Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

đề tài nghiệp vụ mua sắm vật tư phục vụ hoạt động giàn khoan tại chi nhánh tổng CTCP khoan và dịch vụ khoan dầu khí – xí nghiệp điều hành khoan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.9 KB, 35 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH TỔNG CÔNG TY
CỔ PHẦN KHOAN VÀ DỊCH VỤ KHOAN DẦU KHÍ - XÍ NGHIỆP ĐIỀU
HÀNH KHOAN .........................................................................................................2
1.1. Quá trình hình thành và phát triển Tổng Cơng ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ
Khoan Dầu khí và Xí nghiệp Điều hành Khoan .........................................................2
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ
Khoan Dầu khí ............................................................................................................2
1.1.2. Q trình hình thành và phát triển Xí nghiệp Điều hành Khoan ......................2
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự của Xí nghiệp Điều
hành Khoan .................................................................................................................3
1.2.1. Chức năng .........................................................................................................3
1.2.2. Nhiệm vụ ...........................................................................................................4
1.2.3. Cơ cấu tổ chức...................................................................................................4
1.2.4. Tình hình nhân sự..............................................................................................6
1.3. Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp Điều hành
Khoan giai đoạn 2012 – 2014 .....................................................................................7
1.4. Vai trò của hoạt động mua sắm vật tư phục vụ hoạt động giàn khoan đối với Xí
nghiệp Điều hành Khoan .............................................................................................8
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH MUA SẮM VẬT TƯ PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG
GIÀN KHOAN TẠI CHI NHÁNH TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN KHOAN VÀ
DỊCH VỤ KHOAN DẦU KHÍ – XÍ NGHIỆP ĐIỀU HÀNH KHOAN ...............9
2.1. Thực tế quy trình ..................................................................................................9
2.1.1. Lập yêu cầu mua sắm vật tư ..............................................................................9
2.1.2. Lập kế hoạch mua sắm ....................................................................................10
2.1.3. Mời chào hàng .................................................................................................11
2.1.4. Đánh giá hồ sơ chào hàng ...............................................................................12
2.1.5. Lựa chọn nhà cung cấp ...................................................................................12




2.1.6. Ký kết hợp đồng ............................................................................................. 13
2.1.7. Ủy thác giao nhận ........................................................................................... 13
2.1.8. Nhập kho vật tư .............................................................................................. 14
2.1.9. Thanh toán đơn hàng ...................................................................................... 14
2.2. Nhận xét chung.................................................................................................. 14
2.2.1. Điểm mạnh ..................................................................................................... 14
2.2.2. Điểm yếu ........................................................................................................ 15
2.3. So sánh quy trình lý thuyết với thực tế ............................................................. 16
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ MUA
SẮM VẬT TƯ PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG GIÀN KHOAN TẠI CHI NHÁNH
TỔNG CTCP KHOAN VÀ DỊCH VỤ KHOAN DẦU KHÍ – XÍ NGHIỆP ĐIỀU
HÀNH KHOAN ...................................................................................................... 18
3.1 Triển vọng của Xí nghiệp ................................................................................... 18
3.1.1. Cơ hội ............................................................................................................. 18
3.1.2. Thách thức ...................................................................................................... 19
3.2. Định hướng của Xí nghiệp ................................................................................ 20
3.3. Giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ mua sắm vật tư phục vụ hoạt động giàn
khoan tại Xí nghiệp .................................................................................................. 21
3.3.1. Thiết lập một quy trình mua sắm đồng bộ, nhanh chóng ............................... 21
3.3.2. Ký kết hợp đồng quy định các điều khoản tranh chấp ................................... 22
3.3.3. Xây dựng đội ngũ giao nhận riêng cho Xí nghiệp ......................................... 22
3.3.4. Mơ hình quản trị chuỗi cung ứng Supply Chain Management (SCM) của các
nhà sản xuất, cung cấp vật tư, thiết bị dầu khí ......................................................... 23
3.3.5. Tăng cường tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực ...................................... 23
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 25
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Anh

CTCP
L/C
OPEC

Tiếng Việt
Công ty Cổ phần

Letter of Credit

Thư tín dụng

Organization of the Petroleum

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu

Exporting Countries

mỏ
Tổng Công ty Cổ phần Khoan và

PV Drilling

Petrovietnam Drilling


R/P

Reserves-to-production ratio

Hệ số trữ lượng/sản xuất

SCM

Supply Chain Management

Mơ hình quản trị chuỗi cung ứng

USD

US Dollar

Đơ la Mỹ

Dịch vụ Khoan Dầu khí



DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Tên sơ đồ/ bảng biểu
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp Điều hành Khoan
Sơ đồ 2.1: Quy trình mua sắm vật tư phục vụ hoạt động giàn
Sơ đồ

khoan tại Xí nghiệp Điều hành Khoan
Sơ đồ 3.1: Mơ hình quản trị chuỗi cung ứng SCM của nhà

cung cấp
Bảng 1.1: Cơ cấu nhân sự Xí nghiệp giai đoạn 2012 – 2014

Bảng

Bảng 1.2: Kết quả kinh doanh của Xí nghiệp Điều hành
Khoan

Trang
4

9

23

6

7



1

LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế tồn cầu hóa hiện nay, hoạt động giao thương đóng vai trị ngày
càng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Riêng đối với
công tác vận hành và quản lý các giàn khoan dầu khí, hoạt động mua bán với các đối
tác đóng vai trị then chốt, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và chất lượng hoạt động
của các giàn khoan.
Xí nghiệp Điều hành Khoan là đơn vị trực thuộc đảm nhận những nhiệm vụ

then chốt của Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí. Với uy tín, chất lượng
và hiệu suất cao trong hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp, tác giả đã xin được thực
tập tại đây trong 3 tuần. Với kiến thức đã học và những thơng tin hữu ích tích lũy
trong thời gian thực tập, tác giả đã chọn đề tài: “Nghiệp vụ mua sắm vật tư phục
vụ hoạt động giàn khoan tại Chi nhánh Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan
Dầu khí – Xí nghiệp Điều hành Khoan”, với kết cấu 3 phần như sau:
Chương 1: Giới thiệu khái quát về Chi nhánh Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ
Khoan Dầu khí - Xí nghiệp Điều hành Khoan
Chương 2: Quy trình mua sắm vật tư phục vụ hoạt động giàn khoan tại Chi
nhánh Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí – Xí nghiệp Điều hành Khoan
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ mua sắm vật tư phục
vụ hoạt động giàn khoan tại Chi nhánh Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu
khí – Xí nghiệp Điều hành Khoan
Trong quá trình thực hiện bài báo cáo này, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng
vẫn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Do đó, tác giả rất mong nhận được sự góp
ý chân thành từ phía thầy cơ và Xí nghiệp Điều hành Khoan.
Tác giả xin cám ơn Ban Giám Đốc, các anh chị của Xí nghiệp Điều hành
Khoan đã cung cấp thông tin, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian thực
tập tại Xí nghiệp.
Tác giả xin chân thành cám ơn Thạc sĩ Lê Giang Nam đã hết lịng hướng dẫn,
đóng góp ý kiến, giải đáp thắc mắc trong quá trình viết đề tài.


2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH TỔNG CƠNG
TY CỔ PHẦN KHOAN VÀ DỊCH VỤ KHOAN DẦU KHÍ - XÍ NGHIỆP
ĐIỀU HÀNH KHOAN
1.1. Q trình hình thành và phát triển Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch
vụ Khoan Dầu khí và Xí nghiệp Điều hành Khoan

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Tổng Cơng ty Cổ phần Khoan và Dịch
vụ Khoan Dầu khí
Năm 2001, Cơng ty Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling) được
thành lập trên cơ sở tiếp nhận nguồn nhân lực từ Xí nghiệp Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí
biển (PTSC Offshore). Đến năm 2005, Cơng ty chuyển đổi hình thức hoạt động thành
Công ty cổ phần và niêm yết cổ phiếu với mã chứng khoán “PVD” trên sàn chứng
khoán Việt Nam vào năm 2006.
Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí hoạt động trong các lĩnh vực
dịch vụ khoan dầu khí, cung cấp nguồn nhân lực chun mơn, giếng khoan dầu khí,
kiểm tra đường ống dẫn dầu,… và nhiều dịch vụ khác có liên quan đền cơng nghiệp
dầu khí trong và ngoài nước và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Các giàn khoan
của Tổng Công ty liên tục được vận hành hiệu quả và an tồn, khơng xảy ra tai nạn
mất thời gian lao động.
Tính đến cuối năm 2014, tổng vốn điều lệ của Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ
Khoan Dầu khí đã lên đến 3.030 tỷ đồng, doanh thu đạt 20.884 tỷ đồng, lợi nhuận
cho cổ đông đạt 2.419 tỷ đồng trong năm 2014 và vẫn duy trì sự ổn định các nguồn
lực, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Xí nghiệp Điều hành Khoan
Xí nghiệp Điều hành Khoan được thành lập theo Nghị quyết ngày 09 tháng 4
năm 2007 của Hội đồng Quản trị và Quyết định số 1249/QĐ-PVD ngày 24 tháng 5
năm 2007 của Tổng Giám đốc về việc chuyển đổi Ban điều hành Khoan thành Xí
nghiệp Điều hành Khoan và theo Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh số
0302495126-007 ngày 16 tháng 3 năm 2010 thay thế cho Giấy Chứng nhận Đăng ký
Kinh doanh số 4113028028 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp.


3
Thơng tin cơ bản về Xí nghiệp Điều hành Khoan:
-


Tên Doanh nghiệp: Chi nhánh Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ
Khoan Dầu khí - Xí nghiệp Điều hành Khoan

-

Tên tiếng Anh:

Petrovietnam Drilling Division

-

Tên viết tắt:

PVD DD

-

Trụ sở chính:

Lầu 3, Tòa nhà Sailing Tower - Số 111A Đường Pasteur,

Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
-

Điện thoại:

(84.8) 3910 0662

-


Fax:

(84.8) 3910 0676

-

Website:



Xí nghiệp Điều hành Khoan là xí nghiệp trực thuộc, đảm nhận mảng dịch vụ
then chốt của Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí. Xí nghiệp ln khơng
ngừng đào tạo và phát triển đội ngũ chuyên môn kỹ thuật với nhiều chuyên gia kỹ
thuật khoan giỏi từ các nước tiên tiến và đội ngũ Cán bộ Công nhân viên Việt Nam,
đồng thời ứng dụng những công nghệ, hệ thống quản lý tiên tiến nhất trên thế giới.
Từ đó giúp hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Năm 2011, Xí nghiệp đã hợp tác kinh doanh với một số đối tác cung cấp giàn
khoan trên thế giới như Maersk, Vantage,… và đã cung cấp thêm giàn khoan nước
ngoài cho các khách hàng Phú Quý POC, Salamander, Premier oil, PVEP POC, chiếm
lĩnh trên 50% thị phần thị trường khoan tại Việt Nam.
Đến cuối năm 2014, Xí nghiệp đã và đang vận hành 3 giàn khoan biển tự nâng,
1 giàn khoan đất liền, 1 giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm và các giàn khoan th
ngồi với hiệu suất và độ an toàn cao.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự của Xí nghiệp
Điều hành Khoan
1.2.1. Chức năng
Xí nghiệp Điều hành Khoan đảm nhận mảng dịch vụ then chốt của Tổng CTCP
Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí với chức năng quản lý và điều hành các giàn khoan
do PV Drilling sở hữu:
- Dàn khoan biển Jack-up: PV Drilling I, PV Drilling II, PV Drilling III;

- Dàn khoan đất liền: PV Drilling 11;


4
- Dàn khoan nước sâu: TAD - PV Drilling V.
Bên cạnh đó, Xí nghiệp cịn tiếp nhận và vận hành các giàn khoan thuê ngoài,
đồng thời tham gia các dự án đóng mới các giàn khoan.
1.2.2. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ quan trọng được ưu tiên hàng đầu khi tiến hành mỗi chiến dịch
khoan tại Xí nghiệp Điều hành Khoan là xác định chính xác các yêu cầu của khách
hàng đối với dịch vụ cung cấp giàn khoan nói chung và cụ thể cho từng cụm thiết bị
vật tư nói riêng. Sau đó phân tích các dữ liệu và đưa ra kế hoạch cụ thể nhằm đảm
bảo chất lượng hàng hóa, thiết bị vật tư ln trong tình trạng tốt, đáp ứng các yêu cầu
vận hành trước khi vận chuyển ra giàn.
Ngoài ra, Xí nghiệp có nhiệm vụ tuyển chọn, đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực khoan, cải thiện hệ thống quản trị và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật,
hướng đến sự phát triển bền vững của Xí nghiệp và của Tổng CTCP Khoan và Dịch
vụ Khoan Dầu khí.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp Điều hành Khoan
Ban
Giám đốc

Phịng

Phịng Thương

Phịng

Phịng


Nhân sự

mại & Mua hàng

Bảo trì

An tồn

Phịng

Phịng

Phịng Điều hành

Tổ chức

Kế tốn

khoan

(Nguồn: Xí nghiệp Điều hành Khoan)
Ban Giám đốc là ban điều hành cao nhất của Xí nghiệp, chịu trách nhiệm
trước pháp luật, điều hành, phân công công tác cho nhân viên, phổ biến, truyền đạt
các quyết định của Tổng Công ty, đồng thời đề ra phương án kinh doanh, phương


5
hướng phát triển và chịu trách nhiệm về mọi vấn đề của Xí nghiệp, trực tiếp ký kết
các hợp đồng dịch vụ với khách hàng và đối tác.

Phòng Nhân sự có chức năng tuyển dụng nguồn nhân lực, tổ chức đào tạo,
nâng cao kiến thức, đánh giá kết quả công việc, khen thưởng, trả công cho cán bộ
công nhân viên của Xí nghiệp.
Phịng Tổ chức có chức năng tổ chức thực hiện các việc trong lĩnh vực tổ
chức lao động, quản lý và bố trí nhân lực, bảo hộ lao động, chế độ chính sách, chăm
sóc sức khỏe cho nhân viên Xí nghiệp; kiểm tra, đơn đốc các bộ phận thực hiện
nghiêm túc nội quy, quy chế.
Phòng Thương mại và Mua hàng tiến hành tìm kiếm và mở rộng mối quan
hệ hợp tác với các đối tác khoan và dịch vụ khoan dầu khí; tìm kiếm, đánh giá các
nhà cung cấp vật tư, thiết bị, máy móc, thuê mua vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ
cho hoạt động của các giàn khoan.
Phịng Kế tốn quản lý về mặt tài chính, thanh tốn và đối chiếu cơng nợ,
quyết tốn định kỳ, hạch toán, kế toán hoạt động kinh doanh, ghi chép chứng từ, sổ
sách, chế độ báo cáo tài chính; quản lý vốn, tài sản của Xí nghiệp; phân tích hoạt
động hằng năm và phản ánh kịp thời tình hình tài chính Xí nghiệp.
Phịng Bảo trì có chức năng sửa chữa, duy tu bảo dưỡng thường xuyên và
định kỳ hệ thống máy móc, thiết bị của Xí nghiệp; theo dõi, kiểm tra và phát hiện kịp
thời những sự cố kỹ thuật trong quá trình quản lý, vận hành khoan và đề xuất các
phương án xử lý thích hợp.
Phịng An tồn chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực công tác an tồn – vệ sinh
lao động, phịng chống cháy nổ, phịng ngừa ứng phó sự cố khẩn cấp, kiểm tra, điều
tra tai nạn lao động, sự cố thiết bị tại Xí nghiệp; tổ chức đào tạo, huấn luyện an toàn,
bảo hộ lao động cho đội ngũ cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp.
Phịng Điều hành Khoan có chức năng lập kế hoạch và quản lý hoạt động
của các giàn khoan, điều hành đội ngũ nhân lực hoạt động trên giàn khoan, quản lý
vật tư, thiết bị và tiến hành kiểm tra kỹ thuật đối với các vật tư, thiết bị, máy móc
phục vụ cho giàn khoan.


6

1.2.4. Tình hình nhân sự
Bảng 1.1: Cơ cấu nhân sự Xí nghiệp giai đoạn 2012 – 2014
2012
Tiêu chí

2013

2014

Số

Tỷ

Số

Tỷ

Số

Tỷ

lượng

trọng

lượng

trọng

lượng


trọng

(người)

(%)

(người)

(%)

(người)

(%)

Giới

Nam

141

73,44

152

73,43

171

74,67


tính

Nữ

51

26,56

55

26,57

58

25,33

21

10,94

23

11,11

23

10,04

128


66,67

139

67,15

158

68,99

43

22,39

45

21,74

48

20,97

192

100,00

207

100,00


229

100,00

Trên
Đại học
Trình
độ

Đại học
Dưới
Đại học
Tổng

(Nguồn: Phịng Nhân sự - Xí nghiệp Điều hành Khoan)
Bảng 1.1 cho thấy trong giai đoạn 2012 – 2014, tình hình nhân sự của Xí
nghiệp tương đối ổn định. Tổng số cán bộ cơng nhân viên của Xí nghiệp biến đổi
không đáng kể và tăng đều qua các năm. Nhằm đáp ứng việc vận hành các giàn khoan
thuê ngoài của Xí nghiệp, năm 2013, số lượng cán bộ cơng nhân viên của Xí nghiệp
là 207 người, tăng 7,81% so với năm 2012 và năm 2014 là 229 người, tăng 10,63%
so với năm 2013.
Do đặc thù và yêu cầu công việc của ngành Khoan Dầu khí, tỷ trọng nam giới
của Xí nghiệp cao hơn so với nữ giới và luôn chiếm trên 70% tổng số cán bộ cơng
nhân viên của Xí nghiệp. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trong lĩnh
vực này, Xí nghiệp ln chú trọng tìm kiếm nguồn nhân lực có đủ trình độ chun
mơn kỹ thuật, gần 80% cán bộ cơng nhân viên của Xí nghiệp có trình độ học vấn từ
Đại học trở lên và tỉ lệ này tăng dần qua các năm. Ngoài ra, Xí nghiệp thường xun
tổ chức các khóa đào tạo nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ do
các chuyên gia uy tín trong khu vực và trên thế giới giảng dạy cho nhân viên cũ và

mới.


7
1.3. Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp Điều hành
Khoan giai đoạn 2012 – 2014
Bảng 1.2: Kết quả kinh doanh của Xí nghiệp Điều hành Khoan
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Năm

2012

2013

2014

2013 - 2012

2014 - 2013

Giá trị

%

Giá trị

%

Doanh thu


5.567

7.958

11.341

2.391

42,95

3.383

42,51

Chi phí

4.758

6.641

9.518

1.883

39,58

2.877

43,32


809

1.317

1.823

508

62,79

506

38,42

690

1.146

1.457

456

66,09

311

27,14

Lợi nhuận
trước thuế

Lợi nhuận
sau thuế

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh Xí nghiệp Điều hành Khoan)
Bảng 1.2 cho thấy doanh thu và lợi nhuận của Xí nghiệp trong giai đoạn 2012
– 2014 có xu hướng tiến triển tốt, liên tục tăng qua các năm. Năm 2013, doanh thu
đạt 7.958 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 1.317 tỷ đồng, tăng 42,95% doanh thu
và 62,79 lợi nhuận so với năm 2012, trong khi đó chi phí chỉ tăng 1.883 tỷ đồng,
tương ứng 39,58%. Điều này là do sự nỗ lực hết mình của đội ngũ nhân lực của Xí
nghiệp cùng sự đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại giúp cho hiệu suất hoạt động của
các giàn khoan đều đạt trên 96%. Hệ thống phần mềm quản lý giúp Xí nghiệp quản
lý tốt chi phí, đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, giá thuê trên thị trường giàn khoan tăng
hơn 15% cũng góp phần làm tăng doanh thu và lợi nhuận của Xí nghiệp.
Trong giai đoạn 2013 – 2014, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trước thuế
lần lượt là 42,51% và 38,42%, giảm so với giai đoạn 2012 – 2013. Đồng thời, chi phí
của Xí nghiệp năm 2014 tăng 43,32% so với năm 2013, cao hơn so với giai đoạn
2012 – 2013. Năm 2014, Xí nghiệp vẫn duy trì được hiệu suất vận hành các giàn
khoan ở mức cao trên 98%. Việc các nhà thầu tích cực mở rộng các chiến dịch khoan
và giá cho thuê giàn khoan tăng 8% so với năm 2013 cũng làm cho doanh thu của Xí
nghiệp tăng lên đáng kể. Nhờ việc đẩy mạnh khai thác bù đắp cho tình hình giảm giá
dầu thơ giai đoạn cuối năm 2014, doanh thu của Xí nghiệp vẫn đảm bảo được mức
tăng trưởng. Tuy nhiên, chi phí cho hoạt động của các giàn khoan cho thuê tốn kém,


8
lợi nhuận thu được không cao, cùng với công tác bảo trì, nâng cấp các giàn khoan
trong năm 2014 là nguyên nhân khiến cho chi phí của Xí nghiệp tăng cao, mức lợi
nhuận giảm.
Bảng 1.2 đồng thời thể hiện chi phí của Xí nghiệp trong giai đoạn 2012 – 2014
cũng tăng lên tương ứng với sự tăng lên của doanh thu, tuy nhiên chi phí ln chiếm

tỷ trọng lớn trong doanh thu (trên 80%). Nguyên nhân là do chi phí vận hành và quản
lý các giàn khoan là rất lớn, cần liên tục cập nhật các trang thiết bị, vật tư, máy móc
hiện đại để đáp ứng nhu cầu của các nhà thầu khoan cũng như tăng hiệu suất hoạt
động của các giàn khoan. Tuy nhiên, với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng với
hệ thống quản lý tốt đã giúp Xí nghiệp duy trì ổn định mức tăng trưởng doanh thu và
lợi nhuận qua các năm.
1.4. Vai trò của hoạt động mua sắm vật tư phục vụ hoạt động giàn khoan đối với
Xí nghiệp Điều hành Khoan
Hoạt động mua sắm vật tư đóng vai trị rất quan trọng đối với hoạt động của
các giàn khoan nói riêng và của Xí nghiệp nói chung. Các giàn khoan Xí nghiệp chịu
trách nhiệm quản lý và vận hành có yêu cầu cao về mặt thiết bị, máy móc kỹ thuật,
đồng thời hoạt động của các giàn diễn ra liên tục trong thời gian dài. Việc mua sắm
vật tư, thiết bị hỗ trợ cho hoạt động thường nhật, sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng, giúp
duy trì tính ổn định và liên tục của các giàn khoan, kịp thời cập nhật công nghệ, xu
hướng của thị trường vật tư ngành khoan, nâng cao hiệu suất hoạt động. Từ đó đảm
bảo doanh thu và lợi nhuận của Xí nghiệp. Bên cạnh đó, chất lượng mua sắm cũng
tác động trực tiếp đến chất lượng hoạt động và độ an tồn của các giàn khoan.
Quy trình mua sắm vật tư được hoàn thiện liên tục, cùng với sự hỗ trợ của hệ
thống phần mềm và lực lượng nhân viên có trình độ chun mơn và kinh nghiệm giúp
cho việc mua sắm diễn ra thuận lợi, đạt chất lượng và hiệu quả cao, hoạt động của
các giàn khoan được duy trì ổn định ở mức hiệu suất trên 96% và độ an toàn cao trong
nhiều năm liền. Vị thế và uy tín của Xí nghiệp cũng như Tổng CTCP Khoan và Dịch
vụ Khoan Dầu khí ngày càng được nâng cao trên thị trường khu vực và quốc tế, đem
lại nhiều đối tác và hợp đồng hợp tác quy mơ lớn, mang lại lợi nhuận cao cho Xí
nghiệp và Tổng Công ty.


9

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH MUA SẮM VẬT TƯ PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG

GIÀN KHOAN TẠI CHI NHÁNH TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN KHOAN
VÀ DỊCH VỤ KHOAN DẦU KHÍ – XÍ NGHIỆP ĐIỀU HÀNH KHOAN
2.1. Thực tế quy trình
Sơ đồ 2.1: Quy trình mua sắm vật tư phục vụ hoạt động giàn khoan
tại Xí nghiệp Điều hành Khoan

Lập yêu cầu mua
sắm vật tư

Lập kế hoạch
mua sắm vật tư

Mời
chào hàng

Ký kết
hợp đồng

Lựa chọn
nhà cung cấp

Đánh giá
hồ sơ chào hàng

Ủy thác
giao nhận

Nhập kho
vật tư


Thanh tốn
đơn hàng

(Nguồn: Phịng Thương mại - Xí nghiệp Điều hành Khoan)
Để làm rõ hơn quy trình nói trên, tác giả sẽ dẫn chứng cụ thể đối với Hợp đồng
mua sắm vật tư phục vụ cho hoạt động của giàn khoan Jack-up PV Drilling III giữa
Xí nghiệp Điều hành Khoan với Cơng ty SASC JAPAN, có trụ sở đặt tại thành phố
Fukuoka, Nhật Bản, tương ứng với đơn đặt hàng được bên mua lập ngày 16 tháng 4
năm 2015 và được bên bán ký đối vào ngày 23 tháng 4 năm 2015.
2.1.1. Lập yêu cầu mua sắm vật tư
Căn cứ vào hoạt động và yêu cầu kỹ thuật của các giàn khoan, phòng Điều
hành Khoan sẽ lập yêu cầu mua sắm theo mẫu “Purchase Requisition” của Xí nghiệp,
bao gồm các thơng tin:
- Thơng tin u cầu mua sắm;
- Chi phí dự kiến;
- Nhà cung cấp: Nhà cung cấp đề xuất hoặc người bán thay thế (nếu có);
- Giao hàng: Điều khoản cước phí, địa điểm giao hàng,…;


10
- Danh sách vật tư: Số hiệu, mô tả, số lượng, đơn giá, thành tiền, kho chứa,…;
Sau khi đã lập xong, yêu cầu được trình lên Ban Giám Đốc để phê duyệt.
Đối với bộ Hợp đồng mua sắm vật tư phục vụ giàn khoan PV Drilling III, nhân
viên phòng Điều hành Khoan lập yêu cầu mua sắm vật tư số DD14-12705 (Phụ lục
1) yêu cầu mua tấm chắn dung dịch trào ra khi tháo cần khoan và các vòng đệm chèn
ống phục vụ cho máy móc của giàn khoan PV Drilling III đang hoạt động, tổng chi
phí dự kiến là 3.125 USD và giao vào kho của Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan
Dầu khí. Yêu cầu được duyệt bởi Phó Giám đốc Kỹ thuật thẩm định của Xí nghiệp.
2.1.2. Lập kế hoạch mua sắm
Căn cứ vào yêu cầu mua sắm đã được phê duyệt, nhân viên phòng Thương

mại lập kế hoạch mua sắm và trình Ban Giám đốc Xí nghiệp phê duyệt.
Tùy thuộc vào điều kiện giàn khoan, nhà cung cấp và vật tư, kế hoạch mua
sắm sẽ được thực hiện dưới một trong các hình thức sau đây:
Mua sắm chỉ định được áp dụng trong các trường hợp:
-

Sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch họa, sự cố ảnh hưởng trực tiếp đến an
tồn, tài chính, gián đoạn sản xuất hoặc ngừng hoạt động của giàn khoan cần
khắc phục ngay; nhu cầu khẩn cấp phục vụ hoạt động giàn khoan;

-

Đại lý phân phối độc quyền, nhà sản xuất độc quyền;

-

Mua sắm vật tư, thiết bị để phục hồi, duy tu, bảo dưỡng thiết bị, dây chuyền
công nghệ mà trước đó đã mua từ một nhà cung cấp và không thể mua từ các
nhà cung cấp khác do phải đảm bảo tính tương thích của thiết bị, cơng nghệ.
Mua sắm trực tiếp được áp dụng khi:

-

Mua từ các nhà cung cấp thường xuyên đã có ký thỏa thuận khung;

-

Yêu cầu mua sắm có nội dung tương tự được ký trước đó và vẫn cịn hiệu lực,
đồng thời đơn giá các nội dung tương ứng không vượt quá đơn giá đã ký kết;


-

Mua từ nhà cung cấp đã được lựa chọn trước đó để thực hiện các đơn hàng có
nội dung tương ứng và khơng vượt q đơn giá đã ký kết trong thời hạn không
quá 6 tháng kể từ ngày hợp đồng kết thúc.
Chào hàng cạnh tranh được áp dụng trong mua sắm vật tư, thiết bị thông

thường phục vụ hoạt động thường nhật của giàn khoan và phải có ít nhất ba nhà cung


11
cấp tham gia chào hàng. Trong trường hợp không đủ ba nhà cung cấp tham gia thì
phải giải trình và báo cáo cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
Kế hoạch mua sắm cũng đưa ra những tiêu chuẩn đánh giá đối với chào hàng
của nhà cung cấp một cách phù hợp với các yêu cầu cụ thể nhưng không được xây
dựng theo hướng có lợi cho bất cứ nhà cung cấp nào.
Đối với bộ Hợp đồng mua sắm vật tư phục vụ giàn khoan PV Drilling III, căn
cứ vào yêu cầu mua sắm vật tư số DD14-12705, phòng Thương mại đề nghị Ban
Giám đốc xem xét và phê duyệt kế hoạch mua sắm và danh sách nhà cung cấp được
mời chào hàng (Phụ lục 2). Kế hoạch mua sắm được thực hiện dưới hình thức mua
sắm chỉ định đối với nhà phân phối độc quyền Công ty SASC JAPAN. Kế hoạch mua
sắm đưa ra 5 tiêu chuẩn đánh giá đối với chào giá của nhà cung cấp: Phù hợp yêu cầu
kỹ thuật; giá cạnh tranh hoặc trong phạm vi dự toán; điều kiện thanh toán chấp nhận
được; thời gian và điều kiện giao hàng hợp lý và tuân thủ các điều kiện và điều khoản
của hợp đồng.
2.1.3. Mời chào hàng
Sau khi kế hoạch mua sắm đã được phê duyệt, căn cứ vào hình thức mua sắm
mà nhân viên phịng Thương mại được phân công sẽ gửi thư mời chào hàng bằng fax,
thư điện tử, bưu điện hoặc chuyển phát nhanh cho các nhà cung ứng có trong danh
sách nhà cung cấp được mời chào hàng. Nội dung thư mời chào hàng bao gồm các

thông tin cơ bản sau: Chi tiết, mô tả; số lượng; ngày yêu cầu giao hàng; điều kiện
giao hàng; điều kiện thanh toán; ngày gửi chào giá; đồng tiền chào giá.
Nhân viên phòng Thương mại sẽ phụ trách đơn hàng, chịu trách nhiệm trực
tiếp liên lạc và nhận hồ sơ chào hàng từ các nhà cung cấp.
Đối với bộ Hợp đồng mua sắm vật tư phục vụ giàn khoan PV Drilling III, nhân
viên phòng Thương mại gửi thư điện tử cho nhà phân phối độc quyền khu vực châu
Á của Công ty Sản xuất Thiết bị và cung cấp Dịch vụ Khoan Katch Kan là Công ty
SASC JAPAN mời báo giá cho tấm chắn dung dịch trào ra khi tháo cần khoan và các
vòng đệm chèn ống. Thời hạn báo giá chậm nhất là ngày 17 tháng 12 năm 2014 với
điều kiện giao hàng là Ex-works. Bảng báo giá số 15017301 (Phụ lục 3) được đính
kèm trong thư, báo giá các vật tư được yêu cầu với điều kiện giao hàng là Ex-works,


12
thời gian giao hàng là 60 ngày kể từ ngày nhận được đơn đặt hàng, bên bán đồng ý
giảm giá 14% trên số tiền đã báo giá.
2.1.4. Đánh giá hồ sơ chào hàng
Khi nhận được hồ sơ chào hàng từ các nhà cung cấp, nhân viên phụ trách mua
hàng tiến hành đánh giá hồ sơ chào hàng về mặt kỹ thuật và thương mại.
Dựa trên những thông số kỹ thuật bên chào giá cung cấp, nhân viên mua hàng
chuyển giao cho kỹ sư phòng Điều hành Khoan để đánh giá kỹ thuật các vật tư được
báo giá, kiểm tra những vật tư mà bên bán cung cấp có phù hợp đạt yêu cầu, tiêu
chuẩn kỹ thuật của các thiết bị và giàn khoan. Sau khi có kết quả kiểm tra đánh giá
kỹ thuật, kỹ sư thông báo lại cho nhân viên phụ trách mua hàng.
Riêng đối với những kế hoạch mua sắm tiến hành chào hàng cạnh tranh, bên
cạnh đánh giá kỹ thuật cịn có đánh giá thương mại các đơn chào hàng. Đánh giá
thương mại tiến hành dựa trên việc so sánh giá, điều kiện giao hàng, thanh toán, các
chi phí phát sinh và thơng số kỹ thuật của các vật tư do các nhà cung cấp chào giá.
Đối với bộ Hợp đồng mua sắm vật tư phục vụ giàn khoan PV Drilling III, sau
khi nhận được bảng báo giá từ nhà cung cấp SASC JAPAN, nhân viên mua hàng

chuyển giao cho kỹ sư phòng Điều hành Khoan để đánh giá tiêu chuẩn kỹ thuật của
các vật tư được báo giá. Các vật tư được đánh giá bằng cách đối chiếu các thông số
được mô tả trong yêu cầu mua sắm DD14-12705 với phần mô tả được cung cấp trong
bảng báo giá. Sau khi đánh giá, kết quả được gửi cho nhân viên mua hàng, các vật tư
hoàn toàn đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Kế hoạch mua sắm được tiến hành dưới hình
thức mua sắm chỉ định nên không tiến hành đánh giá thương mại.
2.1.5. Lựa chọn nhà cung cấp
Sau khi đã tiến hành đánh giá hồ sơ chào hàng, nhân viên thương mại phụ
trách mua hàng lập “Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ chào giá và đề xuất ký kết hợp
đồng” trình Ban Giám đốc phê duyệt. Bản báo cáo bao gồm các thông tin cơ bản sau:
-

Thông tin cơ bản về yêu cầu mua sắm vật tư;

-

Ngày gửi yêu cầu chào giá và ngày nhận chào giá;

-

Các nhà cung cấp được mời và lý do chọn những nhà cung cấp đó;

-

Kết quả đánh giá: thể hiện kết quả đánh giá kỹ thuật và đánh giá thương mại;

-

Kiến nghị lựa chọn và ký kết hợp đồng.



13
Dựa trên những đánh giá về mặt kỹ thuật và thương mại, kết hợp với các tiêu
chuẩn đánh giá đơn chào hàng được đưa ra trong kế hoạch mua sắm, nhân viên phòng
Thương mại chịu trách nhiệm đưa ra kiến nghị lựa chọn và ký kết hợp đồng với nhà
cung cấp, trong đó nêu rõ cơ sở kết luận và kiến nghị.
Đối với bộ Hợp đồng mua sắm vật tư phục vụ giàn khoan PV Drilling III, sau
khi đã thỏa thuận với nhà cung cấp SASC JAPAN, nhân viên phòng Thương mại phụ
trách lập bản báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ chào giá và đề xuất ký kết hợp đồng đối
với yêu cầu mua sắm vật tư số DD14-12705 (Phụ lục 4)
Bản báo cáo kiến nghị lựa chọn ký kết hợp đồng với nhà cung cấp SASC
JAPAN với lý do đạt yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu về thời gian giao hàng, là nhà cung
cấp mua lần đầu và được giảm giá 14%. Trong báo cáo cũng ghi rõ hợp đồng có giá
trị 9.312,94 USD, điều kiện giao hàng Ex-works Canada, giao hàng 5 tuần kể từ khi
nhận được đơn đặt hàng và thời hạn thanh toán là 30 ngày kể từ ngày giao hàng.
2.1.6. Ký kết hợp đồng
Ngay khi kết quả mua sắm được phê duyệt bởi cấp thẩm quyền, nhân viên
phòng Thương mại sẽ tiến hành thủ tục đặt hàng dựa trên những điều kiện, điều khoản
đã thỏa thuận với nhà cung cấp được kiến nghị ký kết hợp đồng theo mẫu “Purchase
Order” của Xí nghiệp. Đơn đặt hàng được ký bởi Ban Giám đốc được gửi cho nhà
cung cấp bằng fax hoặc đường bưu điện. Đơn đặt hàng được gửi đến nhà cung cấp
trong thời hạn quy định trong bảng báo giá, có đầy đủ chữ ký của bên bán và bên mua
có hiệu lực tương đương và được xem là hợp đồng mua bán hàng hóa.
Đối với bộ Hợp đồng mua sắm vật tư phục vụ giàn khoan PV Drilling III, nhân
viên phòng Thương mại tiến hành gửi đơn đặt hàng số DD15-12934 (Phụ lục 5) có
chữ ký của Phó Giám đốc Xí nghiệp cho nhà cung cấp SASC JAPAN, ghi rõ thông
tin Xí nghiệp, nhà cung cấp và các điều kiện, điều khoản đã thỏa thuận, đồng thời yêu
cầu đơn đặt hàng đã được ký đối ứng phải được gửi kèm hóa đơn thương mại.
2.1.7. Ủy thác giao nhận
Sau khi đặt hàng và nhận được thông báo hàng sẵn sàng được giao từ nhà cung

cấp, nhân viên phòng Thương mại phụ trách thuê dịch vụ giao nhận để vận chuyển
vật tư từ nhà cung cấp về kho của Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí.
Người chuyên chở chịu trách nhiệm làm thủ tục hải quan và vận chuyển hàng hóa từ


14
địa điểm của người bán đến kho. Nhân viên Xí nghiệp điều hành khoan có nhiệm vụ
cung cấp các chứng từ cần thiết (đơn đặt hàng, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói
và giấy ủy quyền) trong q trình vận chuyển cho người chuyên chở.
Đối với bộ Hợp đồng mua sắm vật tư phục vụ giàn khoan PV Drilling III, nhân
viên thương mại ký kết hợp đồng giao nhận với Công ty Chuyển phát nhanh DHL,
vận chuyển vật tư từ Công ty SASC JAPAN đến kho Tổng Công ty và cung cấp đơn
đặt hàng số DD15-12934, hóa đơn thương mại/phiếu đóng gói số #CI15051001 (Phụ
lục 6). Cơng ty DHL chịu trách nhiệm thơng quan cho hàng hóa được u cầu vận
chuyển, vận chuyển hàng về kho và giao vận đơn, u cầu thanh tốn cho Xí nghiệp.
2.1.8. Nhập kho vật tư
Khi hàng đã về đến kho của Tổng Công ty, nhân viên quản lý kho lập phiếu
nhập kho theo mẫu “Receipt Note” và tiến hành nhập vật tư vào kho. Phiếu nhập kho
thể hiện số hiệu phiếu, ngày nhận vật tư, số hiệu đơn đặt hàng tương ứng, nhân viên
phụ trách mua hàng, thông tin của nhà cung cấp và thông tin chi tiết vật tư nhập kho.
Đối với bộ Hợp đồng mua sắm vật tư phục vụ giàn khoan PV Drilling III, nhân
viên quản lý kho lập Phiếu nhập kho số RCN15-11Q-002061 (Phụ lục 9) nhận vào
kho các vật tư mua sắm theo đơn đặt hàng DD15-12934 vào ngày 07 tháng 6 năm
2015, nhập kho từng phần. Phiếu nhập kho thể hiện đã nhập 9 vật tư với tổng trị giá
7.855 USD, còn lại 1 vòng đệm sẽ nhập sau.
2.1.9. Thanh toán đơn hàng
Khi đã nhập kho vật tư, nhân viên phụ trách mua hàng tiến hành thu thập tài
liệu cần thiết cho việc thanh toán: yêu cầu mua sắm, kế hoạch mua sắm, báo cáo kết
quả đánh giá hồ sơ chào giá và đề xuất ký kết hợp đồng, đơn đặt hàng, hóa đơn thương
mại, phiếu nhập kho. Đề xuất thanh toán theo mẫu “Request for a payment” cùng với

tài liệu đã thu thập sẽ được đệ trình cho phịng Kế tốn để tiến hành thanh tốn cho
nhà cung cấp và công ty giao nhận.
2.2. Nhận xét chung
2.2.1. Điểm mạnh
Với kinh nghiệm quản lý và điều hành hoạt động của các giàn khoan cùng với
đội ngũ nhân viên chun nghiệp, có trình độ chun mơn, năng lực cao và có kinh


15
nghiệm, Xí nghiệp đã xây dựng quy trình mua sắm vật tư phục vụ hoạt động giàn
khoan mang lại hiệu quả cao.
Thứ nhất, quy trình mua sắm tại Xí nghiệp được phân chia rõ ràng, cụ thể và
hiệu quả cho các phịng ban cũng như các nhóm nhỏ trong phịng ban. Các nhân viên
có nhiệm vụ tương ứng dựa vào quy trình chuẩn để xử lý cơng việc, nâng cao hiệu
quả, tránh bỏ sót những nhiệm vụ quan trọng.
Thứ hai, Xí nghiệp sử dụng hệ thống phần mềm hỗ trợ thực hiện quy trình.
Những hồ sơ, chứng từ trong quá trình mua hàng đều được lập theo mẫu thơng qua
phần mềm quản lý. Nhờ đó, thời gian cho mỗi bước được rút ngắn, tránh việc thiếu
sót thơng tin. Các nhân viên có thể liên tục cập nhật thơng tin và tình trạng của việc
mua hàng, giúp cho quy trình được diễn ra liên tục. Khi cần tra cứu thông tin về đơn
hàng, chỉ cần nhập thông tin gốc vào phần mềm quản lý, những thông tin, hồ sơ,
chứng từ liên quan sẽ được kết xuất tự động và hiển thị một cách đầy đủ, nhất quán.
Thứ ba, Xí nghiệp sử dụng hệ thống quản lý dữ liệu nhà cung cấp, liên tục
cập nhật thông tin cơ bản và thông tin về các mặt hàng đã cung cấp, tạo cơ sở dữ liệu
cho việc so sánh, đối chiếu khi thực hiện những lần mua sắm sau. Hằng năm, các nhà
cung cấp được đánh giá lại dựa trên những tiêu chí cụ thể về chất lượng nhằm duy trì
danh sách nhà cung cấp đáng tin cậy.
Thứ tư, quy trình tiến hành đánh giá hồ sơ chào hàng của các nhà cung cấp
trên phương diện kỹ thuật và thương mại, giúp cho những vật tư đặt hàng đạt yêu cầu
về mặt tiêu chuẩn kỹ thuật, phù hợp với cơng nghệ, máy móc, thiết bị hiện đại của

các giàn khoan nhưng vẫn có chi phí hợp lý nhất có thể.
2.2.2. Điểm yếu
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh, quy trình mua sắm của Xí nghiệp vẫn
tồn tại một số điểm yếu.
Thứ nhất, quy trình trải qua sự phê duyệt nhiều lần của các cấp thẩm quyền
khác nhau, dẫn đến thời gian mua hàng bị kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ mua sắm.
Đặc biệt trong trường hợp mua sắm để khắc phục các sự cố, điều này sẽ làm chậm
tiến độ mua sắm, có thể gây thiệt hại đối với hoạt động của giàn khoan và Xí nghiệp.
Thứ hai, hợp đồng mua sắm vật tư được ký kết thơng qua hình thức pháp lý
là đơn đặt hàng có chữ ký của cả hai bên. Về mặt pháp lý, đơn đặt hàng được gửi đến


16
nhà cung cấp trong thời hạn quy định trong bảng báo giá, có đầy đủ chữ ký của bên
bán và bên mua có hiệu lực tương đương và được xem là hợp đồng mua bán hàng
hóa. Tuy nhiên, đơn đặt hàng chỉ đề cập đến những điều khoản chủ yếu như tên hàng,
mơ tả hàng hóa, số lượng, giá cả, thời hạn và địa điểm giao hàng, thời hạn và phương
thức thanh toán, điều kiện cơ sở giao hàng,… mà không đưa ra những điều khoản bảo
hành, giải quyết tranh chấp,…. Nếu phát sinh tranh chấp giữa hai bên thì việc giải
quyết sẽ gặp nhiều khó khăn, mất thời gian, cơng sức và chi phí của cả hai bên.
Thứ ba, Xí nghiệp sử dụng dịch vụ giao nhận của các cơng ty giao nhận và
logistics. Với tính chất hoạt động của các giàn khoan, Xí nghiệp cần liên tục mua sắm
vật tư, thiết bị, việc sử dụng dịch vụ giao nhận khiến cho chi phí của Xí nghiệp tăng
lên và đôi lúc không thể chủ động trong việc nhập vật tư, thiết bị.
2.3. So sánh quy trình lý thuyết với thực tế
Về mặt lý thuyết, quy trình nhập khẩu hàng hóa bao gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1: Nghiên cứu thị trường nhập khẩu và lựa chọn đối tác
Bước 2: Lựa chọn hình thức nhập khẩu
Bước 3: Xác định nhu cầu và chi phí nhập khẩu
Bước 4: Đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu

Bước 5: Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng hóa, bao gồm các bước:
-

Mở L/C (Nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng thư tín dụng chứng từ)

-

Xin phép nhập khẩu (nếu có)

-

Làm thủ tục hải quan

-

Thuê tàu và ủy thác thuê tàu hoặc phương tiện vận tải

-

Giao nhận hàng hóa
Bước 6: Đánh giá hiệu quả nhập khẩu hàng hóa.
Quy trình thực tế và lý thuyết cơ bản có nhiều điểm tương đồng, bao gồm 3

cơng đoạn chính: xác định nhu cầu và lựa chọn đối tác; đàm phán ký kết hợp đồng và
tổ chức nhập khẩu. Tuy nhiên, thực tế và lý thuyết có nhiều điểm khác nhau rõ rệt:
-

Trong thực tế, Xí nghiệp xác định nhu cầu rồi mới tiến hành lập kế hoạch
nhập khẩu và nghiên cứu thị trường, tìm đối tác mới hoặc đối tác đã có trong
hệ thống quản lý dữ liệu nhà cung cấp. Xí nghiệp ln sử dụng hình thức

nhập khẩu trực tiếp từ các nhà cung cấp hoặc nhà phân phối.


17
-

Trong thực tế khơng có bước đánh giá hiệu quả nhập khẩu mà chỉ có bước
đánh giá hồ sơ chào hàng để đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc nhập khẩu.

-

Xí nghiệp khơng đàm phán ký kết hợp đồng như lý thuyết. Hợp đồng được
thành lập thông qua việc nhà cung cấp xác nhận đơn đặt hàng của Xí nghiệp.

-

Trong tổ chức nhập khẩu hàng hóa, do Xí nghiệp ủy thác giao nhận hàng hóa
nên cơng tác làm thủ tục hải quan cũng như thuê phương tiện vận tải đều do
người giao nhận chịu trách nhiệm thực hiện.
Mặc dù giữa hai quy trình có những khác biệt nhưng quy trình lý thuyết phần

nào đã giúp tác giả áp dụng được kiến thức vào thực tế trong quá trình thực tập tại Xí
nghiệp và rút ra được rằng lý thuyết khi áp dụng vào thực tế sẽ có rất nhiều vấn đề
nảy sinh, địi hỏi phải tìm hiểu, nắm bắt thông tin kết hợp với khả năng ứng xử nhanh
nhạy, linh hoạt trước mọi tình huống thì mới có thể hồn thành tốt cơng việc.


18

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ

MUA SẮM VẬT TƯ PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG GIÀN KHOAN TẠI CHI
NHÁNH TỔNG CTCP KHOAN VÀ DỊCH VỤ KHOAN DẦU KHÍ – XÍ
NGHIỆP ĐIỀU HÀNH KHOAN
3.1 Triển vọng của Xí nghiệp
3.1.1. Cơ hội
Dầu mỏ và khí đốt vẫn đang là nguồn năng lượng quan trọng và chưa thể thay
thế trên tồn thế giới. Tuy thị trường Dầu khí thế giới có diễn biến phức tạp, giá dầu
giảm mạnh từ cuối năm 2014, nhưng theo dự báo của một chuyên gia phân tích hàng
đầu tại hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch thì giá dầu thơ có thể tăng giá mạnh trong nửa
cuối năm 2015 và chạm mốc 70 USD/thùng vào cuối năm do các nhà sản xuất dầu đá
phiến của Mỹ cắt giảm sản lượng và yếu tố mùa vụ khiến nhu cầu tăng lên. Trong dài
hạn, thị trường dầu khí sẽ hồi phục và nguồn cung sẽ không đáp ứng kịp nhu cầu sử
dụng nguồn nhiên liệu dầu khí ngày càng tăng nhanh, đặc biệt là tại các quốc gia đang
phát triển.
Tại Việt Nam, Dầu khí là ngành đi đầu trong kinh tế biển của đất nước và là
ngành mũi nhọn của nền kinh tế hiện nay. Sự phát triển của ngành Dầu khí đưa Việt
Nam vào hàng ngũ các nước xuất khẩu dầu thơ và đóng góp quan trọng cho thu ngân
sách quốc gia, góp phần rất quan trọng cho sự ổn định và phát triển nền kinh tế quốc
dân. Theo số liệu từ hãng dầu lửa BP của Anh năm 2010, trữ lượng khai thác của Việt
Nam xếp hạng 4 về khí đốt và hạng 7 về xăng dầu trong khu vực châu Á Thái Bình
Dương và xếp hạng 25 và 30 trên thế giới. Trong 5 tháng đầu tiên của năm 2012, Tập
đồn dầu khí Việt Nam khai thác được 10,86 triệu tấn dầu khí. Vì thế, Việt Nam có
tỉ lệ hệ số dự trữ/sản xuất (R/P) rất cao, trong đó dầu thơ là 32.6 lần (đứng đầu khu
vực châu Á Thái Bình Dương và thứ 10 thế giới) và xăng dầu là 66 lần (đứng đầu
châu Á Thái Bình Dương và thứ 6 thế giới). Qua đó cho thấy tiềm năng phát triển của
thị trường dầu khí Việt Nam là rất cao.
Bên cạnh đó, dự án lọc hóa dầu Dung Quất đang hoạt động cũng như các dự
án khác đang được triển khai, xúc tiến (Nghi Sơn, Vũng Rô,…) nâng cao công suất,
mở rộng đầu vào phục vụ cho nhu cầu dầu khí ngày càng tăng của nước ta, thu hút sự
đầu tư từ các công ty, tập đồn dầu khí lớn trên thế giới. Đóng vai trò then chốt, mũi



19
nhọn trong nền kinh tế quốc dân, ngành dầu khí nhận được sự bảo trợ và được hưởng
nhiều ưu đãi từ Nhà nước, Chính phủ.
Cùng với sự phát triển của đất nước, thị trường dầu khí Việt Nam đang từng
bước tăng trưởng, phát triển vững chắc, nguồn nhân lực non trẻ đang dần được đào
tạo sâu về chuyên môn, nâng cao năng lực nghề nghiệp và kinh nghiệm, khả năng
khai thác dần được nâng cao và ngày càng nhận được nguồn vốn đầu tư lớn từ các
nhà đầu tư lớn và có uy tín trong khu vực cũng như trên thế giới.
3.1.2. Thách thức
Bên cạnh những cơ hội, cả trong ngắn hạn và dài hạn, thị trường dầu khí thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Dầu khí
là mặt hàng đặc biệt, ngoài việc bị điều chỉnh bởi cung cầu của thị trường thế giới,
giá dầu còn bị chi phối bởi những yếu tố thời tiết, biến động chính trị.
Theo báo cáo của CTCP Chứng khoán Bảo Việt, vào đầu năm 2015, giá dầu
thô đã giảm 51% so với mức giá cao nhất trong năm 2014, từ mức hơn 100 USD/thùng
xuống dưới 50 USD/thùng. Có nhiều nguyên nhân tác động dẫn đến việc giá dầu giảm
kỉ lục, trong đó có thể kể đến “Cuộc chiến dầu đá phiến” của Mỹ làm cho sản lượng
dầu thô của nước này tăng đáng kể, trở thành một trong những quốc gia có trữ lượng
khai thác dầu thô lớn nhất thế giới. Đồng thời nguồn cung từ Lybia tăng trở lại, cuộc
chiến nội bộ OPEC, sự trừng phạt kinh tế đối với Nga, kèm theo đó là sự yếu đi của
nhu cầu dầu thơ do triển vọng kinh tế tiêu cực của Châu Âu và tăng trưởng kinh tế
chậm lại tại Trung Quốc. Giá dầu giảm làm cho lợi nhuận từ khai thác dầu không còn
hấp dẫn để tăng cường triển khai các hoạt động thăm dị khai thác. Trong ngắn hạn,
các cơng ty, nhà đầu tư cắt giảm hoạt động thăm dò và khai thác dầu ở thượng nguồn
khiến cho nhu cầu thuê giàn khoan phục vụ thăm dò và các dịch vụ hỗ trợ khác đồng
loạt giảm theo. Do đó hoạt động cho thuê giàn khoan phục vụ cho hoạt động thăm dò
của Xí nghiệp bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, các dịch vụ khác hỗ trợ công tác khoan
cũng bị ảnh hưởng đáng kể.

Tuy dầu khí đóng vai trị quan trọng đối với ngành năng lượng thế giới nhưng
ngày nay, con người đã và đang tiếp tục tìm ra những nguồn năng lượng mới thay thế
cho nguồn năng lượng không thể tái tạo này. Điều này làm cho nhu cầu về dầu khí sẽ


×