Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

DAO DONG TAT DAN LUC CAN LON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.98 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>11A1 – H2T – TL – HY. CHUYÊN ĐỀ: DAO ĐỘNG CƠ CHUYÊN ĐỀ: DAO ĐỘNG TẮT DẦN TRƯỜNG HỢP LỰC CẢN LỚN. PHẦN I: TỰ LUẬN Bài 1: Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k=2N/m, vật nhỏ khối lượng m=80g, dao động trên mặt phẳng nằm ngang, hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt ngang là μ = 0,1. Ban đầu vật ở vị trí tại đó lò xo không biến dạng, người ta cung cấp cho vật một vận tốc ban đầu là 40cm/s theo phương dọc theo trục của lò xo để vật dao động tắt dần. Tính biên độ cực đại của dao động. ĐS:. 5 1 25. m.. Bài 2: Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k=2N/m, vật nhỏ khối lượng m=80g, dao động trên mặt phẳng nằm ngang, hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt ngang là μ = 0,1. Ban đầu kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 10cm rồi thả nhẹ. Cho gia tốc trọng trường g = 10m/s2. a.Vận tốc lớn nhất mà vật đạt được bằng bao nhiêu. b. Xác định vị trí vật dừng lại (khi lực cản lớn, vật dừng lại tại một vị trí khoảng khoảng cân bằng). c. Quãngđườngvật đi cho đến khi dừng hẳn. ĐS: 45,69cm/s; 2,5cm; 11,72cm. Bài 3: Một con lắc lò xo gồm lò xo cóđộ cứng k =2 N/m, vật nhỏ khối lượng m =80g, dao động trên mặt phẳng nằm ngang, hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt ngang là 0,01. Ban đầu kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 10cm rồi thả nhẹ. Cho gia tốc trọng trường g = 10m/s2. a.Vận tốc lớn nhất mà vật đạt được bằngbao nhiêu. b. Tính quãng đường vật đi được trong quá trình dao động. ĐS: 15,74cm / s; 128,8cm. Bài 4: Một con lắc lò xo nằm ngang gồm lò xo cóđộ cứng k = 100N/m, vật có khối lượng m = 400g, hệ số ma sát giữa vật và giá đỡ là= 0,1.Từ vị trí cân bằng vật đang nằm yên và lò xo không biến dạng người ta truyền cho vật vận tốc v = 100cm/s theo chiều làm cho lò xo giảm độ dài và dao động tắt dần. a. Biên độ dao động cực đại của vật là bao nhiêu. b. Tính quãng đường vật đitrong quá trình dao động. ĐS: 5,94 cm; 49,9cm. Bài1 5: Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k= 4N/m, vật nhỏ khối lượng m=100g, dao động trên mặt phẳng nằm ngang, hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt ngang là 0,01. Ban đầu kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 10,25cm rồi thả nhẹ. Cho gia tốc trọng trường g = 10m/s2. a. Tính vận tốc lớn nhất mà vật đạt được. b. Tính quãngđường vật đi cho đến khi dững hẳn ĐS: 64,79cm / s; 300cm. Bài 6: Một con lắc lò xo cóđộ cứng k = 10N/m, khối lượng vật nặng m = 100g, dao động trên mặt phẳng ngang, được thả nhẹ từ vị trí lò xo giãn 6cm so với vị trí cân bằng. Hệ số ma sát trượt giữa con lắc và mặt bàn bằng μ = 0,2. a. Tính vận tốc cực đại mà vật đạt được. b.Tính quãngđường vật đi được cho đến khi dừng hẳn. ĐS: 56,43cm/s; 8cm. Bài 7: Một con lắc lò xođặt nằm ngang gồm 1 vật có khối lượng m= 100g gắn vào 1 lò xo cóđộ cứng k= 10N/m. Hệ số ma sát giữa vật và sàn là μ = 0,1. Đưa vật đến vị trí lò xo bị nén một đoạn rồi thả ra. Vật đạt vận tốc cực đại lần thứ nhất tại O và vmax  60cm/s. a. Tính biên độ cựcđại của vật. b. Tính lực đàn hồi cực đại của lò xo. c.Tính quãngđường vật đi được đến lúc dừng lại. ĐS: 7cm; 0,7N; 24cm. Bài 8: Một con lắc lò xo nằm ngang gồm lò xo cóđộ cứng k = 100N/m và quả cầu nhỏ A có khối lượng 200g đang đứng yên, lò xo không biến dạng. Dùng quả cầu B có khối lương 50g bắn vào quả cầu A dọc theo trục lò xo với vận tốc có độ lớn 4m/s; va chạm giữa hai quả cầu là va chạm mềm. Hệ số ma sát giữa A và mặt phẳng đỡ là = 0,01; lấy g=10m/s2. a. Tính biên độ ban đầu của con lắc. b. Tính vận tốc cực đại của con lắc sau khi lò xo nén cực đại. c. Tính quãngđường vật đi được kể từ thời điểm ban đầu cho đến khi dừng lại. ĐS: 3,975cm; 79,5cm; 319,75cm..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 11A1 – H2T – TL – HY. CHUYÊN ĐỀ: DAO ĐỘNG CƠ. Bài 9: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 0,2kg và lò xo có độ cứng 20N/m.Vật nhỏ được đặt trên giá cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo.Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,01.Từ vị trí lò xokhông biến dạng truyền cho vật vận tốc ban đầu 1m/s thì thấy con lắc dao động tắt dần trong giới hạn đàn hồi của lò xo. a. Độ lớn của lực đàn hồi cực đại của lò xo trong quá trình dao động là bao nhiêu. b. Sau khi lực đàn hồi đạt giá trị cực đại thì vận tốc lớn nhất của vật bằng bao nhiêu. c. Tính quãng đường vật đi được trong quá trình dao động. ĐS: 1,98N; 98,985cm/s; 499,9cm. Bài 10: Một con lắc lò xo nằm ngang gồm lò xo cóđộ cứng k = 100N/m, vật có khối lượng m = 400g, hệ số ma sát giữa vật và giá đỡ là = 0,1. Từ vị trí cân bằng vật đang nằm yên và lò xo không biến dạng người ta truyền cho vật vận tốc v = 100cm/s theo chiều làm cho lò xo giảm độ dài và dao động tắt dần. a. Tính lực đàn hồi cực đại của lò xo trong quá trình daođộng. b. Sau khi lực đàn hồi đạt giá trị cực đại tính vận tốc lớn nhất của vật trong quá trình daođộng. c. Tính quãng đường vật đi được cho đến khi dừng hẳn. ĐS: 5,49N; 56,43cm/s; 43,96cm. Bài 11: Một con lắclò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có độ cứng k = 2N/m vàvậtnhỏ khối lượng 40g. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng ngang là μ = 0,1. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị giãn 20 cm rồi buông nhẹ để con lắc dao độngtắtdần. Lấy g=10m/s2. a. Kể từ lúc đầu cho đến thời điểm tốc độ của vật bắt đầu giảm, thế năng của con lắc lò xo đã giảm một lượng bằng bao nhiêu. b. Tính vận tốc cực đại của vật. c. Tính quãng đường vật đi cho đến khi dừng hẳn: ĐS: a.39,6 mJ. b. 140,58cm/s c. 100cm Bài 12: Một con lắc lò xo gồm lò xo có k= 100N/m và vật nặng m =160g đặt trên mặt phẳng nằm ngang. Kéo vật đến vị trí lò xo dãn 24mm rồi thả nhẹ .Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là 5/16 .Lấy g = 10m/s2. a. Từ lúc thả đến lúc dừng lại ,vật đi được quãng đường bằng bao nhiêu. b. Tính vận tốc cực đại của vật trong quá trình dao động. ĐS: 56mm; 58,68cm/s. PHẦN II: TRẮC NGHIỆM Câu 1: Con lắc lò xo treo thẳng đứng k = 100N/m, m =100g. Gọi O là VTCB, đưa vật lên vị trí lò xo không biến dạng rồi buông tay cho dao động. Lực cản tác dụng lên con lắc là 0,1N. Vật đạt vận tốc lớn nhất A. 57cm/s. B. 20cm/s. C. 28,5cm/s. D. 30cm/s. Câu 2: Một con lắc lò xo đặt nằm ngang gồm 1 vật có khối lượng m = 100(g) gắn vào 1 lò xo có độ cứng k = 10(N/m). Hệ số ma sát giữa vật và sàn là 0,1. Đưa vật đến vị trí lò xo bị nén một đoạn rồi thả ra. Vật đạt vận tốc cực đại lần thứ nhất tại O1 là vmax = 60(cm/s). Quãng đuờng vật đi được đến lúc dừng lại là: A. 24,5cm B. 24cm C. 21cm D. 25cm. Câu 3: Một CLLX nằm ngang gồm lò xo có độ cứng k = 20N/m va vật nặng m = 100g.Từ VTCB kéo vật ra 1 đoạn 6cm rồi truyền cho vật vận tốc 20 14 cm/s hướng về VTCB .Biết rằng hề số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là 0.4 ,lấy g = 10m/s2. Tốc độ cực đại của vật sau khi truyền vận tốc bằng : A. 20 cm/s B. 80 cm/s C. 20,-22. cm/s D. 40 cm/s Câu 4: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng 0,2kg và lò xo có độ cứng k = 20N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát giữa vật và giá đỡ là 0,01. Từ vị trí lò xo không biến dạng, truyền cho vật vận tốc ban đầu 1m/s thì thấy con lắc dao động tắt dần trong giới hạn đàn hồi của lò xo. Lấy g = 10m/s2. Tính độ lớn của lực đàn hồi cực đại của lò xo trong quá trình dao động. A. 1,68N. B. 2N. C. 1,98N. D. 1,59N. Câu 5: Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm vật nặng khối lượng m = 100 g, lò xo có độ cứng k = 10 N/m. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,2. Lấy g = 10 m/s2, π = 3,14. Ban đầu vật nặng được thả nhẹ tại vị trí lò xo dãn 6 cm. Tốc độ trung bình của vật nặng trong thời gian kể từ thời điểm thả đến thời điểm vật qua vị trí lò xo không biến dạng lần đầu tiên là A. 28,66 cm s B. 25, 48 cm s C. 32, 45 cm s D. 38, 25 cm s Câu 6: Một con lắc lò xo có độ cứng K = 2 N/m, khối lượng m = 80g dao động tắt dần trên mặt phẳng nằm ngang do ma sát. Hệ số ma sát 0,1. Ban đầu kéo vật ra khỏi cân bằng một đoạn theo chiều dương là 10 cm rồi thả ra. Cho gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Thế năng của vật ở vị trí mà tại đó vật có tốc độ lớn nhất là A. 0,16 mJ B. 1,6 J C. 1,6 mJ D. 0,16 J.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 11A1 – H2T – TL – HY. CHUYÊN ĐỀ: DAO ĐỘNG CƠ. Câu 7: Một con lắc lò xo có độ cứng k = 10N/m, khối lượng vật nặng m = 100 g, dao động trên mặt phẳng ngang, được thả nhẹ từ vị trí lò xo giãn 6cm. Hệ số ma sát trượt giữa con lắc và mặt bàn bằng μ = 0,2. Thời gian chuyển động thẳng của vật m từ lúc ban đầu đến vị trí lò xo không biến dạng là: A.. . 25 5. (s) .. B.  ( s ) . 15. C.  ( s ) . 30. D.  ( s ) . 20. Câu 8: (ĐH – 2010): Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 0,02 kg và lò xo có độ cứng 1 N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,1. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị nén 10 cm rồi buông nhẹ để con lắc dao động tắt dần. Lấy g = 10 m/s 2. Tốc độ lớn nhất vật nhỏ đạt được trong quá trình dao động là A. 40 2 cm/s. B. 20 6 cm/s. C. 40 3 cm/s. D. 10 30 cm/s. Câu 9: Một con lắc lò xo có đọ cứng k = 1 N/m, khối lượng m = 0,02kg dao động tắt dần trên mặt phẳng nằm ngang do ma sát, hệ số ma sát là μ = 0,1. Ban đầu lò xo bị nén 10 cm rồi buông nhẹ cho con lắc dao động tắt dần. Tốc độ lớn nhất mà vật đạt được trong qua trình dao động là A. 40 3 cm/s B. 20 6 cm/s C. 40 2 cm/s D. 10 3 cm/s . Câu 10: Một con lắc lò xo nằm ngang k = 20N/m, m = 40g. Hệ số ma sát giữa mặt bàn và vật là 0,1, g = 10m/s2. Đƣa con lắc tới vị trí lò xo nén 10cm rồi thả nhẹ. Tính quãng đƣờng đi đƣợc từ lúc thả đến lúc vectơ gia tốc đổi chiều lần thứ 2: A. 30cm B. 28cm C. 29cm D. 31cm. Câu 11: Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ khối lượng 100g và lò xo nhẹ có độ cứng 0,01N/cm. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo dãn 10cm rồi buông nhẹ cho vật dao động. Trong quá trình dao động lực cản tác dụng lên vật có độ lớn không đổi 10-3N. Lấy π2 = 10. Sau 21,4s dao động, tốc độ lớn nhất của vật chỉ có thể là A. 54π mm/s. B. 56π mm/s. C. 50π mm/s. D. 57π mm/s. Câu 12: Con lắc lò xo nằm ngang có k = 100N/m, m = 100g. Kéo vật cho lò xo dãn 2cm rồi buông nhẹ cho vật dao động. Biết hệ số ma sát là μ = 2.10-2. Xem con lắc dao động tắt dần chậm. Lấy g = 10 m/s2, quãng đường vật đi được trong 4 chu kỳ đầu tiên là: A. 100cm B. 29,44cm C. 32 cm D. 34,56cm Câu 13: Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nhỏ khối lượng 100g, lò xo có độ cứng 1N/cm, hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,5. Ban đầu vật được giữ ở vị trí lò xo giãn 5cm, rồi thả nhẹ để con lắc dao động tắt dần, lấy g = 10 m/s2. Quãng đường vật nhỏ đi được kể từ lúc thả vật đến lúc tốc độ của nó triệt tiêu lần thứ 2 là: A. 7cm. B. 9cm. C. 17cm. D. 16cm. Câu 14: Con lắc lò xo dao động tắt dần trên mặt phẳng ngang. Biết k= 20 N/m, m= 200g, hệ số ma sát 0,1, kéo vật lệch 5cm rồi buông tay, g = 10 m/s2 . Vật đạt vận tôc lớn nhất sau khi đi quãng đường A. 4cm. B. 1cm. C. 5cm. D. 2cm. Câu 15: Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m = 200g, lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng k = 80N/m; đặt trên mặt sàn nằm ngang. Người ta kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng đoạn 3cm và truyền cho nó vận tốc 80cm/s. Cho g = 10m/s2. Do có lực ma sát nên vật dao động tắt dần, sau khi thực hiện được 10 dao động vật dừng lại. Hệ số ma sát giữa vật và sàn là A. 0,10. B. 0,05 . C. 0,04. D. 0,15. Câu 16: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 50g và lò xo có độ cứng 0.2 N/cm. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,12. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị biến dạng một đoạn 2 cm rồi buông nhẹ để con lắc dao động tắt dần. Lấy g = 9.8 m/s 2. Tốc độ của vật nhỏ ở vị trí lực đàn hồi bằng với lực ma sát trượt lần thứ nhất là: A. 32,03cm/s. B. 27,13 cm/s. D. 34,12cm/s. C. 23,08cm/s. Câu 17: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 130g và lò xo có độ cứng 0,5 N/cm. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,25. Ban đầu lò xo không bị biến dạng và vật nhỏ đứng yên tại vị trí O. Đưa vật nhỏ về phía phải O một đoạn 4cm rồi buông nhẹ để con lắc dao động tắt dần. Lấy g = 10 m/s2. Vật nhỏ của con lắc sẽ dừng lại tại vị trí cách O một đoạn: A. 0,1 cm về phía trái B. 0,65cm về phía trái. C. 0,1 cm về phía phải D. 0,65cm về phía phải. Câu 18: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 50g và lò xo có độ cứng 5N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục của lò xo. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nằm ngang là 0,1. Ban đầu vật được đưa đến vị trí sao cho lò xo dãn 10cm rồi thả nhẹ để con lắc dao động tắt dần. Lấy g=10m/s². Mốc thế năng tại VTCB. Khi vật đạt tốc độ lớn nhất thì năng lượng của hệ còn lại.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 11A1 – H2T – TL – HY. CHUYÊN ĐỀ: DAO ĐỘNG CƠ. A. 82% B. 68% C. 92% D. 88% Câu 19: Một con lắc lò xo gồm vật có khối lƣợng m = 100g gắn vào lò xo có độ cứng k = 0,01 N/cm dao động từ thời điểm ban đầu với biên độ 10cm. Trong quá trình dao động, vật luôn chịu tác dụng của một lực cản có độ lớn FC  103 N . Tốc độ lớn nhất của vật sau thời điểm t=21,4s là: A. 5,6cm / s B. 5,9cm / s C. 5,8cm / s D. 5,7cm / s. Câu 20: Gắn một vật có khối lượng m = 200g vào 1 lò xo có độ cứng k = 80 N/m. Một đầu của lò xo được chuyển động kéo m khỏi vị trí cân bằng O đoạn 10cm dọc theo trục lò xo rồi thả nhẹ cho vật dao động. Biết hệ số ma sát giữa m và mặt phẳng ngang là  = 0,1 (g = 10m/s2). Tìm tốc độ lớn nhất mà vật đạt được trong quá trình dao động? A. vmax = 2(m/s) B. vmax = 1,95(m/s) C. vmax = 1,90(m/s) D. vmax = 1,8(m/s) Câu 21: Một con lắc lò xo bố trí nằm ngang, vật nặng có khối lượng 100g, lò xo có độ cứng 1N/cm. Lấy g=10 m/s2. Biết rằng biên độ dao động của con lắc giảm đi một lượng ∆A = 1 mm sau mỗi lần qua vị trí cân bằng. Hệ số ma sát μ giữa vật và mặt phẳng ngang là: A. 0,1. B. 0,01. C. 0,05. D. 0,5. Câu 22: Một con lắc lò xo đặt theo phương ngang gồm vật nhỏ khối lượng 0,02kg và lò xo có độ cứng 2N/m. Hệ số ma sát giữa vật và giá đỡ vật là 0,1. Ban đầu giữ cho vật ở vị trí lò xo bị nén 10cm rồi thả nhẹ cho vật dao động tắt dần. Lấy g=10m/s2. Trong quá trình dao động lò xo có độ dãn lớn nhất là: A. 6cm B. 8cm C. 7cm D. 9cm Câu 23: Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nhỏ khối lượng 200 gam, lò xo có độ cứng 10 N/m, hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,1. Ban đầu vật được giữ ở vị trí lò xo dãn 10 cm, rồi thả nhẹ để con lắc dao động tắt dần, lấy g = 10 m/s2. Trong khoảng thời gian kể từ lúc thả cho đến khi tốc độ của vật bắt đầu giảm thì độ giảm thế năng của con lắc là: A. 50 mJ. B. 20 mJ. C. 2 mJ. D. 48 mJ. Câu 24: Con lắc lò xo treo thẳng đứng k = 100N/m, m = 100g. Gọi O là VTCB, đưa vật lên vị trí lò xo không biến dạng rồi truyền cho nó vận tốc 20cm/s hướng lên. Lực cản tác dụng lên con lắc là 0,005N. Vật đạt vận tốc lớn nhất ở vị trí A. Dưới O là 0,05mm . B. Dưới O là 0,1mm. C. Tại O . D. Trên O là 0,05mm . Câu 25: Một con lắc lò xo có đọ cứng k = 100 N/m, khối lượng m = 100g dao động tắt dần trên mặt phẳng nằm ngang do ma sát, hệ số ma sát là μ = 0,1. Ban đầu vật ở vị trí có biên độ A = 10cm. cho gia tốc trọng trường g = 10m/s2. Tốc độ của vật khi qua vị trí cân bằng lần thứ nhất là A. 3,13cm/s. B. 2,43cm/s. C. 4,13cm/s. D. 1,23cm/s. Câu 26: Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nhỏ có khối lượng 1 kg, lò xo có độ cứng 160 N/m. Hệ số ma sát giữ vật và mặt ngang là 0,32. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo nén 10 cm, rồi thả nhẹ để con lắc dao động tắt dần. Lấy g = 10 m/s2. Quãng đường vật đi được trong 1/3 s kể từ lúc bắt đầu dao động là A. 22 cm. B. 19 cm. C. 16 cm. D. 18 cm. Câu 27: Con lắc lò xo nằm ngang có k = 100N/m, vật m = 400g. Kéo vật ra khỏi VTCB một đoạn 4cm rồi thả nhẹ cho vật dao động. Biết hệ số ma sát giữa vật và sàn là   5.10-3. Xem chu kỳ dao động không thay đổi và coi độ giảm biên độ sau mỗi chu kỳ là đều. Lấy g = 10m/s2. Quãng đường vật đi đƣợc trong 1,5 chu kỳ đầu tiên là: A. 20,4cm B. 23,64cm C. 23,28cm D. 24cm ĐÁP ÁN 1 2 3 4 5. C A C C A. 6 7 8 9 10. C B A C C. 11 12 13 14 15. D B D A B. 16 17 18 19 20. D A A D B. -------. ----------- HẾT ----------. 21 22 23 24 25. C B D D A. 26 D 27 B 28 B.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×