Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Dia 7 tuan 16 tiet 35

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.96 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 16 Tiết 35. Ngày soạn:05 /12/2015 Ngày dạy: 10/12/2015. ÔN TẬP HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU:Qua bài học, HS cần đạt được: 1. Kiến thức: Củng cố các kiến thức cơ bản hs đã học trong chương trình học kì I: thành phần nhân văn của môi trường, các môi trường địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Phi… 2. Kĩ năng: Rèn luyện, củng cố kĩ năng đọc bản đồ, nhận xét bảng số liệu thống kê 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác học tập của học sinh. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung:Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán… - Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ; sử dụng số liệu thống kê;… II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Bản đồ thế giới. - Bản đồ các môi trường địa lí. - Bản đồ tự nhiên châu Phi. 2. Chuẩn bị của học sinh: - sgk, dụng cụ học tập. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định : Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 7A1……............................................., 7A2……………..........................., 7A3………..….......................... 7A4……............................................., 7A5……........................................, 2. Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong nội dung ôn tập 3. Tiến trình bài học: Khởi động: GV giới thiệu mục đích của tiết ôn tập Ôn tập theo đề cương Hoạt động 1 : Hệ thống hóa các kiến thức đã học * Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; *Phương pháp dạy học : Đàm thoại, giải quyết vấn đề, pp hình thành kĩ năng xác lập mối quan hệ nhân quả, pp sử dụng bản đồ, tự học,… * Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, … Bước 1: Hệ thống kiến thức về các thành phần nhân văn của môi trường: dân số, loại hình quần cư, đô thị,… Bước 2: Hệ thống kiến thức về các môi trường địa lí: đới nóng, đới ôn hoàn, đới lạnh, hoang mạc Bước 3: Hệ thống kiến thức về đặc điểm tự nhiên châu Phi Hoạt động 2: Rèn luyện kĩ năng làm bài tập địa lí * Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; hình thức học tập cá nhân; *Phương pháp dạy học : giải quyết vấn đề, pp sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ, tự học,… * Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, KT học tập hợp tác, … Bước 1: Gv hướng dẫn học sinh làm bài tập 2/ sgk/ trang 9; bài tập 2/ sgk/ trang 58,… Bước 2: Gọi 4 HS khá lên bảng làm bài tập, các học sinh còn lại làm bài tập vào vở Bước 3: GV nhận xét, bổ sung. Bước 4: Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, cách làm bài thi học kì.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 1. Tổng kết - GV hệ thống nội dung ôn tập, lưu ý học sinh những nội dung chính chuẩn bị bài kiểm tra. 2. Hướng dẫn học tập - Về nhà học bài, rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ, tính toán chuẩn bị làm bài thi học kì I. V.PHỤ LỤC: VI. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………. TRƯỜNG THCS LIÊNG TRANG Tổ Sử - Địa – GDCD. I. TRẮC NGHIÊM:. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I Môn: Địa lí 7 Năm học: 2015 – 2016.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Hãy khoanh tròn đáp án mà em cho là đúng. 1.Dân cư phân bố không đều giữa các khu vực trên thế giới là do: a. Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các khu vực. b. Điều kiện tự nhiên (khí hậu, địa hình vv …) ảnh hưởng. c. Điều kiện thuận lợi cho sự sống và đi lại của con người chi phối. d. Khả năng khắc phục trở ngại của con người khác nhau. 2. Đô thị hóa là? a. Việc xây dựng các tòa nhà cao tầng ở khu phố cổ. b. Việc mở rộng đô thị ra vùng ngoại thành chung quanh. c. Việc xây dựng các khu dân cư mới ở các khu nhà ổ chuột. d. Là quá trình biến đổi một vùng không phải là đô thị thành đô thị. 3. Nguyên nhân dẫn đến làn sóng di dân ở đới nóng: a. Thiên tai, chiến tranh, kinh tế chậm phát triển và nghèo đói. b. Kinh tế chậm phát triển, nghèo đói và thiếu việc làm. c. Thiếu việc làm và nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng núi, ven biển. d. Thiên tai, chiến tranh, kinh tế chậm phát triển, nghèo đói, thiếu việc làm và nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng núi, ven biển. 4. Khu vực nhiệt đới gió mùa điển hình của thế giới là? a. Đông Nam Á. b. Trung Á. c. Đông Nam Á và Nam Á. d. Đông Á và Nam Á. 5. Dân số ở đới nóng chiếm? a. Khoảng 35% dân số thế giới. b. Hơn 40% dân số thế giới. c. 45% dân số thế giới. d. Gần 50% dân số thế giới. 6. Vị trí của đới ôn Hòa trên bản đồ của thế giới? a. Nằm trong khoảng từ 50B - 50N dọc theo xích đạo. b. Nằm khoảng giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam. c. Nằm trong khoảng từ chí tuyến đến vòng cực ở cả 2 bán cầu. d. Nằm trong khoảng đường vòng cực đến cực (ở 2 nửa bán cầu). 7. Một trong những đặc điểm nổi bật về công nghiệp ở đới ôn hòa là? a. Công nghiệp chế biến là thế mạnh. b. Phát triển công nghiệp khai thác than. c. Chiếm ½ tổng sản phẩm công nghiệp toàn thế giới. d. Phát triển ngành công nghiệp đóng tàu. 8. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở môi trường đới ôn hoà là? a. Do váng dầu và các chất độc hại đưa ra biển. b. Do hóa chất thải ra từ các nhà máy và luợng phân hoá học dư thừa trên các đồng ruộng. c. Khói bụi từ các nhà máy và phương tiện giao thông thải vào khí quyển. d. Các chất thải nông nghiệp. 9. Đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc? a. Lượng mưa rất ít, lượng bốc hơi lớn. b. Rất khô hạn, chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa lớn. c. Khô hạn, lượng mưa bốc hơi rất lớn. d. Rất khô hạn và khắc nghiệt, chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa ngày và đêm. 10. Tại sao các hoang mạc ngày càng mở rộng? a. Do cát lấn, biến đổi khí hậu, tác động tiêu cực của con người. b. Do con người phá rừng. c. Do khí hậu khô hạn. d. Do cải tạo đất hoang mạc thành đất trồng. 11. Ý nào dưới đây không phải là hoạt động kinh tế cổ truyền ở hoang mạc?.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> a. Chăn nuôi du mục, vận chuyển hàng hóa. b. Trồng trọt trong ốc đảo, chăn nuôi. c. Khai thác dầu khí, khoáng sản. d. Vận chuyển hàng và buôn bán qua hoang mạc. 12. Bộ mặt hoang mạc ngày nay đã khác xưa nhờ sự tiến bộ của? a. Phương pháp làm mưa nhân tạo. b. Kĩ thuật khoan sâu. c. Việc xây dựng tuyến đường giao thông hiện đại. d. Kĩ thuật trồng rừng trên cát. 13. Đới lạnh mỗi bán cầu có phạm vi trải dài từ? a. Vĩ độ 300 -> 400 b. Vĩ độ 400 -> 500 c. Vĩ độ 500 -> 600 d. Vĩ độ 600 -> 900. 14. Đới có mùa đông rất dài và thường có bão tuyết dữ dội? a. Xích đại ẩm. b. Vùng núi. c. Đới lạnh. d. Ôn hòa. 15. Nguyên nhân dẫn đến khí hậu của môi trường đới lạnh khắc nghiệt và lạnh lẽo? a. Nằm ở nơi có áp cao thống trị, hoặc ở sâu trong nội địa… b. Nằm ở vĩ độ cao. c. Nhiệt độ giảm dần theo độ cao. d. Sườn đón nắng nhiệt độ cao hơn, ấm hơn sườn khuất nắng. 16. Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh gồm? a. Chăn nuôi tuần lộc, săn bắt hải cẩu, gấu trắng. b. Đánh bắt cá, chăn nuôi tuần lộc, săn bắt thú có lông quý. c. Săn bắn, đánh bắt cá, khai thác khoáng sản. d. Khai thác khoáng sản, chăn nuôi tuần lộc, săn bắn thú có lông quý, đánh bắt cá. 17. Môi trường vùng núi có khí hậu và thực vật thay đổi theo? a. Độ cao. b. Hướng sườn. c. Nhiệt độ. d. Độ cao và hướng sườn. 18. Nguyên nhân chính làm cho khí hậu châu Phi nóng và khô bật nhất thế giới? a. Do vị trí nằm tương đối cân xứng ở hai bên đường xích đạo. b. Có dạng hình khối, đường bờ biển ít bị chia cắt, rất ít vịnh biển, bán đảo, đảo. c. Do phần lớn lãnh thổ nằm giữa hai đường chí tuyến, ít chịu ảnh hưởng của biển. d. Địa hình tương đối đơn giản, có thể coi toàn bộ châu lục là khối sơn nguyên lớn. 19. Nguyên nhân chính khiến châu Phi nghèo đói qua thời gian dài? a. Đông dân. b. Bùng nổ dân số. c. Xung đột sắc tộc. d. Bị xâm lược. 20. Đặc điểm nào sau đây không thuộc đặc điểm dân cư châu Phi? a. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao. b. Đại dịch AIDS. c. Thu nhập cao. d. Xung đột sắc tộc Hãy điền từ thích hợp vào chỗ chấm (. . . ) dưới đây sao cho đúng: 21. Có 2 kiểu quần cư chính là (a)…………… và (b)……………, ở nông thôn mật độ dân số thường thấp hoạt động kinh tế là sản xuất (c)…………, ở đô thị mật độ dân số cao, hoạt động kinh tế chủ yếu là (d)…………… 22. Châu Phi là châu lục lớn …………… (a) trên thế giới, sau châu Á và châu Mĩ. Diện tích hơn …………… (b). Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và …………… (a), vì vậy châu Phi có khí hậu …………… (d) quanh năm. 23. Hãy nối ý ở cột (A) Môi trường địa lí với ý ở cột (B) Vị trí địa lí để được câu đúng. (A) Môi trường địa lí 1. Môi trường đới nóng. 2. Môi trường xích đạo ẩm. 3. Môi trường nhiệt đới. 4. Môi trường nhiệt đới. (B) Vị trí địa lí a. Nam Á và Đông Nam Á. b. Khoảng 50 B và 50 N đến chí tuyến ở hai bán cầu. c. Nằm chủ yếu trong khoảng 50 B đến 50 N. d. Nằm ở khoảng giữa hai chí tuyến Bắc và. Nối A với B 1 nối với ... 2 nối với ... 3 nối với ... 4 nối với ....

<span class='text_page_counter'>(5)</span> gió mùa.. Nam.. 24. Hãy nối ý ở cột (A) Môi trường địa lí với ý ở cột (B) Vị trí địa lí để được câu đúng (A) Môi trường địa lí (B) Vị trí địa lí Nối A với B 1. Môi Trường đới nóng. a. Khoảng từ chí tuyến đến vòng cực ở cả 1 nối với ... hai bán cầu. 2. Môi trường đới ôn hoà. b. Nằm ở khoảng giữa hai chí tuyến Bắc và 2 nối với ... Nam. 3. Môi trường hoang mạc. c. Nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến 3 nối với ... hai cực. 4. Môi trường đới lạnh. d. Nằm dọc theo 2 chí tuyến hoặc giữa đại 4 nối với ... lục Á - Âu. 25. Những khu vực ô nhiễm nguồn nước sẽ để lại những hậu quả gì? Khoanh và đáp án “Đúng” hoặc “Sai” ứng với mỗi trường hợp: Hậu quả của ô nhiễm nước Đúng hoặc Sai a. Gây mưa axit Đúng/ Sai b. Gây bệnh về đường tiêu hóa Đúng/ Sai c. Mực nước đại dương dâng cao Đúng/ Sai d.Làm chết các sinh vật sống trong nước Đúng/ Sai II. TỰ LUẬN: 1. Căn cứ vào đâu để phân chia các chủng tộc trên thế giới? Nêu đặc điểm của mỗi chủng tộc nơi sinh sống chủ yếu ở đâu? Em thuộc chủng tộc nào? 2. Tính chất trung gian của khí hậu và thất thường của thời tiết ở đới ôn hòa thể hiện như thế nào? 3. Trình bày đặc điểm khí hậu hoang mạc? 4. Trình bày và giải thích các hoạt động kinh tế của con người ở môi trường đới lạnh? 5. Thế nào là lục địa, châu lục? Trên thế giới có những lục địa nào, châu lục nào? Chỉ ra sự khác nhau giữa lục địa và châu lục? 6. Em hãy cho biết vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ của châu Phi? 7. Vì sao khí hậu châu Phi lại nóng và khô bậc nhất thế giới?. 8. Trình bày đặc điểm cơ bản về dân cư - xã hội châu Phi? 9. Cho bảng số liệu sau. Hãy tính mật độ dân số của các nước châu Á? Tên nước Việt Nam Trung Quốc. Diện tích (km2) 330991 9597000. Dân số (triệu người) 78.8 1273.3. Mật độ dân số (người/ km2). 10. Dựa vào bảng số liệu sau: Dân số và diện tích rừng khu vực Đông Nam Á. Năm Dân số (triệu người) Diện tích (triệu ha) 1980 360 240.2 1990 442 208.6 a. Hãy tính bình quân diện tích rừng đầu người trong 2 năm 1980 và 1990. b. Nhận xét..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 11. Theo thống kê của các nhà khoa học tại hội nghị về môi trường ở La Hay (Hà Lan) vào cuối năm 2000 thì các nước sau đây có lượng khí thải độc hại bình quân đầu người cao nhất thế giới: - Hoa Kì: 20/tấn/năm/người. - Pháp: 6/tấn/năm/người. Hãy thể hiện các số liệu trên bằng biểu đồ hình cột. Tính tổng lượng khí thải của từng nước nói trên trong năm 2000, cho biết số dân các nước như sau: - Hoa Kì: 281421000 người. - Pháp: 59330000 người. Hướng dẫn trả lời I.TRẮC NGHIỆM: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án c d d c d c a c d a c b d c b d d c a c 21. (a) Quần cư nông thôn, (b) Quần cư đô thị, (c) Nông - Lâm - Ngư nghiệp, (d) Công nghiệp - Dịch vụ. 22. (a) thứ ba, (b) 30 triệu km2, (c) chí tuyến Nam, (d) nóng. 23. 1 - d, 2 - c, 3 - b, 4 – a. 24. 1 - b, 2 - a, 3 - d, 4 - c. 25. a,c – sai, b,d - đúng II. TỰ LUẬN: 1. Căn cứ vào đâu để phân chia các chủng tộc trên thế giới? Nêu đặc điểm của mỗi chủng tộc nơi sinh sống chủ yếu ở đâu? Em thuộc chủng tộc nào? - Căn cứ vào hình thái bên ngoài của cơ thể (màu da, tóc, mắt, mũi …) để phân chia các chủng tộc trên thế giới. - Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it (da trắng): sống chủ yếu ở châu Âu, châu Mĩ. - Chủng tộc Nê-grô-it (da đen): sống chủ yếu ở châu Phi. - Chủng tộc Môn-gô-lô-it (da vàng): sống chủ yếu ở châu Á. - Em thuộc chủng tộc … 2. Tính chất trung gian của khí hậu và thất thường của thời tiết ở đới ôn hòa thể hiện như thế nào? - Tính chất trung gian: Không nóng và mưa nhiều như đới nóng, không lạnh và ít mưa như đới lạnh. + Tính thất thường: - Đợt không khí lạnh: Nhiệt độ giảm xuống đột ngột < 00C, gió mạnh, tuyết dày. - Đợt không khí nóng: Nhiệt độ tăng lên cao, rất khô, dễ gây cháy. 3. Trình bày đặc điểm khí hậu hoang mạc? - Khí hậu khô hạn khắc nghiệt, động thực vật nghèo nàn. - Nguyên nhân: Nằm ở nơi có áp cao thống trị, hoặc ở sâu trong nội địa … 4. Trình bày và giải thích các hoạt động kinh tế của con người ở môi trường đới lạnh? - Hoạt động kinh tế cổ truyền: Chăn nuôi tuần lộc, săn bắn động vật để lấy lông, thịt, mỡ, da … - Nguyên nhân: Khí hậu khắc nghiệt, lạnh lẽo. - Hoạt động kinh tế hiện đại: Khai thác tài nguyên thiên nhiên, chăn nuôi thú lông quý. - Nguyên nhân: Khoa học kĩ thuật phát triển. 5. Thế nào là lục địa, châu lục? Trên thế giới có những lục địa nào, châu lục nào? Chỉ ra sự khác nhau giữa lục địa và châu lục? - Lục địa là khối đất liền rộng lớn có biển và đại dương bao quanh..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Châu lục: bao gồm phần lục địa và các đảo, quần đảo bao quanh. - Trên thế giới có 6 lục địa là: lục địa Á-Âu, lục địa Phi, lục địa Bắc Mĩ, lục địa Nam Mĩ, lục địa Ô xtrâyli-a, lục địa Nam Cực. - Trên thế giới có 6 châu lục là: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu đại dương và châu Nam Cực. - Sự phân chia các lục địa mang ý nghĩa về mặt tự nhiên là chính. - Sự phân chia châu lục chủ yếu mang ý nghĩa lịch sử, kinh tế, chính trị. 6. Em hãy cho biết vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ của châu Phi? - Vị trí địa lí: Đại bộ phận lãnh thổ châu Phi nằm giữa 2 chí tuyến, tương đối cân xứng hai bên đường xích đạo. - Tiếp giáp: Đại Tây Dương ở phía tây, Ấn Độ Dương ở phía đông, biển Địa Trung Hải và châu Á ở phía đông bắc qua kênh đào Xuy-ê. - Hình dạng: Châu Phi có dạng hình khối, đường bờ biển ít bị chia cắt, rất ít vịnh biển, bán đảo và đảo 7. Vì sao khí hậu châu Phi lại nóng và khô bậc nhất thế giới?. Do phần lớn lãnh thổ nằm giữa hai đường chí tuyến, ít chịu ảnh hưởng của biển. 8. Trình bày đặc điểm cơ bản về dân cư - xã hội châu Phi? + Dân cư: - Phân bố rất không đồng đều - Sự phân bố dân cư phụ thuộc chặt chẽ vào các môi trường tự nhiên. - Đa số dân sống ở nông thôn. - các thành phố có trên 1 triệu dân thường tập trung ven biển. + Xã hội: - Bùng nổ dân số - Xung đột sắc tộc - Đại dịch AIDS và sự can thiệp của nước ngoài. 9. Cho bảng số liệu sau. Hãy tính mật độ dân số của các nước châu Á? Tên nước Việt Nam Trung Quốc. Diện tích (km2) 329314 9597000. Dân số (triệu người) 78.8 1273.3. Mật độ dân số (người/ km2) 239 133. 10. Theo thống kê của các nhà khoa học tại hội nghị về môi trường ở La Hay (Hà Lan) vào cuối năm 2000 thì các nước sau đây có lượng khí thải độc hại bình quân đầu người cao nhất thế giới: - Hoa Kì: 20/tấn/năm/người. - Pháp: 6/tấn/năm/người. Hãy thể hiện các số liệu trên bằng biểu đồ hình cột. Tính tổng lượng khí thải của từng nước nói trên trong năm 2000, cho biết số dân các nước như sau: - Hoa Kì: 281421000 người. - Pháp: 59330000 người. Duyệt của TTCM. Hồ Đình Ngũ. GVBM. Nguyễn Thị Lợi.

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×