Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Email:
I. Đặt vấn đề:
Hoạt động thể dục thể thao là một bộ phận quan trọng không thể thiếu
được trong đời sống con người, góp phần tích cực vào việc giáo dục và xây
dựng con người mới. Trong những năm gần đây khi đất nước ta đang trên đà
phát triển mạnh mẽ về kinh tế - chính trị - khoa học kỹ thuật - văn hoá giáo
dục , cùng với sự phát triển mạnh mẽ đó thì phong trào TDTT củng có những
bước tiến đáng kể cả về qui mô lẫn chất lượng, ngoài họat động TDTT đỉnh
cao thì hoạt động giáo dục thể chất trong các trường học cũng được nâng lên
một bước đáng kích lệ.
Hiện nay hoạt động giáo dục thể chất trong các trường học được Đảng,
Nhà nước coi là một bộ phận quan trọng của giai đoạn phat trien toàn diện
nằm trong hệ thống giáo dục đào tạo của đất nước. Nhằm giảng dạy cho thế
hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của đất nước có được một trình độ chuyên
môn vững vàng, có đạo đức trong sạch lành mạnh mà còn phải có một thể lực
cường tráng, không những đẹp về tâm hồn mà còn phải đẹp về hình thể. Đây
cũng là mục tiêu chính của nền giáo dục nước ta là phát triển con người toàn
diện trên tất cả các mặt đức, trí, thể, mỹ.
Đứng trước sự quan tâm đó của Đảng và Nhà nước ngành giáo dục - đào
tạo nước ta cũng đã có những biện pháp cấp thiết để nâng cao hoạt động giáo
dục thể chất trong các trường học hơn một bước, để theo kịp với sự phát triển
chung của đất nước như hàng năm Bộ Giáo dục cần tổ chức đều đặn các giải
học sinh giỏi TDTT cấp quốc gia tại các tỉnh thành tổ chức các giải học sinh
cấp tỉnh. Ngoài ra ngành giáo dục còn thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn
các hội nghị để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên giảng
dạy môn TDTT. Bên cạnh đó tại các trường học hàng năm vẫn có hàng loạt
các giải thể thao của trường diễn ra và những kết quả, những thành công càng
được nâng lên đây cũng là những đòi hỏi khách quan của người tập. Đứng
trước tình hình đó là một giáo viên giảng dạy trực tiếp môn học này tôi thấy
mình cần phải tự học hỏi, sự tìm tòi và những phương pháp những bài tập sao
cho phù hợp với lứa tuổi học sinh với điều kiện giảng dạy tại trường hiện nay
để đem lại hiệu quả cao nhất trong quá trình giáo dục. Vậy với số lượng thời
gian quá ít cho một môn học, cho một kỹ thuật động tác thì chúng ta cần phải
có những đánh giá về chuyên, những bài học kinh nghiệm của năm học trước
cho năm học sau để có những điều chỉnh kịp thời trong quá trình giảng dạy để
người học có được sự tiếp thu các kỹ thuật động tác nhanh nhất, một kết quả
học tập tốt nhất.
Xuất phát từ vấn đề trên trong những năm vừa qua việc học các kỹ thuật
động tác của các môn thể thao còn gặp nhiều khó khăn, khó khăn về thời gian,
về điều kiện tập luyện nhưng cái cơ bản là những nguyên nhân sai lầm và các
biện pháp khắc phục. Đối với môn nhảy xa ưỡn thân cũng vậy đây là một kỹ
thuật động tác khó có nhiều sai lầm mà học sinh thường mắc phải. Vậy muốn
khắc phục những sai lầm đó kể nâng cao khả năng tiếp thu động tác, kết quả
học tập của học sinh và thông qua việc giảng dạy kỹ thuật này trong những
năm học trước. Tôi đã rút ra những kinh nghiệm là phải có những bài tập và
biện pháp tập cơ bản hợp lí cho những sai lầm thường mắc này. Từ đó tôi đã
mạnh dạn “Lựa chọn một số bài tập nhằm khắc phục những sai lầm
thường mắc trong kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân của học sinh 11 trường
THPT Đào Duy Từ”. Việc lựa chọn này sẽ cho chúng ta những cơ sở về
những sai lầm trong quá trình học tập và có những biện pháp khắc phục để
nâng cao hiệu quả giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
II- Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đi sâu vào vấn đề trên tôi xác định ra 2 nhiệm vụ sau:
1) Xác định ra các nguyên nhân sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật
nhảy xa ưỡn thân.
2
2) Lựa chọn một số bài tập, biện pháp nhằm khắc phục những sai lầm
thường mắc trong dạy và học kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân
III. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện giải quyết vấn đề nghiên cứu tôi đã tiến hành sử dụng một
số phương pháp sau
1) Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu có liên quan .
Để thực hiện phương pháp này tôi đã tiến hành đọc và tham khảo các
sách lý luận vàp hương pháp TDTT, phương pháp giảng dạy TDTT, sách
Điền kinh, sách thể dục 10,11 và 12 (sách dùng cho GV)
2) Phương pháp phỏng vấn
Để đảm bảo mang tính khoa học và thực tiễn tôi đã trực tiếp phỏng vấn
một số ý kiến của các thầy cô giáo dạy thể dục có kinh nghiệm nhiều năm, các
học sinh đã được học kỹ thụât nhảy xa ưỡn thân để có những ý kiến về những
sai lầm mà học sinh thường mắc phải.
3) Phương pháp quan sát sư phạm
Để tiến hành giải quyết vấn đề này tôi đã tiến hành quan sát trong quá
trình giảng dạy để tìm ra những sai lầm để áp dụng những biện pháp sửa chữa
đối với học sinh.
4) Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tôi đã sử dụng phương pháp này để kiểm nghiệm đánh giá tìm hiểu tính
hiệu quả trong quá trình thực hiện các bài tập vào thực tế giảng dạy. Sau khi
đã lựa chọn và xác định được các bài tập tôi đã tiến hành cho tập luyện trong
quá trình học kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân.
IV- Tổ chức thực hiện
3
1) Địa điểm thực hiện: Tại tổ TD-QP trường THPT Đào Duy Từ - TP
Thanh Hoá
2) Đối tượng thực hiện: Lớp 11B2, 11B4 và 11B5 Trường THPT Đào
Duy Từ.
3) Thời gian thực hiện:
- Thời gian tổ chức quan sát và phỏng vấn : Từ tháng 12/2007 - 2/2009
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 12/2009 - 02/2010.
V- Kết quả và phân tích kết quả
1) Giải quyết nhiệm vụ 1: Xác định ra các nguyên nhân sai lầm thường
mắc trong học kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân.
Trong quá trình giảng dạy môn nhảy xã ưỡn thân để học sinh dễ hiểu và
nắm bắt nhanh được kỹ thuật động tác khi phân tích kỹ thuật thường được
chia làm 4 giai đoạn là:
- Chạy đà
- Giậm nhảy
- Bay trên không
- Rơi xuống cát
Trong 4 giai đoạn này thì giai đoạn giậm nhảy là khâu quan trọng nhất,
nó quyết định đến thành tích nhảy xa của học sinh. Song các giai đoạn khác
cũng có một vị trí địa điểm, yêu cầu và mối liên quan của nó. Vậy trong quá
trình giảng dạy và học tập thì mỗi giai đoạn kỹ thuật đều có những học sinh
mắc phải những sai lầm trong quá trình luyện tập. Nên chúng ta cần phải tìm
ra những nguyên nhân và những sai lầm thường mắc trong quá trình tập luyện
học kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân.
4
Học kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân là một kỹ thuật tương đối phức tạp, có độ
khó cao đòi hỏi người tập thực hiện động tác phải đảm bảo độ chính xác.
Trong quá trình học kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân thì học sinh có thể mắc
phải nhiều sai lầm khác nhau do những nguyên nhân khác nhau thường là do
2 nguyên nhân chính là chủ quan và khách quan. Mỗi giai đoạn kỹ thụât khác
nhau thì xuất hiện những sai lầm khác nhau. Để hiểu rõ những nguyên nhân
gây nên những sai lầm trong kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân mà đa số các học sinh
mắc phải.
Để đạt được hiệu quả trong các giờ học, trong các giờ lên lớp giảng dạy
kỹ thuật của các giai đoạn, người dạy phải dự kiến được những nhược điểm
mà học sinh thường mắc phải từ đó có biện pháp ngăn ngừa và khắc phục.
Dựa vào quá trình đọc phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan,
bằng sự trao đổi phỏng vấn một số ý kiến của các thầy cô giáo có kinh
nghiệm giảng dạy lâu năm và những học sinh đã học kỹ thuật nhảy xa ưỡn
thân để tôi có đủ các thông tin về những sai lầm thường mắc những nguyên
nhân gây nên những sai lầm đó.
1.1- Kết quả của phương pháp quan sát sư phạm:
Tôi đã sử dụng phương pháp quan sát sư phạm trong các giờ học cũng
như trong giờ kiểm tra kết thúc môn học, kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân của học
sinh khối 11 năm học 2007-2008, 2008-2009.
Đây là phương pháp chủ yếu để tiến hành xét ra những sai lầm thường
mắc nhất của học sinh. Quan sát đúng với ngay những học sinh kỹ thuật nhảy
xa mà tôi trực tiếp giảng dạy để quan sát được toàn bộ quá trình học kỹ thuật
động tác. Trong thời gian quan sát lần lượt qua các buổi học tôi đã tìm ra
những sai lầm thường mắc phải là:
1) Bước đà cuối cùng quá dài đặt chân giậm bằng gót
2) Chưa duỗi hết chân giậm khi giậm nhảy
5
3) Chưa thực hiện được động tác bước bộ trên không.
4) Tốc độ chạy đà giậm xuống trong những bước cuối chưa có tính nhịp
điệu động tác chưa thực hiện được động tác ưỡn thân trên không
5) Bụng ưỡn về trước và cẳng chân gập gót chạm mông
6) Chưa thực hiện động tác ưỡn thân trên không.
7) Chân chạm đất sớm, không tận dụng được đường bay của trọng tâm cơ thể.
8) Khi tiếp đất người bị ngã ra sau.
Trên đây là những sai lầm cơ bản nhất trên cơ sở những lần thực hiện kỹ
thuật nhảy xa ưỡn thân. Một vấn đề được đặt ra là phải xác định những sai
lầm nào là chung nhất và phổ biến nhất mà người tập thường mắc phải để có
những bài tập những biện pháp khắc phục hợp lí nhất khi mà thời gian giành
cho học kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân quá ít thời gian tập luyện không được
nhiều. Nếu mà đưa được hết các bài tập các biện pháp để sửa chữa sai lầm thì
thời gian không đủ. Vậy tôi phải phân tích những kết quả mà phương pháp
quan sát sư phạm thu được
Kết quả mà phương pháp quan sát sư phạm (n =100 HS)
TT
Sai lầm
Số HS
thực hiện
1 2 3 4 5 6 7 8
1 100 HS 50 20 60 20 5 60 15 10
2 Tỉ lệ % 50 20 60 20 5 60 15 10
Qua bảng trên ta thấy
- ở sai lầm 1 có 50 HS trong quá trình học mắc phải chiếm 50%
- ở sai lầm 2 có 20 HS trong quá trình học mắc phải chiếm 20%
6
- ở sai lầm 3 có 60 HS trong quá trình học mắc phải chiếm 60 %
- ở sai lầm 4 có 20 HS trong quá trình học mắc phải chiếm 20%
- ở sai lầm 5 có 5 HS trong quá trình học mắc phải chiếm 5%
- ở sai lầm 6 có 60 HS trong quá trình học mắc phải chiếm 60%
- ở sai lầm 7 có 15 HS trong quá trình học mắc phải chiếm 15%
- ở sai lầm 8 có 10 HS trong quá trình học mắc phải chiếm 10%
Như vậy qua quan sát sư phạm tôi thấy rằng ở những sai lầm 1,2,3,4,6,7
là những sai lầm chiếm tỉ lệ nhiều hơn. Vậy có thể nói rằng đây là những sai
lầm cơ bản nhất học sinh thường mắc phải trong quá trình học tập kỹ thuật
nhảy ra còn các sai lầm còn lại tỉ lệ mắc là ít, không có nhiều, vậy có thể nói
đây là những sai lầm không diễn ra thường xuyên và không phổ biến ở người
tập.
1.2. Kết quả của phương pháp phỏng vấn
Tôi đã tiến hành phương pháp này bằng cách phát phiếu hỏi trực tiếp cho
những học sinh đã được học kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân trong năm học
2007-2008 và 2008-2009 sau khi các em đã kiểm tra kết thúc kỹ thuật môn
học này. Dùng phiếu hỏi trong quá trình học kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân thì các
em thường mắc phải những sai lầm nào trong 8 sai lầm trên (trong những sai
lầm mà tôi quan sát được), các em đã đánh dấu vào ô sai lầm nào mà các mắc
phải trong quá trình học kỹ thuật. Sau khi thu phiếu hỏi tôi thu được kết quả
qua bảng sau:
Kết quả phỏng vấn 100HS qua 2 năm học 2007-2008 và 2008-2009
TT
Sai lầm
Số HS
được hỏi
1 2 3 4 5 6 7 8
7
1 100 HS 45 20 65 20 7 70 13 9
2 Tỉ lệ % 45 20 65 20 7 70 13 9
Qua từng câu hỏi thì trong 100 HS được hỏi các học sinh mắc phải
những sai lầm đó thể hiện qua bảng như sau:
Sai lầm 1 có 45/100 HS mắc phải chiếm 45%
Sai lầm 2 có 20/100 HS mắc phải chiếm 20%
Sai lầm 3 có 65/100 HS mắc phải chiếm 65%
Sai lầm 4 có 20/100 HS mắc phải chiếm 20%
Sai lầm 5 có 7/100 HS mắc phải chiếm 7%
Sai lầm 6có 70/100 HS mắc phải chiếm 7%
Sai lầm 7 có 13/100 HS mắc phải chiếm 13%
Sai lầm 8 có 9/100 HS mắc phải chiếm 9%
Với kết quả như vậy ta thấy các sai lầm 1,2,3,4,6 vẫn là những sai lầm
mà các em học thường mắc phải và chiếm tỉ lệ cao.
Vậy để tìm ra những sai lầm cơ bản thường mắc phải trong quá trình
dạy và học kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân tôi đã tiến hành so sánh kết quả 2
phương pháp quan sát và phỏng vấn học sinh được thể hiện qua bảng sau:
TT
Sai lầm
Số HS
được hỏi
1 2 3 4 5 6 7 8
1 P
2
quan sát 50 20 60 20 5 60 15 10
2 P
2
phỏng
vấn
45 20 65 20 7 70 13 9
Trên đây qua bảng so sánh giữa 2 phương pháp ta thấy rằng: các sai lầm
1,2,3,4 và 6 là các sai lầm chiếm tỉ lệ cao nhất. Từ những sai lầm đó và kết
quả kiểm tra kỹ thuật của các lớp trong 2 năm học đó đạt được như sau:
- Có 20% HS trong lớp đạt điểm 9 -10
8
- Có 15% HS trong lớp đạt điểm 8.
- Có 20% HS trong lớp đạt điểm 7
- Có 35% HS trong lớp đạt điểm 5 - 6
- Có 10% HS trong lớp đạt điểm dứơi 5
Từ đó tôi đã đi sâu vào 5 sai lầm trên để tìm ra những nguyên nhân của
những sai lầm đó, từ đó có các bài tập và những biện pháp phù hợp để trong
qúa trình giảng dạy có thể khắc phục những sai lầm đó một cách tốt nhất.
* Nguyên nhân của 5 sai lầm thường mắc:
Qua thực tế giảng dạy trong những năm vừa qua và qua phương pháp
quan sát sư phạm trong quá trình giảng dạy tôi có thể đưa ra các nguyên nhân
sai lầm đó là:
- Sai lầm 1: Bước đà cuối cùng quá dài đặt chân giậm bằng gót
Nguyên nhân là:
- Chạy đà không ổn định
- Trong quá trình chạy đà những bước mới không nâng được trọng tâm
có thể lên.
- Sai lầm 2: Chưa duỗi hết chân giậm khi giậm nhảy
Nguyên nhân là:
- Chân giậm nhảy còn yếu
- Quá chú ý đến động tác ưỡn thân
- Sai lầm 3: Chưa thực hiện được động tác bước bộ trên không
Nguyên nhân:
- Do giậm nhảy không tốt
- Quá chú ý đến động tác ưỡn thân
- Sai lầm 4: Tốc độ chạy đà giảm xuống trong những bước cuối, chưa có
tính nhịp điệu động tác.
9
Nguyên nhân:
- Do chạy lấy đà quá dài hoặc đạt tốc độ cao quá sớm
- Không đo đà trước khi chạy đà hoặc chạy đà không đúng.
- Sai lầm 6: Chưa thực hiện được động tác ưỡn thân trên không
- Do giậm nhảy quá yếu không đủ thời gian để thực hiện động tác ưỡn
thân.
- Chưa thực hiện được động tác bước bộ
- Do chưa nắm những kỹ thuật động tác.
2) Giải quyết nhiệm vụ 2:
Lựa chọn các bài tập và biện pháp nhằm khắc phục những sai lầm
thường mắc trong quá trình dạy và học kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân.
Sau khi đã tìm ra những nguyên nhân của các sai lầm tôi đã tiến hành lựa
chọn một số bài tập và biện pháp tập luyện để khắc phục những sai lầm đối
với các học sinh lớp 11 B2, 11B4 và 11B5 năm học 2009-2010 như sau:
* Bài tập và những biện pháp tập luyện
2.1. Sai lầm 1: Bước đà cuối cùng quá dài đặt chân giậm bằng gót
- Trong chạy đà chú ý nâng cao trọng tâm cơ thể và đặt bằng nửa bàn
chân trên.
- Tại chỗ đặt chân giậm và kết hợp bật lên nhẹ nhàng 10-15 lần
- Xác định 4 bước cuối của đà thực hiện chạy đà trung bình giậm nhảy
rơi xuống đất bằng chân lăng.
- Thực hiện một bước giậm nhảy liên tục trên cỏ 40-50m
- Thực hiện 3 bước giậm nhảy liên tục trên đường chạy 40 -50m
2.2. Sai lầm 2: Chưa duõi hết chân giậm khi giậm nhảy
- Thực hiện động tác đạp sau tốc độ chú ý đến chân giậm nhảy
10
- Thực hiện một bước bật nhảy để chạm vật treo ở trên cao bật bằng
chân giậm nhảy
- Thực hiện động tác lò cò bằng chân giậm nhảy 30m
- Thực hiện 3 bước giậm nhảy liên tục trên đường chạy 40-50m
2.3. Sai lầm 3: Chưa thực hiện được động tác bước bộ trên không
- Thực hiện động tác đạp sau 50m và chú ý đến độ cao của từng bước
- Thực hiện động tác giậm nhảy ở trên bậc cao để thực hiện động tác bước
bộ
- Thực hiện 3 bước giậm nhảy bước bộ liên tục trên đường chạy 30-
50m
2.4. Sai lầm 4: Tốc độ chạy đà giảm xuống trong những bước cuối, chưa
có tính nhịp điệu động tác.
- Xác định 4 bước cuối cùng của đà thực hiện chạy đà trung bình giậm
nhảy rơi xuống bằng chân lăng
- Chạy tốc độ cao 20-3m x 2 lần
- N©ng cao ®ïi t¹i chç tèc ®é 8 - 10 gi©y 2 lÇn
- Chạy đà 5- 7 bước và tập giậm nhảy với tốc độ cao nhanh dần
2.5. Sai lầm 6: Chưa thực hiện được động tác ưỡn thân trên không
- Chạy 6-8 bước đà làm động tác bật nhảy trên bục gỗ thực hiện động
tác ưỡn thân.
- Tại chỗ bật xa ưỡn thân.
- Tại chỗ bật lên cao căng thân.
- Thực hiện động tác bật cóc 30m x 2 lần.
Sau khi có các bài tập và biện pháp tập nhằm khắc phục những sai lầm
thường mắc trong học kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân. Trong quá trình giảng dạy
kỹ thuật động tác nhảy xa ưỡn thân cho các lớp 11B2, 11B4 và 11B5 từ ngày
11
3/2/2010 đến 28/2/2010. Tuỳ từng giai đoạn học kỹ thuật mà có những động
tác sai thì tôi tiến hành đưa các bài tập để khắc phục những động tác sai đó
cho học sinh tập luyện. Từ đó kết thúc môn học qua kiểm tra giám sát tôi tự
nhận thấy phần lớn các học sinh học kỹ thụât nhảy xa đã khắc phục được
những sai lầm mà trong những năm học trước thường mắc phải. Kỹ thuật
động tác được nâng lên đa số đã thực hiện đúng động tác, thể hiện qua điểm
kiểm tra kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân với:
- 50% lớp học đạt điểm 9 -10
- 30% lớp đạt điểm 8
- 15% lớp học đạt điểm 7
- 5% lớp học đạt điểm 5-6
- Không có điểm yếu kém
Vậy qua thực tiễn chúng ta thấy việc đưa các bài tập, các biện pháp vào
tập luyện nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong quá trình học kỹ
thụât nhảy xa ưỡn thân đã mang lại một hiệu quả rõ rệt là tỉ lệ học sinh trong
lớp đạt được điểm 9-10 so với 2 năm trước tăng lên 30%. Điểm 8 so với 2
năm trước tăng lên 15% và đặc biệt là không có học sinh đạt điểm dưới 5.
Điều này một lần nữa chứng tỏ rằng việc tiếp thu kỹ thuật của các học sinh đã
được tốt hơn, không còn nhiều sai lầm làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra.
Từ đó qua kinh nghiệm giảng dạy trong những năm học vừa qua, thì việc
tìm ra những nguyên nhân của những sai lầm thường mắc trong quá trình học
và có những bài tập, biện pháp khắc phục những sai lầm đó trong quá trình
dạy môn nhảy xa ưỡn thân cho học sinh khối 11 trường THPT Đào Duy Từ là
một việc làm mà các giáo viên giảng dạy cần chú ý, cần quan tâm để học sinh
có thể tiếp thu các kỹ thụât của các môn học được tốt hơn.
VI- Kết luận và kiến nghị
1) Kết luận
12
Trong quá trình giảng dạy kỹ thụât động tác nhảy xa ưỡn thân cho học
sinh khối 11 trường THPT Đào Duy Từ những năm học trước đây đã phát
hiện ra được những sai lầm trong quá trình học kỹ thụât các em thường mắc
phải để đưa ra các bài tập sửa chữa là hoàn toàn cần thiết. Có như vậy mới
nâng cao được chất lượng của quá trình dạy học.
- Qua các bài tập và biện pháp sửa chữa các sai lầm tôi đã thực hiện kết
hợp trong quá trình giảng dạy kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân của học sinh lớp 11
Trường THPT Đào Duy Từ năm học 2009-2010 là đơn giản, học sinh dễ thực
hiện và đạt được kết quả tốt trong quá trình dạy kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân và
có thể áp dụng tốt trong môn học nhảy xa này.
2) Kiến nghị
Qua những năm giảng dạy vừa qua và xuất phát từ những suy nghĩ của
bản thân là nâng cao chất lượng kỹ thuật trong quá trình dạy kỹ thuật nhảy xa
ưỡn thân tôi có một số kiến nghị sau:
- Việc xác định những sai lầm trong quá trình giảng dạy kỹ thuật nhảy xa
ưỡn thân trên đây là cơ bản nhất để các đồng nghiệp có những phương án
khắc phục.
- Các bài tập và biện pháp tôi đưa ra trong quá trình giảng dạy kỹ thuật
nhảy xa ưỡn thân cho học sinh lớp 11 trường THPT Đào Duy Từ năm học
2009-2010 là đạt hiệu quả cao. Vậy các bạn đồng nghiệp có thể sử dụng được
các bài tập và biện pháp này trong giảng dạy kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân đối
với học sinh khối 11.
13
14