Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

BAI 7 HP2 An ninh phi truyền thống và các mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.28 KB, 9 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ……………….

BÀI GIẢNG
Công tác quốc phòng và an ninh
Bài 7: An ninh phi truyền thống và các mối đe dọa an ninh
phi truyền thống ở Việt Nam

Biên soạn: ………………….
Chức vụ: Giảng viên.


Ngày … tháng … năm 2020
PHÊ DUYỆT
1. Phê duyệt bài giảng.
Bài 7: An ninh phi truyền thống và các mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt
Nam
Của: ……………………, Chức vụ: Giảng viên.
2. Nội dung phê duyệt.
a. Bố cục nội dung.
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………
b. Liên hệ thực tiễn, định hướng tư tưởng, nhận thức thực tiễn.
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………


………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
3. Kết luận.
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………....
…………………………………………………………………………………………

TRƯỞNG KHOA


Phần một: Ý ĐỊNH BÀI GIẢNG
I. Mục đích, yêu cầu.
- Mục đích:
Nhằm huấn luyện cho người học, sinh viên nắm chắc nhứng nội dung cơ bản về an ninh phi
truyền thống hiện nay làm cơ sở học tập đạt kết quả vs nghiên cứu các nội dung liên quan.
- Yêu cầu:
- Nâng cao nhận thức cho sinh viên về an ninh phi truyền thống.
- Vận dụng kiết thúc đã học một cách linh hoạt vào q trình học tập cơng tác tại trường.
- Chấp hành nghiêm các quy định trong học tập.
II.Nội dung:
III. Đối tượng: .
IV. Phương pháp.
- Đối với người dạy: Sử dụng phương pháp diễn giảng, phân tích lấy ví dụ chứng minh làm
rõ nội dung.
- Đối với người học: Nghe kết hợp với ghi theo ý hiểu nội dung bài giảng.
V. Thời gian.
- Tổng thời gian: 04 tiết.

- Thời gian lờn lớp: 02 tiết.
- Thời gian thảo luận: 02 tiết.
VI. Địa điểm.
Phòng học lý thuyết
VII. Tài liệu:
Tài liệu tập huấn GDQP-AN 2019 của Vụ GDQP, BGDĐT

Bài 7
AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG VÀ CÁC MỐI ĐE DỌA
AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM
-------------------An ninh quốc gia là trạng thái ổn định, là khả năng giữ vững sự an toàn trước
các mối đe dọa ở cả trong và ngoài nước. Nội dung cơ bản của an ninh quốc gia là
bảo vệ lợi ích quốc gia và loại bỏ các mối đe dọa tới lợi ích đó để ổn định và phát
triển. An ninh quốc gia khơng chỉ có đe dọa về chính trị, quân sự như truyền thống
trước đây mà đã phát triển mở rộng cùng với xu thế tồn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ.
Vấn đề an ninh quốc gia không chỉ giới hạn trong việc ngăn chặn, ứng phó với
các nguy cơ sụp đổ chế độ chính trị, nguy cơ chiến tranh mà cịn bao hàm nhiều vấn
đề an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, ơ nhiễm, suy thối mơi trường, cạn
kiệt nguồn nước, sử dụng các vũ khí sinh thái, khủng bố, dịch bệnh, di cư tự do, tội
phạm xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao. Các thách thức an ninh phi truyền
thống vẫn có thể khiến một quốc gia, thể chế xã hội sụp đổ mà không cần bất kỳ một
hoạt động quân sự nào. Mặt khác, các thách thức an ninh phi truyền thống cũng có
thể là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề an ninh truyền thống.
Phạm vi bài giảng chỉ giới thiệu một số nội dung cơ bản về an ninh phi truyền
thống, giúp cho sinh viên nhận thức đúng đắn để có trách nhiệm trong sự nghiệp bảo
vệ an ninh quốc gia, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa


xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
I. NHẬN DIỆN AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG

1. Các khái niệm cơ bản
Trong quan hệ quốc tế, khi phân loại khái niệm an ninh người ta chia thành an
ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống. Có thể nói an ninh truyền thống và an
ninh phi truyền thống là hai mặt của an ninh toàn diện. Do vậy, trong những điều kiện
nhất định an ninh phi truyền thống có thể bùng phát an ninh truyền thống.
a) An ninh truyền thống
An ninh truyền thống là khái niệm đã có từ rất lâu, đồng nghĩa với khái niệm
an ninh quốc gia, liên quan đến chính trị, quyền lực, quân sự, chiến tranh.
- Nội dung cơ bản của an ninh quốc gia chính là bảo vệ lợi ích của quốc gia,
loại trừ những mối uy hiếp đối với lợi ích cơ bản của quốc gia.
- Mục tiêu của an ninh quốc gia là củng cố nền tảng vững chắc bên trong,
phịng ngừa sự tiến cơng xâm phạm từ bên ngồi, bảo vệ vững chắc chủ quyền và an
ninh quốc gia.
- Như vậy an ninh quốc gia chính là sự ổn định, bình yên của đất nước, của chế
độ, là trạng thái yên ổn, thanh bình trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Những thách thức, nguy cơ đối với an ninh truyền thống là nguy cơ xâm
phạm chủ quyền quốc gia, xâm phạm biên giới đất liền, biển đảo, vùng trời của Tổ
quốc, nguy cơ khủng hoảng kinh tế xã hội, nguy cơ tham nhũng, lãng phí, nguy cơ
suy thối về chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ Đảng
viên và nhân dân.
- Phương hướng, nhiệm vụ bảo vệ an ninh truyền thống trong giai đoạn hiện
nay là:
+ Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống
chính trị để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của
Tổ quốc, bảo vệ Đảng, nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ công
cuộc đổi mới, bảo vệ nên văn hóa dân tộc, giữ vững mơi trường hịa bình ổn định
chính trị, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
+ Giữ vững thế chủ động tiến cơng và tích cực phịng ngừa trong đấu tranh
chống các thế lực thù định, các loại tội phạm, không để bị động bất ngờ.
b) An ninh phi truyền thống

- An ninh phi truyền thống là một khái niệm mới xuất hiện từ sau Chiến tranh
Lạnh nhưng cho đến nay vẫn chưa có quan điểm chung về khái niệm của thuật ngữ
này, nhưng ngày càng được quan tâm rộng rãi trên trường quốc tế.
- An ninh phi truyền thống có thể hiểu là một loại hình an ninh xuyên quốc gia,
do các yếu tố phi chính trị, phi quân sự gây ra. Đó là những nguy cơ an ninh mới như
khủng hoảng kinh tế, ô nhiễm môi trường, tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố, di cư
bất hợp pháp, dịch bệnh… có ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định, phát triển của mỗi
quốc gia, của khu vực và toàn thế giới.
- Đối tượng tác động của an ninh phi truyền thống là thế giới, quốc gia, con


người, rộng hơn đối tượng tác động của an ninh truyền thống chủ yếu là phạm vi
quốc gia. Chính vì vậy, giải quyết các nội dung về an ninh phi truyền thống phải là
nhiệm vụ mang tính tồn cầu. Kinh tế ngày càng phát triển, ngày càng sử dụng nhiều
tài nguyên làm cạn kiệt tài nguyên không kịp tái sinh là nguyên nhân dẫn đến những
tác hại về môi trường.
- Đối với nước ta, việc phối hợp quốc tế để giải quyết một số vấn đề về an ninh
phi truyền thống đã được Đảng, nhà nước hết sức quan tâm và thực hiện có hiệu quả.
- Trong phạm vi quốc gia, Đảng ta đã ra nghị quyết số 24/NQTU ngày 3 tháng
6 năm 2013 về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên
và bảo vệ mơi trường, đây chính là một động thái thiết thực nhất, đối với việc xử lý
các vấn đề thuộc an ninh phi truyền thống.
- Đại hội XII của Đảng đã chỉ rõ “sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh
truyền thống và phi truyền thống”
2. Nhận diện an ninh phi truyền thống
- An ninh là nói về sự ổn định, tồn tại và phát triển của các quốc gia. Nhận diện
rõ an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống là một nội dung hết sức quan
trọng.
- An ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống đều nói về an ninh quốc
gia, nhưng phạm vi nội hàm khơng hồn tồn giống nhau. An ninh phi truyền thống

liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều vấn đề trong khi đó an ninh truyền thống liên
quan đến chính trị, quyền lực, quân sự, chiến tranh
- An ninh truyền thống xuất phát từ ý thức hệ và thách thức từ các xung đột quân
sự là chủ yếu. An ninh phi truyền thống xuất phát từ rất nhiều các yếu tố do con người,
do tự nhiên và cũng có những yếu tố do cả con người và tự nhiên cùng gây ra.
Ví dụ: Do con người gây ra như tội phạm, khủng bố, tham nhũng,… do tự
nhiên gây ra như biến dổi khí hậu, thiên tai, bảo lũ, hạn hán, sóng thần,… do con
người và tự nhiên cùng gây ra như dịch bệnh, ô nhiễm môi trường …
- An ninh phi truyền thống ở đây chúng ta có thể hiểu là phi chính trị, phi quân
sự, phi quốc gia. Nội hàm của nó rất rộng, rất đa dạng, giải quyết không phải một lần,
một giai đoạn nhất định mà hết, nó có thể ngày càng gia tăng, khơng có điểm dừng.
- Hiện nay trên thế giới vẫn có những quan niệm khác nhau về an ninh phi
truyền thống bởi xuất phát từ các góc độ nghiên cứu, chế độ chính trị của từng nước,
vị thế và tiềm lực kinh tế của từng nước.
- An ninh phi truyền thống là một thuật ngữ đã xuất hiện trong “Tuyên bố
chung ASEAN - Trung Quốc về hợp tác trên lĩnh vực an ninh phi truyền thống” thông
qua tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 6, tại Campuchia ngày 01-11-2002. Trong bản
tuyên bố này các nhà lãnh đạo của ASEAN và Trung quốc bày tỏ “sự quan ngại về
những vấn đề an ninh phi truyền thống ngày càng gia tăng như buôn lậu, ma túy,
buôn bán phụ nữ và trẻ em, cướp biển, khủng bố, bn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm
kinh tế quốc tế và tội phạm công nghệ cao”
- Ở Việt Nam thuật ngữ “an ninh phi truyền thống” được dùng từ Đại hội Đảng
lần thứ XI và được phát triển cao hơn trong Đại hội Đảng lần thứ 12 cho đến nay.


- An ninh phi truyền thống là những vấn đề tác động ảnh hưởng lớn, không chỉ
đe dọa an ninh quốc gia, đến an ninh con người trong một nước hoặc một số nước mà
cịn đe dọa đến tồn nhân loại.
- Những vấn đề được thể hiện trên nhiều lĩnh vực nhưng nằm ngoài vấn đề
quân sự, trong bối cảnh liên kết quốc tế ngày càng phát triển đe dọa đến an ninh phi

truyền thống, đó là: cạn kiệt tài ngun, biến đổi khí hậu, ơ nhiễm mơi trường, thảm
họa, thiên tai, dịch bệnh, khủng bố, ma túy, tội phạm xuyên quốc gia, buôn bán phụ
nữ trẻ em, buôn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế, tội phạm công nghệ
cao,… đại dịch Covid-19 bùng phát trên tồn thế giới cũng là một ví dụ.
II. NHỮNG THÁCH THỨC VÀ MỐI ĐE DỌA TỪ AN NINH PHI
TRUYỀN THỐNG
1. Lĩnh vực kinh tế
- Ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, gây ra những hệ lụy như sản xuất đình
trệ, thất nghiệp gia tăng, đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất và tiêu dùng, kinh tế suy
thoái, kém phát triển, đời sống người dân gặp khó khăn… và tiềm ẩn nhiều mối nguy
hiểm khó lường.
- Biến đổi khí hậu làm nhiệt độ tăng cao, nước biển dâng là nguyên nhân gây ra
khô hạn và xâm nhập mặn để lại hậu quả nghiêm trọng cho cuộc sống của nhân dân,
làm ô nhiễm môi trường, dịch bệnh phát triển… phải tốn kém rất nhiều tiền, của, công
sức để khắc phục. Theo các nhà nghiên cứu nhận định 50 năm tới 40% diện tích đồng
băng Sơng Cửu Long và 10% điện tích thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị biển xâm nhập
làm sụt lún, sạt lỡ sẽ ảnh hưởng rất lớn dối với vùng đồng bằng Nam Bộ
- An ninh lương thực, an ninh năng lượng, khủng hoảng quản trị tài chính thế
giới, rửa tiền, dịch bệnh đối với con người, vật nuôi, cây trồng cũng là những mối đe
dọa lớn đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
- Các yếu tố an ninh phi truyền thống uy hiếp đến tính độc lập tự chủ của nền
kinh tế đất nước như: lợi ích kinh tế; chủ quyền kinh tế; định hướng phát triển kinh
tế; thể chế kinh tế; sự ổn định kinh tế, đặc biệt là về tài chính, tiền tệ và quan hệ hợp
tác kinh tế thương mại quốc tế của quốc gia. Vì vậy, an ninh kinh tế là nội dung quan
trọng trong an ninh quốc gia.
2. Lĩnh vực chính trị tinh thần
- Xu thế tồn cầu hóa làm nảy sinh tính chất xun quốc gia của mối đe dọa an
ninh phi truyền thống buộc chúng ta phải điều chỉnh cơ chế, luật pháp phù hợp với
các cam kết quốc tế. Các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề đó để đưa ra những yêu
cầu, khuyến nghị trong các quan hệ nhằm hạn chế hiệu quả lãnh đạo của Đảng, hiệu

lực quản lý của nhà nước; gây tâm lý hoang mang, thiếu niềm tin của nhân dân đối
với Đảng, với chế độ.
- An ninh thông tin có thể gây rối loạn đến hệ thống điều hành quốc gia, tạo ra
các luồng thơng tin xun tạc bóp méo sự thật, gây chia rẽ nội bộ, mất đoàn kết. Từ
đó các thế lực thù địch có điều kiện đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hịa bình”, thúc
đẩy sự chuyển biến, sự chuyển hóa, kích động gây rối, biểu tình bạo loạn, làm mất ổn
định chính trị, tạo sự can thiệp từ nước ngoài


3. Lĩnh vực văn hóa xã hội
- Tồn cầu hóa, các yếu tố an ninh phi truyền thống đe dọa đến sự giữ gìn và
phát triển bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, những
giá trị truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp, thuần phong mỹ tục, những giá trị
đạo đức, lối sống đang là thách thức đối với mỗi quốc gia dân tộc.
- Xu thế mở cửa hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay là điều kiện cho các
luồng tư tưởng văn hóa khác nhau của nước ngồi du nhập vào nước ta. Chúng ta phải
chịu tác động khơng nhỏ từ các luồng văn hóa, đạo đức, lối sống thực dụng, độc hại,
không lành mạnh, làm lệch chuẩn tư tưởng, phẩm chất, đạo đức lối sống của giới trẻ,
làm biến dạng bản sắc văn hóa truyền thống ngàn năm văn hiến của Việt Nam.
4. Lĩnh vực quốc phòng an ninh:
- Những tác động từ các hiểm họa của an ninh phi truyền thống đã ảnh hưởng
lớn đến nguồn lực phát triển quốc phòng an ninh. Trước tiên là cơng tác xây dựng lực
lượng, thế trận quốc phịng, các cơng trình phịng thủ quốc gia, các mặt đảm bảo cho
hoạt động quốc phòng thường xuyên, bảo đảm cho các lực lượng vũ trang thực hiện
nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc, nhất là từ khi thế giới xuất hiện
khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, xung đột dân tộc, sắc tộc…
- Tranh chấp xung đột trên biển Đông, sự mất ổn định trong xã hội do các thế
lực thù địch lợi dụng những yếu tố của an ninh phi truyền thống để chống phá…
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHỊNG NGỪA, ỨNG PHĨ ĐE DỌA TỪ AN
NINH PHI TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Căn cứ vào từng nguy cơ sẽ có các giải pháp cụ thể, trước mắt cần tập trung
vào một số giải pháp sau:
1. Nâng cao nhận thức về các mối đe dọa của an ninh phi truyền thống đối
với an ninh con người, an ninh cộng đồng, an ninh quốc gia và an ninh nhân loại
- Đảng ta luôn đặt các mối đe dọa an ninh phi truyền thống bên an ninh truyền
thống. Trong đó các mối đe dọa an ninh truyền thống mặc dù vẫn tiềm ẩn và biểu
hiện dưới các hình thức, mức độ khác nhau, nhưng xu hướng hịa bình vẫn là chủ đạo.
Cịn an ninh phi truyền thống là vấn đề đang nổi lên gay gắt.
- Các thách thức an ninh phi truyền thống đang diễn biến hết sức phức tạp do
mặt trái của tồn cầu hóa, của kinh tế thị trường, của việc sử dụng các thành tựu khoa
học công nghệ tiên tiến.
- Định dạng các mối đe dọa an ninh phi truyền thống bao gồm an ninh con
người, an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu,
thiên tai, dịch bệnh, … Phạm vi các mối đe dọa của an ninh phi truyền thống sẽ còn
mở rộng và diễn biến phức tạp, đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục theo dõi, nghiên cứu và
bổ sung kịp thời các biện pháp khắc phục.
- Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống khơng của riêng Việt Nam mà mang
tính tồn cầu.
- Một số mối đe dọa an ninh phi truyền thống, có khả năng chuyển hóa thành
an ninh truyền thống như xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, khủng bố bạo loạn, …
2. Chủ động tích cực phịng ngừa ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi


truyền thống
- Chủ động và tích cực đầu tư, phát triển bền vững, không ngừng nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân, chăm lo và bảo vệ tốt môi trường sinh thái.
- Phân loại từng lĩnh vực an ninh phi truyền thống với các đặc điểm khác nhau,
để xác định những cơ chế, phương thức quản trị phù hợp.
- Chủ động tích cực hồn thiện hệ thống thể chế quản trị an ninh phi truyền
thống, nâng cao tính tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế về

phịng ngừa và ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống.
- Chủ động xây dựng lực lượng, đầu tư nguồn lực cho quản trị an ninh phi
truyền thống, ở từng lĩnh vực, từng địa bàn, từng nội dung cụ thể.
- Giữ vững an ninh chính trị, xử lý khơn khéo các vấn đề dân tộc, tôn giáo, giải
tỏa các xung đột xã hội, phịng ngừa và ngăn chặn khả năng chuyển hóa của các xung
đột theo chiều hướng xấu.
- Chủ động tích cực thúc đẩy hợp tác quốc tế trong phòng ngừa và ứng phó với
các mối đe dọa an ninh phi truyền thống.
3. Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và tồn xã hội trong
quản trị và kiểm soát các mối đe dọa an ninh phi truyền thống
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng, các cấp đối với hoạt động
quản trị an ninh phi truyền thống. iếp tục hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về an
ninh phi truyền thống. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức
chính trị, xã hội.
- Cộng đồng doanh nghiệp có vai trị rất quan trọng trong phịng ngừa và ứng
phó với các mối đe dọa của an ninh phi truyền thống. Thu hút sự tham gia của người
dân trong phòng ngừa và ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống.
4. Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế về phịng ngừa kiểm sốt và ứng
phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống
- Quán triệt quan điểm của Đảng ta là chủ động, tích cực hợp tác cùng các
nước, các tổ chức khu vực và quốc tế trong việc ứng phó với các mối đe dọa an ninh
phi truyền thống
- Thống nhất nhận thức xây dựng cơ chế lịng tin, hồn thiện khn khổ, thể
chế pháp lý với các nước về an ninh phi truyền thống.
- Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trong đó hợp tác về phịng ngừa và
ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống thông qua cơ chế và phương
thức đa tầng, đa dạng và linh hoạt.
- Tăng cường chia sẻ thông tin giữa Việt Nam với các nước trên từng nội dung
về các mối đe dọa an ninh phi truyền thống.
5. Huy động nguồn lực tài chính bằng nhiều kênh khác nhau để đầu tư cho

hoạt động phịng ngừa, kiểm sốt ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền
thống
- Nguồn tài chính ngân sách nhà nước; nguồn tài chính doanh nghiệp; nguồn tài
chính xã hội hóa với sự đóng góp rộng rãi của nhân dân và các nhà tài trợ, tận dụng
nguồn tài chính quốc tế.


- Xây dựng quan hệ đối tác công tư trong các hoạt động phịng ngừa và ứng
phó với an ninh phi truyền thống.
KẾT LUẬN
An ninh phi truyền thống là một loại hình anh ninh quốc gia do các yêu tố phi
chính trị, phi qn sự gây ra, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định an ninh của mỗi
quốc gia. An ninh phi truyền thống đã và đang tác động đến nhiều quốc gia trên thế
giới, việc nhận diện các yếu tố an ninh phi truyền thống và tác động của nó sẽ chủ
động xử lý, góp phần hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế xã hội
của các quốc gia trên thế giới, giữ vững ổn định chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã
hội và phát triển bền vững.
Trong bối cảnh hiện nay, các thách thức về an ninh phi truyền thống như khan
hiếm nguồn nước, ơ nhiễm và suy thối mơi trường, biến đổi khí hậu, di cư thiếu kiểm
sốt,… đang là những vẫn đề nổi cộm mà các quốc gia trên tồn thế giới đang phải đối
mặt, trong đó có Việt Nam. Sinh viên cần hiểu thật rõ các nội dung của an ninh phi
truyền thống, tích cực thực hiện và tuyên truyền cho mọi người thực hiện thật tốt các
giải pháp mà Đảng và nhà nước đã đặt ra nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tác
động xấu của an ninh phi truyền thống. Góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Anh (chị) hãy phân tích làm rõ các nhận diện của an ninh phi truyền thống?
2. Anh (chị) hãy nêu các giải pháp phịng ngừa, ứng phó, đe dọa của an ninh
mạng phi truyền thống của Việt Nam hiện nay? Phân tích làm rõ các giải pháp mà
anh (chị) cho là quan trọng nhất?




×