Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Giao an THANH chu diem thuc vat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.86 KB, 18 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>KẾ HOẠCH TUẦN 5 CHỦ ĐỀ: THỰC VẬT Chủ đề nhánh: Một số loại rau Thời gian: từ ngày 14/3/2016 đến ngày 18/3/2016 1.Mục tiêu: +Trẻ nắm được cách nhảy qua vật cản và nhảy một cách khéo léo - Phát triển kỹ năng định hướng cho trẻ, phát triển tố chất bền bỉ, dẻo dai, chính xác -Giáo dục trẻ mạnh dạn tự tin, ý thức tổ chức kỹ luật tuân theo yêu cầu của cô + Trẻ hiểu nội dung truyện. - Trẻ biết củ cải là loại thức ăn cung cấp vitamin và muối khoáng cho cơ thể. - Phát triển ngôn ngữ. - Giáo dục trẻ biết yêu thương, giúp đỡ bạn. + Giúp trẻ có khái niệm sơ đẳng về thể tích và dung tích - Trẻ biết thực hiện thao tác đo dung tích của 1 đối tượng theo sự hướng dẫn của cô. - Cung cấp cho trẻ hiểu biết về quá trình phát triển của cây từ hạt - Rèn kỹ năng đo cho trẻ bằng các vật dụng (Ca, cốc). Rèn kỹ năng đếm và tổng hợp kết quả đo. -.Trẻ hứng thú với môn học, trẻ muốn được tìm tòi, khám phá sự mới lạ của môn học. + Dạy trẻ biết tên nhiều loại rau khác nhau rau ăn củ, ăn lá, ăn quả: Bắp cải, cà rốt, dưa leo… + Trẻ thích hát, thích đọc thơ.Hát thuộc và đọc thuộc các bài thơ trong chủ đề “Thực vật”,trẻ biết phối hợp với nhau để cùng luân phiên biểu diễn. - Trẻ thể hiện tình cảm của mình đối với các bài hát và bài thơ - Chú ý nghe cô dẫn chương trình, nghe các bạn hát và đọc thơ. Trẻ hát cảm thấy thích thú, hứng thú với giờ học 2.Chuẩn bị: +Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ - 2 hộp cao 15 cm; Mô hình vườn hoa + Tranh minh họa nội dung truyện.Truyện '' Củ Cải Trắng'' qua Tivi + 5 Cái ly bằng nhựa ,5 cái chén bằng nhựa để đựng vật được đo, 1 rổ đựng hạt bắp - Tranh về sự phát triển của cây (hạt, hạt nảy mầm, hạt vươn lên khỏi mặt đất, cây có lá, có hoa, hoa kết thành quả ; Quả có hạt) + Đồ dùng của cô: Củ cà rốt, củ cải trắng, dưa leo, cải ngọt, cải xanh, cà chua. 3 rổ đựng rau. - Đồ dùng của trẻ:Mỗi trẻ 1 rổ đựng tranh lô tô 1 số loại rau.Rau của quả bằng đồ chơi + Phòng học sạch sẽ, thoáng máttrang trí sân khấu; Nhạc cho các cháu hát - Ghế,Xắc xô, micro, trang phục cho trẻ biểu diễn thời trang, mũ đội hoa có màu đỏ, vàng, tím.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> HOẠT ĐỘNG Đón trẻ. NỘI DUNG - Đón trẻ vào lớp; Trẻ biết lễ phép chào cơ, chào ba mẹ….biết để đồ dùng đúng nơi quy định. TD chống mệt mỏi + Cô cho trẻ tập hợp xếp 3 hàng dọc, chuyển đội hình vòng tròn kết hợp hát bài “Quả”, đi các kiểu đi bằng chân: Đi kiểng chân, nghiêng bàn chân, đi bằng gót chân, đi thường - Thực hiện các động tác thể dục: Tay;Lưng, bụng, lườn; Chân . Thực hiện các động tác phối hợp với nhạc, với cờ +Hô hấp: - Hít vào thở ra sâu +Tay: - Co và duỗi từng tay, kết hợp kiễng chân. + Lưng, bụng, lườn: - Đứng cúi người về phía trước + Chân : - Ngồi nâng 2 chân duỗi thẳng -Trò chuyện về chủ đề nhánh: Một số loại rau Từ: Rau muống, rau mồng tơi, cà rốt, cà chua… - Mẫu câu: Rau muống thuộc loại lá, rau mồng tơi thuộc loại lá, cà rốt Thuộc loại củ, cà chua thuộc loại quả… Thứ hai. Hoạt động học Thứ ba Thứ tư. Nội dung chính: Thể dục: Bật qua vật cản cao 10-15cm Nội dung tích hợp: TC: “Chuyền bóng qua đầu” Nội dung chính:VH: Củ cải trắng Nội dung tích hợp: bài hát “Tìm bạn thân"; “Trời nắng trời mưa'' TC :Chuyển củ về nhà Nội dung chính: Toán: đo đồ vật ( Đo lượng hạt) Nội dung tích hợp: *Tích hợp: MTXQ xem tranh về sự phát triển của cây từ hạt; bài hát: Em yêu cây xanh. Thứ năm Nội dung chính: MTXQ :Tìm hiểu một số loại rau Nội dung tích hợp:TC :Gieo hạt; chuyển rau về nhà; câu đố về một số rau củ quả Nội dung chính: Biểu diễn VN cuối chủ đề Thứ sáu.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Chơi và hoạt động góc. Thứ hai Hoạt động ngoài trời Thứ ba. Thứ tư. Trả trẻ. Góc phân vai: Cửa hàng bán rau- củ Góc tạo hình: Cắt dán, xé, vẽ, nặn các loại rau củ Góc âm nhạc:Biễu diễn văn nghệ( lồng ghép AN)  Góc khoa học/thiên nhiên: Tưới cây  Góc sách: Xem tranh một số loại rau- củ  Góc xây dựng: Xây dựng vườn rau Hoạt động có chủ đích: - Tìm hiểu một số loại rau ăn lá  Trò chơi vận động: Ai ném xa nhất  Chơi tự do: Chơi theo ý thích; chơi với các thiết bị, đồ chơi ngoài trời  Hoạt động có chủ đích: - Tìm hiểu một số loại rau ăn củ Trò chơi vận động: Ai ném xa nhất  Chơi tự do: Chơi theo ý thích; chơi với các thiết bị, đồ chơi ngoài trời  Hoạt động có chủ đích: Tìm hiểu một số loại rau ăn quả  Trò chơi vận động: Nhảy lò có 1 chân hái rau ăn lá  Chơi tự do: Chơi theo ý thích; chơi với các thiết bị, đồ chơi ngoài trời.  Hoạt động có chủ đích: Thứ năm Câu đố về các loại rau, củ, quả  Trò chơi vận động: Nhảy lò có 1 chân hái rau ăn củ  Chơi tự do: Chơi theo ý thích; chơi với các thiết bị, đồ chơi ngoài trời  Hoạt động có chủ đích: Thứ sáu Câu đố về các loại rau, củ, quả Trò chơi vận động: Nhảy lò có 1 chân hái rau ăn quả  Chơi tự do: Chơi theo ý thích; chơi với các thiết bị, đồ chơi ngoài trời - Cho trẻ vệ sinh tay mặt, Cô theo dõi bé tự rửa tay Cô chải tóc cho trẻ gọn gàng - Nêu gương - Cô nhắc trẻ xem lại đồ dùng cá nhân trước khi về. - Trả trẻ tận tay phụ huynh của trẻ.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ hai, ngày 14 tháng 3 năm 2016 Tổng số trẻ :……; Có mặt :…..; Trẻ vắng…...... trẻ (………………………………) Lý do vắng :…………………………………………………………......................... Hoạt động chung:TD Đề tài:BẬT QUA VẬT CẢN CAO 10-15 CM I.MỤC TIÊU -Trẻ nắm được cách nhảy qua vật cản và nhảy một cách khéo léo - Phát triển kỹ năng định hướng cho trẻ, phát triển tố chất bền bỉ, dẻo dai, chính xác -Giáo dục trẻ mạnh dạn tự tin, ý thức tổ chức kỹ luật tuân theo yêu cầu của cô II: CHUẨN BỊ: -Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ - 2 hộp cao 15 cm -Mô hình vườn hoa * Tích hợp trò chơi: Chuyền bóng qua đầu III: CÁCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN:. Hoạt động của cô *Trò chuyện: Hôm nay lớp chúng ta đi thăm mô hình vườn hoa do các bạn của lớp mình trồng, trên đường đi có chướng ngại vật chúng ta cần phải vượt qua *Khởi động: - Cô cho trẻ đi vòng tròn vừa đi vừa hát bài “Màu hoa” kết hợp cho trẻ đi chạy các kiểu đi khác nhau theo tiếng xắc xô cô cho trẻ chuyển thành 3 hàng ngang theo 3 tổ * Trọng động; Bài tập phát triển chung - Tay vai: Hai tay đưa ra trước lên cao. - Bụng lườn: Đưa 2 tay lên cao cúi gập người về phía trước, ngón tay chạm ngón chân. - Chân: - Chân: Ngồi khuỵu gối - Bật: Bật tách chân khép chân. - Cho trẻ số 2 về hàng chuyển đội hình 2 hàng dọc quay ngang đối diện cách nhau 4m. *Vận động cơ bản: Bật qua vật cản cao 10- 15 cm - Đội hình: Hai hàng ngang đối diện Cô làm mẫu: Lần 1: Không giải thích Lần 2: Vừa làm vừa kết hợp giải thích - Cô đứng cạnh vạch chuẩn, khi có hiệu lệnh bật thì 2 tay đưa từ trên xuống dưới , ra sau nhún xuống lấy đà bật bằng 2 chân qua vật cản , sau đó chạy về đứng cuối hàng. Hoạt động của trẻ - Lắng nghe -Thực hiện theo Y/c của cô -Trẻ tập cùng cô. -Trẻ nghe, đứng đội hình 2 hàng ngang -Trẻ quan sát.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> +Cô cho 2 trẻ khá lên thực hiện +Cô cho lần lượt 2 trẻ của 2 tổ lên thực hiện +Cô chú ý sửa sai -Lần 2 cô cho trẻ thi đua *Trò chơi: Chuyền bóng qua đầu - Cô nêu cách chơi và luật chơi - Cho trẻ chơi 3 lần - Cô nhận xét- tuyên dương trẻ. *Hồi tĩnh: Cho trẻ làm gió thổi cây nghiên đi vòng tròn. -Trẻ thực hiện. -Trẻ thực hiện trò chơi -Trẻ thực hiện. *ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY - Đón trẻ:………………………………………................................................. - Hoạt động học: …………………………………………………………….. - Hoạt động góc:……………………………………………………………… - Hoạt động ngoài trời:………………………………………………………. -Trả trẻ: ……………………………………………………………………...

<span class='text_page_counter'>(6)</span> KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ ba, ngày 15 tháng 3 năm 2016 Tổng số trẻ :……; Có mặt :…..; Trẻ vắng…...... trẻ (………………………………) Lý do vắng :…………………………………………………………......................... Hoạt động chung:VH Đề tài: Truyện kể: CỦ CẢI TRẮNG I. Mục tiêu - Trẻ hiểu nội dung truyện. - Trẻ biết củ cải là loại thức ăn cung cấp vitamin và muối khoáng cho cơ thể. - Phát triển ngôn ngữ. - Giáo dục trẻ biết yêu thương, giúp đỡ bạn. II. Chuẩn bị: - Tranh minh họa nội dung truyện. - Truyện '' Củ Cải Trắng'' qua Tivi *Tích hợp bài hát “Tìm bạn thân"; “Trời nắng trời mưa'';TC Chuyển củ về nhà III. Tiến hành: Hoạt động của cô * Cô và trẻ cùng hát "Tìm bạn thân" Nhạc và lời: Việt Anh. Nào ai ngoan ai xinh ai tươi nào ai yêu những người bạn thân tìm đên đây ta cầm tay múa vui nào rôi tung tăng ta đi bên nhau bạn thân yêu ta còn ở đâu tìm đen đây ta cầm tay múa vui nào. - Các con vừa hát bài gì? - Nội dung bài hát nói về điều gì ? Cô: Bài hát ca ngợi tình bạn đẹp như những đóa hoa tươi. Những người bạn cùng chơi, cùng học, biết yêu thương giúp đỡ nhau. *Kể chuyện Hôm nay, cô sẽ kể cho các con nghe một câu chuyện thật là cảm động về tình bạn giữa Thỏ, Dê và Hươu con. Đó là nội dung của câu chuyện "Củ cải trắng". Các con cùng nghe nhé! Cô kể lần 1. Cô kể: Mùa đông đến rồi, trời lạnh buốt. Thỏ con không còn gì để ăn nữa, nó đành mặc áo ấm và đi ra khỏi nhà ... Cô hỏi: Thỏ con đi đâu ? (Thỏ con đi tìm thức ăn). Cô kể: Thỏ tìm mãi, tìm mãi, bỗng nhiên Thỏ con reo lên một cách sung sướng: "Ôi, ở đây có hai củ cải trắng, mình mới may mắn làm sao". Thỏ con liền nhổ hai củ cải trắng lên khỏi mặt đất và vội vàng đi về nhà. Bỗng Thỏ nhớ đến ai?. Hoạt động của trẻ -Trẻ hát. -Trẻ trả lời -Trẻ nghe. -Trẻ trả lời -Trẻ nghe.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Thỏ con định mang củ cải trắng đến cho ai? (Dê con). Cô kể tiếp: "Trời lạnh thế này .... Ngon thế này?". - Khi từ rừng về đến nhà, nhìn thấy củ cải trắng ở trên bàn, Dê con đã làm gì với củ cải trắng? (Dê con nghĩ đến bạn Hươu). Cô kể tiếp: Dê con ngắm nghía củ cải trắng ... và ra về." - Hươu con đã nghĩ gì khi nhìn thấy củ cải trắng ở trên bàn của mình ? (Hươu con nghĩ đến bạn Thỏ). Cô kể: "Hươu con vừa từ rừng trở về ... đặt củ cải trắng lên bàn của Thỏ con rồi ra về". - Thỏ con đã nghĩ thế nào khi củ cải trắng lại quay về với mình ? (Thỏ con suy nghĩ và hiểu rằng: Những người bạn tốt đã đem củ cải trắng đến cho mình). - Củ cải là món ăn ngon, cung cấp rất nhiều vitamin và muối khoáng cho cơ thể. Vì thế cả 3 bạn Thỏ, Hươu và Dê rất ưa thích. Nhưng không vì thế mà các bạn ăn ngay món ăn ưa thích mà không nghĩ đến bạn của mình. Thỏ đã nghĩ đến Dê Con: "Trời lạnh thế này chắc, Dê Con không có gì ăn"; Dê Con lại nghĩ đến Hươu: "Trời lạnh thế này, chắc Dê con không có gì để ăn", và Hươu con lại lo lắng cho Thỏ Con không có gì để ăn: "Trời lạnh thế này chắc Thỏ Con không có gì để ăn". - Cô vừa kể các con nghe câu chuyện gì ? - Trong truyện có những nhân vật nào ? * Cô kể lần 2 có tranh minh họa. *Đàm thoại - Cô vừa kể cho các cháu nghe câu truyện gì? -Trẻ trả lời - Trong câu truyện có những nhân vật nào? - Vậy trong câu truyện có tất cả bao nhiêu nhân vật? - Trong câu truyện Thỏ con tìm được mấy Củ cải trắng ? - Thỏ con có ăn hai Củ cải trắng đó không? Vì sao? - Vậy các cháu thấy Thỏ con là một chú Thỏ như thế nào? Dê con có ăn Củ cải trắng mà Thỏ mang đến không? Vì sao? - Vậy Dê con là một chú Dê như thế nào? - Hươu con từ rừng trở về, nhìn thấy Củ cải trắng Hươu con có ăn không? Vì sao? - Vậy Hươu con là một chú Hươu như thế nào? - Thái độ của Thỏ con như thế nào khi nhìn thấy Củ cải trắng ở trên bàn nhà mình nhỉ? Các bạn Thỏ con, Dê con, Hươu con, là những người bạn rất tốt, các bạn luôn quan tâm đến nhau, nhường nhau một Củ cải trắng. -Lắng nghe - Qua câu truyện này các con có nên học tập đức tính của.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> các bạn Thỏ con, Dê con, Hươu con không ? => Giáo dục: Trong cuộc sống để làm một người bạn tốt chúng mình phải biết thương yêu nhau, giúp đỡ lẫn nhau, nhường nhịn cho nhau, hàng ngày ở lớp chúng mình không được tranh giành đồ chơi của nhau, phải biết nhường đồ chơi cho nhau. Để là người con ngoan trong gia đình chúng mình phải nghe lời Ông, Bà, Bố, Mẹ, biết giúp đỡ Bố Mẹ những công việc nhẹ nhàng: quét nhà, lau bàn... Trong gia đình anh chị em cần phải thương yêu nhường nhịn lẫn nhau, biết giúp đỡ nhau những lúc khó khăn. * Cô kể truyện lần 3: Cô thấy các con rất là giỏi, cô sẽ kể cho -Trẻ quan sát các cháu nghe câu truyện '' Củ Cải Trắng'' qua Tivi *Trò chơi: Chuyển củ về nhà -Trẻ tham gia trò chơi -Cô chia trẻ thành 2 đội; Cô nêu cách chơi và luật chơi -Trẻ hát vận động - Cho trẻ chơi 2-3 lần *. Kết thúc: Chúng mình sẽ giả làm những chú Thỏ đi tắm nắng, vừa đi vừa hát bài '' Trời nắng trời mưa'' Trời nắng ,trời năng Thỏ đi tắm nắng. Vươn vai ,vươn vai Thỏ dùng đôi tai . Nhảy tới ,nhảy tới đùa trong năng mới . Bên nhau ,bên nhau ta cùng chơi . Mưa to rồi ,mưa to rồi mau mau về thôi! *ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY - Đón trẻ:………………………………………................................................. - Hoạt động học: …………………………………………………………….. - Hoạt động góc:……………………………………………………………… - Hoạt động ngoài trời:………………………………………………………. -Trả trẻ: ……………………………………………………………………...

<span class='text_page_counter'>(9)</span> KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ tư, ngày 16 tháng 3 năm 2016 Tổng số trẻ :……; Có mặt :…..; Trẻ vắng…...... trẻ (………………………………) Lý do vắng :…………………………………………………………......................... Hoạt động chung:LQVT Đề tài: ĐO ĐỒ VẬT (đo lượng hạt) I.Mục tiêu - Giúp trẻ có khái niệm sơ đẳng về thể tích và dung tích - Trẻ biết thực hiện thao tác đo dung tích của 1 đối tượng theo sự hướng dẫn của cô. - Cung cấp cho trẻ hiểu biết về quá trình phát triển của cây từ hạt - Rèn kỹ năng đo cho trẻ bằng các vật dụng (Ca, cốc). Rèn kỹ năng đếm và tổng hợp kết quả đo. -.Trẻ hứng thú với môn học, trẻ muốn được tìm tòi, khám phá sự mới lạ của môn học. II. Chuẩn bị: - 5 Cái ly bằng nhựa ,5 cái chén bằng nhựa để đựng vật được đo, 1 rổ đựng hạt bắp - Tranh về sự phát triển của cây (hạt, hạt nảy mầm, hạt vươn lên khỏi mặt đất, cây có lá, có hoa, hoa kết thành quả ; Quả có hạt) *Tích hợp: MTXQ xem tranh về sự phát triển của cây từ hạt; bài hát: Em yêu cây xanh III Cách tiến hành: Hoạt động của cô * Hát “Em yêu cây xanh” + Các con vừa hát bài gì? +Cây xanh có những lợi ích gì đối với chúng ta? +Các con phải làm gì để chăm sóc và bảo vệ cây? + Theo các con cây được sinh ra từ đâu? ( Trẻ trả lời theo suy nghĩ của mình) - Để tìm hiểu về điều này cô và c/c cùng xem quá trình phát triển của cây nhé! - Cho trẻ xem tranh về sự phát triển của cây (hạt, hạt nảy mầm, hạt vươn lên khỏi mặt đất, cây có lá, có hoa, hoa kết thành quả ; Quả có hạt) *Đo dung tích của 1 đối tượng. - Cô làm mẫu + Cô đo mẫu: - Cô múc hạt vào đầy ly rồi đổ ra chén và tiếp tục múc cho đến khi , cô đếm số lần múc và nói kết quả * Cô gọi vài trẻ khá lên thực hiện cách đo lượng hạt như cô vừa làm mẫu. Hoạt động của trẻ -Hát -Trả lời. -Lắng nghe -Quan sát. -Thực hiện theo yêu cầu của cô.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> *Trò chơi: Thi nói nhanh - Cô gọi 2 trẻ đứng lên đếm cho cả lớp cùng xem + Cô gọi 1 trẻ lên múc hạt cho 2 bạn đếm * Cô cho trẻ chuyển thành 3 nhóm thực hiện cách đo lượng hạt (Từng trẻ trong nhóm thay phiên nhau thực hiện, các bạn trong nhóm quan sát) -Cô quan sát trẻ thực hiện- khen động viên trẻ *Kết thúc. -Thực hiện theo nhóm -Lắng nghe. *ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY - Đón trẻ:………………………………………................................................. - Hoạt động học: …………………………………………………………….. - Hoạt động góc:……………………………………………………………… - Hoạt động ngoài trời:………………………………………………………. -Trả trẻ: ……………………………………………………………………...

<span class='text_page_counter'>(11)</span> KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ năm, ngày 17 tháng 3 năm 2016 Tổng số trẻ :……; Có mặt :…..; Trẻ vắng…...... trẻ (………………………………) Lý do vắng :…………………………………………………………......................... Hoạt động chung: MTXQ Đề tài: TÌM HIỂU MỘT SỐ LOẠI RAU 1. Mục tiêu : - Dạy trẻ biết tên nhiều loại rau khác nhau rau ăn củ, ăn lá, ăn quả: Bắp cải, cà rốt, dưa leo… 2/. Chuẩn bị : - Đồ dùng của cô: Củ cà rốt, củ cải trắng, dưa leo, cải ngọt, cải xanh, cà chua. 3 rổ đựng rau. - Đồ dùng của trẻ:Mỗi trẻ 1 rổ đựng tranh lô tô 1 số loại rau.Rau của quả bằng đồ chơi *Tích hợp: TC :Gieo hạt; chuyển rau về nhà; câu đố về một số rau củ quả 3.Tổ chức hoạt động:. Hoạt động của cô *Cho trẻ chơi trò chơi “Gieo hạt” -Đàm thoại về ND trò chơi -Hàng ngày mẹ đi chợ mua gì?( Thịt cá, rau củ quả) Vì rau có chứa nhiều vi ta min rất cần thiết cho bữa ăn của mọi nhà. Cô và các con cùng tìm hiểu về một số loại rau. b/ Hoạt động 2: Quan sát và đàm thoại. * Cô cho trẻ xem bắp cải. - Cho lớp đồng thanh: “ Bắp cải” 1,2 trẻ nhắc lại. Bắp cải dùng để làm gì?( Nấu canh, ăn sống, trộn gỏi...) * Cô đọc câu đố: Củ gì đo đỏ Con thỏ thích ăn? ( Củ cà rốt) ( Củ cải đỏ) + Củ có dạng gì? (Dạng dài) Màu gì? ( Màu đỏ) Củ cà rốt có nhiều chất gì?( Vi ta min A giúp sáng mắt) + Củ cà rốt chế biến món ăn thế nào( Làm dưa chua, hầm,nấu canh). + Vậy cà rốt thuộc nhóm rau ăn gì? ( Ăn củ) - Cô cho trẻ xem củ cải trắng. - Cho trẻ so sánh củ cà rốt và củ cải trắng. + Giống nhau: Dạng dài, ăn củ, hầm thịt. + Khác nhau: Cà rốt màu đỏ, củ cải màu trắng. * Cô cho trẻ xem quả dưa leo. + Dưa leo có dạng gì? Màu gì? ( Dạng dài, màu xanh) + Bên trong quả có gì? ( Nhiều hạt) + Dưa leo được chế biến món ăn gì? ( Làm dưa, ăn sống, nấu. Hoạt động của trẻ - Trả lời câu hỏi.. - Lắng nghe. - Quan sát bắp cải. - Trả lời. - Lắng nghe và đoán tên củ. - Trả lời.. - So sánh. - Quan sát và trả lời..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> canh...) + Dưa leo ăn phần nào? ( Ăn vỏ và ruột) + Dưa leo thuộc nhóm rau ăn gì? ( Ăn quả) - Có những loại rau ăn quả nào? ( Bầu, mướp, cà chua...) * Cho trẻ xem quả cà chua. + Cà chua có dạng gì? Màu gì? ( Dạng tròn, màu đỏ) + Bên trong cà chua có gì? ( Có nhiều hạt) + Cà chua chế biến món ăn gì? ( Ăn sống, nấu canh...) + Cà chua thuộc loại rau ăn gì? ( Ăn quả) Cho trẻ so sánh dưa leo và cà chua. + Giống nhau: Ăn quả, ăn sống, nấu canh. + Khác nhau: Cà chua tròn, dưa leo dài , cà chua màu đỏ, dưa leo màu xanh. * Cho trẻ xem cây cải ngọt + Cây cải có gì? ( Nhiều bẹ) + Ăn cải ta ăn phần nào? ( Cọng trắng, lá xanh) + Cải ngọt thuộc nhóm gì? ( Rau ăn lá) Cải được chế biến các món ăn gì?(Nấu canh,xào, luộc) - Con còn biết rau ăn lá nào nữa?(Xà lách,Cải xanh, rau muống, ...) * Cho trẻ xem cây cải xanh, đàm thoại như trên Cho trẻ so sánh cải ngọt và cải xanh + Giống nhau: Có bẹ, ăn lá, nấu canh... +Khác nhau: Bẹ cải ngọt trắng, bẹ cải xanh màu xanh. c/ Hoạt động 3: Trò chơi “Những con số bí ẩn” Cô có rất nhiều chữ số, sau mỗi chữ số là 1 câu đố về rau củ quả Cô mời 1 bạn lên chọn cho mình một chữ số và đưa cho cô đọc câu đố , bạn lắng nghe trả lời xem câu đố nói về gì, nếu bạn giải đúng câu đố cả lớp chọn tranh lô tô giơ lên Cũng gọi là bắp 1 Lá sắp vòng quanh Lá ngoài thì xanh Lá trong thì trắng Là rau gì? ( Rau bắp cải) 2 Rau gì bẹ trắng lá xanh Thường xào với thịt, nấu canh hằng ngày? ( Rau cải) Đầu xanh, tóc cũng màu xanh 3 Toàn thân áo đỏ hiền lành đáng yêu. Là củ gì? ( Củ cà rốt) Tóc xanh, thân trắng nõn nà 4 Tên gọi là củ cả nhà thích ăn. Là củ gì? ( Củ cải) 5. - So sánh. - Quan sát và trả lời.. - So sánh. - Trẻ lắng nghe bạn giải câu đố và chọn tranh lô tô giơ lên..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Quả gì nho nhỏ Chín đỏ như hoa Tươi đẹp vườn nhà Mà cay xé lưỡi?( Quả ớt) Bắp cải, cà rốt, củ cải, cải trắng,quả ớt... chúng có tên gọi khác nhau nhưng chúng giống nhau đều là rau. Các loại rau cung cấp nhiều vi ta min và muối khoáng, ăn nhiều rau rất tốt cho sức khoẻ. - Lắng nghe. - Ở nhà có trồng rau con phải làm gì? ( Tưới rau, nhổ cỏ ...) *Trò chơi: Chuyển rau về nhà - Cho trẻ chia làm 2 đội - Trả lời. +Đội 1: Tìm rau ăn lá -Trẻ tham gia trò + Đội 2: Tìm rau ăn quả chơi Khi hết 1 bản nhạc, đội nào lấy về nhiều rau cho đội của mình là thắng cuộc * Kết thúc: Nhận xét tiết học. *ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY - Đón trẻ:………………………………………................................................. - Hoạt động học: …………………………………………………………….. - Hoạt động góc:……………………………………………………………… - Hoạt động ngoài trời:………………………………………………………. -Trả trẻ: ……………………………………………………………………...

<span class='text_page_counter'>(14)</span> KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ sáu, ngày 18 tháng 3 năm 2016 Tổng số trẻ :……; Có mặt :…..; Trẻ vắng…...... trẻ (………………………………) Lý do vắng :…………………………………………………………......................... Hoạt động chung: AN BIỄU DIỄN VĂN NGHỆ CUỐI CHỦ ĐỀ 1. Mục tiêu: - Trẻ thích hát, thích đọc thơ.Hát thuộc và đọc thuộc các bài thơ trong chủ đề “Thực vật”,trẻ biết phối hợp với nhau để cùng luân phiên biểu diễn. - Trẻ thể hiện tình cảm của mình đối với các bài hát và bài thơ - Chú ý nghe cô dẫn chương trình, nghe các bạn hát và đọc thơ. Trẻ hát cảm thấy thích thú, hứng thú với giờ học 2. Chuẩn bị - Phòng học sạch sẽ, thoáng máttrang trí sân khấu; Nhạc cho các cháu hát - Ghế,Xắc xô, micro, trang phục cho trẻ biểu diễn thời trang, mũ đội hoa có màu đỏ, vàn, tím… 3. Tiến hành hoạt động. HOẠT ĐỘNG CÔ. HOẠT ĐỘNG CHÁU. * Chào mừng các bé đến với buổi biểu diễn văn nghệ cuối chủ -Cả lớp vỗ tay đề “Thực vật” ngày hôm nay * Đến với buổi biểu diễn văn nghệ ngày hôm nay gồm rất là -Lắng nghe nhiều các tiết mục hay và hấp dẫn - Để mở đầu chương trình cô xin mời các bạn đến với màn - Nhóm biễu diễn thời biểu diễn thời trang của nhóm “ Hoa bốn mùa” đang được rất trang thực hiện nhiều các bạn nhỏ mến mộ, xin mời nhóm “Hoa bốn mùa” lên - 1 trẻ đọc thơ biểu diễn. Các bạn hâm mộ hãy tặng cho nhóm “Hoa bốn mùa”một tràng pháo tay trước nào. Cô mở nhạc cho trẻ biểu diễn theo nhạc. Lớp biểu diễn theo lời -Tiếp theo chương trình mời quí khán giả cùng hưởng ứng giới thiệu của cô khúc nhạc vui “Em yêu cây xanh” ST Hoàng Vân - Các bạn vừa biểu diễn tiết mục rất hay. Cô còn biết các bạn -Tổ biểu diễn múa theo nhạc của bài hát rất giỏi. Cô xin mời nhóm múa “Hoa bốn mùa” cùng biểu diễn bài múa “Màu hoa” Các bạn cùng chú ý nhìn những bạn ở nhóm múa vận động theo nhạc bài hát “Màu hoa” - Cô mở nhạc cho trẻ biểu diễn.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> + Các con vừa xem các bạn biểu diễn bài hát gì?. -Trả lời. - Để tiếp nối chương trình là những giọng thơ rất hay , được chọn đi thi giọng thơ nhí của lớp … sẽ đọc cho các bạn bài thơ “Vè trái cây” ST của cô Nguyễn Thị Vui,xin mời các bạn “Hoa màutrắng” xinh đẹp cùng đọc thơ + Các con vừa xem các bạn biểu diễn bài thơ gì?. -Trả lời. - Bây giờ cô xin mời nhóm ca sĩ “Hoa màu đỏ” biểu diễn bài -Lắng nghe thơ “ Hoa kết trái” + Các con vừa xem các bạn biểu diễn bài thơ gì?. -Trả lời. - Chương trình còn rất là dài, có bạn nào muốn lên biểu diễn cho cô và các bạn xem không ? Cô mời nhóm, cá nhân lên biểu diễn (Nhóm nam hát “Em yêu Nhóm nam hát, nữ đọc cây xanhi”, nữ đọc thơ “Hoa kết trái” thơ (Sau mỗi bài hát bài thơ trẻ và nhóm biểu diễn xong cô hỏi lại cả lớp tên bài hát, tên bài thơ cho trẻ nhắc lại) *. Kết thúc:Giáo dục trẻ về nhà hát và đọc thơ lại cho ba mẹ cùng nghe - Nhận xét, tuyên dương. *Kết thúc , chuyển hoạt động *ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY - Đón trẻ:………………………………………................................................. - Hoạt động học: …………………………………………………………….. - Hoạt động góc:……………………………………………………………… - Hoạt động ngoài trời:………………………………………………………. -Trả trẻ: ……………………………………………………………………... ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Chủ đề: THỰC VẬT Trường: MG L ong Sơn Lớp : Ghép 3-4 tuổi Thời gian thực hiện: Từ ngày 15/02/ 2015 đến 18/03 /2016 NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1/ Về mục tiêu của chủ đề: -Mức độ phù hợp của mục tiêu đặt ra với trẻ: +Các mục tiêu đều phù hợp: ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… + Có một số mục tiêu chưa phù hợp: ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… -Các mục tiêu đặt ra chưa phù hợp và lý do: ……………………………………………………………………………… -Nên thay đổi các mục tiêu như thế nào? ……………………………………………………………………………… 2/ Về nội dung của chủ đề: -Mức độ phù hợp của nội dung đặt ra với trẻ: +Các nội dung đều phù hợp: ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… + Có một số nội dung chưa phù hợp: ……………………………………………………………………………… -Các nội dung đặt ra chưa phù hợp và lý do: -Nên thay đổi hoặc thêm bớt nội dung nào để việc triển khai chủ đề được tốt hơn? ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… 3/ Về các hoạt động của chủ đề: -Mức độ phù hợp của các hoạt động đưa ra: +Các hoạt động đều phù hợp: ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… + Có một số hoạt động chưa phù hợp: ……………………………………………………………………………… -Các hoạt động đặt ra chưa phù hợp và lý do: ……………………………………………………………………………… -Nên thay đổi hoặc thêm bớt hoạt động nào để việc triển khai chủ đề được tốt hơn? ……………………………………………………………………………… 4/ Những trẻ nào chưa đạt các mục tiêu cần có biện pháp giáo dục thêm: -Những trẻ chưa đạt mục tiêu 1: ……………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(17)</span> ……………………………………………………………………………… -Những trẻ chưa đạt mục tiêu 2: ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… -Những trẻ chưa đạt mục tiêu 3: ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… -Những trẻ chưa đạt mục tiêu 4: ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… -Những trẻ chưa đạt mục tiêu 5: ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… -Những vấn đề khác cần lưu ý: ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………. Duyệt của BGH. Người đánh giá. Trần Thị Tú thanh.

<span class='text_page_counter'>(18)</span>

<span class='text_page_counter'>(19)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×