Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.78 KB, 6 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>HỘI ĐỒNG BỘ MÔN NGÀNH GD&ĐT. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. TỔ BỘ MÔN KHỐI 3. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Đất Đỏ, ngày 24 tháng 10 năm 2014. BIÊN BẢN Xây dựng bài dạy chuyên đề theo nghiên cứu bài học I. Thời gian, địa điểm 1. Thời gian: 14 giờ 00 phút, ngày 24 tháng 10 năm 2014. 2. Địa điểm: Văn phòng trường tiểu học Phước Lợi II. Thành phần tham dự 1 . Đ/c Trần Văn Hòa Chức vụ: Tổ trưởng Tổ HĐBM 2 . Đ/c Nguyễn Thị Thu Sương Chức vụ: Tổ Phó Tổ HĐBM 3 . Đ/c Nguyễn Thị Mộng Huyền Chức vụ: Ủy viên Tổ HĐBM 4. Đ/c Ngô Thị Bích Vân Chức vụ: P.HT trường TH Phước Lợi 5. Cùng các thành viên là GV trong tổ khối 3 trường TH Phước Lợi: Cô Nguyễn Thị Kim Hường, cô Hoàng Thị Hồng Lĩnh III. Nội dung Nghiên cứu bài dạy chuyên đề môn: Toán Bài: Bảng nhân 8. I. Mục đích yêu cầu - Học sinh bước đầu thuộc bảng nhân 8 và vận dụng được phép nhân 8 trong giải toán. - Làm đúng bài tập 1,2,3. - Hứng thú học tập, yêu thích môn toán. II. Chuẩn bị đồ dùng - Giáo viên: bảng phụ; phiếu - Học sinh: bảng con, nháp. III. Các hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài toán: Một tuần lễ có 7 ngày. Hỏi 4 tuần lễ có bao nhiêu ngày? - Gọi 1 học sinh đọc bảng nhân 7, nhận xét bạn, GV nhận xét. - Nhận xét chung..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên a) Giới thiệu bài – Ghi tựa b) Hướng dẫn HS lập bảng nhân 8: GV thao tác trên ĐD DH *Lần 1: GV giơ tấm bìa lên và hỏi: - Cô có mấy chấm tròn? - 8 chấm tròn cô lấy mấy lần? - 8 cô lấy mấy lần? - 8 lấy 1 lần ta lập được phép tính gì? Nhận xét: - Cho hs nhận xét. - GV nhận xét:Con đã biết lập phép tính tương ứng với 8 được lấy một lần. - Cho hs nhắc lại nhận xét trên máy. *Lần 2: Gv giơ tấm bìa lên nói: Cô có 8 chấm tròn , các con hãy quan sát xem 8 chấm tròn cô lấy mấy lần? gv gắn lên bảng 16 chấm tròn. - Các con thấy 8 chấm tròn cô lấy mấy lần? - 8 cô lấy mấy lần? - 8 lấy 2 lần con lập được phép tính gì? - Bạn nào xung phong lên bảng viết phép tính? Nhận xét: - Học sinh nhận xét. - GV nhận xét: Con đã biết lập phép tính tương ứng với 8 được lấy 2 lần. - Làm sao con tìm được kết quả 8 x 2=16? 8 x 2 các con hiểu là ta cộng hai lần số 8 tức là 8 + 8 vậy ta sẽ có được 8 x 2 = 16. - Cho hs nhắc lại nhận xét trên màn hình. *Lần 3: Gv giơ tấm bìa lên và hỏi: - Cô có mấy chấm tròn? GV gắn lên bảng 3 tấm bìa và nói: - Nhìn vào số tấm chấm tròn được cô lấy bạn nào ghi được phép tính tương ứng? Cho hs lên bảng ghi. Nhận xét: Cho hs nhận xét. Gv nhận xét: Con đã biết ghi phép tính đúng với số chấm tròn cô đã lấy. Hoạt động của học sinh Lắng nghe; Nhắc tựa bài.. 8 chấm tròn. 8 chấm tròn cô lấy 1 lần. 8 cô lấy 1 lần. 8 nhân 1 bằng 8.. Đọc phép tính: 2 em.. 8 chấm tròn được lấy 2 lần. 8 cô lấy 2 lần. 8 x 2= 16. Nhận xét.. Con lấy 8+8. 8 chấm tròn. Xung phong. Nhận xét: Bạn đã viết đúng phép tính. Con lấy 8 + 8 + 8 = 24. Ghi chú.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Con hãy cho cô biết làm cách nào con tìm được kết quả của phép tính 8 x 3? 8 x 3 các con cũng sẽ hiểu là ta cộng 3 lần 8 tức là 8 + 8 + 8 và có kết quả là 24. Vậy ta biết rằng phép nhân chính là cách viết rút gọn của phép cộng các số giống nhau. Yêu cầu học sinh đọc phần nhận xét của phép tính: Gv chỉ vào phần kết quả hỏi: - Dựa vào kết quả của phép tính thứ nhất con có thể tìm được kết quả của phép tính thứ 2 hay không? Con làm cách nào? Tương tự dựa vào kết quả của phép tính thứ hai ta cũng có thể tìm được kết quả của phép tính thứ ba. - Vậy cứ theo quy luật trên bạn nào nêu được kết quả của phép tính 8x4 - Yêu cầu hs nhận xét bạn. Gv nhận xét: con đã nêu đúng kết quả phép tính 8x4 theo cô yêu cầu. Cho hs đọc lại 4 phép tính vừa lập. Với các phép tính còn lại các con cũng sẽ lập được bằng cách tương tự. Vậy các con hãy lập vào nháp trong thời gian 2 phút cho cô. - Bạn nào đã lập xong các phép tính còn lại, đọc lên cho cả lớp cùng nghe? Yêu cầu học sinh nhận xét bạn. Gv nhận xét: Con đã biết vận dụng cách lập bảng nhân 8 để hoàn thành bảng nhân 8. Cả lớp khen bạn nào. Ở dưới lớp bạn nào lập được các phép tính giống bạn? Vừa rồi cô cùng các con đã lập được bảng nhân 8. Nhìn màn hình đọc toàn bộ bảng nhân 8: cá nhân( 2 em) cả lớp. Gv chỉ vào bảng nhân 8: Ở Bảng nhân 8, các phép nhân đều có một thừa số là 8, thừa số còn lại lần lượt là các số 1,2,3…10. Bây giờ các con sẽ học thuộc lòng bảng nhân 8 ngay tại lớp bằng cách khôi phục lại bảng nhân 8 sau khi cô đã xóa đi một thành phần của phép nhân. - Lần 1: xóa rải rác - Bạn nào nhìn màn hình đọc bảng nhân 8?. Đọc. Đọc cả bốn phép tính.. Xung phong Nhận xét: Bạn lập đúng.. Giơ tay.. Đọc bảng nhân 8. Nhận xét. Lắng nghe.. Xung phong..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Cho hs nhận xét bạn Gv nhận xét: Con đã thuộc bảng nhân 8 . Lần 2: xóa kết quả. - Bạn nào xung phong đọc bảng nhân 8? Cho hs nhận xét. Gv nhận xét: Con cũng đã thuộc bảng nhân 8. Lần 3: Xóa hết. - Bạn nào đọc được bảng nhân 8? Cho hs nhận xét. Gv nhận xét: Cô nhận thấy con rất giỏi: Con đã thuộc lòng bảng nhân 8, cả lớp thưởng cho bạn một tràng pháo tay. Để các con nhớ và khắc sâu bảng nhân 8, cô các con mở SGK trang 53 cùng làm các bài tập. c. Luyện tập: Bài 1: - Một bạn đọc yêu cầu bài tập 1? - Con hãy nêu cách tính nhẩm của phép tính? Bài này cô sẽ cho các con làm dưới hình thức chơi trò chơi. Trò chơi có tên gọi “ Đố bạn”. Luật chơi như sau: Cô chia lớp mình thành hai đội có số lượng thành viên bằng nhau. Đội nào giành quyền đi trước thì sẽ là đội đố trước, đội còn lại sẽ phải trả lời trong thời gian 5s, nếu không trả lời được sẽ dùng từ “chuyển”để các thành viên trong đội giúp đỡ. Đội nào dùng từ chuyển đội đó nhận một điểm phạt. Khi kết thúc, đội nào dùng nhiều từ chuyển hơn đội đó thua cuộc. Câu đố chính là các phép tính trong bài tập. -Tổ chức cho học sinh chơi, nếu trong quá trình học sinh chơi có me nêu sai kết quả giáo viên cho dừng lại và yêu cầu học sinh nhận xét bạn. sau đó gắn cho bạn một thẻ phạt. Và cho thành viên trong đội giúp. Tuyên bố đội thắng cuộc. - Vừa rồi các con đã được củng cố bảng nhân 8 qua trò chơi. Cho hs nêu lại toàn bộ kết quả của bài tập 1. Để biết cách vận dụng phép nhân 8 vào giải toán có lới văn cô cùng các con làm bài tập 2. Bài 2:. Nhận xét. Xung phong. Nhận xét. Xung phong. Nhận xét.. Mở SGK - Đọc yêu cầu. Bằng miệng. Lắng nghe.. Học sinh chơi.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Yêu cầu học sinh đọc bài toán. Phân tích: -Mỗi can có mấy lít dầu? -Bài toán hỏi gì? Bây giờ các con sẽ thảo luận và làm bài vào bảng phụ theo nhóm 4, 5 thời gian các con làm bài là 2 phút. Nhóm nào làm xong lên treo vào bảng của cô. Gv quan sát các nhóm làm bài, nhắc nhở nếu thấy có em nào chưa tham gia làm. Nhận xét nhóm đầu tiên: - Bạn nào nhận xét bài làm của nhóm… - Bạn nào có ý kiến khác? Gv nhận xét: - Gv sửa từng phần một. lưu ý cách trình bày của học sinh, chữ viết, chữ số. - Cô nhận thấy nhóm… các con đã biết vận dụng phép nhân 8 vào giải toán có lời văn, cô có lời tuyên dương. Các con hãy đối chiếu bài làm của nhóm….với các nhóm còn lại, để nhận xét các nhóm còn lại cho cô. - Như vậy các nhóm khác bài làm thế nào? Qua phần thực hành giải toán vừa rồi cô nhận thấy các con đã thuộc bảng nhân 8 và biết vận dụng phép nhân 8 vào giải toán có lời văn. Cô có lời khen các nhóm. Để các con biết cách đếm và điề điền đúng các số vào dãy số cô cùng các con làm bài tập 3. Bài 3: Gọi hs đọc yêu cầu. Ở đây các con lưu ý yêu cầu của bài tập: đó là đếm thêm 8. Các con sẽ làm bài vào phiếu học tập. Cô sẽ nhận xét 5 phiếu làm nhanh nhất trong thời gian 2 phút. 1 học sinh lên bảng làm. Nhận xét: Nhận xét bài làm hs Cô nhận thấy con đã biết đếm thêm 8 để điền vào dãy số. Cô có lời khen. Gv đọc từng nhận xét của 5 bài. Ở dưới lớp những bạn nào làm giống bạn…? Qua bài tập vừa rồi cô nhận thấy các con đã biết cách đếm và điền số thích hợp vào ô trống. Gọi 1 hs đọc lại dãy số.. Đọc bài toán. 8 lít. Hỏi 6 can có bao nhiêu lít.. Làm theo nhóm 4,5 vào bảng phụ nhóm. Nhận xét.. Lắng nghe.. Nhận xét. Lắng nghe.. Đọc yêu cầu. Làm phiếu. Lên bảng làm.. Lắng nghe.. Đọc ..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> 4. Củng cố - Cô vừa dạy các con bài gì? - Một bạn đọc bảng nhân 8. - GDTT: Các con lưu ý, khi học môn toán các con cần tính toán cẩn thận, ghi phép tính chính xác, không được tính chủ quan và viết chữ số phải ngay ngắn đúng quy định không được cẩu thả. Các con nhớ chưa nào? Nhận xét tiết học: 5. Dặn dò - Về nhà các con đọc nhiều lần bảng nhân 8, chuẩn bị bài Luyện tập. - Tiết học đến đây là kết thúc, các con đứng dậy chào quý thầy cô. IV. Phân công chuẩn bị bài dạy Thiết kế bài giảng trên máy: Cô Hoàng Thị Hồng Lĩnh và các giáo viên trong tổ khối chuyên môn trường TH Phước Lợi cùng thiết kế. V. Phân công tổ chức, phân công dạy minh họa - Giáo viên dạy minh họa: Hoàng Thị Hồng Lĩnh, Trường TH Phước Lợi. - Môn: Toán, tiết: 53. Bài dạy: Bảng nhân 8. - Thời gian dạy: 28/10/2014 - Thành phần tham dự: đại diện chuyên môn Phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và giáo viên khối 3 của các trường TH trong huyện./. Biên bản kết thúc lúc 16h 10 cùng ngày. THƯ KÝ. Nguyễn Thị Mộng Huyền. TỔ TRƯỞNG. Trần Văn Hòa.
<span class='text_page_counter'>(7)</span>