Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tiểu luận bất bình đẳng giới trong việc phân bổ lương hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.26 KB, 18 trang )

TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ

BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG VIỆC PHÂN BỔ
LƯƠNG HIỆN NAY

1


MỤC LỤC
MỤC LỤC....................................................................................................................................2
I. Phần mở đầu..............................................................................................................................3
1.Lý do chọn đề tài:......................................................................................................................3
2.Lịch sử nghiên cứu.....................................................................................................................4
3.Câu hỏi nghiên cứu :..................................................................................................................5
4.Vấn đề nghiên cứu :...................................................................................................................5
5.Mục đích nghiên cứu:................................................................................................................5
6.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu :.......................................................................6
7.Giả thuyết nghiên cứu :..............................................................................................................6
8.Báo cáo nghiên cứu :..................................................................................................................6
II. Phần nội dung...........................................................................................................................6
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bất bình đẳng giới trong việc phân bổ................................6
lương.............................................................................................................................................6
1.1. Một số khái niệm về bất bình đẳng giới trong việc phân bổ lương...................................6
1.1.1. Khái niệm giới............................................................................................................6
1.1.2. Khái niệm giới tính.....................................................................................................7
1.1.3. Khái niệm bất bình đẳng.............................................................................................7
1.1.4. Khái niệm bất bình đẳng giới......................................................................................8
1.2. Biểu hiện của bất bình đẳng giới trong việc phân bổ lương..............................................9
1.3.2. Sự phân biệt đối xử theo giới tính.............................................................................10
1.3.3. Sự phân chia giới trong thị trường lao động.............................................................10
Chương 2: Kiểm chứng định lượng về mức độ phụ thuộc giữa giới tính và việc phân bổ lương.


.....................................................................................................................................................11
2.1. Bảng Statistics..................................................................................................................11
2.2. Bảng giới tính...................................................................................................................11
2.3. Biến việc làm...................................................................................................................11
2.4. Bảng tần số.......................................................................................................................12
2.5. Bảng kiểm định KBP Gioi tinh * Luong hien nay 4 muc Crosstabulation......................14
2.6. Bảng Hệ số Lambda.........................................................................................................15
Chương 3: Khuyến nghị nghiên cứu và hợp tác nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong mức lương
.....................................................................................................................................................16
Kết luận và khuyến nghị.............................................................................................................18

2


I. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài:
Bất bình đẳng xã hội là một hiện tượng phổ biến từ khi xã hội có giai cấp. Sự
bất bình đẳng tồn tại khắp các quốc gia, chỉ khác nhau về mức độ bất bình đẳng.
Bất bình đẳng xã hội thường được thể hiện rõ nhất qua sự phân tầng giàu nghèo
và bất bình đẳng về giới tính.
Bất bình đẳng giới là một hiện tượng nảy sinh trong quá trình phát triển của
nhân loại. Bất bình đẳng giới trong việc phân bổ lương vừa là một trong những
căn nguyên gây ra nghèo đói vừa là yếu tố cản trở lớn đối với q trình phát
triển. Những xã hội có sự bất bình đẳng giới lớn và kéo dài thường phải trả giá là
sự nghèo đói, tình trạng suy dinh dưỡng, đau ốm và những nỗi cực khổ khác ở
mức độ lớn hơn. Tăng trưởng kinh tế sẽ mang lại hiệu quả đối với sự giảm mức
độ nghèo đói ở những xã hội có sự bình đẳng giới ở mức độ cao hơn. Bất bình
đẳng trong thu nhập giữa hai giới ngăn cản sự phát triển bình đẳng gây ra sự
khơng hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực trong xã hội.
Bất bình đẳng giới trong việc phân bổ lương ảnh hưởng tới hiệu suất công

việc, không phát huy hết được nguồn lực lao động. Do có sự bất bình đẳng nên
người lao động họ không cống hiến hết năng lực của minh vào công việc, ảnh
hưởng đến việc phát triển nguồn nhân lực.
Mục tiêu bình đẳng giới trong việc phân bổ lương vừa là vấn đề quyền con
người quan trọng vừa là một yêu cầu cơ bản cho sự phát triển cơng bằng và hiệu
quả. Vì vậy việc nghiên cứu về tình trạng bất bình đẳng giới trong việc phân bổ
lương có ý nghĩa quan trọng khơng chỉ trong việc hướng tới sự bình đẳng trong
xã hội mà cịn góp phần tìm kiếm các biện pháp để nâng cao hiệu quả và hiệu
lực của tăng trưởng kinh tế xã hội.
Vì vậy tơi chọn đề tài này với cái nhìn tổng quan về bất bình đẳng giới
trong việc phân bổ lương và kiểm chứng các con số định lượng về vấn đề này, từ
3


đó đưa ra khuyến nghị nghiên cứu và hợp tác nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong
mức lương.
2. Lịch sử nghiên cứu
Hiện nay có một số nghiên cứu liên quan đến vấn đề bất bình đẳng giới
trong việc phân bổ lương như sau:
“Sự chênh lệch về thu nhập giữa nam và nữ trong thị trường lao động thành
thị”, Oaxaca, Reynold L., (1973). Nghiên cứu này đưa ra phương pháp tiếp cận,
đánh giá sự chênh lệch thu nhập giữa nam và nữ đồng thời phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến sự chênh lệch này.
Vấn đề giới trong chính sách cải cách cơ cấu và vĩ mơ tồn diện – Lê Anh
Tú - Báo cáo của UNRISD – Viện nghiên cứu phát triển xã hội Liên hợp quốc –
(2005) nghiên cứu này nhằm phân tích ảnh hưởng của chính sách vĩ mơ tới phụ
nữ bằng việc phân tích mối liên hệ giữa cải cách, bình đẳng giới, phát triển kinh
tế và phúc lợi dành cho nữ giới trong những năm 90 ở Viêt Nam, thời gian diễn ra
công cuộc cải cách tồn diện và có ảnh hưởng sâu rộng của chính phủ. Nghiên
cứu này dựa trên phương pháp mô tả, tổng hợp và phân tích thống kê nhằm giải

thích ảnh hưởng của chính sách tự do hóa thị trường và vĩ mô đến thu nhập của
lao động nam và lao động nữ.
“Những qui định về lao động và tiền lương ở Việt Nam trong chương trình
giảm nghèo” (Brassard, 2004). Nghiên cứu này phân tích ảnh hưởng của những
qui định về lao động và tiền lương hiện hành ảnh hưởng đến việc giảm nghèo ở
việt Nam thông qua việc sử dụng số liệu cấp xã về lương năm 1998. Nghiên cứu
này cũng xác định mức chênh lệch về lương giữa các khu vực và giới, và ảnh
hưởng tiềm năng của các qui định về lương và lao động đến người nghèo.
“Bất bình đẳng giới trong thu nhập theo khu vực ở Việt Nam” Amy Y.C.Liu
(2004) nghiên cứu các nhân tố tác động bất bình đẳng giới về thu nhập theo khu
4


vực ở Việt Nam dựa trên phương pháp tiếp cận của Appleton (1999) và sử dụng
số liệu VLSS năm 1992-1993 và 1997-1998.
“Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động của Việt Nam và một số
gợi ý giải pháp chính sách”(Nguyễn Thị Nguyệt) nghiên cứu về bất bình đẳng
giới ở Việt Nam, mức độ bất bình đẳng giới trong thu nhập và các nhân tố ảnh
hưởng đến bất bình đẳng giới trong thu nhập.
3. Câu hỏi nghiên cứu :
- Những gì chi phối đến lương hiện tại của người lao động?
- Giới tính và lương hiện nay có mối quan hệ như thế nào?
Giới tính chi phối như thế nào lương hiện nay?

-

- Liệu có bình đẳng giới về lương hiện nay hay không?
4. Vấn đề nghiên cứu :
Mối quan hệ của hai biến: giới tính và lương hiện nay
5. Mục đích nghiên cứu:

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu về vấn đề bất bình đẳng giới trong việc
phân bổ lương của người lao động. Trên cơ sở những số liệu định lượng để phân
tích mối quan hệ giữa giới tính và lương, tìm hiểu xem giới tính ảnh hưởng như
thế nào đến việc phân bổ lương. Đề tài được thực hiện nhằm các mục tiêu chủ
yếu sau đây:
-

Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về bất bình đẳng giới trong việc

phân bổ lương và các yếu tố ảnh hưởng tới sự bất bình đẳng về giới trong việc
phân bổ lương.
-

Kiểm chứng định lượng về mức độ phụ thuộc giữa giới tính và việc

phân bổ lương.
-

Khuyến nghị nghiên cứu và hợp tác nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong

mức lương
5


6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu :
Sử dụng phương pháp xử lý dữ liệu trên cơ sở những số liệu thống kê về
giới tính và lương hiện nay. Những dữ liệu này là dữ liệu thứ cấp nên nó khơng
có tính thời sự. Các dữ liệu thứ cấp đều mang dấu ấn của người tạo lập ra nó, bởi
vì nó phục vụ cho mục tiêu, ý đồ của người đó. Vì vậy việc sử dụng những dữ
liệu thứ cấp trong đề tài này cần có sự phù hợp giữa chủ đề nghiên cứu, mục đích

nghiên cứu, nội dung và phương pháp nghiên cứu.
7. Giả thuyết nghiên cứu :
- Giới tính chi phối đến lương hiện nay của người lao động.
- Giới tính và lương hiện nay có mối quan hệ phụ thuộc chặt chẽ với nhau.
- Có sự bất bình đẳng giới trong việc phân bổ lương hiện nay.
8. Báo cáo nghiên cứu :
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bất bình đẳng giới trong việc phân bổ lương.
Chương 2: Kiểm chứng định lượng về mức độ phụ thuộc giữa giới tính và việc
phân bổ lương.
Chương 3: Khuyến nghị nghiên cứu và hợp tác nhằm thúc đẩy bình đẳng giới
trong mức lương
II. Phần nội dung
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bất bình đẳng giới trong việc phân bổ
lương.
1.1. Một số khái niệm về bất bình đẳng giới trong việc phân bổ lương
1.1.1. Khái niệm giới
“Giới” là thuật ngữ chỉ những đặc điểm xã hội của phụ nữ và nam giới. Vai trò
giới được quyết định bởi các yếu tố văn hóa, xã hội và kinh tế được nam giới và
6


phụ nữ học trong q trình trưởng thành. Vai trị giới rất năng động và thay đổi
theo thời gian 1
Gender Glossary định nghĩa: “ Giới là những khác biệt giữa nữ giới và nam giới
trong cùng hộ gia đình, trong và giữa các nền văn hóa, là cấu trúc xã hơi – văn
hóa biến đổi theo thời gian. Những khác biệt này được phản ánh trong các vai
trò, trách nhiệm, khả năng tiếp cận các nguồn lực, những sức ép, các ưu tiên, các
nhu cầu, nhận thức và quan điểm… được thấy trong cả hai giới” 2
Luật bình đẳng giới định nghĩa: “ giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ
trong tất cả các mối quan hệ xã hội” (2007:6)

Trong cuốn giáo trình xã hội học về giới đưa ra định nghĩa: “khái niệm giới
không chỉ đề cấp đến mối quan hệ giữa nam và nữ. Trong mối quan hệ ấy có sự
phân biệt về vai trò, trách nhiệm, hành vi hoặc sự mong đợi mà xã hội đã quy
định cho mỗi giới. Những quy định xã hội này phù hợp với các đặc điểm văn hóa,
chính trị kinh tế, xã hội và tơn giáo; vì thế nó ln biến đổi theo các giai đoạn
lịch sử và có sự khác biệt giữa các cộng đồng, xã hội.”3
1.1.2. Khái niệm giới tính
Giới tính: nhắc đến những khác biệt sinh lý căn bản nhất giữa đàn ông và đàn
bà.4”
Luật bình đẳng giới năm 2006 định nghĩa “ giới tính chỉ các đặc điểm sinh học
của nam, nữ” ( 2007: 6 )
1.1.3. Khái niệm bất bình đẳng
Sự bất bình đẳng đang diễn ra dưới rất nhiều hình thức trong cuộc sống.
Theo ILO thì bất cứ sự phân biệt nào hình thành trên cơ sở chủng tộc, màu da,
1
2
3

4

Tony Bilton và những người khác (1993)”: nhập môn xã hội học, NXB khoa học xã hội, Hà Nội, tr 147
World Food Programme: Gender Glossary, 1996; tr 26-27
Hồng Bá Thịnh, Giáo trình xã hội học về giới, tr41
Tony Bilton và những người khác (1993)nhập môn xã hội học, NXB khoa học xã hội, Hà Nội, tr 147

7


giới tính, tơn giáo, khuynh hướng chính trị, nguồn gốc xã hội... mà có ảnh hưởng
và làm tổn hại đến việc tiếp cận các cơ hội hay sự đối xử trong cơng việc và nghề

nghiệp thì được coi là có sự bất bình đẳng.
Harold R.kerbo; 1996:10 cho rằng :Bất bình đẳng là điều kiện mà ở đó con
người có sự tiếp cận khơng bình đẳng về các nguồn lực có giá trị, các dịch vụ và
các dịch vụ trong xã hội.
Bất bình đẳng là sự khơng bình đẳng, khơng ngang bằng nhau về các cơ hội
hoặc lợi ích đối với các cá nhân khác nhau trong một nhóm hoặc giữa các nhóm
xã hội 5
1.1.4. Khái niệm bất bình đẳng giới
Theo tài liệu "Hướng dẫn lồng ghép giới trong hoạch định và thực thi chính
sách" do Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ phụ nữ Việt Nam xuất bản năm 2004 thì
"Bình đẳng giới là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm giống và
khác nhau giữa phụ nữ và nam giới". Nam giới và phụ nữ cùng có điều kiện bình
đẳng để phát huy hết khả năng và thực hiện các mong muốn của mình, có cơ hội
bình đẳng để tham gia, đóng góp và thụ hưởng các nguồn lực của xã hội trong
quá trình phát triển, được hưởng tự do và chất lượng cuộc sống một cách bình
đẳng, được hưởng thành quả một cách bình đẳng trong mọi lĩnh vực của xã hội.
Theo khái niệm trên thì bình đẳng giới khơng phải là sự hốn đổi vai trò của nam
và nữ từ thái cực này sang thái cực khác. Và khái niệm này cũng không phải là
sự tuyệt đối hoá bằng con số hay tỷ lệ ngang nhau mà là sự khác biệt về giới tính
trong các vai trị sản xuất, tái sản xuất, vai trị chính trị và cộng đồng, đặc biệt là
sự chia sẻ cơng việc gia đình, chăm sóc các thành viên gia đình để tạo cơ hội và
điều kiện cho nam, nữ phát triển toàn diện về mọi mặt. Đồng thời khái niệm này
còn đề cập đến việc tạo điều kiện và cơ hội cho phụ nữ bù đắp những khoảng

5

Hoàng Bá Thịnh, Giáo trình xã hội học về giới tr 120

8



trống do việc mang thai, sinh con và gánh vác phần lớn lao động gia đình đem
lại.
Như vậy bất bình đẳng giới được hiểu là sự phân biệt trên cơ sở giới tính
mà sự phân biệt này ảnh hưởng đến sự tham gia, đóng góp và thụ hưởng các
nguồn lực của xã hội và quá trình phát triển của con người. Xét riêng trong lĩnh
vực lao động thì sự bất bình đẳng giới thể hiện ở sự phân biệt trong việc tiếp cận
các cơ hội, sự phân biệt đối xử trong công việc và nghề nghiệp cũng như sự
phân biệt trong việc thừa hưởng các thành quả lao động giữa lao động nam và
lao động nữ.
Hoàng Bá Thịnh định nghĩa “ bất bình dẳng giới là sự khơng ngang bằng
nhau giữa cá nhân nam giới và phụ nữ giữa các nhóm phụ nữ và nam giới trong
các cơ hội, việc tiếp cận các nguồn lực và sự sử dụng, hưởng thụ những thành
quả xã hội.
1.2. Biểu hiện của bất bình đẳng giới trong việc phân bổ lương
Bất bình đẳng giới trong việc phân bổ lương là phân biệt lương được hưởng
của lao động nam và lao động nữ mặc dù có cùng các đặc tính năng lực và năng
suất lao động như nhau
Bất bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ thay đổi trong các nền văn hóa và
theo thời gian nhưng nhìn chung lao động của phụ nữ được trả lương ít hơn và
kém giá trị hơn lao động của nam giới, những việc làm của nam giới thường uy
tín hơn, được trả lương tốt hơn và có nhiều khả năng được ghi nhận trong tính
tốn của quốc gia. Ngược lại lao động của phụ nữ có xu hướng làm việc nửa thời
gian với mức lương thấp. Phụ nữ thường phải lao động ở những ngành nghề trả
lương thấp: như dệt may và lắp ráp điện tử…. Những người sử dụng lao động
thích phụ nữ trong những cơng việc này vì một số lý do phân biệt đối xử bắt
nguồn từ thiên vị giới . Phụ nữ nhìn chung được xác định là ít kỹ năng lao động
và do vậy họ được sắp xếp, tổ chức với đồng lương thấp hơn.
9



1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến bất bình đẳng giới trong việc phân bổ lương
1.3.1 khác nhau về vốn con người
Nhóm yếu tố đặc tính người lao động bao gồm các yếu tố sau: tuổi, tình
trạng hơn nhân, tình trạng sức khoẻ. Mấu chốt của sự phân hóa trong tiền lương
là sự khác biệt rất lớn giữa các cá nhân bắt nguồn từ sự khác nhau bẩm sinh về
thể lực và trí lực, về dạy dỗ, đào tạo và kinh nghiệm.
1.3.2. Sự phân biệt đối xử theo giới tính
Nhóm lớn nhất chịu sự phân biệt đối xử về kinh tế là phụ nữ. Xuất phát từ
tập quán và cách nhìn của xã hội cũng như các yếu tố phi kinh tế khác nhau như
giáo dục, đào tạo và kinh nghiệm công tác. Tiền lương của phụ nữ thấp là do phụ
nữ bị gạt ra khỏi các nghề nghiệp được trả cơng cao, rất ít phụ nữ được bầu vào
ban giám đốc các công ty lớn…
1.3.3. Sự phân chia giới trong thị trường lao động
Sự phân chia này tạo sự bất lợi cho nữ giới. Theo các nhà nghiên cứu thị
trường lao động được chia thành hai loại: Thị trường lao động loại một, địi hỏi
chun mơn kỹ thuật cao, là những nghề có uy tín xã hội , có lương cao, ổn định
và môi trường làm việc tốt, thị trường này chủ yếu là nam giới. Thị trường lao
động hai, những ngành nghề ít địi hỏi chun mơn kỹ thuật hoặc khơng cần
chun mơn kỹ thuật cao, ít có uy tín trong xã hội, lương thấp, mơi trường làm
việc kém, thị trường này chủ yếu là lao động nữ.

10


Chương 2: Kiểm chứng định lượng về mức độ phụ thuộc giữa giới tính và việc
phân bổ lương.
2.1. Bảng Statistics
Statistics
Gioi tinh

N

Valid

474

Missin

0

g

- Mẫu khảo sát có 474 người, khơng có biến nào bị khai báo nhầm hoặc
thiếu
2.2. Bảng giới tính
Gioi tinh
Cumulative
Frequenc

Percent

y
Tần số Percent
Valid nu

Valid

Tần số tích

Percent


tụ

216

45.6

45.6

45.6

nam

258

54.4

54.4

100.0

Total

474

100.0

100.0

- Mẫu khảo sát có 474 người trong đó nam gồm 258 người chiếm 54,4%, nữ

gồm 216 người chiếm 45,6%
- Mising = 0 nên Valid Percent không thay đổi
2.3. Biến việc làm

11


Statistics
Luong hien nay
N

Valid

474

Missing
Mean kỳ vọng
$34,419.57
Std. Deviation độ lệch
$17,075.661
chuẩn
Minimum
$15,750
Maximum
$135,000
Percentile 25
$24,000.00
s

50


0

$28,875.00

75
$37,162.50
- Mẫu khảo sát có 474 người, khơng có biến nào bị khai báo sai.
- Số lương hiện nay trung bình của 474 người này là $34,419.57 USD/năm
- Mức lương hiện nay cao nhất trong số 474 người này là $135,000
USD/năm
- Mức lương hiện nay thấp nhấp trong 474 người này là $15,750 USD/năm
- Độ lệch chuẩn giữa lương cao nhất và lương thấp nhất là
$17,075.661USD/năm
- Các số tứ vị phân trong mẫu này là P1= $24,000.00 USD/ năm; P2=
$28,875.00 USD/năm; P3= $37,162.50 USD/năm. 3 điểm này chia lương
thành các khoảng:
 Từ $24,000.00 USD trở xuống chiếm 25%
 Từ $28,875.00 USD trở xuống chiếm 50%
 Từ $37,162.50 USD trở xuống chiếm 75%
2.4. Bảng tần số

12


Gioi tinh * Luong hien nay 4 muc Crosstabulation
Count
Luong hien nay 4 muc

Gioi


Luonghn

Luonghn

Luonghn

Luonghn

Thap

Tb1

Tb2

Cao

nu

104

60

nam
16
58
tinh
Total
120
118

a.Phân bố của lương hiện nay theo giới tính

Total

36

16

216

81
117

103
119

258
474

* Nhóm giới tính nữ:
- Trong nhóm giới tính nữ, có 104 người có mức lương hiện nay thấp trên
tổng số 216 người có giới tình là nữ chiếm 48,15%
- Trong nhóm giới tính nữ, có 16 người có mức lương hiện nay cao trên tổng
số 216 người có giới tình là nữ chiếm 7,4%
* Nhóm giới tính nam:
- Trong nhóm giới tính nam, có 16 người có mức lương hiện nay thấp trên
tổng số 258 người có giới tình là nam chiếm 6,2%
- Trong nhóm giới tính nam, có 103 người có mức lương hiện nay cao trên
tổng số 258 người có giới tình là nam chiếm 39,92%
Như vậy, trong mẫu này, lương hn thấp có 120 người chiếm 25,3% tổng số,

lương hn cao có 119 người chiếm 25,1% tổng số.
b.Phân bố của giới tính trong mỗi mức lương hiện nay
* Trong nhóm lương hn thấp:
- Giới tính nữ có 104 người trên tổng số 120 người có lương hn thấp 
chiếm 86,7%

13


- Giới tính nam có 16 người trên tổng số 120 người có lương hn thấp 
chiếm 13,3%
* Trong nhóm lương hn cao:
-

Giới tính nữ có 16 người trên tổng số 119 người có lương hn cao  chiếm
13,44%

- Giới tính nam có 103 người trên tổng số 119 người có lương hn cao 
chiếm 86,55 %
Như vậy, trong mẫu này, giới tính nữ có 216 người chiếm 45,57% tổng
số,Giới tính nam có 258 người chiếm 54,43% tổng số.
c. so sánh giữa mức lương hn của nam và nữ
- Giới tính nữ có lương hn thấp chiếm gấp hơn 6 lần so với giới tính nam
- Giới tính nam có lương hn cao chiếm gấp hơn 6 lần so với giới tính nữ
d.Nhận xét về mối quan hệ giữa giới tính và lương hiện nay
Giới tính và lương hiện nay có mối quan hệ chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau.
Giới tính nam hay nữ là một tiêu chí để quyết định lương hn thấp hay cao. Có
bằng chứng cho thấy xu thế bất bình đẳng giới trong việc phân bổ lương.
2.5. Bảng kiểm định KBP Gioi tinh * Luong hien nay 4 muc Crosstabulation
Chi-Square Tests

Asymp. Sig. (2sided)
Value
Pearson Chi-

1.429E

Square
2a
Likelihood Ratio 157.197
N of Valid Cases
474

df

Trị số P-value
3

.000

3

.000

14


Chi-Square Tests
Asymp. Sig. (2sided)
Value
Pearson Chi-


1.429E

Square
2a
Likelihood Ratio 157.197

df

Trị số P-value
3

.000

3

.000

a. 0 cells (.0%) have expected count less than 5. The
minimum expected count is 53.32.
- Đặt vấn đề: có một cặp giả thuyết thống kê:
H0: Giới tính và lương hn 4 mức là độc lập với nhau
H1: Giới tính và lương hn 4 mức là phụ thuộc lẫn nhau
- Theo bảng kết quả kiểm định Khi bình phương, ta có trị số P-value = .000
< 0.0005  Như vậy. ta có thể bác bỏ H 0 và thừa nhận H1, tức là giới tính
và lương khởi hn 4 mức phụ thuộc lẫn nhau.
2.6. Bảng Hệ số Lambda
Bảng các hệ số thống kê đặc trưng cho quan hệ Gioi tinh * Luong hien nay 4 muc

15



Directional Measures

Asymp. Std. Appro
Value
Nominal

Lambda

Errora

Tb

Symmetric

.311

.030

9.8

by

Gioi tinh Dependent

.417

.055


6.0

Nominal

Luong hien nay 4

.246

.027

8.5

.301

.036

.101

.014

muc Dependent
Goodman and Kruskal tau

Gioi tinh Dependent
Luong hien nay 4
muc Dependent

a. Not assuming the null hypothesis.
b. Using the asymptotic standard error assuming the null
hypothesis.

c. Based on chi-square approximation
- Phát biểu: H0: Giới tính và lương hn 4 mức là độc lập với nhau
H1: Giới tính và lương hn 4 mức là phụ thuộc lẫn nhau
- Theo bảng Directional Measures, ta thấy trị số P- value = .000 < 0.05 
chúng ta có thể sử dụng được hệ số Lambda này.
- Hệ số Lambda này cho ta biết về giảm được bao nhiêu sai số khi dự báo
biến lương hn căn cứ vào giới tính và ngược lại. Hệ số Lambda nằm trong
khoảng [0;1]
 Khi biết giới tính sẽ giảm 0.246 (24,6%) sai số khi dự báo lương hn 4 mức
Khi biết lương hn 4 mức sẽ giảm 0.417 (41,7%) sai số khi dự báo giới tính
Chương 3: Khuyến nghị nghiên cứu và hợp tác nhằm thúc đẩy bình đẳng giới
trong mức lương
Tổ chức nghiên cứu về sự phân biệt đối xử đối với phụ nữ trên thị trường
lao động. Hình thành quy định hạn chế sự phân biệt đối xử về giới tính ở nơi làm

16


việc, đặc biệt là trong tuyển dụng, đề bạt cũng như các hình thức thực thi luật
pháp về lao động.
Thiết lập cơ chế (thể chế và quy trình) cho việc hình thành và thực hiện
chính sách kinh tế vĩ mơ có nhạy cảm giới: tăng cân bằng giới trong quá trình ra
quyết định kinh tế vĩ mơ; phân tích giới trong các lĩnh vực kinh tế chủ chốt (lao
động, cơ chế khuyến khích, chỉ số thể hiện); tác động giới của các điều chỉnh
kinh tế; tác động đến tiêu dùng, cơng việc khơng được trả cơng. Thành lập nhóm
hợp tác liên bộ và liên ngành (các nhà kinh tế, phân tích giới, chuyên gia các lĩnh
vực) để xây dựng và vận động cho các kiến nghị lồng ghép giới vào khung chính
sách kinh tế vĩ mơ quốc gia.
Phối hợp với Liên đoàn Lao động ở các nước khác trong việc thúc đẩy ra
đời điều luật quốc tế, tác động tới các Bộ Luật Lao động để đảm bảo tính nhạy

cảm giới trong điều kiện lao động, sức khoẻ và an tồn, giờ làm việc.
Phê chuẩn các cơng ước liên quan của Tổ chức Lao động Quốc tế, đưa các
công ước đó vào luật pháp quốc gia và sử dụng các cơng ước đó để giám sát tính
nhạy cảm giới của các thoả ước về việc làm của các công ty quốc gia và quốc tế.
Bên cạnh đó, cần tăng cường năng lực dự báo thị trường lao động phát triển
nguồn nhân lực mang tính nhạy cảm giới, đảm bảo phụ nữ được trang bị năng lực
cần thiết để có thể tiếp cận bình đẳng các cơ hội về việc làm, đặc biệt các lĩnh
vực phát triển.
Tóm lại, để hạn chế bất bình đẳng trong mức lương, cần phải phối hợp nhiều
biện pháp cũng như có các chính sách thực hiện đồng bộ, đặc biệt tư tưởng truyền
thống cũng cần có những thay đổi hợp lý hơn về vai trò của lao động nam và lao
động nữ.
--

17


Kết luận và khuyến nghị

18



×