Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Công việc của các nhà quản lý: Lý thuyết và thực tế docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.43 KB, 6 trang )

Công việc của các nhà quản lý: Lý
thuyết và thực tế
Các nhà quản làm làm những gì? Một nghiên cứu mới đây đối với
5 CEO và các nhà quản lý đã kết luận rằng công việc quản lý liên
quan tới các vai trò tương tác giữa những cá nhân, vai trò thông
tin và vai trò quyết định.

Trên lý thuyết
Chính xác bạn làm những gì? Trên cương vị một nhà quản lý, rất
khó để trả lời câu hỏi này. Các cuốn sách kinh doanh thường trả
lời rằng: lên kế hoạch, tổ chức, hợp tác và kiểm soát. Không chỉ
có vậy, công việc của một nhà quản lý còn có thể phức tạp hơn
nhiều. Họ đảm nhận nhiều vai trò khác nhau, rất khó để diễn tả
hết được. Sức ép của công việc có thể hướng nhà quản lý tới:
• đảm nhiệm quá nhiều công việc
• những gián đoạn không ngừng khi làm việc
• trả lời vội vã nhiều sự kiện phức tạp
• hành động hơn là suy nghĩ
• ra quyết định mà không thấy được bức tranh lớn.
Vậy một nhà quản lý làm gì? Làm thế nào để các nhà quản lý có
thể vượt qua các sức ép và yêu cầu đối với công việc của họ?
Điều quan trọng nằm cách thức suy nghĩ và phân bổ công việc để
giải quyết hiệu quả sự phức tạp và rời rạc trong hoạt động quản
lý. Không chỉ có vậy, nhà quản lý cần quay trở lại để nhìn thấy
một bức tranh bao quát hơn đối với các hoạt động của mình.
Trên thực tế
Những gì các nhà quản lý thực sự làm
Cho dù là một nhà giám sát hay một CEO, thành công của nhà
quản lý phụ thuộc trước tiên vào việc nhận ra chuỗi các vai trò
mà công ty mong đợi họ thực hiện tốt nhất.
Vai trò tương tác cá nhân


• Đứng mũi chịu sào - Nhà quản lý đại diện cho một tập thể trước
công ty hay một cộng đồng khác rộng lớn hơn.
• Lãnh đạo – Nhà quản lý tuyển dụng, đào tạo và động viên các
nhân viên.
• Đầu mối liên lạc – Nhà quản lý duy trì một liên lạc với các đồng
nghiệp và cổ đông bên ngoài phạm vi quyền hạn của họ.

Vai trò thông tin

• Giám sát – Nhà quản lý thúc đẩy các mạng lưới cá nhân để rà
soát môi trường cho các thông tin thiết yếu.
• Phổ biến – Nhà quản lý cung cấp thông tin cho các nhân viên
cấp dưới vốn dĩ thiếu khả năng tiếp cận các dữ liệu quan trọng.
• Phát ngôn viên – Nhà quản lý cung cấp thông tin thay mặt tập
thể của mình tới ban lãnh đạo công ty hay tới các cá nhân, tổ
chức bên ngoài.

Vai trò ra quyết định

• Nhà doanh nghiệp – Nhà quản lý khởi xướng các dự án nhằm
cải thiện lợi nhuận hay quy trình của tập thể.
• Dàn xếp các mâu thuẫn, bất ổn – Nhà quản lý sẽ dàn xếp các
khủng hoảng phát sinh từ các nhân viên, khách hàng, nhà cung
cấp, hệ thống hay chỉ là một tai nạn không ngờ tới.
• Phân bổ các nguồn lực – Nhà quản lý quyết định ai sẽ nhận
những gì, phân bổ các thời gian công việc, tham gia vào quyết
định,….
• Đàm phán – Nhà quản lý sử dụng các thông tin chiến lược để
giải quyết các phàn nàn, thiết lập các hợp đồng và đẩy mạnh các
quyết định chia sẻ.


Trở thành một nhà quản lý hiệu quả hơn

Việc thấy được và áp dụng các vai trò quản lý khác nhau sẽ giúp
các nhà quản lý loại bỏ cảm giác bị tràn ngập và rời rạc, giải
quyết tốt các vấn đề đặt ra với một bức tranh tổng thể trong tâm
trí. Nhà quản lý có thể chinh phục được các thách thức của
những trách nhiệm lớn lao với sự quan tâm và suy xét thấu đáo.
Những nguyên tắc đó có thể giúp nhà quản lý:

×