Tải bản đầy đủ (.doc) (226 trang)

Định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam sống tại Việt Nam và Ba Lan.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 226 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

MAI VĂN HẢI

ĐỊNH HƢỚNG GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH CỦA
NGƢỜI VIỆT NAM SỐNG TẠI VIỆT NAM VÀ
BA LAN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

Hà Nội, 2021


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

MAI VĂN HẢI

ĐỊNH HƢỚNG GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH CỦA
NGƢỜI VIỆT NAM SỐNG TẠI VIỆT NAM VÀ
BA LAN
Ngành: Tâm lý học
Mã số: 9.31.04.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Văn Hảo



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ một cơng
trình nào khác.
Tác giả luận án

Mai Văn Hải


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận án này, tơi xin dành những lời tri ân chân thành đến
PGS.TS. Lê Văn Hảo, người đã tận tình động viên, khuyến khích và hướng
dẫn tơi trong q trình học tập, nghiên cứu.
Tơi xin chân thành cảm ơn Khoa Tâm lý – Giáo dục, Học viện Khoa
học Xã hội, Ban Giám hiệu và các phòng ban chức năng đã tổ chức giảng dạy,
hỗ trợ tơi trong q trình học tập.
Tơi xin cảm ơn các thầy cô trong lĩnh vực tâm lý học đã chỉ bảo, góp ý
cho tơi trong q trình viết luận án.
Tơi muốn bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và bạn bè
đã động viên, hỗ trợ tơi trong q trình học tập.
Tác giả luận án


MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Mở đầu..............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................3
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu.....................................3
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án...................................................5
6. Đóng góp mới của luận án..........................................................................6
7. Cấu trúc của luận án...................................................................................7
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về giá trị gia đình và định
hƣớng giá trị gia đình.....................................................................................8
1.1. Nghiên cứu ở nƣớc ngồi về giá trị gia đình và định hƣớng giá trị gia đình
........................................................................................................................... 8
1.1.1. Các nghiên cứu về giá trị gia đình..........................................................8
1.1.2. Các nghiên cứu về định hướng giá trị gia đình.......................................18
1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam về giá trị gia đình và định hƣớng giá trị gia đình
........................................................................................................................... 28
12.1. Hướng nghiên cứu về các giá trị nói chung của người Việt Nam trong đó có
có giá trị gia đình..............................................................................................28
1.2.2. Hướng nghiên cứu về giá trị và định hướng giá trị gia đình thể hiện ở các
mối quan hệ trong gia đình...............................................................................31
Chƣơng 2. Cơ sở lý luận về định hƣớng giá trị gia đình............................35
2.1. Lý luận về các giá trị phổ quát trên thế giới..........................................35
2.1.1. Lý thuyết của Geert Hofstede..................................................................35
2.1.2. Lý thuyết của Shalom Schwartz...............................................................38
2.1.3. Lý thuyết của Inglehart............................................................................39
2.2. Lý luận về giá trị.......................................................................................41
2.2.1. Khái niệm................................................................................................41
2.2.2. Đặc điểm..................................................................................................43
2.2.3. Phân loại.................................................................................................45
2.3. Lý luận về định hƣớng giá trị.................................................................46
2.3.1. Khái niệm................................................................................................46
2.3.2. Đặc điểm..................................................................................................48

2.3.3. Vai trò của định hướng giá trị.................................................................50
2.4. Lý luận về gia đình...................................................................................51


2.4.1. Khái niệm................................................................................................51
2.4.2. Phân loại.................................................................................................53
2.4.3. Một số chức năng cơ bản của gia đình...................................................53
2.5. Lý luận về định hƣớng giá trị gia đình và định hƣớng giá trị gia đình của

Việt Nam...........................................................................................................55
2.5.1. Khái niệm................................................................................................55
2.5.2. Một số đặc điểm định hướng giá trị gia đình iệt Nam hiện nay............55
2.5.3. Định hướng giá trị gia đình iệt Nam truyền thống...............................57
2.5.4. Định hướng giá trị gia đình của Ba Lan.................................................61
2.6. Các yếu tố ảnh hƣởng tới định hƣớng giá trị gia đình........................64
2.6.1. Yếu tố khách quan...................................................................................64
2.6.2. Yếu tố cá nhân.........................................................................................67
Chƣơng 3. Tổ chức và phƣơng pháp nghiên cứu định hƣớng giá trị gia đình
của ngƣời Việt Nam sống tại Việt Nam và Ba Lan......................................72
3.1. Tổ chức nghiên cứu..................................................................................72
3.1.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận..................................................................72
3.1.2. Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn...............................................................73
3.2. Mẫu khách thể khảo sát thực trạng........................................................73
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................74
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu............................................................74
3.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi......................................................78
3.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu...................................................................82
3.3.4. Phương pháp phân tích chân dung.........................................................86
3.3.5. Xử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học..................................86
Chƣơng 4. Kết quả nghiên cứu thực tiễn định hƣớng giá trị gia đình của

ngƣời Việt Nam sống tại Việt Nam và Ba Lan.............................................89
4.1. Định hƣớng giá trị nói chung của hai nhóm khách thể........................89
4.2. Định hƣớng giá trị gia đình thể hiện trong chức năng của gia đình...98
4.3. Định hƣớng giá trị gia đình thể hiện trong các mối quan hệ cơ bản của gia
đình...................................................................................................................102
4.3.1. Mối quan hệ cha mẹ - con.......................................................................102
4.3.2. Mối quan hệ vợ - chồng...........................................................................114
4.4. Ảnh hƣởng của một số yếu tố đến định hƣớng giá trị gia đình của hai
nhóm.................................................................................................................126
4.4.1. Thời gian nhập cư và định hướng giá trị gia đình..................................126


4.4.2. Ảnh hưởng của các yếu tố nghề nghiệp, giới và tuổi đến định hướng giá trị

gia đình..............................................................................................................131
4.5. Phân tích chân dung tâm lý.....................................................................132
4.5.1. Khách thể L.............................................................................................132
4.5.2. Khách thể Q.............................................................................................134
4.5.3. Khách thể K.............................................................................................136
Thảo luận và Kết luận.....................................................................................141
1. Thảo luận.....................................................................................................141
2. Kết luận........................................................................................................143
3. Kiến nghị......................................................................................................146
4. Hạn chế của luận án và hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai...................147
Danh mục tài liệu tham khảo.........................................................................149
Công trình đã cơng bố
Phụ lục


DANH MỤC CÁC BẢNG

Tên bảng
Bảng 2.1. Các giá trị phổ quát theo quan điểm của Hofstede

Tra
3

Bảng 2.2. Việt Nam và Ba Lan theo lý thuyết của Hofstede

3

Bảng 3.1: Thông tin về mẫu nghiên cứu

7

Bảng 3.2. Thông tin về các khách thể tham gia phỏng vấn sâu

8

Bảng 4.1. Đánh giá của hai nhóm về 10 giá trị trên thế giới theo quan điểm của

8

Schwartz
Bảng 4.2. Đánh giá của hai nhóm khách thể nhập cư và không nhập cư về các

9

giá trị phổ biến ở Việt Nam
Bảng 4.3. Các giá trị quan trọng nhất theo nhận định của các khách thể


9

Bảng 4.4. Ý nghĩ đầu tiên xuất hiện khi nghĩ về gia đình của người nhập cư

9

Bảng 4.5. Niềm tin của hai nhóm khách thể về chức năng của gia đình

9

Bảng 4.6. Xu hướng hành vi thể hiện chức năng của gia đình của hai nhóm

10

Bảng 4.7. Mối quan hệ giữa niềm tin và hành vi thể hiện chức năng của gia

10

đình
Bảng 4.8. Niềm tin về mối quan hệ cha mẹ - con ở hai nhóm khách thể

10

Bảng 4.9. Xu hướng hành vi thể hiện mối quan hệ cha mẹ - con ở hai nhóm

10

khách thể
Bảng 4.10. Tương quan giữa niềm tin và xu hướng hành vi trong mối quan hệ


10

cha mẹ - con
Bảng 4.11. Niềm tin của hai nhóm về mong muốn có con trai

10

Bảng 4.12. Xu hướng hành vi ở hai nhóm về mong muốn có con trai

10

Bảng 4.13. Mối quan hệ giữa niềm tin và xu hướng hành vi thể hiện việc mong

11

muốn có con trai
Bảng 4.14. Niềm tin của hai nhóm về mối quan hệ vợ - chồng

11

Bảng 4.15. Xu hướng hành vi của hai nhóm về mối quan hệ vợ - chồng

11

Bảng 4.16. Tương quan giữa niềm tin và xu hướng hành vi trong mối quan hệ

12

vợ - chồng
Bảng 4.17. Niềm tin và xu hướng hành vi của hai nhóm khách thể về vấn đề

tình dục

12


Bảng 4.18. So sánh đánh giá của hai nhóm nhập cư về mối quan hệ cha mẹ -

12

con
Bảng 4.19. So sánh đánh giá của hai nhóm nhập cư về mối quan hệ vợ - chồng

12


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Tên sơ đồ, biểu đồ
Biểu đồ 2.1: Các chiều cạnh văn hóa theo lý thuyết về giá trị

Trang
38

của Schwartz
Biểu đồ 2.2. Các chiều cạnh văn hóa theo lý thuyết của

39

Schwartz
Biểu đồ 2.3: Lý thuyết của Inglehart về các giá trị trên thế giới


40

Biểu đồ 2.4. Khung lý thuyết của luận án

70

Biểu đồ 3.1. Kết quả tìm kiếm nghiên cứu về giá trị gia đình

75

của người nhập cư gốc Việt
Biểu đồ 3.2. Kết quả tìm kiếm nghiên cứu về định hướng giá

77

trị gia đình của người nhập cư
Biểu đồ 4.1. Lý do thúc đẩy nhóm khách thể nhập cư ra nước
ngoài

97


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Định hướng giá trị là một trong những khía cạnh quan trọng của con người.
Nó quy định điều người ta hướng đến, tìm kiếm trong cuộc sống của mình. Có thể
nói, hệ giá trị cá nhân hướng tới sẽ quyết định việc cá nhân sống, hoạt động như
thế nào nhằm vươn tới, đạt được điều họ cho là quan trọng, là hữu ích trong cuộc
đời. Mặt khác, khi cá nhân rơi vào tình huống có sự sự xung đột các giá trị như

giữa các nền văn hóa, các thế hệ thì việc cá nhân đó đánh giá điều gì là quan trọng
sẽ giúp họ xử lý, tìm kiếm cách thức ứng xử phù hợp.
Gia đình ln là một trong những giá trị quan trọng và thiêng liêng nhất với
con người. Nhiều nghiên cứu về giá trị trên thế giới và Việt Nam đã chứng minh
điều đó [5], [65], [66]. Trong thời đại tồn cầu hóa, hiện tượng di cư, nhập cư,
cũng như hơn nhân đa quốc gia đang ngày càng trở nên phổ biến. Chính vì vậy,
trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu về định hướng giá trị gia đình của
người nhập cư trên thế giới đã được tiến hành. Những nghiên cứu đó thường tập
trung vào q trình tiếp biến và thích nghi với nền văn hóa [96], [60]; bản sắc văn
hóa của người nhập cư [93], [88]; sự thay đổi trong các mối quan hệ của gia đình
nhập cư [105], [36]; sự xung đột giữa các thế hệ trong gia đình người nhập cư [50];
hành vi và sự thực hiện đạo hiếu của con cái với cha mẹ [81]… Có thế nói, những
nghiên cứu này đã thực sự hữu ích trong việc nâng cao hiểu biết về người nhập cư
cũng như về sự đa dạng văn hóa trên bình diện toàn cầu.
Trong nhưng năm gần đây, một số nghiên cứu về định hướng giá trị gia đình
của người Việt Nam tại nước ngoài đã được tiến hành. Tingvold (2012) đã nghiên
cứu về q trình tiếp biến văn hóa của người Việt Nam tị nạn [108]. Rosenthal và
đồng nghiệp (1996) đã nghiên cứu về trẻ vị thành niên Việt Nam sống tại Australia
và chỉ ra thế hệ trẻ ít nhận mạnh vào các giá trị gia đình truyền thống hơn bố mẹ
chúng [95]. Điểm qua một số cơng trình nghiên cứu như vậy, chúng ta có thể thấy
dù người Việt Nam sống tại nước ngồi là một cộng đồng đơng đảo và có bản sắc
văn hóa rõ nét, nhưng vẫn chưa có nhiều nghiên cứu tập trung vào so sánh giá trị
1


gia đình của hai nhóm trong và ngồi nước, so sánh sự giống nhau và khác biệt
trong giá trị gia đình hiện nay với giá trị gia đình Việt Nam truyền thống.
Theo thống kê của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, người
Việt Nam sống tại nước ngồi ước tính khoảng 5,3 triệu người tại 130 quốc gia và
vùng lãnh thổ (theo dangcongsan.vn, cập nhật lúc 17:22, Thứ ba, 24/11/2020). Vì

vậy, người Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài rất cần được quan tâm nghiên
cứu sâu hơn nhìn từ góc độ các giá trị văn hóa, gia đình của họ bởi gia đình khơng
chỉ thiêng liêng với mỗi cá nhân, đặc biệt với người nhập cư, mà còn là một trong
những thiết chế mang đậm bản sắc văn hóa của một dân tộc, nhóm người.
Xuất phát từ những lý do trên, luận án tiến hành nghiên cứu định hướng giá trị
gia đình của người Việt Nam sống tại Việt Nam và Ba Lan nhằm đóng góp vào
hiểu biết chung về giá trị gia đình của người nhập cư nói chung và người Việt Nam
nói riêng trên thế giới. Sự giống và khác nhau trong định hướng giá trị gia đình của
hai nhóm khách thể sống tại Việt Nam và Ba Lan sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm
bản sắc văn hóa người Việt Nam trong q trình giao thoa văn hóa.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận và thực trạng định hướng giá trị gia đình của người Việt
Nam ở Việt Nam và Ba Lan. Từ đó, đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm duy trì,
phát huy bản sắc văn hóa và chính sách phù hợp với người Việt Nam ở nước ngoài
trong thời đại toàn cầu hóa, di cư, nhập cư diễn ra một cách phổ biến.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề.
- Xây dựng cơ sở lý luận về định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam

sống tại Việt Nam và tại Ba Lan.
- Nghiên cứu thực trạng định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam tại

Việt Nam và tại Ba Lan.
- Đề xuất một số kiến nghị góp phần xây dựng chính sách duy trì và phát huy

bản sắc văn hóa và định hướng giá trị gia đình phù hợp với người Việt Nam nhập
cư.



3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam ở Việt Nam và Ba Lan thông
qua hai mối quan hệ cha mẹ - con, vợ - chồng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận án nghiên cứu chỉ ra biểu hiện và xu thế định hướng giá
trị gia đình của 2 nhóm nhập cư và khơng nhập cư thể hiện qua 2 mối quan hệ cơ
bản trong gia đình (cha mẹ - con và vợ - chồng).
- Về khách thể khảo sát: Đối với nhóm khách thể nhập cư tác giả luận án đã
liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan để tìm hiểu về thống kê nhân khẩu về
cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan. Tuy nhiên, họ khơng có bản thống kê như
vậy mà chỉ ước lượng số người Việt Nam tại Ba Lan. Mặt khác, nhóm khách thể là
người Việt Nam tại Ba Lan vốn có nhiều khó khăn trong tiếp cận như họ làm việc
ở nước ngồi, khơng sẵn sàng trong tiếp xúc, chia sẻ. Chính vì vậy, nhóm khách
thể tại Ba Lan được lựa chọn theo nguyên tắc mẫu thuận tiện.
- Khách thể nghiên cứu:
+ 110 người Việt nam sống tại Việt Nam, 106 người Việt Nam đang sinh
sống làm việc tại Ba Lan (đề tài chỉ lựa chọn những người đã sống tại Ba Lan từ 03
năm trở lên).
+ 17 người Việt Nam lập gia đình với người Ba Lan từ 03 năm trở lên.
+ Phân tích chân dung tâm lý với 03 người Việt Nam lập gia đình với người
Ba Lan.
- Về địa bàn nghiên cứu: Với nhóm khách thể là người nhập cư, đề tài khảo

sát tại Ba Lan.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Các cách tiếp cận

- Tiếp cận hoạt động: Tiếp cận hoạt động cho phép luận án nghiên cứu, đánh

giá, lý giải các biểu hiện định hướng giá trị gia đình của các khách thể nghiên cứu
từ góc độ hoạt động của họ. Chỉ trên cơ sở làm rõ đặc thù công việc, hoạt động của
các khách thể nghiên cứu, luận án mới có thể lý giải được quá trình phát triển, sự


thay đổi của định hướng giá trị gia đình của các khách thể, đặc biệt là với nhóm
khách thể nhập cư.
- Tiếp cận hệ thống: Định hướng giá trị gia đình của các khách thể nghiên cứu

là sự lựa chọn, hướng tới hệ thống giá trị nhất định liên quan đến gia đình. Chính
vì vậy, luận án tiếp cận định hướng giá trị gia đình từ góc độ hệ thống, lý giải
những thay đổi, khác biệt giữa hai nhóm khơng chỉ từ những biểu hiện cụ thể mà
cịn có cái nhìn tồn diện, hệ thống các biểu hiện, nhóm nội dung nghiên cứu.
- Tiếp cận lịch sử - xã hội: Cách tiếp cận này cho phép luận án nghiên cứu, lý

giải các biểu hiện, chiều hướng phát triển của định hướng giá trị từ góc độ mơi
trường xã hội cụ thể. Nhóm khách thể là người Việt Nam sống tại Ba Lan với tư
cách là nhóm nhập cư, sống trong nền văn hóa khác sẽ có những thay đổi, biến đổi
nhất định so với nhóm khách thể trong nước. Việc xem xét, phân tích định hướng
giá trị gia đình của hai nhóm từ góc nhìn lịch sử - xã hội cụ thể sẽ cho phép luận án
hiểu đầy đủ và chính xác những đặc điểm định hướng giá trị gia đình của hai
nhóm.
- Tiếp cận phát triển: Định hướng giá trị gia đình với tư cách là một hiện

tượng tâm lý phản ánh đời sống, hoạt động của hai nhóm khách thể trong các mối
quan hệ gia đình. Chính vì vậy, định hướng giá trị gia đình cũng có q trình phát
triển, biểu hiện phù hợp với đặc thù cơng việc, hoạt động, mơi trường văn hóa xã
hội – lịch sử của các nhóm mẫu nghiên cứu.

- Tiếp cận liên ngành: định hướng giá trị nói chung và định hướng giá trị gia

đình nói riêng của người nhập cư và khơng nhập cư là vấn đề phức tạp, địi hỏi
phải sử dụng các tri thức của các lĩnh vực không chỉ tâm lý học mà cịn xã hội học,
văn hóa học, triết học… Chính vì vậy, luận án này có cách tiếp cận liên ngành, trên
cơ sở các phương pháp tiếp cận của tâm lý học là chủ đạo.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đề tài sử dụng các nghiên cứu về định

hướng giá trị gia đình của người nhập cư cũng như của người Việt Nam ở nước
ngoài được cung cấp bởi cơ sở dữ liệu EBSCOweb. Bên cạnh đó, các nghiên cứu


về giá trị văn hóa gia đình, định hướng giá trị gia đình tại Việt Nam cũng được
quan tâm tìm hiểu nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Khảo sát bằng bảng hỏi với người

Việt Nam đang sống tại Việt Nam và Ba Lan. Nội dung bảng hỏi đề cập đến các
vấn đề như: Đánh giá của hai nhóm khách thể về các giá trị phổ quát trên toàn cầu,
các giá trị phổ biến ở Việt Nam. Định hướng giá trị trong các mối quan hệ cơ bản
trong gia đình Việt Nam.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn được tiến hành với người Việt

Nam lập gia đình với người Ba Lan hiện đang sống ở cả Việt Nam và Ba Lan.
Phỏng vấn sâu sẽ giúp làm sáng tỏ các nội dung vốn khó để có thể khai thác bằng
phương pháp điều tra bằng bảng hỏi như sự yêu thích con trai, việc sống chung với
nhau như vợ chồng giữa người Việt Nam ở nước ngoài dù đã có gia đình ở Việt
Nam.
- Phương pháp phân tích chân dung tâm lý: Luận án tiến hành phân tích chân


dung tâm lý với 3 trường hợp là người Việt Nam lập gia đình với người Ba Lan.
- Xử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học.
4.3. Giả thuyết nghiên cứu

Hai nhóm khách thể nhập cư và khơng nhập cư có nhiều tương đồng trong
định hướng giá trị gia đình như thủy chung trong mối quan hệ vợ - chồng; bố mẹ
hết lịng chăm sóc con, con hiếu thảo với bố mẹ trong mối quan hệ cha mẹ - con.
Bên cạnh đó, q trình giao lưu và tiếp biến các giá trị văn hóa cũng khiến hai
nhóm có những khác biệt trong định hướng giá trị như bố mẹ nhập cư ít áp đặt con
cái, vợ chồng bình đẳng hơn.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Đề tài nghiên cứu đã xây dựng hệ thống khái niệm có liên quan như giá trị,
định hướng giá trị, gia đình, định hướng giá trị gia đình, giá trị gia đình Việt Nam
và Ba Lan, các lý thuyết về giá trị văn hóa phổ quát trên thế giới. Những khái niệm
này góp phần làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, đóng góp vào dịng chảy các nghiên
cứu về giá trị văn hóa gia đình của người nhập cư cả trong và ngoài nước.


Kết quả nghiên cứu của đề tài vừa là những biểu hiện sinh động, minh chứng
cho thực tiễn phong phú về cuộc sống và giá trị văn hóa Việt Nam ở trong và ngồi
nước đồng thời là đóng góp cho các nghiên cứu xuyên văn hóa trên thế giới về
định hướng giá trị gia đình ở các nền văn hóa khác nhau, trong các bối cảnh nhập
cư và không nhập cư. Trên cơ sở sử dụng giá trị gia đình Việt Nam truyền thống
như nội dung nền tảng, luận án không chỉ chỉ ra thực trạng định hướng giá trị gia
đình của hai nhóm khách thể mà cịn làm rõ hơn sự khác biệt trong định hướng giá
trị gia đình của hai nhóm khách thể. Thơng qua đó, ta thấy được q trình thay đổi,
thích nghi và tiếp biến văn hóa của Việt Nam trong mối quan hệ với các nền văn
hóa khác.
6. Đóng góp mới của luận án


Luận án đã làm phong phú thêm các nghiên cứu về định hướng giá trị gia đình
của người Việt Nam khơng chỉ ở trong nước mà cịn ở ngồi nước. Thơng qua việc
tìm hiểu các giá trị phổ quát trên thế giới và Việt Nam, luận án đã định vị được giá
trị gia đình trong các giá trị chung. Từ đó luận án tiếp tục làm rõ hơn giá trị gia
đình thơng qua các mối quan hệ cơ bản trong gia đình là mối quan hệ cha mẹ - con
và mối quan hệ vợ - chồng.
Về mặt lý luận, luận án có đóng góp ở hai phương diện: (1) tiến hành tổng
quan các nghiên cứu trên thế giới về giá trị gia đình và định hướng giá trị gia đình
của người nhập cư theo chuẩn PRISMA (Preferred Reporting Items for Systematic
Reviews and Meta-Analyses); (2) xây dựng cơ sở lý luận về giá trị, định hướng giá
trị và định hướng giá trị gia đình của hai nhóm khách thể nghiên cứu. Đây cũng là
một nghiên cứu mới về tâm lý học gia đình, tâm lý học giá trị theo hướng tiếp biến
và giao thoa văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế mạnh mẽ. Là một tài liệu
tham khảo cần thiết cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập về giá trị học, và
định hướng giá trị về tâm lý học gia đình.
Về mặt thực tiễn, thơng qua sự so sánh định hướng giá trị gia đình của hai
nhóm, cũng như sự giống và khác nhau trong định hướng giá trị gia đình so với
quan điểm và niềm tin truyền thống, nghiên cứu cung cấp bức tranh đa dạng, nhiều
chiều về bản sắc văn hóa – gia đình của Việt Nam khơng chỉ trong q trình phát


triển trong nước mà cịn cả ở nhóm nhập cư, vốn ln diễn ra q trình thích nghi
và tiếp biến các giá trị văn hóa tại đất nước họ di cư đến. Nghiên cứu này cũng đã
nêu lên một hiện trạng về định hướng gia đình thể hiện ở chức năng gia đình và
được bộc lộ ở 2 mối quan hệ cơ bản trong gia đình là mối quan hệ cha mẹ - con và
mối quan hệ vợ chồng ở hai nhóm khách thể. Vì vậy, kết quả nghiên cứu thực tiễn
vừa đóng góp, bổ sung cho lý luận về tâm lý học xuyên văn hóa với giá trị và định
hướng giá trị của người nhập cư, đồng thời làm rõ thêm thực tiễn cuộc sống, gia
đình người nhập cư trên thế giới.

7. Cấu trúc của luận án

Luận án có cấu trúc như sau: Mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài
liệu tham khảo, danh mục cơng trình đã công bố và phụ lục. Nội dung của luận án
gồm 4 chương, cụ thể như sau:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về giá trị gia đình và định hướng
giá trị gia đình
Chương 2. Cơ sở lý luận về định hướng giá trị gia đình
Chương 3. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu định hướng giá trị gia đình
của người Việt Nam sống tại Việt Nam và Ba Lan
Chương 4. Kết quả nghiên cứu thực tiễn định hướng giá trị gia đình của
người Việt Nam sống tại Việt Nam và Ba Lan


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH
VÀ ĐỊNH HƢỚNG GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH
1.1. Nghiên cứu ở nƣớc ngồi về giá trị gia đình và định hƣớng giá trị gia

đình
1.1.1. Các nghiên cứu về giá trị gia đình
a. Hƣớng nghiên cứu về q trình thích nghi và tiếp biến văn hóa

Trong q trình sinh sống và làm việc tại nước ngồi, người nhập cư nói
chung và người Việt Nam nhập cư nói riêng ln diễn ra q trình thích nghi và
tiếp biến văn hóa. Sam (2000) đã nghiên cứu làm rõ những yếu tố ảnh hưởng tới
hạnh phúc của người nhập cư tại nước ngoài và nhận thấy sự cân bằng giữa hai nền
văn hóa, văn hóa gốc của người nhập cư và văn hóa của nước đến, đóng vai trị
quan trọng [96]; nhờ đó, người nhập cư có thể hịa nhập tốt hơn [84]. Ngun nhân
khiến trẻ em nhập cư rơi vào trạng thái stress là do các em gặp khó khăn trong việc

cân bằng hai nền văn hóa khác nhau [84]. Ví dụ, trong gia đình nhập cư, trẻ ít chú
ý đến các giá trị văn hóa truyền thống, trong khi bố mẹ lại ln chú trọng và việc
giữ gìn và hướng con cái đến các giá trị này [95]. Sự khác biệt này gây ra tình
trạng căng thẳng ở người Việt Nam nhập cư [88]. Như vậy, q trình thích nghi và
tiếp biến ln địi hỏi người nhập cư phải linh hoạt và điều chỉnh các giá trị sống
cho phù hợp với bối cảnh cụ thể. Quá trình này được coi là thành cơng khi người
nhập cư hịa nhập tốt và xã hội và nền văn hóa mới nhưng cũng đồng thời duy trì
được các giá trị văn hóa bản sắc của họ. Zhou và Bankston (1994) đã nghiên cứu
và khẳng định văn hóa truyền thống của người nhập cư có vai trị rất quan trọng, là
vốn xã hội (social capital) giúp người nhập cư hòa nhập tốt và vươn lên trong cuộc
sống. Những sinh viên nhập cư khẳng định sự gắn bó với các giá trị gia đình truyền
thống của dân tộc họ thường đạt thành tích cao trong học tập [123]. Liên quan đến
vấn đề thành thích học tập của trẻ em nhập cư, Caplan (1985) trên cơ sở so sánh trẻ
em nhập cư gốc Việt và trẻ em trong các gia đình bản địa và nhận thấy trẻ nhập cư
thực hiện rất tốt các nhiệm vụ học tập của mình dù ngơn ngữ của chúng có thể kém


hơn nhóm trẻ bản xứ [46]. Hsin (2010) đã khẳng định việc biết nhiều ngôn ngữ là
một biểu hiện rõ nét của q trình tiếp biến văn hóa ở trẻ và gia đình nhập cư.
Những điều kiện giúp trẻ có thể học tốt ngôn ngữ và biết nhiều thứ tiếng như môi
trường đa ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung), những trải nghiệm xuyên
quốc gia như nghe nhạc và các bài hát Việt, về thăm quê hương cũng như gọi điện
về cho họ hàng ở Việt Nam [71].
Bên cạnh việc nghiên cứu định hướng giá trị văn hóa của trẻ em nhập cư, một
số nghiên cứu cũng đã tập trung tìm hiểu về các giá trị văn hóa với người già, vai
trị giới trong gia đình nhập cư. Vo-Thanh-Xuan và Rice (2000) đã phỏng vấn sâu
với 36 ông bà gốc Việt đang sống cùng con cháu tại Úc và nhận thấy, đối với người
cao tuổi, để có cuộc sống hạnh phúc trong điều kiện giao tiếp xã hội bị hạn chế, rào
cản về ngôn ngữ… những người già nhập cư cũng cần tích cực học hỏi điều mới
mẻ từ con cháu, trau dồi thêm về ngôn ngữ. Bên cạnh đó, vai trị của người cao tuổi

trong gia đình vẫn được khẳng định như là sử gia trong gia đình, người duy trì và
truyền bá các giá trị văn hóa Việt Nam, là cầu nối giữa các thế hệ, hỗ trợ chăm sóc
con cháu, là tấm đệm cho các xung đột trong gia đình [115].
Giới và vai trị giới trong gia đình nhập cư là một trong những khía cạnh quan
trọng của q trình thích nghi và tiếp biến văn hóa. Thơng qua việc làm rõ vai trị
giới, các nhà nghiên cứu có thể thấy được người nhập cư gốc Việt hướng đến các
giá trị và vai trò giới truyền thống hay tiếp thu các giá trị bình đẳng giới hiện đại.
Zhou và Bankston (2001) đã nghiên cứu về sự thay đổi của vai trò giới thể hiện
trong lĩnh vực giáo dục cho bé gái gốc Việt. Kết quả nghiên cứu này cho thấy bố
mẹ nhập cư người Việt luôn sẵn sàng hỗ trợ và đầu tư cho con gái học tập để có
học vấn cao vì điều đó giúp con họ có khả năng có thu nhập cao hơn và có thể lập
gia đình với những người đàn ơng có địa vị xã hội tốt [124]. Để làm rõ hơn vấn đề
này, Bankston (2004) đã phỏng vấn và rút ra một số lý do để giải thích cho thành
tích học tập cao của trẻ em gốc Việt, bao gồm: sự gắn bó chặt chẽ trong các mối
quan hệ gia đình và cộng đồng vốn ln ủng hộ cho niềm tin về việc vươn lên
trong cuộc sống, các giáo viên dạy trẻ đã hình thành những định khn tích cực về
trẻ em gốc Việt và những định khuôn này tạo ra những phản ứng tích cực của giáo


viên với học sinh và cuối cùng, vai trò của cha mẹ gốc Việt cũng là một yếu tố
quan trọng theo hướng các cha mẹ luôn đặt kỳ vọng cao ở con cái họ vì họ cũng có
những trải nghiệm tích cực về thành tích tốt trong học tập ở cộng đồng mình [37].
So sánh cha mẹ gốc Việt và gốc Trung Quốc tại Úc, Dandy và Nettelbeck (2002)
cũng cho rằng: sự kỳ vọng và ủng hộ của cha mẹ với con cái là yếu tố quan trọng
thúc đẩy việc con cái họ đạt thành tích cao trong học tập [55].
Trong văn hóa Việt Nam truyền thống, người phụ nữ ln được nhìn nhận
phải hi sinh và chịu đựng vì chồng con, gia đình. Những niềm tin này đã định
hướng vai trò và hành vi ứng xử của người phụ nữ Việt Nam trong quá khứ, luôn
phải tuân theo “tam tòng – tứ đức”. Hoang (2016) đã nghiên cứu những giá trị cốt
lỗi về người phụ nữ liên quan đến niềm tin về sự hi sinh (self-sacrifice) và chịu

đựng (endurance) ở những người phụ nữ Việt Nam sống và làm việc tại Đài Loan.
Trong điều kiện sống và làm việc tại nước ngoài, những người phụ nữ Việt tại Đài
Loan phải đối mặt với nhiều khó khăn như chồng khơng chung thủy và cờ bạc, xa
cách và thiếu sự gắn bó với con… Tuy vậy, những người phụ nữ Việt tại Đài Loan
vẫn khẳng định các giá trị nói trên và coi đó như sự chuẩn bị cho tương lai và chăm
sóc cho gia đình [68].
Năm 2001, Kwak và Berry đã tiến hành so sánh thái độ tiếp biến văn hóa ở
các nhóm trẻ vị thành niên và cha mẹ nhập cư đến từ Việt Nam, Hàn Quốc, Ấn Độ
và Châu Âu. Đối với nhóm trẻ vị thành niên và cha mẹ Việt Nam, kết quả nghiên
cứu khẳng định sự khác biệt trong tiếp biến văn hóa giữa hai nhóm con cái và cha
mẹ theo hướng bố mẹ khẳng định mạnh mẽ các giá trị văn hóa truyền thống hơn
con, trong khi nhóm con lại khẳng định tầm quan trọng của việc thành thạo tiếng
Anh hơn nhóm cha mẹ. Cũng tương tự như thế, nhóm cha mẹ có xu hướng mong
muốn con cái họ lập gia đình với người cùng dân tộc với mình nhiều hơn con cái
[83].
Nói tóm lại, một vài nghiên cứu nói trên đã khẳng định rõ nét q trình thích
nghi và tiếp biến văn hóa của người nhập cư gốc Việt. Q trình đó thể hiện trong
việc người nhập cư học ngôn ngữ, cân bằng và hài lòng với cuộc sống tại đất nước
sở tại, linh hoạt trong vai trò giới, hỗ trợ con cháu các cơng việc trong gia đình…


Những thay đổi và khác biệt giữa các thế hệ đã thể hiện rõ nét giá trị gia đình của
những người con đất Việt trong quá trình sinh sống làm ăn nơi đất khách quê
người.
b. Hƣớng nghiên cứu giá trị gia đình của ngƣời nhập cƣ thể hiện trong

các biểu hiện tâm lý cụ thể
Nasser (2012) nghiên cứu bằng khảo sát qua điện thoại với 3511 người nhập
cư gốc Á tại Mỹ, trong đó có người Việt Nam (khơng có thông tin bao nhiêu người
Việt Nam tham gia khảo sát). Kết quả nghiên cứu này cho rằng so với người Mỹ,

những người nhập cư gốc Á tham gia phỏng vấn đã đánh giá giá trị của công việc,
hôn nhân và gia đình cao hơn, họ cũng có sự hài lịng với cuộc sống cao hơn so với
người Mỹ [87].
Từ góc độ các mối quan hệ gia đình, Xiong và đồng nghiệp (2005) tìm hiểu
quan niệm thế nào là cha mẹ tốt và thế nào là người con tốt ở 36 bố mẹ nhập cư và
37 trẻ vị thành niên người Campuchia, Lào, Việt Nam và Hmong. Bằng phương
pháp thảo luận nhóm, kết quả cho thấy người con tốt được miêu tả là người vâng
lời, kính trọng cha mẹ và người cao tuổi; trong khi đó, bố mẹ tốt được miêu tả là
người ni nấng và chăm sóc, điều chỉnh các hoạt động của trẻ. Nghiên cứu này
cũng chứng minh nhóm bố mẹ khẳng định mạnh mẽ giá trị gia đình truyền thống
trong khi nhóm con lại nhấn mạnh đến các giá trị văn hóa của xã hội nhập cư. Điều
này thể hiện ở việc cha mẹ đánh giá đứa trẻ tốt phải hiểu biết văn hóa gốc và ngơn
ngữ mẹ đẻ của mình trong khi trẻ lại khơng thấy như vậy. Thời gian sống ở nước
ngồi càng lâu thì sự khác biệt giữa các thế hệ càng lớn bởi quá trình tiếp thu các
giá trị văn hóa mới dù có ý thức hoặc khơng có ý thức thì vẫn diễn ra [121].
Phinney và cộng sự (2000) đã chứng minh sự khác biệt về bổn phận (obligation)
trong gia đình nhập cư khi khảo sát trên 471 gia đình nhập cư (gồm 03 nhóm:
Armenia, Việt Nam và Mexico) và 230 gia đình không nhập cư tại Mỹ. Kết quả
nghiên cứu này một lần nữa khẳng định cha mẹ nhấn mạnh vào giá trị này nhiều
hơn và thời gian sống ở nước ngoài càng lâu thì sự khác biệt giữa các thế hệ càng
lớn [92].


Trong quá trình tiến hành tổng quan các nghiên cứu về giá trị gia đình của
người nhập cư gốc Việt, có thể thấy thích nghi và tiếp biến văn hóa là q trình rõ
nét nhất. Mặt khác, có nhiều biểu hiện trong thực tiễn cuộc sống gia đình hàng
ngày cũng rất đáng được xem xét từ bình diện cụ thể, sinh động của nó và tình cảm
gắn bó với ngơi nhà là một trong những ví dụ tiêu biểu. Huyen Dam và cộng sự
(2012) đã tiến hành phỏng vấn sâu về cảm nhận về ngôi nhà ở người nhập cư gốc
Việt tại Hamilton (Canada). Kết quả nghiên cứu khẳng định ngơi nhà khơng chỉ là

nơi họ sinh sống mà cịn là sự gắn bó với những tình cảm tích cực. Qua quá trình
sinh sống tại Hamilton, những người tham gia phỏng vấn đều thể hiện sự gắn bó
với ngơi nhà, cuộc sống hiện tại, nơi họ có gia đình, con cái, công việc [54].
Sinh sống và làm ăn trong điều kiện xa q hương, người nhập cư gốc Việt
ln có động cơ mạnh mẽ trong việc vươn lên trong cuộc sống, mà việc chăm lo
cho con cái, kỳ vọng vào thành tích học tập của con là một ví dụ. Bên cạnh đó, họ
cũng gặp phải khơng ít khó khăn khi sống ở nước ngồi như hạn chế về ngơn ngữ,
pháp luật, phân biệt đối xử, bị xâm hại… Bui, Hoan N. và Morash, Merry (2007)
đã quan tâm đến các khả năng có thể giúp đỡ phụ nữ gốc Việt bị xâm hại tình dục.
Bằng phương pháp phỏng vấn sâu với 62 phụ nữ nhập cư gốc Việt từng trải qua
việc bị xâm hại tình dục, các tác giả đã phân tích thế mạnh và hạn chế của một số
tiềm năng, nguồn lực có thể giúp người phụ nữ nhập cư khi bị xâm hại như gia
đình, bạn thân, tổ chức tơn giáo của cộng đồng. Gia đình và bạn bè có thể giúp đỡ
cả vật chất và tinh thần nhưng thường khiến phụ nữ không sử dụng đến hệ thống
pháp luật. Các thiết chế tơn giáo cũng có thể trợ giúp tuy nhiên cũng có thể khuyến
khích người phụ nữ chịu đựng để duy trì gia đình. Những cách thức để nâng cao
khả năng tiếp cận sự giúp đỡ, giáo dục cộng đồng, đều có thể cho phép phụ nữ nắm
được các cách thức hỗ trợ trước khi những hành vi tiêu cực có thể gây ra hậu quả
nghiêm trọng [45].
Như vậy, xem xét những cơng trình nghiên cứu nói trên, có thể thấy những
biểu hiện tâm lý trong cuộc sống hàng ngày của người nhập cư cũng đã được quan
tâm nghiên cứu ở các khía cạnh cụ thể. Thơng qua các nghiên cứu đó, ta thấy được
bức tranh sinh động và đầy đủ hơn về đời sống của người nhập cư gốc Việt tại


nước ngồi; cũng thơng qua đó, ta thấy được một nghiên cứu sử dụng niềm tin
truyền thống trong gia đình của người Việt Nam để phân tích, so sánh giữa các
nhóm khách thể nhập cư và khơng nhập cư sẽ cung cấp bức tranh đầy đủ, toàn diện
hơn về giá trị gia đình của người Việt Nam trong quá trình giao lưu, tiếp biến văn
hóa.

c. Hƣớng nghiên cứu giá trị gia đình thể hiện qua hành vi

Có thể nói, trong gia đình nhập cư, mối quan hệ ứng xử giữa các thế hệ luôn
gắn liền với sự điều chỉnh giữa các thành viên trong gia đình để phù hợp với mơi
trường đa văn hóa và đan xen nhiều giá trị khác nhau. Choi và đồng nghiệp (2008)
đã nghiên cứu về sự khác biệt văn hóa giữa các thế hệ trong gia đình
(intergenerational cultural dissonance (ICD) nhằm dự báo về mối quan hệ xung
đột và gắn bó giữa cha mẹ và con. Bằng phương pháp phỏng vấn theo chiều dọc
được tiến hành hàng năm cũng như sử dụng bảng hỏi (bằng tiếng Việt cho khách
thể là người Việt Nam). Kết quả nghiên cứu trên 327 người mẹ và con (164 người
Việt Nam) đã cho thấy sự khác biệt giữa hai nhóm cha mẹ và con. Sự khác biệt văn
hóa liên thế hệ này trực tiếp dự báo những hành vi có vấn đề ở con cái như làm
tăng xung đột con – cha mẹ và dẫn đến làm yếu đi sự gắn bó. Việc can thiệp vào
nhận thức của trẻ về khoảng cách và sự khác biệt văn hóa giữa các thế hệ giúp trẻ
kiểm soát các xung đột, tăng cường sự gắn bó cũng như ngăn chặn hành vi khơng
tốt ở các khách thể nghiên cứu [50].
Có thể nói, mối quan hệ liên thế hệ trong gia đình là một trong những nội
dung thể hiện rõ nét nhất sự khác biệt, thậm chí xung đột giá trị trong q trình
sống tại nước ngoài. Ở các phần trước, chúng ta đã thấy được thế hệ trẻ thường ít
nhất mạnh và thực hiện theo các giá trị truyền thống hơn cha mẹ mình [95]; bổn
phận với gia đình được nhóm cha mẹ thể hiện rõ nét hơn nhóm con, sự khác biệt
này tăng lên theo thời gian sống tại nước ngoài [92]. Trong một nghiên cứu khác,
Kwak, K. và Berry, J.W. (2001) phát hiện nhóm trẻ châu Á, trong đó có khách thể
Việt Nam khẳng định mạnh mẽ bổn phận với gia đình; tuy vậy, chúng khơng đồng
tình với cha mẹ trong giá trị độc lập cũng như đưa ra quyết định của riêng mình
[83].


Năm 2005, Bersola – Nguyen và Irene (1995) đã tiến hành phỏng vấn sâu và
quan sát với 02 gia đình người Việt Nam và 02 gia đình Philipine về niềm tin và

thực hành chăm sóc con của cha mẹ, cũng như sự hiểu biết và tương tác xã hội của
trẻ em trong các gia đình này. Kết quả nghiên cứu này chỉ ra một mặt cha mẹ thể
hiện tôn trọng sự độc lập của con cái, nhưng mặt khác họ vẫn giữ các giá trị gia
đình phụ thuộc lẫn nhau giữa các thế hệ. Những khác biệt, mâu thuẫn này khiến trẻ
em nhập cư rơi vào khó khăn trong tương tác xã hội, khơng hiểu rõ các vai trị khác
nhau trong mối quan hệ với người khác [42]. Ở phạm vi gia đình điều đó khiến
mối quan hệ cha mẹ và con, sự ràng buộc giữa hai thế hệ giảm đi, tăng lên các
nguy cơ xung đột; ở phạm vi xã hội, sự khác biệt giá trị trong gia đình như độc lập
– phụ thuộc, giá trị truyền thống (cha mẹ tiếp thu được khi ở Việt Nam) và những

giá trị mới trong xã hội nhập cư, sự đoàn kết thống nhất trong gia đình và trách
nhiệm với gia đình và độc lập ra quyết định của trẻ [83] cũng khiến trẻ gặp khó
khăn trong thích nghi, tương tác xã hội. Phân tích như vậy ta thấy được sự cần thiết
của sự điều chỉnh giữa các thế hệ trong gia đình theo hướng chấp nhận những giá
trị của nhau cũng như tăng cường nhận thức về sự khác biệt để mỗi thế hệ hiểu và
ứng xử trong nhiều tình huống văn hóa. Theo Nguyen và Williams (1989), bố mẹ
Việt có xu hướng khẳng định mạnh mẽ giá trị gia đình truyền thống trong khi con
cái họ lại không như vậy. Mặc dù cha mẹ thể hiện rõ các giá trị truyền thống, họ
vẫn chấp nhận các giá trị của con cái. Những mâu thuẫn này cho thấy các gia đình
Việt Nam nhập cư tại Mỹ trải qua những căng thẳng nhất định trong q trình hội
nhập vào văn hóa Mỹ [88]. Như vậy, điểm qua các cơng trình nghiên cứu trên, ta
có thể thấy được các tác giả khi nghiên cứu về giá trị gia đình của người Việt Nam
nhập cư đã làm rõ những nguyên nhân xuất phát từ sự khác biệt văn hóa, niềm tin
giữa các thế hệ. Điều đó khiến cho mối quan hệ cha mẹ con cái có thể căng thẳng,
thậm chí xung đột trong phạm vi gia đình, lo lắng, thiếu đi các kỹ năng tương tác
xã hội… Nhận thức về sự khác biệt cũng như sự điều chỉnh trong các mối quan hệ
gia đình, nhấn mạnh vào sự gắn bó và đồn kết của các thế hệ là cơ sở để gìn giữ
các giá trị gia đình truyền thống cũng như giúp các thế hệ, thành viên trong gia
đình có thể ứng xử phù hợp trong mơi trường đa văn hóa.



Cũng nghiên cứu về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, Killian và
Hegtvedt (2003) đã chứng minh vai trị của hành vi văn hóa và quan hệ xã hội của
cha mẹ có ảnh hưởng tới con cái ở người Việt Nam sống tại Atlanta. Khách thể
nghiên cứu gồm 66 thanh niên Việt Nam là thế hệ thứ hai của người Việt Nam ở
nước ngoài (tuổi từ 18 – 30, trung bình là 22,4 tuổi). “Hành vi văn hóa” được các
tác giả thao tác hóa ở khía cạnh nói và đọc tiếng mẹ đẻ và quan hệ xã hội của cha
mẹ được thể hiện ở việc tham gia các nhóm, mối quan hệ xã hội với người cùng
dân tộc. Từ đó, các tác giả sử dụng bảng câu hỏi để đánh giá 3 khía cạnh: kỹ năng
văn hóa, hệ thống xã hội cùng dân tộc và tự miêu tả bản sắc của trẻ. Ngồi ra, hành
vi văn hóa và hệ thống quan hệ xã hội của cha và mẹ cũng được tìm hiểu nhằm làm
rõ mối quan hệ của nó tới sự gắn bó với hành vi văn hóa định hướng dân tộc của
trẻ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra hành vi văn hóa của cha mẹ (nói và đọc) có ảnh
hưởng tới kỹ năng văn hóa của trẻ, hệ thống quan hệ xã hội cùng chủng tộc của họ
cũng khuyến khích các liên kết xã hội này ở trẻ. Hơn nữa, sự ảnh hưởng của cha
mẹ là trực tiếp, người mẹ có ảnh hưởng nhiều hơn cha [80]. Tiếp tục hướng nghiên
cứu ảnh hưởng của cha mẹ tới sự phát triển của trẻ, Hsin (2017) tiếp tục khẳng
định vai trò của hành vi của cha mẹ trong việc học ngôn ngữ của trẻ. Các tác giả đã
sử dụng phương pháp chọn mẫu quả bóng tuyết (snowball) để quan sát và phỏng
vấn 4 bà mẹ và chồng họ sống tại New Taipei City, Taiwan. Kết quả của nghiên
cứu này khẳng định: Trẻ học ngơn ngữ nói, chữ viết và tri thức văn hóa thơng qua
thực hành ngơn ngữ trong nhiều tính huống đa quốc gia như thăm Việt Nam, gọi
điện về cho người thân, nghe nhạc Việt, đến các nhà hàng Việt cũng như tiếp xúc
với bạn bè người Việt của mẹ. Hơn nữa, trẻ học ngôn ngữ qua cơng việc của cha
mẹ, sở thích và trải nghiệm thực tế cũng như thông qua học các giá trị văn hóa Việt
Nam [72].
Bên cạnh các nghiên cứu về mối quan hệ trong gia đình, ảnh hưởng của cha
mẹ tới sự phát triển của con, khó khăn, áp lực, cũng như giải quyết các khó khăn
đó cũng được các tác giả quan tâm nghiên cứu. Lee và đồng nhiệp (2009) đã phỏng
vấn 17 trẻ em từ các nước châu Á gồm Ấn Độ, Campuchia, Trung Quốc,

Indonesia, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam về những vấn đề sức khỏe


×