Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

CHUYEN DE TD SUA CHUA SAI LAM HOC SINH THUONG MAC TRONG GIANG DAY NHAY XA KIEU NGOI MON THE DUC 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.3 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>“MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬA CHỮA SAI LẦM HỌC SINH THƯỜNG MẮC TRONG GIẢNG DẠY NHẢY XA KIỂU NGỒI MÔN THỂ DỤC 8” I. Lí do chọn chuyên đề : - Thể dục thể thao là một bộ phận hợp thành của văn hóa thể chất, là một bộ phận quan trọng của giáo dục chung nằm trong kho tàng văn hoá của nhân loại. Do đó đặc biệt chú trọng đến mặt giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông. - Trong hệ thống kiến thức - kĩ năng cần hình thành ở bậc Trung học cơ sở (THCS) thì giáo dục thể chất có ý nghĩa hàng đầu như là một nhân tố chuyên biệt để tác động có mục đích đến sự phát triển của con người và đến các thuộc tính tự nhiên có liên quan trực tiếp đến các năng lực đó của cơ thể. - Tập luyện thể dục thể thao có hệ thống hợp lý và đúng phương pháp sẽ thúc đẩy sự phát triển của cơ thể con người, góp phần làm cho cơ thể con người phát triển khỏe mạnh và cân đối. Khi con người có sức khỏe tốt thì sẽ tạo điều kiện cho trí tuệ phát triển tốt. - Trong chương trình các phân môn thể dục ở bậc THCS thì nhảy xa chiếm khối lượng kiến thức tương đối nhiều và môn nhảy xa có một vị trí quan trọng trong quá trình tập luyện nhằm giúp học sinh rèn luyện sự dẻo dai, sức bền, sức mạnh, sức nhanh ... mặt khác nếu thực hiện đúng các kĩ thuật cơ bản và thực hiện thành thạo các kĩ năng của kĩ thuật nhảy xa thì kết quả về thành tích sẽ được nâng lên rõ rệt và quá trình thi đấu sẽ có khả năng giành được thành tích cao. - Hiện nay giáo viên thể dục chuyên đều thực hiện theo phân phối chương trình và bám sát kĩ thuật ở sách giáo viên, mỗi đồng chí đều độc lập sử dụng những phương pháp riêng trong quá trình dạy học môn nhảy xa nói chung nên sự trao đổi kinh nghiệm, giao lưu học hỏi về phương pháp, kĩ thuật nhảy xa giúp tiết học diễn ra nhẹ nhàng, hiệu quả và học sinh đạt nhiều thành tích cao vẫn chưa được thực hiện thường xuyên đối với môn nhảy xa nói riêng và tất cả các nội dung khác nói chung. - Vậy để có điều kiện và thời gian sinh hoạt chuyên môn bộ môn thể dục trong toàn huyện đồng thời là bước đầu của sự kết nối những vướng mắc trong thời gian tới. Đặc biệt để thực hiện tốt các phương pháp, kĩ thuật và nâng cao hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao thành tích trong phân môn nhảy xa thể dục lớp 8 của tất cả các trường đóng trên địa bàn huyện Lạc Dương chúng tôi mạnh dạn đưa ra chuyên đề “Một số giải pháp sửa chữa sai lầm học sinh thường mắc trong giảng dạy nhảy xa kiểu ngồi môn thể dục 8”. II. Thực trạng. 1. Thuận lợi: - Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình giảng dạy và học tập. - 100% giáo viên đảm bảo đạt chuẩn về đào tạo, nhiệt tình và thường xuyên được tham gia các lớp bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học theo kịp sự phát triển của xã hội. - Phân phối chương trình rõ ràng, cụ thể, có nội dung phù hợp với đối tượng học sinh..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Đa số phụ huynh đều quan tâm tới tình hình và kết quả học tập của con em mình. - Học sinh ngoan hiền, lễ phép có động cơ học tập đúng đắn (Trường THCS Hùng Vương ...) - Một số đơn vị được đầu tư bài bản về cơ sở vật chất, sân bãi (Trường THCS Đạ Nhim). 2. Khó khăn: 2.1. Khó khăn chung: - Đa số trường sân bãi còn tạm bợ, sử dụng sân trường làm sân bãi nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh hoặc do điều kiện thiếu sân bãi nên một số nội dung trong phân môn nhảy xa chưa phát huy hết thành tích tối đa của học sinh. - Do đặc điểm địa hình của huyện nhà nên một số trường vẫn còn tình trạng học sinh tham gia học tập không đầy đủ, chưa liên tục, gián đoạn. Do đó có nhiều hạn chế trong việc tiếp thu kiến thức và tập luyện thực hành nên kết quả đạt được chưa đồng đều. - Điều kiện kinh tế của phụ huynh nói chung vẫn còn khó khăn nên học sinh của một số trường chưa trang bị đầy đủ đồng phục bộ môn thể dục theo yêu cầu môn học. Đây cũng là một khó khăn chung của đa số các trường trong huyện nhà. - Đây chỉ là những khó khăn chung theo chủ quan tôi thăm nắm được song thực tế có thể còn nhiều khó khăn khác mà do chưa có điều kiện tiếp xúc, thị sát nên trong quá trình diễn ra chuyên đề bổ sung thêm. 2.2. Một số khó khăn khi thực hiện nội dung nhảy xa: - Trong quá trình dạy học và phương pháp thực hiện nội dung “nhảy xa”, mỗi đồng chí giáo viên đều có thể linh hoạt sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, đặc điểm vùng miền, đặc điểm điều kiện sân bãi, điều kiện trang phục của học sinh... Tuy nhiên quá trình thực hiện vẫn không tránh khỏi sự vướng mắc khi thực hiện các bước kĩ thuật “nhảy xa” và có thể thống kê như sau: - Thông thường kĩ thuật nhảy xa “kiểu ngồi” được thực hiện theo 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn chạy đà: là giai đoạn đầu tiên của “nhảy xa”, chạy đà đúng sẽ giúp các em làm chủ được tốc độ và tự điều chỉnh cự li theo kỉ thuật hướng dẫn để tiếp tục thực hiện tốt những giai đoạn sau. Tuy nhiên học sinh chúng ta thường thực hiện sai về chạy đà không đúng cánh, đặt chân giậm nhảy không đúng vào ván giậm nhảy. * Các nguyên nhân dẫn đến sai kĩ thuật chạy đà: - Không nắm vững cánh đo và điều chỉnh đà. - Chưa nắm kĩ về độ dài của bước đà (3 bước cuối dài hơn) nên nhịp điệu tốc độ đà không ổn định, chạy đà lập chập. - Chú trọng đến điểm rơi quên giậm nhảy. - Giáo viên chưa xác định đúng cự li chạy đà phù hợp với thể lực, thể trạng của từng em nên khi chạy đà không duy trì được tốc độ cần thiết dẫn đến bước “giậm nhảy” không đúng cách..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 2. Giai đoạn giậm nhảy: Giậm nhảy là giai đoạn quan trọng nhất giúp học sinh có nhiều cơ hội đạt thành tích tối đa nhưng học sinh vẫn thường thực hiện sai một số kĩ thuật như giậm nhảy phạm quy, giậm nhảy chưa tới ván giậm nhảy. * Các nguyên nhân dẫn đến sai kĩ thuật giậm nhảy: - Chạy đà chưa nhanh không đủ sức để giậm nhảy. - Thực hiện giai đoạn chạy đà không đúng cách kéo theo giậm nhảy sai kỉ thuật. - Khi giậm nhảy chưa sử dụng hết sức mạnh của chân, tay và toàn thân. 3. Giai đoạn trên không: Là động tác cơ bản của các kiểu nhảy xa. Trong quá trình thực hiện giai đoạn này các em thưòng hay sai tư thế trên không. * Các nguyên nhân dẫn đến sai kĩ thuật . - Thiếu tư thế “bước bộ” trên không. - Không tạo được tư thế ngồi trên không. - Thân gập nhiều về trước dẫn đến khó khăn việc nâng chân lên cao. 4. Giai đoạn tiếp đất: Là giai đoạn cuối cùng của kĩ thuật “nhảy xa”, cũng là giai đoạn tạo nên những động tác đúng, đẹp nhằm đưa cơ thể đang bay trên không tiếp đất một cách an toàn và không ảnh hưởng đến thành tích nên cần tránh một số kĩ thuật sai như: khi tiếp đất cơ thể bị chấn động mạnh, bị ngã sau khi tiếp đất. * Các nguyên nhân dẫn đến sai kỉ thuật: - Không chủ động khụy gối nên tiếp đất một cách thụ động. - Góc độ tiếp đất quá nhỏ hoặc quá lớn. Ngoài những nguyên nhân chung và nguyên nhân về kĩ thuật nhảy xa như đã nêu trên thì vẫn còn một số nguyên nhân chủ quan, khách quan hay do tác động ngoài mong muốn theo thực trạng của từng đơn vị như sức khoẻ học sinh không đảm bảo, tinh thần tâm lí không ổn định, học sinh không ăn sáng cũng gây khó khăn trong quá trình giảng dạy vì vậy đồng nghiệp cần linh hoạt hỗ trợ phương pháp, kĩ thuật phù hợp để vừa đảm bảo thành tích mà không bị những chấn thương cho học sinh ngoài mong muốn. III. Mục tiêu chuyên đề. 1. Mục tiêu đối với giáo viên. *Kiến thức: - Cung cấp các kĩthuật cơ bản của nội dung nhảy xa kiểu “ngồi” lớp 8. *Kĩ năng: - Giáo viên phân tích kĩ thuật bằng lời, trực quan một cách chi tiết, rõ ràng mạch lạc. - Giáo viên phải thực hiện được những động tác mẫu chính xác, đẹp. - Nắm được những kĩ thuật sai của học sinh khi thực hiện nhảy xa “kiểu ngồi” lớp 8 theo 4 giai đoạn cụ thể, phân tích nguyên nhân để kịp thời và trực tiếp sửa sai nhằm giúp học sinh thực hiện đúng kĩ thuật nhảy xa “kiểu ngồi” để đạt thành tích tốt nhất. *Thái độ: - Nghiêm túc thực hiện công tác chuẩn bị sân bãi, dụng cụ học tập chu đáo và đảm bảo an toàn..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Mạnh dạn, tích cực, tự tin, hoà đồng và luôn tạo không khí thoải mái, vui tươi, hứng thú cho học sinh. 2. Mục tiêu đối với học sinh: *Kiến thức: - Học sinh nắm vững các kỉ thuật theo từng giai đoạn (lí thuyết, thực hành) của kỉ thuật nhảy xa “kiểu ngồi”. - Hiểu được các phương pháp sửa sai khi mắc phải. *Kĩ năng: - Thực hiện tương đối đúng 4 giai đoạn kĩ thuật của nhảy xa kiểu “ngồi”. - Biết sửa sai kịp thời những động tác, kĩ thuật sai khi được giáo viên hướng dẫn. - Biết vận dụng kĩ thuật trong tập luyện và thi đấu. *Thái độ: - Tạo cho các em một thói quen rèn luyện thể dục thể thao (TDTT) nâng cao sức khoẻ. - Nghiêm túc chuẩn bị trang phục phù hợp, thái độ đúng đắn trong tập luyện và thi đấu. IV. Nội dung chuyên đề. 1. Sự cần thiết khi thực hiện chuyên đề. - Nhảy xa kiểu “ngồi” là nội dung được học đầu tiên ở lớp 8 (lớp 6,7 là môn bật nhảy), là lớp kế cận của lớp 9. - Nhảy xa nhằm rèn luyện sức khoẻ, phát triển sức mạnh chân, phối hợp toàn bộ các bộ phận tay, chân và toàn thân. - Là một môn nằm trong hệ thống thi đấu Điền kinh các cấp hàng năm. - Học đúng nội dung, phương pháp tập luyện sẽ giúp các em nắm chắc kỉ thuật, là bước đệm vững chắc cho các em học nội dung nhảy xa kiểu “ngồi” ở chương trình lớp 9. - Ngoài ra thực hiện chuyên đề giúp có điều kiện để sinh hoạt chuyên môn cấp huyện nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên Thể dục trong toàn huyện có nhiều cơ hội trao đổi, chia sẽ, xây dựng nội dung chuyên đề nhảy xa kiểu “ngồi” ở lớp 8, đồng thời tiếp tục phát huy và xây dựng những nội dung khác. Từ đó tạo nhiều cơ hội trong đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao sức khoẻ, thành tích tối đa cho học sinh. - Tiếp tục nâng cao chất lượng và vị thế của môn học trong hệ thống giáo dục quốc dân ở bậc THCS. 2. Nội dung chương trình: Nhảy xa kiểu “ngồi” theo phân phối chương trình thì nằm ở chương trình học kì II lớp 8 (ở lớp 6,7 có môn Bật nhảy là tiền thân của môn nhảy xa) và được học ở các tuần 19 đến tuần 26 (tiết 37 đến tiết 52). 3. Một số bài tập bổ trợ các giai đoạn nhảy xa kiểu “ngồi”: *Giai đoạn chạy đà. 1. Chạy đà trên đường có đưa hông (vùng chậu - đùi) về trước lúc kết thúc giai đoạn bay (làm 5-6 lần)..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 2. Chạy đà có trọng lượng phụ ở thắt lưng (1,2,3kg.) 3. Chạy đà tốc độ 10-15m (làm 3-5 lần). 4. Chạy đà tốc độ 15-20m (làm 3-5 lần). 5. Chạy đà bình thường có giậm nhảy, chạy 5-6 lần. *Giai đoạn giậm nhảy. 1. Tại chỗ bật nhảy hoán vị chân (cố gắng hạ thấp trọng tâm). 2. Bật nhảy bước bục (bục cao 30-40cm) 3. Tư thế chuẩn bị (TTCB): chân giậm ở trước, chân lăng ở sau. Chạy bật lên bằng chân giậm và qua 1 rào, thực hiện 3-5 lần. 4. TTCB: chân giậm ở trước, chân lăn ở sau. Chạy bật lên bằng chân giậm và qua 3 rào, thực hiện 3-5 lần. 5. TTCB: chân giậm ở trước, chân lăng ở sau. Chạy, bật lên bằng chân giậm, rơi xuống trên chân lăng và chạy, làm 3-5 lần. 6. TTCB: cũng như trên, chạy 6-7 bước giậm nhảy qua xà ngang đặt ở độ cao 40-50, 60-70 m. Lặp lại trên mỗi độ cao 5-6 lần. 7. TTCB: cũng như trên, chạy đà 4-8 bước nhảy xa tay cham vật treo trên cao (làm 5-7 lần). *Giai đoạn trên không. 1. TTCB: chân giậm ở trước, chân lăng ở sau. Chạy 6-7 bước giậm nhảy hình tư thế “ngồi” qua xà ngang đặt ở độ cao 40-50 cm. Lặp lại trên mỗi độ cao 56 lần. 2.TTCB: chân giậm ở trước, chân lăng ở sau. Chạy 6-7 bước giậm nhảy hình tư thế “ngồi” qua xà ngang đặt ở độ cao 60-70 cm. Lặp lại trên mỗi độ cao 5-6 lần. *Giai đoạn tiếp đất. 1. Tại chỗ bật xa vào hố cát 3-5 lần. 2. Bật xa liên tục 10-15m. 3. Tập mô phỏng động tác tiếp đất. 4. Đà một bước giậm nhảy tập động tác tiếp đất. 5. Đà ba bước giậm nhảy tập động tác tiếp đất. 6. Nhảy từ trên cao (ghế băng, bậc thềm ...) xuống để tập cách chùng gối khi tiếp đất. Một số bài tập bổ trợ các giai đoạn trên, đồng nghiệp có thể linh hoạt lựa chọn và sử dụng tuỳ vào điều kiện thức tế ở đơn vị và đối tượng học sinh nhằm giúp các em có những kỉ năng cơ bản, cần thiết hỗ trợ tối đa trước, trong và sau khi luyện tập nội dung nhảy xa kiểu “ngồi” để phát huy tối đa các thành tích và đảm bảo an toàn khi tập luyện cũng như thi đấu. 4. Một số phương pháp sửa sai trong kỉ thuật nhảy xa kiểu “ngồi” lớp 8: *Giai đoạn chạy đà. - Chạy đà trong nhảy xa nhằm tạo ra tốc độ ban đầu tối ưu giúp cho giậm nhảy đạt hiệu quả cao. Tuỳ theo đối tượng học sinh, yêu cầu tập luyện mà xác định đoạn chạy đà cần thiết. Với học sinh lớp 8 thông thường đà khoảng 10-20m. Giai đoạn chạy đà cần chú ý 2 kỉ thuật cơ bản: - Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trước, chân sau, chân trước cả bàn chân hoặc nửa bàn chân, mũi chân sát vạch xuất phát, chân sau chạm đất bằng nửa bàn chân.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> trước, cách gót chân trước 1 bàn chân, khuỵu gối, trọng tâm dồn nhiều vào chân trước, thân đổ về trước, 2 tay buông tự nhiên. - Kĩ thuật chạy đà: chạy tốc độ như chạy nhanh, khi đạt được tốc độ cao cần duy trì tốc độ đó đến khi giậm nhảy và luôn ổn định độ dài và tần số bước chạy. Ở bước cuối cùng cần ngắn hơn bước trước đó khoảng 20-30cm. Hai tay phối hợp tự nhiên. Căn cứ vào những sai sót khi tập luyện, huấn luyện để giáo viên phân tích nguyên nhân và sữa sai kịp thời (sai đâu sửa đó, sửa triệt để). *Ví dụ: + Các nguyên nhân dẫn đến sai kỉ thuật chạy đà: - Không nắm vững cách đo và điều chỉnh đà. - Chưa nắm kĩ về độ dài của bước đà (3 bước cuối dài hơn) nên nhịp điệu tốc độ đà không ổn định, chạy đà lập chập. - Chú trong đến điểm rơi quên giậm nhảy. - Giáo viên chưa xác định đúng cự li chạy đà phù hợp với thể lực, thể trạng của từng em nên khi chạy đà không duy trì được tốc độ cần thiết dẫn đến bước “giậm nhảy” không đúng cách.  Phương pháp sửa sai: - Giáo viên nhắc lại cách đo và điều chỉnh đà. - Giáo viên nhắc lại kỉ thuật và làm mẫu (có thể học sinh thực hiện kĩ thuật tốt hoặc giáo viên trực tiếp làm mẫu). Yêu cầu học sinh thực hiện lại. - Để giải quyết nguyên nhân quên giậm nhảy thì phải thực hiện tốt 2 phương pháp sửa sai như trên. Từ đó căn cứ vào điểm đặt chân giậm nhảy để điều chỉnh đà cho thích hợp (tiến hoặc lùi điểm xuất phát). Đặc biệt chú ý giậm nhảy tương đối đúng kĩ thuật. - Đồng nghiệp nên thực hiện thường xuyên việc phối hợp với ban cán sự lớp về bước báo cáo thể lực, thể trạng trước hoạt động thực hành để nắm bắt tình trạng sức khoẻ của các em để xác định đúng cự li chạy đà và chủ động ứng phó với các tình huống có thể xảy ra trong tiết học. *Giai đoạn giậm nhảy. - Giậm nhảy là giai đoạn quan trọng nhất trong nhảy xa. Khi giậm nhảy cần sử dụng hết sức mạnh của chân và toàn thân phối hợp ăn nhịp với đánh tay để giúp nâng người lên cao - ra trước ở giai đoạn trên không. Vì vậy đối với kĩ thuật này chúng ta cần chú ý tới góc độ giậm nhảy và tư thế giậm nhảy. - Góc độ giậm nhảy khoảng 70-80 độ. - Tư thế giậm nhảy: chân giậm đạp hết sức tích cực, chủ động, phối hợp với đánh tay đưa chân lăng ra trước đồng thời phải giữ cho cơ thể thăng bằng và giậm nhảy phải nhanh phù hợp với tốc độ chạy đà. - Dựa vào những khó khăn khi tập luyện như đã phân tích ở phần trên đồng nghiệp chúng ta có thể linh động áp dụng một số phương pháp sửa sai như sau: *Ví dụ: + Các nguyên nhân dẫn đến sai kỉ thuật giậm nhảy: - Chạy đà chưa nhanh không đủ sức để giậm nhảy. - Thực hiện giai đoạn chạy đà không đúng cách kéo theo giậm nhảy sai kỉ thuật..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Khi giậm nhảy chưa sử dụng hết sức mạnh của chân, tay và toàn thân.  Phương pháp sửa sai: - Chạy đà chưa nhanh không đủ sức để giậm nhảy là một nguyên nhân sai do nhiều yếu tố (sức khoẻ, không xác định được cự li chạy đà, kĩ thuật giậm nhảy chưa đúng). Vì vậy giáo viên cần phối hợp các phương pháp sửa sai liên thông từ giai đoạn chạy đà đến giai đoạn giậm nhảy bằng cách cho học sinh tự đo và điều chỉnh đà, sau đó phối hợp với kĩ thuật giậm nhảy để dùng chân giậm nhảy chính xác nhất, nếu vẫn không được hướng dẫn tập cách đặt chân giậm vào ván giậm nhảy hay thực hiện bước đà từ chậm đến nhanh 1,3,5 .. bước đặt chân giậm vào ván giậm nhảy. - Đối với nguyên nhân học sinh sử dụng các tư thế giậm nhảy sai kĩ thuật đặc biệt không biết phối hợp nhịp nhàng các bộ phận của cơ thể thì đồng nghiệp cần sửa sai theo nhiều giai đoạn bằng một số bài tập bổ trợ trước, trong và sau khi tập luyện để phát triển mạnh của chân, tay và toàn thân. Trên cơ sở đó giáo viên tiếp tục thực hiện kỉ thuật ở giai đoạn giậm nhảy đồng thời duy trì luyện tập. *Giai đoạn trên không kiểu “ngồi” - Đối với giai đoạn trên không tuy nó không phải là giai đoạn quan trọng nhất nhưng quá trình hình thành và thực hiện kĩ thuật là một chuỗi các động tác cơ bản của tất cả các kiểu nhảy xa. - Nhảy xa kiểu “ngồi” giai đoạn trên không là động tác hình thành tư thế “ngồi xổm”. Vì vậy cần lưu ý 2 kĩ thuật (Kĩ thuật “bước bộ”, kĩ thuật “ngồi xổm” trên không). - Trong quá trình tập luyện có thể học sinh thường thực hiện một số kỉ thuật sai do những nguyên nhân như: - Thiếu tư thế “bước bộ” trên không. - Không tạo được tư thế “ngồi” trên không. - Thân gập nhiều về trước dẫn đến khó khăn việc nâng chân lên cao.  Phương pháp sửa sai: - Những nguyên nhân dẫn đến sai kỉ thuật như trên thực chất đều xuất phát từ học sinh chưa nắm vững kĩ thuật nhảy xa giai đoạn “trên không”. Vì vậy phương pháp sửa sai lâu dài và triệt để, bền vững là cho học sinh nắm kĩ thuật cơ bản của nhảy xa giai đoạn trên không kiểu “ngồi”, đồng thời giáo viên hoặc học sinh làm mẫu tốt thực hiện lại từng kỉ thuật kết hợp phân tích kĩ thuật (có thể sử dụng tranh, ảnh ...), sau đó yêu cầu học sinh thực hiện lại và tập luyện theo nhóm. 1. TTCB: chân giậm ở trước, chân lăng ở sau. Chạy 6-7 bước giậm nhảy hình tư thế “ngồi” qua xà ngang đặt ở độ cao 40-50 cm. Lặp lại trên mỗi độ cao 56 lần. 2. TTCB: chân giậm ở trước, chân lăng ở sau. Chạy 6-7 bước giậm nhảy hình tư thế “ngồi” qua xà ngang đặt ở độ cao 60-70 cm. Lặp lại trên mỗi độ cao 56 lần. *Giai đoạn tiếp đất. - Giai đoạn tiếp đất là giai đoạn cuối cùng của kĩ thuật nhảy xa kiểu “ngồi”. Vì vậy khi 2 chân tiếp đất (cát) học sinh cần chủ động khuỵu gối để giảm chấn động cơ thể khi tiếp đất(cát), đồng thời đứng lên đi về trước hoặc sang 2 bên.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> (không đi lùi về sau hoặc bỏ một bộ phận nào của cơ thể phía sau điểm tiếp đất (cát) của 2 chân. - Ở giai đoạn này học sinh thường thực hiện kỉ thuật chưa đúng do mắc một số lỗi như sau: - Tiếp đất một cách thụ động. - Góc độ tiếp đất quá nhỏ hoặc quá lớn.  Phương pháp sửa sai: - Để thực hiện tốt giai đoạn cuối (tiếp đất) học sinh phải hoàn thành tốt 3 giai đoạn liền trước và phải nắm được cơ bản kĩ thuật tiếp đất. - Giáo viên nên nhắc học sinh không nên giữ 2 chân trên không quá lâu, khi chạm đất (tiếp cát) cần co gối để đùi và thân trên tiếp tục chuyển về trước hoặc đổ sang 2 bên. Bên cạnh đó đồng nghiệp nên cho học sinh tập mô phỏng động tác tiếp đất bằng một số bài tập bổ trợ. - Nhảy từ trên cao (ghế băng, bậc thềm ...) xuống để tập cách chùng gối khi tiếp đất. - Đà một bước giậm nhảy tập động tác tiếp đất. - Đà ba bước giậm nhảy tập động tác tiếp đất. V.Dự kiến minh họa và trải nghiệm. Minh hoạ: Môn thể dục lớp 8. Tiết: 41 Tên bài: Nhảy xa – Thể thao tự chọn. Đơn vị thực hiện: Trường THCS Đạ Nhim. Người dạy: Nguyễn Văn Trúc. Thời gian: thứ 5 tuần 21 (ngày 21/01). GIÁO ÁN MINH HOẠ GIAÙO AÙN SOÁ: 41 Tieát theo PPCT: 41 Ngày soạn:. NOÄI DUNG:  Nhảy xa: Ôn 1 số ĐTBT, trò chơi “Lị cị tiếp sức”. Chạy đà 5-7 bước giậm nhảy bước bộ trên không. Học kĩ thuật trên không và tiếp đất (cát hoặc nệm)..

<span class='text_page_counter'>(9)</span>  Bóng đá: Tâng bằng đùi, bằng mu, dẫn má trong, trò chơi “Đá. chuyeàn”. PHAÀN VAØ NOÄI DUNG I/Mở đầu 1.Nhận lớp: 2.Khởi động:. YEÂU CAÀU VAØ PHAÂN TÍCH KÆ THUAÄT. - Lớp trưởng báo cáo sĩ số. - GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Xoay cổ tay, khuỷu tay, cánh tay, hông, đầu gối, cổ chân. - Ép dọc-ép ngang-bật nhảy hoán vị chân, tại chỗ bật xa, bật bước buïc. 3.Kiểm tra bài - Chạy bước nhỏ-Nâng cao đùi-Chạy đạp sau. cuõ: - Tại chỗ bật xa. II/Phaàn cô baûn: - Bật nhảy hoán vị chân. - Chạy biến tốc 1.Nhaûy xa:*OÂn: H: Thực hiện đà 5-7 bước giậm nhảy bước bộ trên không ? a.Moät soá ÑTBT - Phần khởi động  Yêu cầu : Chơi đúng luật và hứng thú khi chơi. b.“Lò sức”. cò. tieáp. c. Luyeän taäp chạy đà 5-7 bước giậm nhảy bước boä treân khoâng.. KT giaäm nhaûy.  Yêu cầu: Giậm nhảy mạnh, đạp sau tích cực và hình thành được tư thế bước bộ trên không.. * Hoïc: d. Kĩ thuaät treân không và tiếp đất (cát hoặc nệm).. -Giai đoạn trên không có 2 phần: + Phaàn I: Bắt đầu từ khi chân GN rờiø ván GN lúc này hình thành bước bộ. + Phần II: Sau khi bước bộ trên không, chân GN co dần lại đưa ra trước nâng cao gối.Tiếp theo đánh 2 tay ra trước vòng xuống dưới-.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> ra sau kết hợp thân trên ngã về trước và vươn 2 chân chuẩn bị tiếp đất. - Giai đoạn tiếp đất: Chủ động co 2 chân để giảm chấn động và dướn người cùng 2 tay về trước và đứng lên đi ra khỏi hố cát về phía trước. 2.Bóng đá: a. Taâng boùng bằng đùi. b. Taâng boùng baèng mu. c.“Đá chuyền”.  Yêu cầu: Thực hiện các kỉ thuật tâng bóng tương đối đúng kỉ thuật và tích cực tập luyện.  Yêu cầu: Chơi đúng luật và biết tự tổ chức để chơi ngoài giờ học.  Yêu cầu: Thực hiện KT dẫn bóng tương đối đúng và có cảm giác boùng. H: Thực hiện 5-7 bước giậm nhảy bước bộ trên không ?. d.Daãn boùng baèng maù trong baøn - Thaû loûng tay chaân. - Thả lỏng chân. Kết hợp hít thở sâu. 3. Củng coá: - GV nhận xét tiết học-Khen ngợi học sinh,tổ thực hiện tốt. - GV daën doø vaø giao BTVN III. Phaàn keát thuùc: 1. Thaû loûng: 2. Nhaän xeùt: 3. Daën doø,BTVN: Giaùo aùn TD 8-41. MUÏC TIEÂU:. GIAÙO AÙN SOÁ 41. - Kiến thức: Nhằm ôn 1 số ĐTBT, trò chơi, chạy đà 5-7 bước GN bước bộ trên không. Học: kĩ thuật trên không và tiếp đất. - Kĩ năng: Thực hiện được nội dung như tiết 40, kĩ thuật trên không và tiếp đất. - Kiến thức: Nhằm ôn tâng bóng bằng mu bàn chân.Tâng bóng bằng đùi. Dẫn má trong. Troø chôi -Kĩ năng: Thực hiện được tâng bằng đùi, bằng mu. Dẫn má trong bàn chân. Trò chơi ĐỊA ĐIỂM-PHƯƠNG TIỆN: Còi, sân trường, tranh tư thế trên khơng, kĩ thuật tiếp đất, ván giậm, 6 bóng đá mi ni. TG 5-7Phuùt 1-2phuùt. ÑLVÑ 1 laàn. BIEÄN PHAÙP-PHÖÔNG PHAÙP - Lớp trưởng điều lớp:1 hàng ngang - Gv làm thủ tục nhận lớp.   Lt.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 2-3phuùt. 1-2phuùt 25-30 Phuùt 20 phuùt. 2x8nhòp 2x8nhòp 2x15m 1laàn 1laàn. 1laàn 1-2laàn 8laàn. 1laàn 6-8laàn 2-4laàn 1laàn. 1laàn 4 laàn 4 laàn 4 laàn 4 laàn 1 laàn 6-8 laàn. 1 laàn. - Lớp trưởng điều khiển khởi động Gv - Gv quan sát nhắc nhở chung. Đội hình 4 hàng ngang so le. Sau thành 2 hàng dọc. Gv gọi 1 hs thực hiện yêu cầu. - Hs trong lớp quan sát,nhận xét-Gv nhận xét,đánh giá,ghi điểm. - Gv neâu teân troø chôi, caùch chôi-Gv ñieàu khieån chôi vaø toång keát troø chôi - Phân nhóm tập luyện theo 2 nhóm nam, nữ học 2 nội dung khác nhau: Nam học nhảy xa, nữ học bóng đá. - Gv nhắc lại kỉ thuật, thị phạm chạy đà 5-7 bước GN bước bộ treân khoâng. - Lần lượt từng em thực hiện chạy đà 5-7 bước GN bước bộ trên khoâng. *Động tác sai: Giậm nhảy không đúng ván GN; Giậm nhảy không tích cực, không hình thành được tư thế bước bộ, chạm đất bằng chân GN trước. *Biện pháp sữa: Đo và chỉnh lại đà; Xác định lại chân giậm nhảy; Tập cách đặt chân vào ván giậm nhảy; Tập chạy đạp sau. - Cho học sinh quan sát tranh vẽ kỉ thuật trên không và tiếp đất. - GV phaân tích kĩ thuaät vaø thò phaïm kĩ thuaät treân khoâng vaø tieáp đất. *Động tác sai: Giai đoạn trên không không hình thành được tư thế bước bộ, đưa chân GN ra trước chậm dẫn đến không tạo KT ngoài treân khoâng. * Biện pháp sữa: Mô phỏng động tác bước bộ;chạy đà 1-3-5 bước giậm nhảy bước bộ qua xà thấp, mô phỏng giai đoạn trên không, tập sức bật của chân. - TTCB: chân giậm ở trước, chân lăng ở sau. Chạy 6-7 bước giậm nhảy hình tư thế “ngồi” qua xà ngang đặt ở độ cao 40-50 cm. - TTCB: chân giậm ở trước, chân lăng ở sau. Chạy 6-7 bước giậm nhảy hình tư thế “ngồi” qua xà ngang đặt ở độ cao 60-70 cm. - Từng em lần lượt chạy đà bước bộ trên không với tay chạm vật treo cao tập phần đầu của giai đoạn trên không. - GV phân tích kĩ thuật tiếp đất. - Từng em lần lượt chạy đà-giậm nhảy-trên không-tiếp đất-GV sửa sai KT. *Động tác sai : - Tiếp đất một cách thụ động. - Góc độ tiếp đất quá nhỏ hoặc quá lớn. * Biện pháp sữa: - Giáo viên nên nhắc học sinh không nên giữ 2 chân trên không quá lâu, khi chạm cát (tiếp đất) cần co gối để đùi và thân trên tiếp tục chuyển về trước hoặc đổ sang 2 bên. Bên cạnh đó đồng nghiệp nên cho học sinh tập mô phỏng động tác tiếp đất bằng một số bài tập bổ.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 10phuùt. 5-7Phuùt 2-3phuùt 1-2phuùt 1-2phuùt. 2-4 laàn 2-4 laàn 2-4 laàn 4-6 laàn 1 laàn 4-6 laàn 3 laàn 1 laàn 1-2hs 2x8nhòp 1 laàn. trợ. - Nhảy từ trên cao (ghế băng, bậc thềm...) xuống để tập cách chùng gối khi tiếp đất. - Đà một bước giậm nhảy tập động tác tiếp đất. - Đà ba bước giậm nhảy tập động tác tiếp đất - Từng em lần lượt chạy đà-giậm nhảy-trên không-tiếp đất. - Quay vòng đổi nội dung tập luyện - GV nhắc lại kỉ thuật tâng bóng bằng mu, bằng đùi. - Phân nhóm theo số lượng bón tâng bóng bằng đùi, bằng mu. - Phân nhóm thực hiện dẫn bóng má trong bàn chân-GV sửa sai. - GV neâu teân troø chôi, caùch chôi vaø luaät chôi. - Gv điều khiển cả lớp chơi trò chơi-GV nhận xét tổng kết trò chôi - Gọi 1 hs thực hiện - HS nhận xét, đánh giá - GV bổ sung và ghi ñieåm. - Lớp trưởng điều khiển - GV quan sát, nhắc nhở chung - GV nhaän xeùt . Giaùo aùn TD 8-41. 2.Trải nghiệm: giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 8 môn thể dục ở tất cả các trường đóng trên địa bàn huyện Lạc Dương – tỉnh Lâm Đồng. VI. KẾT LUẬN: Từ những ý kiến của đồng nghiệp đứng lớp cũng như sự trải nghiệm của bản thân ở đơn vị chúng tôi mạnh dạn chia sẻ những kinh nghiệm trên. Tuy nhiên mỗi phương pháp và hình thức dạy học đều có mạnh mạnh và hạn chế riêng phù hợp với đặc điểm của từng bài, từng hoạt động của tiết dạy và điều kiện dạy học ở từng trường. Vì vậy đồng nghiệp không nên tuyệt đối hoá hoặc phủ định hoàn toàn một phương pháp hay một hình thức dạy học nào. Trong quá trình tổ chức minh hoạ và trải nghiệm chuyên đề đồng nghiệp nên chú trọng vào nội dung từng bài, trình độ học sinh, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lớp, của đơn vị mà linh hoạt áp dụng chuyên đề một cách phù hợp nhất nhằm góp phần nâng cao các tố chất, thể lực, hiệu quả giáo dục đồng thời góp phần đẩy mạnh phong trào TDTT và nâng cao các kết quả Điền kinh trong Hội khoẻ phù đổng hàng năm. Trên đây là lí thuyết chuyên đề thể dục lớp 8 nội dung: Nhảy xa kiểu “ngồi” cụm trường do trường THCS Đạ Nhim thực hiện. Kính mong được đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo góp ý để chuyên đề được thành công và ứng dụng thực tiễn. Đạ Nhim, ngày 9 tháng 01 năm 2015 Người thực hiện.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Trần Thanh Bình.

<span class='text_page_counter'>(14)</span>

×