Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Chuyen de ve viet dung am cuoi ct nng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.03 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

TRƯỜNG TIỂU HỌC DUY PHÚ
<b>TỔ CHUYÊN MÔN: BA </b>
<b> </b>


<b>BÀI VIẾT CHUYÊN ĐỀ</b>


<b>BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH VIẾT ĐÚNG ÂM CUỐI C/T, N/NG</b>
<b>Người viết: Vương Thị Hiền</b>


<b>Ngày báo cáo: 11/10/ 2015</b>
<b>I. ĐẶT VÂN ĐỀ</b>


Chính tả là một trong những phân mơn Tiếng Việt ở tiểu học. Phân mơn
Chính tả trong nhà trường giúp học sinh hình thành thói quen viết đúng chính tả.
Muốn đọc thơng viết thạo, học sinh phải được học phân mơn chính tả. Chính tả
là phân mơn có tính chất cơng cụ. Nó có vị trí quan trọng trong giai đoạn học
tập đầu tiên của học sinh. Ngồi ra, phân mơn Chính tả cịn rèn luyện cho học
sinh một số phẩm chất như: Tính cẩn thận, óc thẩm mĩ, bồi dưỡng cho học sinh
lòng yêu quý Tiếng Việt và chữ Tiếng Việt;


Việc viết đúng chính tả các âm cuối ở lớp 3 giúp học sinh rèn luyện kĩ năng
viết, kĩ năng nghe. Kết hợp rèn một số kĩ năng sử dụng tiếng Việt và phát triển
tư duy cho học sinh. Đồng thời mở rộng hiểu biết về cuộc sống, con người, góp
phần hình thành nhân cách con người mới. Nhưng hiện nay tình trạng viết sai lỗi
chính tả ở học sinh rất nhiều. Làm thế nào để khắc phục được tình trạng này, tơi
cùng tổ thực hiện chuyên đề: “Một số biện pháp giúp học sinh viết đúng âm cuối
c/t; n/ng”.


<b>II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU</b>


Phân mơn Chính tả trong nhà trường có mục đích giúp học sinh nắm vững


các quy tắc và hình thành kỹ năng chính tả, hình thành năng lực và thói quen
viết đúng chính tả. Ngồi ra cịn rèn cho học sinh lịng u q Tiếng Việt.


Mục đích dạy phân mơn Chính tả là hình thành cho học sinh năng lực viết
thành thạo, thuần thục chữ viết theo các “chuẩn chính tả” nghĩa là giúp học sinh
hình thành kỹ xảo chính tả và ln viết đúng chính tả.


Phân mơn chính tả nhằm ba mục đích, với mức độ như sau


1. Rèn kỹ năng nghe, viết đúng chính tả với các chỉ tiêu cần đạt: Viết đúng
mẫu, đúng chính tả, đúng tốc độ;


2. Kết hợp việc luyện tập chính tả với việc rèn luyện cách phát âm, củng cố
nghĩa từ, trau dồi kiến thức cơ bản về ngữ pháp Tiếng Việt, góp phần phát triển
thao tác tư duy: Nhận xét, so sánh, liên tưởng, ghi nhớ ...


3. Bồi dưỡng một số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc như: Cẩn
thận, chính xác, khiếu thẩm mĩ, lịng tự trọng và tinh thần trách nhiệm;


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

phát, nổi bậc...), at/ac (mặn chác, khát nước, mát mẻ giáo mác...), ăt/ăc (khuôn
mặt, giặt quần áo, đánh giặc, mặt mũi, ăn mặc...),...


<b>III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 VIẾT ĐÚNG</b>
<b>CÁC CHỮ GHI ÂM CUỐI C/T, N/NG </b>


<b>1. Luyện phát âm đúng tiếng phổ thông</b>


Sử dụng biện pháp luyện theo mẫu để rèn cho học sinh phát âm đúng chuẩn
theo tiếng phổ thơng. Rèn luyện phát âm đúng chính tả, giáo viên phải là người
phát âm rõ tiếng, đúng chuẩn, đồng thời chú ý luyện phát âm cho học sinh để


phân biệt các âm cuối. việc rèn phát âm giáo viên phải chú trọng đến đối tượng
học sinh trong lớp mình để rèn luyện, và việc rèn luyện này phải thực hiện tốt
trong phân môn tập đọc và phải được rèn luyện thường xuyên, liên tục, lâu dài
trong tất cả các tiết học, mơn học;


Thực tế có thể có những học sinh chỉ phát âm đúng khi đọc bài còn khi nói
vẫn nói sai theo tiếng địa phương. Có những em rất khó khăn trong việc phát âm
cho đúng.Vì hàng ngày thời gian các em giao tiếp ở nhà nhiều hơn là ở trường.
Trường hợp các em phát âm đúng khi đọc bài cịn khi nói vẫn nói sai theo tiếng
địa phương và khi khơng phát âm đúng thì các em cũng có biểu tượng về từ ngữ
được rèn trong đầu để khi viết các em không bị viết sai.


<b>2. Hướng dẫn phân biệt chính tả bằng phân tích, so sánh</b>


Song song với việc phát âm, giáo viên cần áp dụng biện pháp phân tích cấu
tạo của tiếng, so sánh với những tiếng dễ lẫn, phát hiện và chỉ ra những điểm
khác nhau để học sinh lưu ý và ghi nhớ khi thực hiện viết chính tả.


Ví dụ: Khi viết tiếng “khát” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “khác”, giáo viên
yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo hai tiếng này:


- Khát: Kh + at + thanh sắc
- Khác: Kh + ac + thanh sắc


So sánh để thấy sự khác nhau: Tiếng “khát” có vần “at”, tiếng “khác” có
vần “ac”. Học sinh ghi nhớ điều này, khi viết, các em sẽ không viết sai.


<b>3. Phân biệt nghĩa của tư</b>


Đây cũng là một biện pháp nhằm khắc phục học sinh tiểu học chúng ta đỡ


sai chính tả . Vì muốn viết đúng chính tả phải hiểu nghĩa của từ chính xác. Việc
giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết Tập đọc, Luyện từ và câu … và
nhất là trong tiết Chính tả cũng là một biện pháp tích cực giúp học sinh khi các
em không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hoặc phân tích cấu tạo tiếng.


Ví dụ: Phân biệt <b>chiêng và chiên</b>


Giáo viên có thể cho học sinh quan sát tranh ảnh cái chiêng hoặc miêu tả
đặc điểm: chiêng là nhạc cụ bằng đồng, hình trịn, đánh bằng dùi, âm thanh vang
dội.


Giáo viên có thể cho học sinh đặt câu với từ chiên (VD: Mẹ đang chiên cá),
hoặc giải thích bằng định nghĩa: chiên là làm chín thức ăn bằng cách cho thức ăn
vào dầu, mỡ sôi.


Đặc biệt, với những từ nhiều tiếng, từ nhiều nghĩa, giáo viên phải đặt từ đó
trong văn cảnh cụ thể để gợi lại nghĩa của từ hoặc giúp học sinh giải nghĩa từ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Giáo viên cần cho học sinh thực hiện các dạng bài tập chính tả khác nhau
để giúp học sinh tập vận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng
từ trong văn cảnh thể. Sau mỗi lần làm bài tập, giáo viên giúp học sinh rút ra các
quy tắc chính tả để các em ghi nhớ.


a) Bài tập trắc nghiệm:


*<b> Khoanh tròn vào những chữ cái đặt trước những chữ viết đúng chính</b>
<b>tả:</b>


A. Cái bàn B. Cái bàn
C. Khuôn mặc D. Khuôn mặt


E. Nghỉ ngợi G. Nghĩ ngợi


* <b>Điền vào ô trống chữ Đ trước những chữ viết đúng chính tả, chữ S</b>
<b>trước những chữ viết sai chính tả:</b>


Giặc quần áo Giặt quần áo
Gầy guộc Gầy guột
Kiêu căn Kiêu căng


<b>* Nối các tiếng ở cột A với các tiếng ở cột B để tạo thành tư viết đúng</b>
<b>chính tả:</b>


<b>A</b>

B


Vắng tắt
Vắn mặt
Lặng lặn
Ngụp thầm
<b>b) Bài tập phân biệt:</b>


<b>Đặt câu để phân biệt tưng cặp tư như</b>: căn – căng, vắn – vắng, tan – tang,


<b>c) Bài tập giải câu đố:</b>


Điền vào chỗ trống iên hoặc iêng rồi giải câu đố:
Trên trời có giếng nước trong


Con k... chẳng lọt, con ong chẳng vào.
( Là quả gì?)



<b>Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng như</b>: bật – bậc, nhất – nhấc,
các – cát, ngan – ngang, ….


<b>d) Bài tập lựa chọn</b>


<b>Chọn tư thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống trong câu sau</b>
- Lá vàng rơi lác ... xuống sân (đát, đác)


- Chúng em ngơ … đứng nhìn (ngát, ngác)


- Em …. ngần đứng nhìn tịa nhà … cao ngất (tầng, tần)
Người viết


</div>

<!--links-->

×