩu chiếm 15% doanh thu và vẫn đang tiếp tục tăng cao.
Năm 2013: Khánh thành siêu nhà máy sữa Bình Dương là một trong những
nhà máy hiện đại hàng đầu thế giới, tự động hóa 100% trên diện tích 20 Hecta tại
khu CN Mỹ Phước 2.
Năm 2016: Chính thức ra mắt thương hiệu Vinamilk tại Myanmar, Thái Lan.
Khánh thành nhà máy Sữa Angkormilk tại Campuchia được đầu tư bởi Vinamilk.
Năm 2017: Khánh thành trang trại Vinamilk Organic Đà Lạt, trang trại bò
sữa hữu cơ đầu tiên tại Việt Nam.
Năm 2018: Khánh thành Trang trại số 1 thuộc Tổ hợp trang trại bị sữa cơng
nghệ cao Vinamilk Thanh Hóa.
2. Phân tích tầm nhìn và sứ mệnh của cơng ty Vinamilk Việt Nam
2.1. Tầm nhìn - sứ mệnh và giá trị cốt lõi của Vinamilk Việt Nam
 Tầm nhìn: "Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản
phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người".
Ý nghĩa: Mục tiêu thời gian dài Vinamilk muốn hướng đến là sẽ trở thành một biểu
tượng niềm tin hàng đầu về sản phẩm của mình đối với người tiêu dùng, giá trị đem
lại khi khách hàng nhắc đến Vinamilk sẽ nghĩ ngay đến là dinh dưỡng tốt, đảm bảo
sức khỏe cho người dùng, hướng đến cuộc sống tốt đẹp và lâu dài hơn.
 Sứ mệnh: “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh
dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình

u và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội”
Ý nghĩa: Giúp định hướng cho doanh nghiệp, ngoài giá trị dinh dưỡng mà Vinamilk
mang lại cho cộng đồng và chất lượng cao cấp hàng đầu, còn thể hiện trách nhiệm
của doanh nghiệp với cuộc sống, con người và xã hội thơng qua các chương trình
phúc lợi xã hội.
 Gía trị cốt lõi: “Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về
sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người “.
Thể hiện qua các yếu tố:
Chính trực: Liêm chính, Trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch.
Tôn trọng: Tôn trọng bản thân, Tôn trọng đồng nghiệp, Tôn trọng Công ty, Tôn
trọng đối tác, Hợp tác trong sự tôn trọng.
Công bằng: Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên
quan khác.


5

Đạo đức: Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách đạo
đức.
Tuân thủ: Tuân thủ Luật pháp, Bộ Quy Tắc Ứng Xử và các quy chế, chính sách,
quy định của Cơng ty.
2.2. Các thành phần của bản tuyên bố tầm nhìn và sứ mệnh của Vinamilk
Gồm có chín thành phần:
1. Customers (khách hàng) - Who are the firm’s customers?
Đối tượng khách hàng của Vinamilk là:
- Khách hàng tổ chức: Đại lý, nhà phân phối,…
- Khách hàng cá nhân (người tiêu dùng): Trẻ em và thiếu niên, người lao động và
người già.
2. Products or services (Sản phẩm/dịch vụ) - What are the firm’s major
products or services?

Công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như thiết bị máy
móc liên quan tại Việt Nam.
3. Markets (thị trƣờng) - Geographically, where does the firm compete?.
Mạng lưới phân phối của Vinamilk rất mạnh trong nước với hơn 212 nhà phân phối
và gần 94.000 điểm bán hàng chủ yếu ở 64/64 tỉnh thành. Ngoài ra, sản phầm
Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều thị trường quốc tế: Mỹ, Canada, Pháp,
Nga, Đức, Trung Quốc, Lào, Campuchia,…
4. Technology (công nghệ) - Is the firm technologically current?
5. Concern for survival, growth, and profitability (tồn tại, phát triển,
lợi nhuận) - Is the firm committed to growth and financial soundness?
Trang thiết bị hàng đầu, phịng thí nghiệm hiện đại bậc nhất, Vinamilk tự hào cùng
các chuyên gia danh tiếng trong và ngoài nước đồng tâm hợp lực làm hết sức mình
để mang lại những sản phẩm dinh dưỡng tốt nhất, hồn hảo nhất. Tất cả vì ước
nguyện chăm sóc sức khỏe cộng đồng, cho tương lai thế hệ mai sau, bằng tất cả tấm
lịng. Đó cũng là cam kết của Vinamilk.
6. Philosophy (Triết lý) - What are the basic beliefs, values, aspirations,
and ethical priorities of the firm?
7. Self-concept (Tự khẳng định) - What is the firm’s distinctive
competence or major competitive advantage?


6

8. Concern for public image (quan tâm hình ảnh trƣớc công chúng) - Is
the firm responsive to social, community, and environmental concerns?
9. Concern for employees (Quan tâm nhân viên) - Are employees a
valuable asset of the firm?
2.3 các đặc điểm trong bản tuyên bố sứ mệnh của Vinamilk
1. Tầm bao quát rộng, không bao gồm các khoản tiền, các con số, tỷ lệ phần trăm, tỷ
số hay các mục tiêu

2. Độ dài ít hơn 250 từ
3. Truyền cảm
4. Xác định sự tiện lợi của các sản phẩm của doanh nghiệp
5. Thể hiện rằng cơng ty có trách nhiệm với xã hội.
6. Thể hiện rằng cơng ty có trách nhiệm với mơi trường.
7. Bao gồm 9 thành phần
8. Hài hịa
9. Lâu dài
Nhận xét: Với Bản tuyên bố tầm nhìn sứ mệnh ngắn gọn, cơ đọng, xúc tích nhưng
hàm chứa gần như đầy đủ các thành phần thể hiện triết lý kinh doanh mang lý tưởng
của người tiên phong với mong muốn mang lại các sản phẩm dinh dưỡng tốt nhất
cho người tiêu dùng và trở thành thương hiệu hàng đầu Việt Nam. Tuy nhiên để
người đọc cảm nhận được nhiệt huyết và niềm hy vọng to lớn của Vinamilk mong
muốn mang ngành sữa nội địa đến với cộng đồng, bản tuyên bố tầm nhìn và sứ
mệnh cần được hồn thiện một cách đầy đủ với các yếu tố công nghệ; triết lý, tự
khẳng định mình; quan tâm hình ảnh trước cơng chúng; quan tâm nhân viên.
2.4 Bản tuyên bố tầm nhìn và sứ mệnh hoàn chỉnh:
“Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng (1) nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất
lượng nhất (2) bằng chính sự trân trọng, tình u và trách nhiệm cao của mình (5)
với cuộc sống con người và xã hội (3) Vinamilk tin rằng con người là tài sản quý
nhất trong chiến lược đầu tư cho sự thành công tương lai chúng tôi (9). Với việc sử
dụng thiết bị hiện đại và công nghệ sản xuất tiên tiến cùng hệ thống trang trại bò
sữa trải dài khắp Việt Nam (4), Vinamilk phát triển bền vững, thân thiện với mơi
trường và có trách nhiệm đối với xã hội (8).


7

Vinamilk mong muốn sản phẩm của mình được u thích ở mọi khu vực, lãnh thổ
(7). Vì thế chúng tơi tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người bạn đồng hành

của Vinamilk. Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu
cầu của khách hàng.(6)”
II. MÔI TRƢỜNG BÊN TRONG TÁC ĐỘNG ĐẾN VINAMILK NHƢ THẾ
NÀO?
1.Quan điểm dựa trên nguồn lực
1.1 Nguồn lực vật chất
Vinamilk tự hào sở hữu mạng lưới nhà phân phối mạnh, đáp ứng các điều kiện về
các khía cạnh như ngành nghề kinh doanh, pháp nhân và rủi ro về xung đột lợi ích;
tài chính; quy mơ về cơ sở hạ tầng, kho bãi, năng lực quản lý và đặc biệt đảm bảo
các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm nghiêm ngặt của Vinamilk. Vinamilk hiện
có đến 250.651 điểm bán lẻ, 2.233 siêu thị, 1.017 cửa hàng tiện lợi và 202 nhà phân
phối. … Các nhà phân phối và điểm bán lẻ đóng vai trị quan trọng trong việc đưa
sản phẩm Vinamilk tiếp cận khách hàng, là người đại diện của Công ty trong việc
tiếp xúc với khách hàng, lắng nghe ý kiến phản hồi cũng như trực tiếp giải quyết
thắc mắc thường thức của người tiêu dùng.
Vinamilk hiện có 10 trang trại và hợp tác với hàng ngàn hộ chăn ni (HCN) tại địa
phương. Tổng số bị sữa chăn nuôi và thu hoạch năm 2017 đã đạt đến 126.000 con.
Sản lượng sữa/ ngày đạt mức trung bình 25,6kg/con bò. Năng suất cao nhất từng đạt
được là 32,6kg/con bò. Đây là mức sản lượng kỷ lục, đánh dấu một bước tiến lớn
với hoạt động chăn ni bị sữa của Vinamilk nói riêng, và của nghề chăn ni bị
sữa tại Việt Nam nói chung. Quy mơ đàn bị của Hộ chăn nuôi tăng từ 12,4 con/hộ
năm 2016 lên 14,1 con/hộ vào năm 2017. Lượng sữa thu mua từ hộ dân trong năm
2017 đạt 152.545.589kg. Năng suất sữa cũng đã cải thiện từ 12,66 kg/bò vắt sữa
năm 2016 lên 12,91 kg/bò vắt sữa.
1.2 Nguồn lực con người
Vinamilk rất chú trọng trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vì đây là yếu
tố then chốt để Công ty phát triển bền vững. Hàng năm có khoảng 10 sinh viên có
kết quả thi tuyển sinh đại học loại khá/giỏi được Công ty tuyển chọn và gởi đi đào
tạo tại Liên Bang Nga về ngành chăn ni bị sữa. Các Giám đốc Trang trại và
Trưởng ban Chăn nuôi, Thú y được Công ty cho đi tham quan thực tế và học tập

kinh nghiệm tại các Trang trại chăn ni bị sữa tiên tiến ở Mỹ, Australia, Israel, …
Vinamilk hiện có đội ngũ chuyên môn kỹ thuật khá, chỉ 26% là lao động phổ thơng,
29% có trình độ trung cấp, cịn lại đều có bằng Cao đẳng, Đại học và trên Đại học.


8

Cùng với đào tạo trong nội bộ, hiện nay Vinamilk đang phối hợp với các trường đại
học có ngành chăn nuôi – thú y như các trường Đại học Nông lâm TP.Hồ Chí Minh,
Huế, Đại học Nơng nghiệp Hà Nội, … đưa các sinh viên năm cuối chuyên ngành
Bác sỹ thú y/Kỹ sư chăn nuôi đến tham quan thực tập tại các trang trại. Tại đó,
Vinamilk kết hợp tổ chức phỏng vấn tuyển dụng các sinh viên có nguyện vọng làm
việc lâu dài tại trang trại sau khi tốt nghiệp. Nhờ coi trọng việc đầu tư vào nguồn
nhân lực là yếu tố then chốt nên Vinamilk có triển vọng thực hiện hiệu quả các
chiến lược đầu tư dài hạn đã đề ra.
1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý
1.3.1 Cơ cấu tổ chức theo hệ thống:

Nguồn: Vinamilk
1.3.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức:
Vinamilk là công ty tiên phong tại Việt Nam áp dụng mơ hình quản trị tiên tiến
(khơng có Ban kiểm sốt). Theo đó, tiểu ban kiểm sốt trực thuộc HĐQT sẽ chịu
trách nhiệm chính trong việc đảm bảo Cơng ty có hệ thống kiểm sốt nội bộ và quản
lí rủi ro hoạt động hiệu quả. Mơ hình này có hiệu lực từ ngày 15/04/2017.


9

Nguồn: Vinamilk
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết

định mọi vấn đề quan trọng của Công ty. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan thơng
quan chủ trương chính sách đầu tư dài hạn trong việc phát triển công ty, quyết định
cơ cấu vốn, bầu ra ban quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty.
Hội đồng quản trị: chịu trách nhiệm trong việc xây dựng chiến lược và xác
định các ưu tiên trong hoạt động kinh doanh của công ty, định hướng và kiểm sốt
cơng tác quản lý đưa ra quyết định các chiến lược chính như sau:
+ Giám sát chiến lược và kiểm soát hoạt động quản lý, tuyển chọn và giám sát Tổng
Giám đốc và Cán bộ quản lý cấp cao.
+ Tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông.
+ Vốn điều lệ và tài sản của Công ty.
+ Cơng bố thơng tin và tính minh bạch của thông tin.


10

-

Tiểu ban Chiến lƣợc sẽ thực hiện các chức năng, nhiệm vụ như sau:

+ Xác định chiến lược phát triển, mục tiêu, kế hoạch, cũng như những chỉ tiêu thành
tích cơ bản của Công ty.
+ Xác định các ưu tiên hoạt động.
+ Xây dựng chính sách cổ tức.
+ Đánh giá hiệu quả dài hạn các hoạt động của Công ty.
-

Tiểu ban Nhân sự thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chính sau:

+ Bổ nhiệm/ bãi nhiệm/ đề cử thành viên HĐQT và thành viên Bộ máy quản lý.
+ Đề ra các tiêu chí về phẩm chất và năng lực; đánh giá khách quan hiệu quả hoạt

động của thành viên HĐQT hoặc thành viên Bộ máy quản lý.
+ Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực; phát hiện, tuyển chọn, đào tạo và
bồi dưỡng Cán bộ quản lý cấp cao.
+ Thực thi những nhiệm vụ khác được HĐQT giao phó liên quan tới chính sách
nhân sự của Cơng ty.
-

Tiểu ban Lƣơng thƣởng thực hiện các chức năng, nhiệm vụ như sau:

+ Đề xuất chính sách thù lao (lương thưởng và các lợi ích khác) đối với các thành
viên HĐQT, Bộ máy quản lý.
+ Đề xuất định mức thù lao đối với các thành viên HĐQT, Bộ máy quản lý; đưa ra
các chỉ tiêu đánh giá liên quan đến việc thưởng hoạt động của Bộ máy quản lý;
đánh giá khách quan quy mơ và cơ cấu lương thưởng và lợi ích khác của từng thành
viên HĐQT và Bộ máy quản lý.
+ Thực thi những nhiệm vụ khác được HĐQT giao phó liên quan tới chính sách
lương thưởng của Cơng ty.
-

Tiểu ban Kiểm toán sẽ thực hiện các chức năng, nhiệm vụ như sau:

+ Giám sát chức năng của Kiểm toán độc lập; đánh giá tính độc lập và việc bổ
nhiệm/ miễn nhiệm Kiểm toán độc lập; xem xét phạm vi và kết quả của kiểm tốn
và tính hiệu quả về mặt chi phí.
+ Giám sát việc áp dụng các tiêu chuẩn kế toán; xem xét các vấn đề trọng yếu và
các đánh giá trong báo cáo tài chính.


11


+ Giám sát việc áp dụng các tiêu chí tổng hợp báo cáo tài chính của các cơng ty
con.
+ Đánh giá mức độ chính xác và mức độ hồn thiện của những thơng tin tài chính
trước khi cơng bố.
+ Giám sát công tác quản trị rủi ro của Công ty.
+ Xem xét tính đầy đủ, thích đáng và hiệu quả của hoạt động kiểm toán nội bộ.
+ Thực thi những nhiệm vụ khác do HĐQT giao phó liên quan tới chức năng kiểm
tốn trong Cơng ty.
Tổng giám đốc: Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng Quản trị và Đại
hội đồng cổ đông thông qua; Tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh
thường nhật của Công ty theo những thông lệ quản lý tốt nhất; Thiết lập và tổ chức
thực hiện kế hoạch kinh doanh chi tiết cho năm tài chính tiếp theo trên cơ sở đáp
ứng các yêu cầu của ngân sách phù hợp; Đề xuất những biện pháp nâng cao hoạt
động và quản lý của Công ty; Điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của Công
ty theo đúng quy định của Pháp luật, Điều lệ này và các quy chế của Công ty do Hội
đồng Quản trị ban hành, các nghị quyết của Hội đồng Quản trị, hợp đồng lao động
ký với Công ty; Báo cáo lên Hội đồng Quản trị và các Cổ đông. Tổng Giám đốc
chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị và Đại hội đồng cổ đông về việc thực
hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao và phải báo cáo cho những cơ quan này khi
được yêu cầu.
Các cơ quan chức năng khác hoạt động theo định hướng chiến lược của
Vinamilk.
Nhận xét: Sơ đồ tổ chức của Vinamilk được thể hiện một cách chuyên nghiệp và
phân bổ phòng ban một cách khoa học và hợp lý, phân cấp cụ thể trách nhiệm của
mỗi thành viên và phòng ban trong công ty. Sơ đồ tổ chức giúp Vinamilk hoạt động
một cách hiệu quả nhất, giúp các phòng ban phối hợp nhau chặt chẽ để cùng tạo nên
một Vinamilk vững mạnh.
2.Văn hóa doanh nghiệp
Để có thể thành cơng và phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần xây dựng nền
văn hóa doanh nghiệp đặc trưng của mình để có thể thu hút nhân tài. Vinamilk là

một trong số ít các doanh nghiệp Việt Nam đi tiên phong trong việc xây dựng tính
nhất quán và minh bạch trong kinh doanh. Đặc biệt, với văn hóa doanh nghiệp
chuyên nghiệp, Vinamilk trở thành một trong những doanh nghiệp đã xây dựng văn
hóa doanh nghiệp hiệu quả tại Việt Nam.


12

Trong văn hóa doanh nghiệp của mình, Vinamilk xây dựng rất rõ ràng các giá trị và
chính sách dành cho nhân viên. Đặc biệt thái độ và tinh thần của nhân viên, doanh
nghiệp đều được thể hiện rất rõ.
+ Đối với doanh nghiệp/ chủ sở hữu doanh nghiệp: “Nỗ lực mang lại lợi ích vượt
trội cho các cổ đơng, trên cơ sở sử dụng hiệu quả và bảo vệ mọi nguồn tài nguyên
của Vinamilk.”
+ Đối với nhân viên: “Đối xử tôn trọng, công bằng với mọi nhân viên. Vinamilk tạo
cơ hội tốt nhất cho mọi nhân viên để phát triển sự bình đẳng, xây dựng và duy trì
mơi trường làm việc thân thiện, an toàn và cởi mở.”
+ Đối với khách hàng: “Vinamilk cung cấp sản phẩm và dịch vụ đa dạng. Vinamilk
cam kết chất lượng đạt tiêu chuẩn cao nhất, giá cả cạnh tranh và trung thực với mọi
giao dịch.”
Trong các hoạt động, Vinamilk luôn gắn kết hoạt động xã hội với văn hóa doanh
nghiệp. Vinamilk thường xuyên tổ chức các hoạt động xã hội như: tài trợ các giải
thi đấu thể thao, tổ chức chương trình hỗ trợ giáo dục: Đom Đóm tỏa sáng, Khinh
khí cầu cùng Vinamilk vươn tới trời cao,… Đồng thời, Vinamilk còn tổ chức các
chương trình tư vấn chăm sóc sức khỏe, cả khách hàng với nhân viên, thể hiện sự
quan tâm với nhân viên tận tâm.
Tại các nhà máy và cơ quan làm việc của Vinamilk đều sơn hai màu xanh và trắng.
Nó thể hiện sự đồng nhất trong logo, nhãn hiệu và khẩu hiệu của Vinamilk. Nhân
viên nhận thức tác phong làm việc nghiêm túc từ các quy định tới phong cách, đồng
phục làm việc gọn gàng và sạch sẽ.

Thái độ làm việc của nhân viên ln phải thân thiện, nhiệt tình và tâm huyết. Trước
khi các nhân viên được tham gia làm việc chính thức, Vinamilk trước tiên đào tạo
trình độ chuyên môn cơ bản, quy định và các tác phong làm việc.
Văn hóa doanh nghiệp của Vinamilk cịn tập trung đào tạo về lịch sử hình thành,
các câu chuyện về sữa và dinh dưỡng. Đồng thời, các bài học lịch sử về truyền
thống tốt đẹp trong văn hóa doanh nghiệp của Vinamilk đều được lan truyền.
Với chính sách giữ chân nhân tài, Vinamilk thường niên tổ chức các đợt liên hoan,
tuyên dương các thành tích nhân viên và rút kinh nghiệm cho nhân viên. Để gắn kết
nhân viên, Vinamilk thường xuyên tổ chức các buổi liên hoan văn nghệ, giải đấu
giao lưu để thắt chặt sự đoàn kết của nhân viên. Bên cạnh đó các chính sách
Vinamilk cịn chăm lo cho gia đình các nhân viên, tổ chức các hoạt động chăm lo
cho nhân viên, giúp họ an tâm làm việc cho Vinamilk lâu dài.


13

Vào ngày 21/1/2017, Vinamilk chính thức đưa vào một sứ giả văn hóa doanh
nghiệp, với tên gọi Hoa Tiêu. Trải qua hơn 40 năm hình thành, tập đồn tiếp tục xây
dựng một văn hóa doanh nghiệp của Vinamilk hướng tới quốc tế hóa. Sứ mệnh mới
trong văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam mạnh mẽ này chính là gắn kết nhân viên.
Vinamilk muốn tạo ra một “đầu tàu” để lèo lái và dẫn dắt giúp gắn kết toàn thể nhân
sự Vinamilk, truyền cảm hứng để đạt được mục tiêu lớn hơn. Đặc biệt, Vinamilk
xây dựng và phát triển cuốn sổ văn hóa doanh nghiệp, “Hải trình Vinamilk”. Với
cuốn sổ này, Văn hóa doanh nghiệp của Vinamilkcịn được truyền tải trên phiên bản
online, kết nối toàn bộ nhân viên. Nhân viên có thể mang “Hải trình Vinamilk”,
tham khảo ở mọi lúc mọi nơi. Trong “Hải trình Vinamilk” cịn nêu ra 6 ngun tắc
văn hóa và 7 hành vi lãnh đạo hồn toàn mới cho doanh nghiệp.
NỘI DUNG CỦA 6 NGUYÊN TẮC VĂN HÓA
+ Trách nhiệm: Khi sự việc xảy ra, nguyên nhân đầu tiên là tơ
+ Hướng kết quả: Hãy nói chuyện với nhau bằng lượng hóa

+ Sáng tạo và Chủ động: Đừng nói khơng, ln tìm kiếm 2 giải pháp
+ Hợp tác: Người lớn không cần người lớn hơn giám sát
+ Chính trực: Lời nói của tơi chính là Tơi
+ Xuất sắc: Tôi là chuyên gia theo tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực của tôi
NỘI DUNG CỦA 7 HÀNH VI LÃNH ĐẠO
+ Làm việc có KPIs, kế hoạch và báo cáo
+ Quan tâm và động viên đúng lúc
+ Quan sát năng lực và đào tạo ngay
+ Tạo môi trường tốt và kết nối tốt cả bên trong và bên ngồi Khối/Phịng
+ Cần biết “tán xương”- đưa hướng dẫn, khơng làm thay
+Là “người lớn” trong mọi hành xử
+ Là huynh trưởng và là người phục vụ


14

3.Marketing
3.1 Phân tích khách hàng
3.1.1 Khách hàng mục tiêu
Các dịng sản phẩm của Vinamilk được tập trung đánh mạnh cho độ tuổi
thiếu nhi và thiếu niên bởi độ tuổi này có nhu cầu lớn về sữa và tiêu dùng các sản
phẩm từ sữa và lớn nhất. Vinamilk chia nhóm khách hàng mục tiêu thành hai nhóm:
-

Nhóm khách hàng cá nhân: những người tiêu dùng sẵn sàng chi trả một
khoản chi phí để mua sữa cho con (trẻ trong khoảng từ 0-6 tuổi)

-

Nhóm khách hàng tổ chức: những nhà phân phối, đại lý bán buôn, bán lẻ, các

siêu thị, cửa hàng…

-

Thị trường xuất khẩu: Đến nay, Vinamilk đã xuất khẩu sản phẩm đến 43
quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những quốc gia yêu cầu rất cao về
chất lượng dinh dưỡng như Nhật, Canada, Mỹ, Australia, Thái Lan…

3.1.2 Phân đoạn thị trường mục tiêu để lựa chọn khách hàng mục tiêu của
Vinamilk
- Tiêu thức địa lý:
Dựa vào mật độ dân số và khả năng tiêu thụ sản phẩm phân chia thành 2
đoạn thị trường đó là thành thị và nông thôn. Mức sống và nhận thức tại thành thị
cao nên rất dễ dàng trong việc phân phối sản phẩm, thu nhập của người dân thành
thị cũng khá cao và có trình độ hiểu biết cao hơn nên họ quan tâm đến sức khỏe hơn
và thường sử dụng sữa cho cả nhà. Số lượng tiêu thụ sữa tươi Vinamilk chỉ tính
riêng ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đã đạt đến 80%. Ngược lại, dân số nông thôn
chiếm tỷ lệ cao nhưng mức sống của người dân thường thấp. Mật độ phân bố dân cư
so với thành thị cũng thấp hơn, để phát triển mạng lưới phân phối ở nơng thơn cịn
gặp nhiều khó khăn. Sau khi so sánh lợi ích từ hai phân khúc này đem lại, Vinamilk
đã lựa chọn khách hàng mục tiêu của mình là khách hàng ở thành thị. Tuy nhiên,
Vinamilk vẫn có những chính sách phân phối tiếp cận đến khách hàng ở nông thôn
và vùng sâu vùng xa. Vinamilk khéo léo lựa chọn những vùng sâu vùng xa, những


15

nơi cịn khó khăn để giúp đỡ nhằm xây dựng hình ảnh tốt đẹp, thân thiện cho doanh
nghiệp mình, như chương trình “Quỹ sữa vươn cao Việt Nam”.
-


Tiêu thức nhân khẩu học
 Độ tuổi:
+ Đối với thị trường trẻ em (0-14 tuổi) chiếm đến 25% tổng dân số cả nước

và là đối tượng khách hàng chính sử dụng sữa nước.
+ Người lớn (15-59 tuổi) chiếm 66% dân số cả nước, một tỷ lệ khá cao. Là
đối tượng lao động có thu nhập và nắm giữ chi tiêu nên là đối tượng quyết định mua
và hay quan tâm đến chất lượng và thương hiệu sản phẩm nhưng khơng phải đối
tượng chính sử dụng sữa.
+ Người già: Chỉ chiếm 9% dân số một tỷ lệ khá nhỏ và người già hay sử
dụng sữa bột ít dùng sữa nước vì vậy đây là đối tượng cần phải lôi kéo làm họ thay
đổi xu hướng tiêu dùng sữa.
Như vậy, thơng qua q trình phân tích về yếu tố nhân khẩu học, Vinamilk
nhận thấy rằng đối tượng trẻ em trong độ tuổi từ 0-14 tuổi chính là khách hàng mục
tiêu của dịng sản phẩm sữa nước mà Vinamilk đã lựa chọn
 Quy mô hộ gia đình:
Trước đây, người Việt Nam có truyền thống sống qy quần với nhau thành
một đại gia đình với nhiều thế hệ, tuy nhiên ngày nay do ảnh hưởng của xu hướng
tồn cầu hóa, để đáp ứng cho sự linh hoạt của công việc của ba mẹ, học tập của con
cái, quy mơ gia đình dần được thay đổi thành những gia đình nhỏ hơn. Bên cạnh đó,
cơng tác kế hoạch hóa gia đình, sinh đẻ có kế hoạch được thực hiện trong nhiều
năm cũng làm biến đổi mạnh mẽ quy mơ, cơ cấu và chức năng của gia đình. Sự
chuyển đổi từ mơ hình gia đình đơng con sang mơ hình chỉ có từ một đến hai con đã
khiến cho quy mơ gia đình thay đổi. Quy mơ gia đình nhỏ, gia đình hạt nhân ngày
càng trở nên phổ biến và được khẳng định. Chỉ trong vòng 40 năm quy mơ gia đình
đã giảm từ 5.22 người/hộ năm 1979 xuống còn 4 người năm 2018.


16


Điều này tác động mạnh mẽ đến chiến lược và định hướng phát triển của
Vinamilk, đặc biệt là tỷ lệ sinh vì khách hàng mục tiêu của Vinamilk là trẻ em.
-

Tiêu thức hành vi mua của khách hàng:

 Dựa vào trạng thái sức khỏe và nhu cầu của khách hàng, Vinamilk tìm kiếm
phân khúc thị trường sữa nước thành: sữa có đường giành cho người bình
thường, suy dinh dưỡng; sữa ít đường hoặc không đường giành cho người bị
bệnh béo phì, tiểu đường.
 Năng lực thương lượng của khách hàng:
-

Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ
hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.

3.2 Hệ thống phân phối
Hiện nay, Vinamilk đã trở thành một trong các công ty hàng đầu Việt Nam về chế
biến và cung cấp các sản phẩm về sữa. Vinamilk không những chiếm lĩnh 80% thị
phần sữa trong nước mà cịn xuất khẩu các sản phẩm của mình ra nhiều nước trên
thế giới như: Mỹ, Pháp, Canada, …
Hơn thế nữa, hiện nay Vinamilk có trên 250.651 điểm bán lẻ, 2.233 siêu thị, 1.017
cửa hàng tiện lợi và 202 nhà phân phối phủ rộng khắp toàn quốc với giá cả cạnh
tranh.
Kênh của Vinamilk gồm có 3 loại kênh chính cùng hoạt động:
+ Kênh thứ nhất là kênh siêu thị. Vinamilk chia kênh siêu thị ra làm hai loại nhỏ
hơn: loại 1 là các kênh siêu thị lớn như Big C, Metro, và loại 2 là các siêu thị nhỏ
như Five mart, Citi mart, Intimex.. Các siêu thị này đặt hàng trực tiếp với đại diện
chi nhánh của Vinamilk.

+ Kênh thứ 2 trong hệ thống phân phối của Vinamilk là kênh key accounts. Kênh
này bao gồm các nhà hàng khách, sạn trường học, cơ quan. Các đơn vị này cũng
trực tiếp đặt hàng từ chi nhanh của Vinamilk với số lượng lớn.
+ Kênh thứ 3 loại kênh mà Vinamilk cho là mang tính chất chiến lược đó là kênh
truyền thống. Bản chất của loại kênh này thật ra là kênh VMS trong đó nhà sản xuất
là Vinamilk quản lý các nhà phân phối của mình thơng qua việc ký kết các hợp
đồng ràng buộc về trách nhiệm quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên. Các nhà phân
phối được đặt khắp các tỉnh thành trong cả nước theo bản đồ thị trường mà
Vinamilk đã vạch ra.


17

Thị trường Việt Nam được chia ra làm 3 vùng chính: Miền Bắc, Miền duyên hải,
Miền Nam. Tại mỗi vùng số lượng các nhà phân phối được đặt là khác nhau phụ
thuộc vào quy mơ khách hàng, vị trí địa lý. Mỗi nhà phân phối lại hoạt động trong
khu vực của riêng mình và phân phối hàng hóa của vinamilk cho các đại lý và cửa
hàng bản lẻ trong khu vực. Tất cả các nhà phân phối này đều được sự hỗ trợ rất lớn
từ Vinamilk. Tại mỗi nhà phân phối có 10-15 nhân viên bán hàng chịu sự quản lý
của nhà phân phối nhưng có sự hỗ trợ và đào tạo từ vinamilk. Thêm vào đó cũng có
một Sup(supervisor) là giám sát bán hàng.
3.3 Quan hệ công chúng
Một trong những chiến lược thành cơng nhất của Vinamilk chính là chiến lược PR
nhằm tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Với chương trình tài trợ “Ươm mầm
tài năng trẻ Việt Nam”, lập ra “”Qũy sữa Vươn Cao Việt nam” của Vinamilk thì
ngồi việc mang đến cho xã hội những giá trị thiết thực, thì những chương trình PR
như thế có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp “tìm chỗ đứng trong tâm trí
khách hàng” của thương hiệu này.
Bên cạnh đó, kể từ ngày niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Vinamilk
đã tiên phong cho trào lưu IR (investor relation- quan hệ nhà đầu tư). IR là hoạt

động chuyên biệt trong hoạt động quan hệ công chúng (PR) của doanh nghiệp bao
gồm hai nghiệp vụ tài chính và truyền thơng có vai trị: Xây dựng chiến lược cổ
đông, công bố thông tin, cầu nối giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư và quảng bá hình
ảnh doanh nghiệp. Ngày nay không những Vinamilk là một trong công ty sữa hàng
đầu của Việt Nam, mà còn là một doanh nghiệp uy tín trên thị trường chứng khốn.
3.4 Cộng đồng xã hội
Và rõ ràng, sự phát triển của công ty luôn tỷ lệ thuận với sự ảnh hưởng đến xã hội,
đặc biệt là Việt Nam. Nhận thức sâu sắc tầm ảnh hưởng của mình đến xã hội cũng
như những thách thức mà toàn xã hội đang đối mặt, Vinamilk xác định nguyên tắc
kinh doanh là gắn kết một cách hài hoà giữa mục tiêu kinh doanh với trách nhiệm
với xã hội, hướng đến phát triển bền vững.
Định hướng phát triển bền vững của Vinamilk tập trung vào 5 nội dung sau:
Cam kết với các bên liên quan
+ Người tiêu dùng: Cung cấp những sản phẩm an toàn và chất lượng, đa dạng hóa
sản phẩm và tạo ra những giá trị mới cho sản phẩm để cải thiện & nâng cao sức
khỏe con người. Sản phẩm được tạo ra với mức giá phù hợp
+ Cổ đông: Đảm bảo cho cổ đông một khoản đầu tư an toàn, sinh lợi một cách bền
vững.


18

+ Nhà nước: Tuân thủ các chính sách, quy định nhà nước của tất cả các quốc gia mà
Vinamilk đang hoạt động
+ Nhân viên: Mang đến sự thỏa mãn, hài long của nhân viên về mơi trường làm
việc an tồn, phát triển bản than và thu nhập cạnh tranh.
+ Đối tác: Hợp tác phát triển trên cơ sở cùng có lợi, minh bạch và có trách nhiệm
với xã hội
Chính sách trách nhiệm xã hội doanh nghiệp: Năm 2013, Vinamilk đã cơng
bố Chính sách Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của Vinamilk, gởi đến các bên liên

quan các cam kết về trách nhiệm của mình ở 5 nội dung trong định hướng Phát triển
bền vững của công ty. Vinamilk tin rằng chính sách này sẽ là mối liên hệ chặt chẽ
giữa Vinamilk với các bên liên quan: cổ đông, người tiêu dùng, chính phủ, khách
hàng, đối tác và cộng đồng..Với những mong muốn đúng đắn và những hành động
thiết thực của mình, Vinamilk đã được nhớ đến là "Thương hiệu gắn bó cộng đồng".
Khái niệm về phát triển bền vững được đồng thuận chung: "Việc phát triển để đáp
ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ
tương lai trong việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ này”.
4. Các chỉ số tài chính cơ bản

Nguồn: Vinamilk; ĐVT: tỷ đồng


19

Tình hình tài chính của Vinamilk được duy trì và ổn định qua các năm, được thể
hiện qua các chỉ tiêu tài chính như:
+ Tổng doanh thu năm 2018 đạt 52.629 tỷ, tăng 2,99% so với năm 2017
+ Lợi nhuận sau thuế năm 2018 đạt 10.206 tỷ giảm 1,4% so với năm 2017, tuy vậy
vẫn giữ mức tăng trưởng ổn định so với các năm trước.
+ Nợ phải trả: chiếm 10,7% tổng nguồn vốn, vòng quay nợ phải trả tiếp tục được
cải thiện nhờ vào sự thay đổi chính sách thanh toán cho nhà cung cấp.
+ Tổng tài sản: tăng lên 37.366 tỷ đồng chủ yếu đến từ việc đầu tư máy móc thiết bị
để tăng năng lực sản xuất, phát triển trang trại bị sữa quy mơ cơng nghiệp theo
chiến lược kinh doanh đến năm 2021. Vinamilk cũng duy trì chính sách quản lý tài
sản dài hạn và đầu tư mới để đảm bảo việc quản lý tài sản đạt hiệu quả cao, khơng
để thất thốt tài sản.
+ Lượng tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn của Vinamilk vẫn duy trì ở mức trên 10.000
tỷ đồng, bao gồm 1.522,6 tỷ đồng tiền & tương đương tiền cùng hơn 8.700 tỷ đồng
tiền gửi có kỳ hạn trên 3 tháng đến dưới 1 năm.

Các chỉ tiêu tài chính cơ bản cho thấy Vinamilk chủ động việc phân bổ nguồn vốn
và chi phí hợp lý, lợi nhuận tăng trưởng đều với lượng tiền mặt dồi dào được cải
thiện dần qua các năm. Đồng thời, tỷ trọng và cơ cấu các nhóm sản phẩm bán ra của
cơng ty tiếp tục có sự thay đổi, theo hướng tập trung vào các nhóm ngành hàng có
giá trị gia tăng cao, hiệu quả hơn. Đặc biệt chi phí hoạt động được thực hiện một
cách có hiệu quả, trong đó chi phí bán hàng, chi phí quản lý giảm về tỷ lệ %/doanh
thu thấp hơn so với các năm. Ngồi ra, các cơng ty con hoạt động có hiệu quả, gia
tăng lợi nhuận so với những năm trước, góp phần tăng lợi nhuận hợp nhất.
5. Nghiên cứu và phát triển
Cơng ty có khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm trên quan điểm nâng cao
chất lượng sản phẩm và mở rộng dòng sản phẩm cho người tiêu dùng.Các nhân sự
tại phòng nghiên cứu phối hợp chặt chẽ với bộ phận tiếp thị, bộ phận này liên tục
cộng tác với các tổ chức nghiên cứu thị trường để xác định xu hướng và thị hiếu
tiêu dùng. Công ty chủ động thực hiện nghiên cứu và hợp tác với các cơng ty
nghiên cứu thị trường để tìm hiểu các xu hướng hoạt động bán hàng, phản hồi của
người tiêu dùng cũng như các phương tiện truyền thơng có liên quan đến vấn đề
thực phẩm và thức uống nhằm phục vụ tốt cho người tiêu dùng.


20

Áp dụng công nghệ UHT hiện đại và tiến tiến, sản phẩm của Vianamilk không
những đảm bảo dinh dưỡng gần như trọn vẹn, an tồn mà cịn có thể bảo quản ở
nhiệt độ thường trong thời gian dài.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, bên cạnh việc đảm bảo chất
lượng sản phẩm, Vinamilk còn chú trọng phát triển các dòng sản phẩm mới giúp cải
thiện và tăng cường sức khỏe con người, chăm sóc sắc đẹp, có lợi cho sự phát triển
thể chất và trí tuệ của cộng đồng.nVNM tung ra thị trường hàng loạt các sản phẩm
thuộc nhiều các nhóm ngành khác nhau: dịng sữa tiệt trùng tách béo VNM 100%,
sữa chua Probeauty bổ sung collagen, sữa chua Susu bổ sung chất xơ hòa tan và lợi

khuẩn probiotic, kem vani, nước chanh muối Icy, sữa đậu nành Gold Soy,…
Trong năm 2019, Vinamilk tiếp tục hướng đến mục tiêu không ngừng nâng cao chất
lượng và đa dạng hóa sản phẩm với nhiểu chủng loại, hương vị nhằm thỏa mãm thị
hiếu của nhiều đối tượng tiêu dùng sản phẩm. Với phương châm luôn đi đầu trong
việc phát triển sản phẩm và công nghệ để đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng với giá
cả phải chăng và chi phí tối ưu, Vinamilk ln tự tin góp phần đem lại sức khỏe cho
cộng đồng bằng các sản phẩm an toàn, đa dạng và co chất lượng cao.
6. Khoa học – công nghệ
Sở hữu hệ thống nhà máy và trang trại rộng khắp, dây chuyền sản xuất tự động tối
tân và khép kín, Vinamilk ln khơng ngừng tìm kiếm và ứng dụng khoa học kỹ
thuật hiện đại vào sản xuất, với khát vọng luôn là người mở đường đến đỉnh cao
công nghệ. Đầu tư vào công nghệ xanh năm 2017, Vinamilk đẩy mạnh các dự án
chiến lược nhằm tăng năng suất tồn hệ thống nhà máy. Trong đó, nổi bật nhất là dự
án đầu tư tại nhà máy Đà Nẵng với công nghệ One step, công nghệ chế biến hàng
đầu từ Tetra Pak. One Step - Công nghệ chế biến hàng đầu từ Tetra Pak Bằng cách
loại bỏ nhiều bước lưu trữ trung gian trong quá trình chuẩn bị sữa ngun liệu, tối
ưu và đơn giản hóa q trình sản xuất giúp đẩy nhanh việc chuẩn bị sữa nguyên
liệu, cơng nghệ One Step cho phép tự động hóa hồn toàn và hoạt động liên tục,
giảm lượng hao hụt truyền thống giữa các bước xử lý và nâng cao tính đồng nhất về
chất lượng sản phẩm.
Năm 2017, Khối sản xuất và Phịng Cơng nghệ thơng tin đã phối hợp để nghiên cứu
áp dụng phần mềm quản lý tài sản tích hợp dữ liệu vào hệ thống ERP. Bằng việc
triển khai hệ thống này, tất cả dữ liệu về tài sản được chuẩn hóa và quản lý tích hợp
trên hệ thống ERP. Cơng tác bảo trì và tình trạng của máy móc thiết bị có thể được
theo dõi dễ dàng trên hệ thống. Các tài sản tương đồng (chung nhóm) có thể được
liên kết nhằm mục đích phân tích, so sánh, đánh giá hiệu quả sử dụng và tối ưu hóa
cơng tác bảo trì.


21


Tự động hóa trong chăn ni. đầu tư thiết bị điều khiển hệ thống phun mưa làm mát
tự động theo nhiệt độ-độ ẩm (THI), thay thế quạt làm mát bằng quạt trần có biến tần
tiết kiệm điện: Triển khai lắp đặt rộng rãi quạt trần đối lưu cho các trang trại trang
bị hệ thống làm mát mới: quạt trần với sải cánh lớn, cơng suất motor thấp có sử
dụng biến tần tiết kiệm điện đem lại nhiều ưu điểm: tiết kiệm điện nhiều hơn, giảm
tiếng ồn, tăng tuổi thọ thiết bị mà vẫn đảm bảo làm mát và tạo môi trường thơng
thống tối đa cho đàn bị sữa. Tồn bộ các hệ thống phun mưa - làm mát được trang
bị mới tủ điều khiển tự động: Hoạt động hoàn toàn tự động theo nhiệt độ - độ ẩm
(THI) của môi trường. Việc này giúp điều khiển quá trình phun mưa và kiểm sốt
tốc độ của quạt gió tiết kiệm đáng kể năng lượng và lượng nước sử dụng, đúng thời
gian, tần suất... cũng như giảm lượng nhân công vận hành do hệ thống hoạt động
hoàn toàn tự động. Trang bị Robot gạt thức ăn cho trang trại: Organic Đà Lạt,
Thanh Hóa, Tây Ninh thay thế cho cơng tác gạt thức ăn thủ công bằng tay và bằng
xe đầu kéo, xe nâng đạt được các lợi ích:
• Tăng hiệu quả sử dụng
• Giảm tiếng ồn
• Giảm tiêu thụ nhiên liệu nhiều hơn vì robot trọng lượng nhẹ, sử dụng pin sạc, hiệu
suất sử dụng năng lượng - quãng đường đi rất tốt.
CNG và hơi bão hòa từ Biomas đã trở thành nguồn năng lượng chính của Vinamilk
trong những năm gần đây, thay thế cho các dạng năng lượng khác. Với các biện
pháp cải tiến kỹ thuật theo chính sách đẩy mạnh sử dụng năng lượng xanh và năng
lượng tái tạo, năm 2017, một số nguồn năng lượng dự phòng địa khai như dầu DO,
FO đã được thay thế bằng các nguồn năng lượng sạch này. Đối với hoạt động chăn
nuôi cũng đã Nghiên cứu áp dụng hệ thống đun nước nóng sử dụng Biogas để tận
dụng nguồn khí đốt có sẵn, nguồn năng lượng tái tạo nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường.
7. Quản trị hệ thống thông tin
Vinamilk xem hệ thống công nghệ thông tin hiện đại là một phần không thể thiếu
trong chiến lược kinh doanh dài hạn của công ty. Hệ thống quản lý sản xuất và phân

phối trước đây đã không thể đảm bảo cung cấp thông tin chính xác kịp thời phục vụ
cho quy trình sản xuất, quản lý hàng tồn kho và marketing. Nhờ các ứng dụng cơng
nghệ thơng tin, Vinamilk đã quản lý có hiệu quả hơn các kênh phân phối sản phẩm.
Vinamilk hiện đang ứng dụng đồng thời ba giải pháp ERP quốc tế của Oracle, SAP
và Microsoft.


22

Sự thành cơng của Vinamilk đã cho thấy vai trị rất quan trọng của hệ thống thông
tin trong kênh phân phối nói riêng và trong kinh doanh nói chung. Hệ thống thơng
tin của Vinamilk đang ngày càng được hồn thiện hơn. Hệ thống thông tin giúp cho
Vinamilk dễ dàng trong việc quản lí dịng hàng của mình, khơng chỉ là tồn kho,
thanh tốn mà cịn cả những rủi ro trong vận chuyển, bảo quản… Nó cũng góp phần
giúp cho việc đàm phán dễ dàng, nhanh chóng hơn, giúp cho việc xác lập hợp đồng
chính xác, đầy đủ và giảm chi phí và thời gian…
8. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)
8.1 Các bước xây dựng ma trận IFE
Gồm 5 bước:
+ Bước 1: Lập danh sách các yếu tố nội bộ được xác định trong quá trình đánh giá.
các yếu tố bên trong. Liệt kê từ 10 tới 20 yếu tố, bao gồm cả điểm mạnh và điểm
yếu.
+ Bước 2: Xác định trọng số của các yếu tố theo tầm quan trọng (từ 0,0: không quan
trọng đến 1,0 (rất quan trọng).
+ Bước 3: Tính điểm (rating) từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố.
+ Bước 4: Nhân trọng số của từng yếu tố với điểm của chính nó để xác định điểm
theo trọng số
+ Bước 5: Cộng tất cả điểm theo trọng số của các yếu tố để tìm ra tổng điểm theo
trọng số của tổ chức.
8.2 Ma trận IFE

Trọng
số

Điểm

Điểm
theo
trọng
số

1. Sở hữu mạng lưới nhà phân phối mạnh, hiện đại, rộng
khắp đất nước

0,1

4

0,4

2. Vinamilk hiện có 10 trang trại và hợp tác với hàng ngàn
hộ chăn nuôi (HCN) tại địa phương

0,1

3

0,3

Yếu tố bên trong chủ yếu


Điểm mạnh


×