Tải bản đầy đủ (.ppt) (34 trang)

SKKN Hoc tot Toan 5 VNEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.17 MB, 34 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngêi thùc hiÖn: Vâ ThÞ Loan Trêng tiÓu häc Ph¬ng.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> * CHUYÊN. ĐỀ GỒM 6 PHẦN:. I. Đặt vấn đề II. Giải quyết vấn đề III. Biện pháp thực hiện IV. Kết quả V. Bài học kinh nghiệm VI. Đề nghị.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> I. ĐẶT VẤN ĐỀ:. Học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng các em đều có tính hiếu động, thích bắt chước, khó làm chủ bản thân. Bên cạnh đó còn có sự nuông chiều từ phía gia đình nên dẫn đến tự do. Với giáo viên chúng ta khi đứng trên bục giảng, điều đầu tiên mong muốn nhất ở học sinh mình đều thực hiện được đó là trật tự trong giờ học. Vì nề nếp trật tự trong giờ học sẽ giúp các em chiếm lĩnh một cách trọn vẹn, đầy đủ những hoạt động của bàihọc mà giáo viên hướng dẫn, gợi ý. Bên cạnh đó còn tạo cho các em có thói quen thực hiện tốt hành vi đạo đức không những trong giờ học mà còn trong tất cả các buổi lễ khác như:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Tiết chào cờ đầu tuần, lễ ngày 20/11, tổng kết năm học.... học sinh có nề nếp trật tự trong giờ học sẽ giúp giáo viên vui hơn, phấn khởi hơn trong giảng dạy; tiết dạy sẽ không bị gián đoạn, thời gian đảm bảo và bài giảng sẽ hay hơn, kết quả tiết dạy đạt hiệu quả tốt. Tuy nhiên, việc hình thành cho các em có thói quen giữ trật tự trong giờ học là một vấn đề rất khó khăn đối với giáo viên lớp 1. Thực tế có nhiều giáo viên dạy rất tốt nhưng tiết dạy không đạt loại tốt cũng chỉ vì học sinh chưa trật tự trong giờ học. Việc giữ trật tự trong khoảng thời gian từ 35- 40 phút đối với các em thật vô cùng khó khăn. Thấm nhuần lời dạy của Bác: “ Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người”..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Hơn ai hết là giáo viên ai cũng đều thấy trọng trách của mình trong sự nghiệp trồng người. Làm sao cho học sinh yêu thích học tập, hăng hái tham gia các hoạt động tập thể một cách có nề nếp, trật tự. Đối với các em mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy và học, tôi luôn quan tâm đến việc sử dụng các biện pháp tốt nhất để rèn luyện cho học sinh có thói quen giữ trật tự trong giờ học nên tôi thực hiện đề tài: “Một số biện pháp giáo dục nề nếp trật tự cho học sinh lớp 1”..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Cơ sở lí luận: Trật tự trong giờ học, sinh hoạt là thói quen tốt của mỗi học sinh, là khởi đầu của hành vi đạo đức thông qua việc chấp hành những quy định của trường, nội quy của lớp. Các em biết làm những việc mang lại lợi ích cho lớp, cho bản thân mình. Nề nếp giữ trật tự trong giờ học là nhân tố quyết định chất lượng học tập của học sinh. Học sinh đùa giỡn mất trật tự các em sẽ không tham gia xây dựng bài mà còn ảnh hưởng đến cả lớp không tập trung vào bài..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Lớp học mất trật tự sẽ làm giáo viên mất thời gian ổn định. Đôi khi còn tức giận la rầy, đánh các em, làm ảnh hưởng đến sức khỏe lại còn xúc phạm đến học sinh, chất lượng giảng dạy đạt hiệu không cao. Các hoạt động học tập không nhịp nhàng, gây chán nãn cho những em học tốt. Rèn cho các em biết giữ trật tự trong giờ học cũng giúp cho các em có thói quen tốt trong sinh hoạt hiện tại và sau này. Các em hiểu điều gì nên làm và không nên làm để không làm ảnh hưởng đến nề nếp lớp. Từ đó các em có ý thức kỷ luật, tính tự giác, hòa đồng cùng tập thể lớp..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 2. Cơ sở thực tiễn: Đầu năm học tôi được Ban giám hiệu trường phân công dạy lớp 1A, sĩ số học sinh là 22 em. Mặc dù số học sinh ít nhưng các em rất ồn ào, mất trật tự, chỉ có khoảng vài em ngồi yên lặng. Còn những em khác thì nói chuyện, chạy vào chạy ra tự do, rồi thưa cô bạn này chọc ghẹo, bạn kia lấy viết; có em thì ăn bánh, kẹo…. Học sinh đùa.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Vậy mà nhắc nhở các em vẫn không nghe, mà còn khóc,…Có một vài em khi có mặt cô ở lớp thì các em tương đối trật tự nhưng khi cô vừa bước ra khỏi lớp thì các em lại nhốn nháo, đánh nhau với bạn. Đôi khi các em chỉ nghe lời giáo viên dạy mình còn các thầy cô khác nhắc nhở lại không nghe. Như vậy, muốn dạy và học đạt hiệu quả tốt, điều quan trọng đầu tiên là phải rèn ngay cho các em có thói quen giữ trật tự trong giờ học. Từ đó, tôi bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân và rút ra được:.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Ở lớp mẫu giáo độ tuổi các em không đồng đều mà cùng học chung một lớp. Do đó việc phân bố chương trình và thời gian không đồng bộ. - Độ tuổi lớp 1 khả năng chú ý của các em có phát triển nhưng chưa bền vững, thời gian học tập kéo dài khiến các em mệt mỏi, thiếu sự tập trung dẫn đến nói chuyện riêng, mất trật tự trong giờ học. Điều quan trọng là các em lớp 1 chưa quen với môi trường học tập vì ở mẫu giáo thì các em vui chơi là hoạt động chủ yếu, các em được “Học mà chơi, chơi mà học”. Bây giờ, bước vào lớp 1 các em phải tập trung vào “Hoạt động học” là chủ yếu..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Vì vậy, nhu cầu vui chơi, giao tiếp của các em bị ức chế, dẫn đến chưa nghiêm túc trong giờ học. Đặc biệt ở độ tuổi này các em thường biểu hiện hành động đi đôi với lời nói. Ví dụ: Các em dùng thước gõ xuống bàn, tay gõ thì miệng nói theo. Khi làm một điều gì đó các em thường kèm theo lời nói, có lúc các em đang viết bài, không em nào nói chuyện với nhau, vậy mà vẫn nghe có tiếng xì xào. Thì ra các em tự “Độc thoại”. Ví dụ: “Chết! viết sai rồi, chữ này quá nhỏ hoặc quá to, mình viết tới đâu rồi ta, …”.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: Để khắc phục được những nguyên nhân trên tôi tìm các biện pháp giúp học sinh vận dụng tốt trong việc giữ nề nếp trật tự ở lớp như sau: 1. Thông qua các tiết học: Từ thực tế giảng dạy nhiều năm ở lớp 1, tôi thiết nghĩ để học sinh có nề nếp trật tự học tập tốt thì giáo viên cần: - Ngày đầu tiên vào lớp nên tạo sự thân mật giữa thầy và trò, vừa cứng rắn, cương quyết vừa thể hiện tình cảm dịu dàng, yêu thương chăm sóc các em, vừa dạy vừa tạo ra những trò chơi để cuốn hút các em. - Hướng dẫn các em học nội quy lớp học thật thuộc, phân tích kỹ để các em hiểu từng nội quy đó. Ví dụ: Giữ trật tự trong lớp học là như thế nào, xếp hàng thẳng là thế nào,….

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Sắp xếp chỗ ngồi hợp lí cho từng học sinh, các em nhỏ ngồi trên, xen kẽ giữa các em nam và nữ. Những em hiếu động, hay nói chuyện riêng tôi cho ngồi cùng bàn với những em trầm tính, ngoan, em học yếu ngồi chung với em học khá. …. Phân công tổ trưởng quản lí tổ viên; lớp trưởng, lớp phó quản lí chung cả lớp. Xây dựng đôi bạn cùng tiến sao cho 2 em ngồi cùng bàn có thể giúp đỡ nhau trong học tập và nhắc nhở khi bạn mất trật tự..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Đặc biệt trong quá trình xây dựng nề nếp trật tự, vai trò của giáo viên rất quan trọng luôn là tấm gương sáng cho các học sinh học tập noi theo. Người thầy tốt sẽ sản sinh ra những trò tốt. Việc động viên khen thưởng, phê bình kịp thời, chính xác sẽ tạo cho học sinh tính hăng say, tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp cũng như của nhà trường. Tạo sự thân mật giữa thầy và trò, tạo cho các em sự gần gũi, thân thiết, cho các em một niềm tin, sự tin tưởng để các em luôn có cảm giác lớp học như ngôi nhà thứ hai của mình. Trong thời gian đầu tôi luôn tạo điều kiện để các em làm quen với môi trường học tập mới, xây dựng nề nếp ổn định trước khi vào việc chính là học tập..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Trong những giờ học trên lớp tôi hướng cho học sinh có nề nếp giơ tay phát biểu ý kiến, chăm chú nghe sự hướng dẫn của thầy cô, có ý thức tham gia các trò chơi học tập một cách tự giác. Khi nào lớp học trật tự thì tôi mới giảng, không có tình trạng thầy nói, trò nói, không ai nghe ai. - Để học sinh luôn chú ý trong học tập, không ồn ào mất trật tự thì trong các tiết học đòi hỏi người giáo viên phải nỗ lực và sáng tạo. Nếu cứ gõ thước và nhắc “Các em im lặng đi, các em không được nói chuyện, rồi nêu tên: em A, em B,...” thì sẽ không có hiệu quả mà ngược lại sẽ bị mất thời gian, tạo thêm không khí căng thẳng trong giờ học..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Trong chương trình đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay có rất nhiều hình thức tổ chức tiết học sinh động: Tổ chức trò chơi, thi đua tổ, thi đua cá nhân, thảo luận nhóm...Nếu giáo viên biết kết hợp các phương pháp một cách linh hoạt, mềm dẻo thì sẽ khắc phục tình trạng mất trật tự của học sinh nhanh chóng. Tuy nhiên điều cần chú ý là phải hướng dẫn các em cách chơi, cách thảo luận theo nhóm như thế nào cho đúng, vui vẻ không ồn ào mất trật tự và đạt kết quả cao..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Trß ch¬i. Häc.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Với các em học sinh lớp 1, giáo viên cần phải chú ý từ những việc nhỏ nhất thì mới có thể khắc phục được nề nếp trật tự. Một điều mà giáo viên không thể bỏ qua đó là rèn cho học sinh thói quen ra vào lớp. Trước khi vào lớp tôi nhắc các em học sinh đi vệ sinh, uống nước,… vì nếu không trong tiết học các em sẽ liên tục xin ra ngoài, điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến tiết học. Tôi chỉ nhắc một vài lần đầu, sau đó hướng dẫn lớp trưởng nhắc nhở các bạn thường xuyên, dần dần học sinh sẽ thực hiện theo thói quen..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Ngoài ra tôi còn hướng dẫn các em biết: + Cách giơ bảng, hạ bảng. + Rèn cho học sinh thói quen đọc bài theo nhóm đôi, dãy, tổ, cả lớp để giúp các em chú ý khi nào đến lượt mình đọc. + Khi phát đồ dùng học tập thì các tổ trưởng nhận và phát ra cho các thành viên của tổ mình. + Cách giơ tay phát biểu bài...Việc học sinh nộp bài sau khi làm bài xong cũng là điều đáng chú ý. Tôi hướng dẫn học sinh thực hiện mỗi khi làm bài xong thì nộp vở ra đầu bàn rồi tổ trưởng các tổ sẽ thu và nộp lên, không nên để học sinh lên xuống tự do sẽ gây mất trật tự. Khi nhận xét bài chú ý để riêng từng tổ và cho tổ trưởng phát cho học sinh. Như vậy, nề nếp trật tự sẽ được đảm bảo..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> C¸c tæ trëng nhËn. C¸c tæ trëng thu.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> 2. Giáo dục nề nếp đi học đúng giờ: Phối hợp với cha mẹ học sinh tập cho các em tính tự lập, tự làm một số việc cần thiết cho bản thân để đi học đúng giờ như: Tự thức dậy, tự làm vệ sinh cá nhân, tự ăn sáng, thay quần áo.... Nếu các em vào lớp trễ sẽ làm mất đi sự tập trung học tập của các bạn, từ đó cũng dẫn đến mất trật tự. 3. Giáo dục nề nếp xếp hàng ra vào lớp: - Quy định chỗ đứng cho các em và mỗi em đều biết vị trí của mình trong hàng ngũ. - Khi nghe hiệu lệnh trống vào lớp hoặc về thì đứng ngay vào vị trí..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> XÕp.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> 4. Giờ sinh hoạt lớp - Giờ giải lao: - Lớp được chia 3 tổ và các tổ sẽ thi đua xem tổ nào giữ nề nếp trật tự trong giờ học tốt, nghiêm túc nhất. Sau mỗi giờ học sẽ chọn tổ nào về nhất được thưởng 1 ngôi sao và cuối tuần sẽ tổng kết. - Cũng thông qua giờ sinh hoạt lớp tôi thường xuyên nhắc nhở các em “Phê và tự phê” một cách hồn nhiên, chân thật, ngay trong buổi sinh hoạt cuối tuần, không nên “phê bình” bạn của mình bằng cách “Thưa cô” ở mọi lúc mọi nơi, trừ trường hợp đặc biệt. Nếu bạn nào thưa cô thường xuyên thì chính bạn đó sẽ bị cô “Phạt” bằng cách trừ của tổ một ngôi sao. Mặc dù các em không “Thưa” nhưng tôi luôn để ý tất cả mọi hoạt động, mọi biểu hiện của học sinh dù là việc nhỏ, để có biện pháp khắc phục kịp thời khi các em có vi phạm..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> - Giờ ra chơi tôi nhắc nhở các em chơi các trò chơi an toàn hoặc mua quà bánh ngồi vào ghế đá vừa ăn vừa trò chuyện. Tránh chơi những trò chơi như: Đá bóng, chạy xe, đuổi bắt nhau... vì những trò chơi này hao tốn nhiều sức lực rất dễ gặp nguy hiểm, đồng thời khi vào học các em sẽ bị mệt mỏi. Mục đích cho các em chơi các trò chơi an toàn, để thoả mãn nhu cầu được giao tiếp cùng bạn bè. Các em được vui chơi thoải mái, trò chuyện thoải mái thì khi vào lớp các em sẽ ít nói chuyện và tập trung vào học hơn. Ngoài ra, khả năng chú ý có chủ định của các em chưa bền vững. Vì vậy, trong các tiết dạy tôi luôn sử dụng đồ dùng dạy học như tranh ảnh, phiếu học tập... Từ đó sẽ tạo cho các em sự thích thú học tập, thu hút sự chú ý của các em lâu hơn..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Giữa tiết học tôi cho các em 3-5 phút thư giản thông qua các bài hát hay các trò chơi vui. Trong các hoạt động của bài học tôi vận dụng các hình thức tổ chức dạy học sinh động, như vậy mới thu hút học sinh vào bài giảng của mình. Từ đó các em không ồn ào mất trật tự. Trong trường hợp lớp vẫn còn ồn ào do học sinh tự “Độc thoại”, đây là điều mà không một đứa trẻ nào tránh khỏi. Bởi ở độ tuổi lớp 1, các em chưa tự kiểm soát được việc làm của mình bằng suy nghĩ, luôn lặp lại bằng lời nói sau khi hành động. Với các em điều này rồi sẽ dần dần tự mất đi khi tâm sinh lí của các em phát triển hoàn thiện. Tuy nhiên để không ảnh hưởng đến nề nếp học tập, tôi đã giúp các em nhanh chóng bỏ được điều đó bằng cách: Lúc đầu tôi nhắc nhở nhẹ nhàng, sau đó cho từng đôi bạn ngồi cùng bàn nhắc nhở nhau, nếu bạn này nghe bạn kia nói sẽ khều nhẹ vào tay bạn..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> 5. Phối hợp với phụ huynh học sinh: Ở độ tuổi này thường các em đi học hay được bố mẹ đưa đón. Vì vậy trong buổi họp phụ huynh lớp đầu năm tôi đã liệt kê tất cả các dụng cụ học tập để phụ huynh mua sắm và phải kiểm tra dụng cụ học tập trước khi đưa con đến trường. Vì nếu trong giờ học chỉ thiếu một dụng cụ như: Bút chì, gôm tẩy, thước kẻ hoặc kéo…thì các em sẽ phải mượn của bạn này, bạn kia và tất nhiên lớp học sẽ ồn. Vì vậy sau tiết học tôi luôn cho các em kiểm tra lại dụng cụ học tập trước khi ra về. Chính vì những điều đó mà nề nếp trật tự trong tiết học, buổi học của lớp tôi dần dần tiến bộ hơn..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> 6. Thông qua tiết kể chuyện: Được nghe kể chuyện là điều các em đều thích thú. Vì vậy tôi đã không bỏ lỡ cơ hội này để rèn cho các em thói quen trật tự chú ý trong khoảng thời gian dài (40-45 phút). Ngoài những câu chuyện có trong chương trình Tiếng Việt; cuối giờ học hay tiết sinh hoạt lớp tôi thường kể thêm cho các em nghe một số câu chuyện cổ tích khác, có nội dung giáo dục phù hợp với lứa tuổi các em. Đặc biệt tôi thường tổ chức cho các em được đóng vai theo câu chuyện, các em rất thích thú tham gia..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Dần dần tôi đã giúp được cho các em có thói quen tập trung chú ý trong khoảng thời gian lâu hơn. Học sinh giữ được trật tự trong suốt tiết học mà không bị gò bó hay gượng ép. Khi các em đã có được thói quen tốt đó, giáo viên cần phải luôn duy trì và luôn có hình thức tổ chức tiết học mới lạ, hấp dẫn thì thói quen đó của học sinh sẽ không bị phá vỡ mà ngày càng bền vững. Khi đã khắc phục được tình trạng mất trật tự trong giờ học, học sinh trở nên ngoan hơn, học tập tốt hơn. Bài học được các em tham gia sôi nổi trong nề nếp nghiêm túc. Như vậy chất lượng ngày càng được nâng cao, hiệu quả giáo dục sẽ ngày càng được cải thiện..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> IV. KẾT QUẢ: Nhờ kết hợp nhiều biện pháp trong việc giáo dục nề nếp giữ trật tự trong giờ học, học sinh lớp tôi đã có những chuyển biến khả quan. Các em từ lúc chưa có nề nếp học tập nghiêm túc nay đã trở nên ngoan hơn, nề nếp hơn trong mọi hoạt động học tập cũng như các hoạt động khác. Trong giờ học các em có thói quen từ những hoạt động nhỏ nhất như: Giơ bảng con, phát biểu ý kiến đều giơ tay, biết thảo luận nhóm, trò chơi… các em học tập rất sôi nổi nhưng vẫn giữ được trật tự trong giờ học. Các em biết tự điều chỉnh mình cũng như nhắc nhở nhau thực hiện tốt các nội quy của lớp thể hiện biết giữ trật tự lớp. Việc phê và tự phê trong học sinh cũng đã trở thành thói quen, em nào cũng có cố gắng sửa đổi để được cô tuyên dương trước lớp..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Các hoạt động học tập, sinh hoạt của lớp cũng nhịp nhàng, trật tự, thể hiện tốt ở các giờ học. Tôi thấy nhẹ nhàng hơn so với đầu năm học. Vì vậy các em tiếp thu bài học rất tốt, chất lượng học tập ngày càng nâng cao. Hiện tại ở lớp tôi cũng còn một vài em cá biệt còn hay nói leo, phát biểu linh tinh nhưng so với đầu năm thì các em ấy thay đổi tiến bộ rất nhiều. Là giáo viên phụ trách lớp tôi tin rằng trong quá trình rèn luyện đến học kỳ II các em sẽ có ý thức tốt trong nề nếp trật tự ở lớp cũng như các hoạt động giáo dục khác..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Qua quá trình rèn luyện nề nếp trật tự trong giờ học ở học sinh lớp 1A bản thân tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm sau: - Đối với các em học sinh lớp 1 trong thời gian đầu đến trường, các em chưa quen với môi trường học tập, mọi hoạt động đối với các em đều mới mẻ và khó khăn. Giáo viên không nên nóng vội ràng buộc các em vào khuôn khổ kỷ luật của mình, mà nên tìm hiểu nguyên nhân nào khiến các em chưa ngoan để có biện pháp giáo dục phù hợp..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> - Nên mềm mỏng mà nghiêm khắc đối với những em cá biệt. Cố gắng tạo bầu không khí cởi mở, thân thiện đối với các em, dần dần đưa các em vào nề nếp học tập thông qua các hoạt động, các hình thức tổ chức cũng như các hoạt động khác. - Luôn tuyên dương khích lệ, động viên các em dù các em có tiến bộ nhỏ. - Thoả mãn nhu cầu được chơi, được giao tiếp cho các em để tạo tâm lí thoải mái khi học tập. - Tổ chức tiết học sinh động, nhẹ nhàng và hấp dẫn để thu hút sự chú ý của học sinh. Không nên áp đặt khiến cho các em bị ức chế, sử dụng đồ dùng dạy học mới lạ, hấp dẫn trong các tiết học. Đặc biệt nên sử dụng triệt để môn kể chuyện để giúp các em có được thói quen trật tự trong giờ học tốt hơn. Có như vậy nề nếp trật tự trong giờ học sẽ được thiết lập và duy trì bền vững. Chất lượng học tập của học sinh ngày một nâng cao·.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> VI. ĐỀ NGHỊ: Giáo viên dạy các môn chuyên sẽ nghiêm khắc hơn đối với các em học sinh. Trên đây là những kinh nghiệm của tôi khi xây dựng nề nếp trật tự cho học sinh lớp 1. Đối với các em còn nhỏ, ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao nhưng tôi hy vọng với sự kiên trì của giáo viên các em sẽ nhanh chóng đi vào nề nếp, ổn định cho việc học. Mỗi giáo viên là người mẹ thứ hai của các em, vẽ lên trang giấy trắng của mình những gì đẹp nhất, làm tiền đề cho các lớp học tiếp theo. Để làm tốt được những việc trên không thể trong thời gian ngắn mà phải nhẫn nại, chịu khó, phải thật sự có cái tâm, có lòng yêu trẻ, yêu nghề thì mới đạt hiệu quả tốt trong việc “Trồng người”. Chắc chắn rằng trong quá trình nghiên cứu và thực hiện chuyên đề còn nhiều hạn chế. Bản thân rất mong sự đóng góp quý báu của các thầy cô giáo, để áp dụng giáo dục học sinh và chuyên đề được hoàn thiện hơn..

<span class='text_page_counter'>(34)</span>

<span class='text_page_counter'>(35)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×