Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

NGUYÊN NHÂN CHÍNH yếu của BIẾN đổi KHÍ hậu TOÀN cầu là DO VIỆC GIA TĂNG HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH từ các HOẠT ĐỘNG của CON NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1006.08 KB, 17 trang )

Ngun nhân chính yếu của BĐKH tồn cầu

MƠN: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
GVHD: TS. Võ Lê Phú
Tên: Trần Thị Việt Anh
MSSV: 12260641
Lớp: Cao học QLMT

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN

“NGUYÊN NHÂN CHÍNH YẾU CỦA
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỒN CẦU LÀ
DO VIỆC GIA TĂNG HIỆU ỨNG
NHÀ KÍNH TỪ CÁC HOẠT ĐỘNG
CỦA CON NGƯỜI”

SV: Trần Thị Việt Anh – 12260641

GVHD: TS. Võ Lê Phú

Page 1


Ngun nhân chính yếu của BĐKH tồn cầu

I.

CÁC KHÁI NIỆM VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ
quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên


và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định từ tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự
biển đổi có thế là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết
quanh một mức trung bình. Sự biến đổi khí hậu có thế giới hạn trong một vùng nhất định
hay có thế xuất hiện trên toàn Địa Cầu. Trong những năm gần đây, đặc biệt trong ngữ
cảnh chính sách mơi trường, biến đổi khí hậu thường đề cập tới sự thay đổi khí hậu hiện
nay, được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên tồn cầu. Nguyên nhân chính làm biến đổi
khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt
động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các
hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.
Định nghĩa chung nhất cho sự biến đổi khí hậu là sự thay đổi các đặc điểm mang tính
thống kê của hệ thống khí hậu khi xét đến những chu kỳ dài hoặc hàng thập kỷ hoặc lâu
hơn, mà không kể đến các nguyên nhân. [1][2] Theo đó, những thay đổi bất thường trên
những chu kỳ ngắn hơn một vài thập kỷ, như El Niño, khơng thể hiện sự thay đổi khí hậu.
Thuật ngữ này đôi khi được sử dụng để nhắc đến những trường hợp đặc biệt của biến
đổi khí hậu do tác động của hoạt động con người; ví dụ, trong Cơng ước Khung của Liên
hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (United Nations Framework Convention on Climate
Change) định nghĩa biến đổi khí hậu là "là sự thay đổi của khí hậu mà hoặc trực tiếp hoặc
gián tiếp do tác động của hoạt động con người dẫn đến thay đổi thành phần khí quyển
toàn cầu và ngoài ra là những biến thiên tự nhiên của khí hậu được quan sát trên một chu
kỳ thời gian dài."[3] Trong định nghĩa cuối thay đổi khí hậu đồng nghĩa với ấm lên toàn
cầu.
II.

NGUYÊN NHÂN

Những nhân tố có thể hình thành khí hậu là thay đổi bức xạ khí quyển, bao gồm các
q trình như biến đổi bức xạ mặt trời, độ lệch quỹ đạo của Trái Đất, q trình kiến tạo
núi, kiến tạo trơi dạt lục địa và sự thay đổi nồng độ khí nhà kính. Nhiều phản ứng khác
nhau của môi trường về biến đổi khí hậu có thể tăng cường hoặc giảm bớt các biến đổi
ban đầu. Một số thành phần của hệ thống khí hậu, chẳng hạn như các đại dương và chỏm

băng, phản ứng chậm với biến đổi bức xạ mặt trời vì khối lượng lớn. Do đó, hệ thống khí
hậu có thể mất hàng thế kỷ hoặc lâu hơn để phản ứng hoàn toàn với những biến đổi từ
bên ngoài.
1. Tác động từ con người

SV: Trần Thị Việt Anh – 12260641

GVHD: TS. Võ Lê Phú

Page 2


Ngun nhân chính yếu của BĐKH tồn cầu

Gia tăng lượng khí CO2trong khí quyển (Wikipedia)
Trong hồn cảnh biến đổi khí hậu, các yếu tố nhân sinh cũng ảnh hưởng đến khí
hậu. Quan điểm khoa học về biến đổi khí hậu được nhiều người đồng ý là "khí hậu
đang thay đổi và những thay đổi này một phần lớn do tác động của con người." [4] Do
đó, các cuộc thảo luận đang hướng vào 2 cách, một là giảm tác động của con người và
tìm cách thích nghi với sự biến đổi đã từng xảy ra trong quá khứ [5] và được dự kiến
xảy ra trong tương lai.[6]
Vấn đề được quan tâm nhất trong yếu tố nhân sinh là việc tăng lượng khí CO 2 do
đốt nhiên liệu hóa thạch, tạo thành các sol khí tồn tại trong khí quyển và sản xuất xi
măng. Các yếu tố khác như sử dụng đất, sự suy giảm ơzơn[7] và phá rừng, cũng góp
phần quan trọng làm ảnh hưởng đến khí hậu, vi khí hậu.
2. Kiến tạo mảng
Qua hàng triệu năm, sự chuyển động của các mảng làm tái sắp xếp các lục địa
và đại dương trên tồn cầu đồng thời hình thành lên địa hình bề mặt. Đều này có
thể ảnh hưởng đến các kiểu khí hậu khu vực và tồn cầu cũng như các dịng tuần
hồn khí quyển-đại dương.[8]

Vị trí của các lục địa tạo nên hình dạng của các đại dương và tác động đến các
kiểu dòng chảy trong đại dương. Vị trí của các biển đóng vai trị quan trọng trong
việc kiểm soát sự truyền nhiệt và độ ẩm trên tồn cầu và hình thành nên khí hậu
tồn cầu. Một ví dụ về ảnh hưởng của kiến tạo đến sự tuần hồn trong đại dương
là sự hình thành eo đất Panama cách đây khoảng 5 triệu năm, đã làm dừng sự trộn
lẫn trực tiếp giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Đều này có ảnh hưởng rất
mạnh mẽ đến các chế độ động lực học của đại dương của hải lưu Gulf Stream và
đã làm cho bắc bán cầu bị phủ băng. [9][10] Trong suốt kỷ Cacbon, khoảng 300 đến
365 triệu năm trước, hoạt động kiến tạo mảng có thể đã làm tích trữ một lượng lớn
cacbon và làm tăng băng hà.[11] Các dấu hiệu địa chất cho thấy những kiểu tuần
hồn "gió mùa lớn" (megamonsoonal) trong suốt thời gian tồn tại của siêu lục
SV: Trần Thị Việt Anh – 12260641

GVHD: TS. Võ Lê Phú

Page 3


Ngun nhân chính yếu của BĐKH tồn cầu

địa Pangaea, và từ mơ hình khí hậu người ta cho rằng sự tồn tại của siêu lục địa đã
dẫn đến việc hình thành gió mùa.[12]
3. Thay đổi quỹ đạo
Những biến đổi nhỏ về quỹ đạo Trái Đất gây ra những thay đổi về sự phân bố năng
lượng mặt trời theo mùa trên bề mặt Trái Đất và cách nó được phân bố trên tồn cầu. Đó
là những thay đổi rất nhỏ theo năng lượng mặt trời trung bình hàng năm trên một đơn vị
diện tích; nhưng nó có thể gây biến đổi mạnh mẽ về sự phân bố các mùa và địa lý. Có 3
kiểu thay đổi quỹ đạo là thay đổi quỹ đạo lệch tâm của Trái Đất, thay đổi trục quay,
và tiến động của trục Trái Đất. Kết hợp các yếu tố trên, chúng tạo ra các chu kỳ
Milankovitch, là các yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến khí hậu và mối tương quan của

chúng với các chu kỳ băng hà và gian băng,[13] quan hệ của chúng với sự phát triển và
thoái lui của Sahara,[13]và đối với sự xuất hiện của chúng trong các địa tầng.[14]
4. Hiện tượng núi lửa
Núi lửa là một quá trình vận chuyển vật chất từ vỏ và lớp phủ của Trái Đất lên bề mặt
của nó. Phun trào núi lửa, mạch nước phun, và suối nước nóng, là những ví dụ của các
q trình đó giải phóng khí núi lửa và hoặc các hạt bụi vào khí quyển.
Phun trào đủ lớn để ảnh hưởng đến khí hậu xảy ra trên một số lần trung bình mỗi thế
kỷ, và gây ra làm mát (bằng một phần ngăn chặn sự lây truyền của bức xạ mặt trời đến bề
mặt trái đất) trong thời gian một vài năm. Các vụ phun trào của núi lửa Pinatubo vào năm
1991, là vụ phun trào núi lửa lớn thứ hai trên mặt đất của thế kỷ 20 [15] (sau vụ phun trào
năm 1912 của núi lửa Novarupta[16]) ) ảnh hưởng đến khí hậu đáng kể. Nhiệt độ tồn cầu
giảm khoảng 0,5 °C (0.9 °F). Vụ phun trào của núi Tambora năm 1815 đã khiến khơng
có một mùa hè trong một năm .[17] Phần lớn các vụ phun trào lớn hơn xảy ra chỉ một vài
lần mỗi trăm triệu năm, nhưng có thể gây ra sự ấm lên tồn cầu và tuyệt chủng hàng loạt.
[18]

Núi lửa cũng là một phần của chu kỳ carbon mở rộng. Trong khoảng thời gian rất dài
(địa chất), chúng giải phóng khí cacbonic từ lớp vỏ Trái Đất và lớp phủ, chống lại sự hấp
thu của đá trầm tích và bồn địa chất khác dioxide carbon. Cục Khảo sát Địa chất Hoa
Kỳ ước tính rằng các hoạt động của con người tạo ra nhiều hơn 100-300 lần số lượng khí
carbon dioxide phát ra từ núi lửa.[19]
5. Thay đổi ở đại dương
Đại dương là một nền tảng của hệ thống khí hậu. Những dao động ngắn hạn (vài năm
đến vài thập niên) như El Niño, dao động thập kỷ Thái Bình Dương (Pacific decadal
oscillation), và dao động bắc Đại Tây Dương (North Atlantic oscillation), và dao động
Bắc Cực (Arctic oscillation), thể hiện khả năng dao động hậu hơn là thay đổi khí hậu.
Trong khoảng thời gian dài hơn, những thay đổi đối với các quá trình diễn ra trong đại
dương như hồn lưu muối nhiệt đóng vai trò quan trọng trong sự tái phân bố nhiệt trong
đại dương trên thế giới.
SV: Trần Thị Việt Anh – 12260641


GVHD: TS. Võ Lê Phú

Page 4


Ngun nhân chính yếu của BĐKH tồn cầu

III.

ĐÁNH GIÁ NGUN NHÂN BĐKH DO CON NGƯỜI:

1. Lịch sử khí hậu trong khoảng hàng triệu năm gần đây
Trong lịch sử hàng triệu năm gần đây, trái đất đã trải qua những thời kỳ băng hà rét
lạnh và những thời kỳ ấm lên hay cịn gọi là thời kỳ khơng băng hà với chu kỳ khoảng
100.000 năm.
Trong các thời kỳ băng hà nhiệt độ trung bình bề mặt trái đất lạnh đi khoảng 5 – 7 0C,
có lúc tới 10 – 15 0C ở các vĩ độ trung bình và vĩ độ cao. Trong các thời kỳ khơng băng
hà, nhiệt độ trung bình toàn bộ bề mặt trái đất cao hơn thời kỳ tiền cơng nghiệp khoảng 2
0C.
Lịch sử khí hậu trong khoảng 20.000 năm gần đây
Cách đây 20.000 năm cho đến khoảng 10.500 năm trái đất vẫn lạnh hơn hiện nay
khoảng 5 0C. Đó cũng là thời kỳ băng hà cuối cùng trong lịch sử trái đất.
Từ cách đây 10.500 năm trái đất ấm dần lên và đến khoảng 8.000 năm trước đây,
nhiệt độ trái đất trở lại ở mức gần như bình thường, chỉ hơn kém hiện tại khơng đến 10C.
Lịch sử BĐKH trong khoảng 1.000 năm gần đây
Từ khoảng 1010 cho đến năm 1360, trái đất nóng hơn hiện nay
Từ khoảng 1360 đến 1750, trái đất lạnh hơn hiện nay và lạnh nhất vào khoảng năm
1670, thấp hơn hiện nay khoảng 0,60C
Các sự kiện liên quan đến biến đổi khí hậu trong 3 thế kỷ gần đây

Trong 3 thế kỷ gần đây, các sự kiện liên quan đến biến đổi khí hậu chủ yếu là dân số
tăng trưởng, phát minh động cơ sử dụng nhiên liệu và một số văn bản hiệp định quốc tế
liên quan đến năng lượng và phát thải KNK. Trình tự thời gian của các sự kiện như sau:
1712: Động cơ hơi nước ra đời
1800: Dân số thế giới chạm vạch 1 tỷ
1824: Nhà vật lý người Pháp, Joseph Fourier mơ tả hiệu ứng nhà kính
1861: Nhận định hơi nước và một số khí là nguyên nhân dẫn tới hiệu ứng nhà kính
1886: Ra đời xe hơi với động cơ đốt trong
1896: Nhận định rằng đốt than thúc đẩy hiệu ứng nhà kính
1900: Nhận thức rằng CO2 gây hiệu ứng nhà kính
1927: Phát thải Cac bon đạt mức 1 tỷ tấn/năm
1930: Dân số thế giới chạm ngưỡng 2 tỷ
1938: Nhận định nhiệt độ toàn cầu đang tăng lên
1957: Nhận định nước biển khơng hấp thụ tồn bộ CO2 thải vào khí quyển
SV: Trần Thị Việt Anh – 12260641

GVHD: TS. Võ Lê Phú

Page 5


Ngun nhân chính yếu của BĐKH tồn cầu

1960: Dân số thế giới chạm ngưỡng 3 tỷ
1972: Hội nghị về BĐKH tại Stockholm
1975: Dân số thế giới chạm vạch 4 tỷ 1975: Khái niệm “nóng lên tồn cầu” được
cơng chúng biết tới
1987: Dân số thế giới đạt 5 tỷ
1987: Ký kết Nghị định thư Montreal
1988: IPCC ra đời

1989: Lượng phát thải Cac bon đạt 6 tỷ tấn
1990: Báo cáo đánh giá lần thứ 1 của IPCC
1994: Công ước khung về BĐKH có hiệu lực
1995: Báo cáo đánh giá lần thứ 2 của IPCC
1997: Nghị định thư Kyoto được ký kết
1999: Dân số thế giới chạm vạch 6 tỷ
2001: Chính quyền Mỹ tuyên bố rút khỏi KP
2001: Báo cáo đánh giá lần thứ 3 của IPCC
2005: Nghị định thư Kyoto có hiệu lực
2006: Nhà kinh tế Stern Review nhận định, BĐKH gây thiệt hại đến 20% GDP nếu
khơng có giải pháp khắc phục, trong khi chỉ cần 1% GDP cho nỗ lực giảm nhẹ
BĐKH
2006: Lượng Cac bon phát thải đạt 8 tỷ tấn
2007: Báo cáo thứ 4 đánh giá BĐKH (IPCC)
2007: Giải thưởng Nobel hịa bình cho các tổ chức và cá nhân liên quan đến BĐKH
2009: Trung Quốc vượt Mỹ về phát thải KNK
Hội nghị Copenhagen
Hiệp định Copenhagen được khởi thảo
2010: Hội nghị lần thứ 16 Các bên tham gia Công ước khí hậu (COP16) và Hội
nghị lần thứ 6 Các bên tham gia Nghị định thư Kyoto (CMP6) tại Cancun, Mexico
2. Các khí nhà kính, nguồn gốc và đặc điểm
Trong thành phần của khí quyển trái đất, khí nitơ chiếm 78% khối lượng, khí oxy
chiếm 21%, cịn lại khoảng 1% các khí khác như argon, đioxit cacbon, mêtan, ơxit nitơ,
nêon, hêli, hyđrô, ôzôn,… và hơi nước. Tuy chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, các khí vết này,
đặc biệt là khí CO2, CH4, NOx, và CFCs - một loại khí mới chỉ có trong khí quyển từ khi
SV: Trần Thị Việt Anh – 12260641

GVHD: TS. Võ Lê Phú

Page 6



Ngun nhân chính yếu của BĐKH tồn cầu

cơng nghệ làm lạnh phát triển, là những khí có vai trị rất quan trọng đối với sự sống trên
trái đất. Trước hết, đó là vì các chất khí nói trên hấp thụ bức xạ hồng ngoại do mặt đất
phát ra, sau đó, một phần lượng bức xạ này lại được các chất khí đó phát xạ trở lại mặt
đất, qua đó hạn chế lượng bức xạ hồng ngoại của mặt đất thoát ra ngồi khoảng khơng vũ
trụ và giữ cho mặt đất khỏi bị lạnh đi quá nhiều, nhất là về ban đêm khi khơng có bức xạ
mặt trời chiếu tới mặt đất.

Các chất khí nói trên, trừ CFCs, đã tồn tại từ lâu trong khí quyển và được gọi là các
khí nhà kính tự nhiên. Nếu khơng có các chất khí nhà kính tự nhiên, trái đất của chúng ta
sẽ lạnh hơn hiện nay khoảng 33 oC, tức là nhiệt độ trung bình trái đất sẽ khoảng 18 oC.
Hiệu ứng giữ cho bề mặt trái đất ấm hơn so với trường hợp khơng có các khí nhà kính
được gọi là “Hiệu ứng nhà kính”. Ngồi ra, khí ơzơn tập trung thành một lớp mỏng trên
tầng bình lưu của khí quyển có tác dụng hấp thụ các bức xạ tử ngoại từ mặt trời chiếu tới
trái đất và thơng qua đó bảo vệ sự sống trên trái đất.
1) Điơxít Cacbon (CO2)
Chiếm khoảng một nửa khối lượng KNK.
Đóng góp tới 60% cho quá trình làm tăng nhiệt độ khí quyển.
Từ 1975 đến nay, nồng độ CO- 2 trong khí quyển tăng lên 28%.
Sản sinh từ đốt nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí…) và khai phá rừng.
2) Mê tan (CH4)
Xếp thứ hai sau CO2 về khối lượng.
Xếp thứ hai sau CO2 trong quá trình làm tăng nhiệt độ khí quyển.
Khoảng cuối thập kỷ 1960 mới có những đo đạc chính thức.
SV: Trần Thị Việt Anh – 12260641

GVHD: TS. Võ Lê Phú


Page 7


Ngun nhân chính yếu của BĐKH tồn cầu

Sản sinh ra từ ruộng lúa nước, phân súc vật, mỏ khai thác nhiên liệu.
3) Ơzơn đối lưu (O3)
Ơzơn đối lưu làm tăng nồng độ KNK trong khi Ơzơn bình - lưu dưới gọi là lá chắn
bảo vệ sinh vật trên trái đất khỏi các tia bức xạ tử ngoại từ mặt trời.
Xếp thứ ba sau khí CO- 2 và CH4 về khối lượng.
Xếp thứ ba sau khí CO- 2 và CH4 trong q trình làm tăng nhiệt độ khí quyển. Tạo ra
trong tự nhiên, sản sinh từ động cơ ô tô, xe máy, - nhà máy điện...
4) Ơxít nitơ (N2O)
Vốn có trong khí quyển.
Mới được đo đạc trong khoảng vài mươi năm gần đây.
Từ đầu thế kỷ đến nay tăng khoảng 8%.
Tạo ra trong tự nhiên.
Sản sinh từ đốt nhiên liệu hóa thạch, sản xuất và sử dụng phân bón, sản xuất hóa chất,
phá rừng...
5) Chlorofluorocarbons (CFC)
Hồn tồn do hoạt động nhân tạo sinh ra.
Bắt đầu xuất hiện từ những năm 1930.
Từ năm 1970, được phát hiện là tác nhân phá hủy tầng Ơzơn.
Sản sinh ra từ thiết bị làm lạnh (điều hịa nhiệt độ, tủ - lạnh, bình xịt mỹ phẩm),…
Từ năm 2010 trở đi ngừng sản xuất.
6) Hơi nước (H2O)
Vốn có trong tự nhiên.
Đóng vai trị quan trọng trong việc điều chỉnh nhiệt độ trái đất thơng qua mây.
Hình thành và mất đi nhanh chóng.

Đang được nghiên cứu về vai trị đối với BĐKH.
Bảng 1. 1: Tiềm năng nóng lên tồn cầu của một số khí nhà kính so với khí CO2[20]
Khí

Ký hiệu

Tuổi thọ

Tiềm năng nóng lên tồn cầu
theo mặt bằng thời gian
20

100

500

Điơxít Cacbon

CO2

-

1

1

1

Mê tan


CH4

12

62

23

7

SV: Trần Thị Việt Anh – 12260641

GVHD: TS. Võ Lê Phú

Page 8


Ngun nhân chính yếu của BĐKH tồn cầu

Ơxít nitơ

N2O

114

275

296

156


HFC-23

CHF3

260

9.400

12.000

10.000

HFC-125

CHF2CF3

29

5.900

3.400

1.100

HFC-227

CF3CHFCF3

33


5.600

3.500

1.100

Nguồn: Báo cáo đánh giá lần 3 của IPCC, 2001

Nguồn: Báo cáo đánh giá lần 4 của IPCC, 2007
3. Đánh giá nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu:
Nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện nay, tiêu biểu là sự nóng lên tồn
cầu đã được khẳng định là chủ yếu do hoạt động của con người. Vì nói về biến đổi khí
hậu là nói về vấn đề năng lượng. Con người đã và đang phát triển một xã hội cơng nghiệp
hồn tồn phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu dự trữ. Bằng việc sử dụng các nguồn nhiên
liệu hóa thạch (than, khí thiên nhiên…), chúng ta đã đưa khối các-bon đã được chôn
SV: Trần Thị Việt Anh – 12260641

GVHD: TS. Võ Lê Phú

Page 9


Ngun nhân chính yếu của BĐKH tồn cầu

trong lịng đất hàng triệu năm – trở lại bầu khí quyển, đi vào chu trình các-bon hiện đại,
dẫn đến gia tăng mật độ các-bon trong khí quyển dưới dạng khí CO 2. Bên cạnh các hoạt
động gây phát thải từ đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, Con người cũng có các hoạt động
công nghiệp như sản xuất xi măng và phá rừng cũng góp phần làm gia tăng hàm lượng
khí nhà kính. Song song đó, dân số thế giới tăng nhanh làm hoạt động nông nghiệp phải

gia tăng phù hợp. Sự gia tăng này xuyên suốt thể kỷ 20 cho đến nay..
Phá rừng là việc loại bỏ rừng bằng cách đốn cây hay đốt để lấy đất làm nông nghiệp,
xây dựng nhà ở hay khu công nghiệp, đường xá v.v... hoặc lấy gỗ làm vật liệu xây dựng
hay nhiên liệu.
Con người đã phá rừng hàng nghìn năm nay. Cho tới đầu thế kỷ trước, điều đó chủ
yếu xảy ra ở những vùng ôn đới, gần đây tập trung ở vùng nhiệt đới. Phá rừng có một số
tác động tiềm tàng đến khí hậu: Thơng qua các chu trình cacbon và nitơ (ở những nơi nó
đưa đến sự thay đổi nồng độ CO 2 trong khí quyển, thơng qua thay đổi độ phản xạ của mặt
đất khi rừng bị chặt quang, qua tác động của nó lên các chu trình thủy văn (giáng thủy,
bốc hơi và dòng chảy), và độ gồ ghề của bề mặt và như vậy đến hồn lưu khí quyển, có
thể gây ảnh hưởng đến khí hậu. Ước tính mỗi năm khoảng 2 Gt cacbon (GtC) được thải
vào khí quyển do phá rừng nhiệt đới. Khó ước tính được tốc độ chặt phá rừng. Có lẽ cho
đến giữa thế kỷ XX, sự phá rừng ôn đới và việc mất các chất hữu cơ trong đất có đóng
góp quan trọng hơn vào CO2 trong khí quyển so với việc đốt các nhiên liệu hóa thạch.
Sau đó, nhiên liệu hóa thạch trở nên chiếm ưu thế; có ước tính cho rằng khoảng năm
1980, 1,6 GtC đã được thải hàng năm từ việc phá rừng nhiệt đới, so với khoảng 5 GtC từ
việc đốt các nhiên liệu hóa thạch. Nếu tất cả các rừng nhiệt đới bị phá đi, lượng CO 2 ước
tính là từ 150 đến 240 GtC; như vậy, CO 2 trong khí quyển sẽ tăng từ 35 đến 60 ppm. Để
phân tích tác động của việc trồng lại rừng, ta giả định rằng 10 triệu ha rừng được trồng
hàng năm trong thời kỳ 40 năm, tức là 4 triệu km2 sẽ được trồng cho tới năm 2030, lúc
đó 1 GtC sẽ được hấp thụ hàng năm cho tới khi các rừng đó trưởng thành. Điều đó sẽ xảy
ra trong 40 – 100 năm đối với phần lớn các rừng. Kịch bản đó hàm ý tổng lượng hấp thụ
là khoảng 20 GtC vào năm 2030 và lên đến 80 GtC sau 100 năm. Tổng lượng cacbon tích
tụ trong rừng như vậy tương đương khoảng 5 - 10% phát thải do đốt nhiên liệu hóa thạch
theo kịch bản “Mọi việc cứ tiếp diễn - BAU”.
Các nhà khoa học đã có thể đo đạc nhiều yếu tố của biến đổi khí hậu. Một trong
những yếu tố cơ bản nhất, là các khí nhà kính, trong đó ba loại khí quan trọng nhất là cacbon dioxit, mê-tan và oxit nitơ – dù mật độ của chúng trong khí quyển rất nhỏ nhưng lại
có tác động lớn tới hệ thống khí hậu. Tất nhiên cịn nhiều loại khí nhà kính khác, nhưng
đây là ba loại quan trọng nhất, vì chúng có thời gian lưu trong khí quyển lâu nhất, từ vài
năm cho tới hàng thế kỷ.


SV: Trần Thị Việt Anh – 12260641

GVHD: TS. Võ Lê Phú

Page 10


Ngun nhân chính yếu của BĐKH tồn cầu

Dễ thấy trên biểu đồ sự gia tăng khổng lồ mật độ CO 2 trong khí quyển khi chúng ta
giải phóng các-bon hóa thạch vào khí quyển, kết quả của đốt than và khí thiên nhiên,
cũng như từ các nguồn khác như thay đổi trong sử dụng đất và phá rừng. Tương tự là sự
gia tăng mật độ oxit nitơ qua hoạt động nơng nghiệp, và mê-tan từ khai mỏ, khai thác khí
thiên nhiên.
Thời kỳ tiền cơng nghiệp về trước, ít nhất khoảng 10.000 năm, nồng độ các chất khí
nhà kính rất ít thay đổi, trong đó khí CO2 chưa bao giờ vượt quá 300ppm. Chỉ riêng lượng
phát thải khí CO2 do sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã tăng hàng năm trung bình tỷ lệ từ
6,4 tỷ tấn cacbon (xấp xỉ 23,5 tỷ tấn CO 2) trong những năm 1990 lên đến 7,2 tỷ tấn
cacbon (xấp xỉ 45,9 tỷ tấn CO2) mỗi năm trong thời kỳ từ 2000 – 2005. Các nhân tố khác,
trong đó có các sol khí (bụi, cacbon hữu cơ, sulphat, nitrat…) gây ra hiệu ứng âm (lạnh
đi) với lượng bức xạ cưỡng bức tổng cộng trực tiếp là 0,5W/m 2 và gián tiếp phản xạ của
mây là 0,7W/m2; thay đổi sử dụng đất làm thay đổi suất phản xạ bề mặt, tạo ra lượng bức
xạ cưỡng bức tổng cộng được xác định bằng 0,02W/m 2; trái lại, sự gia tăng khí ơzơn
trong tầng đối lưu do sản xuất và phát thải các hóa chất và sự thay đổi trong hoạt động
của mặt trời trong thời kỳ từ năm 1750 đến nay được xác định là tạo ra hiệu ứng dương
đối với tổng lượng bức xạ cưỡng bức lần lượt là 0,35 và 0,12W/m2.
Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750), con người đã sử dụng ngày
càng nhiều năng lượng, chủ yếu từ các nguồn nguyên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt),
qua đó đã thải vào khí quyển ngày càng tăng các chất khí gây hiệu ứng nhà kính của khí

SV: Trần Thị Việt Anh – 12260641

GVHD: TS. Võ Lê Phú

Page 11


Ngun nhân chính yếu của BĐKH tồn cầu

quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của trái đất. Những số liệu về hàm lượng khí CO2 trong khí
quyển được xác định từ các lõi băng được khoan ở Greenland và Nam cực cho thấy,
trong suốt chu kỳ băng hà và tan băng (khoảng 18.000 năm trước), hàm lượng khí CO 2
trong khí quyển chỉ khoảng 180 -200ppm (phần triệu), nghĩa là chỉ bằng khoảng 70% so
với thời kỳ tiền công nghiệp (280ppm). Từ khoảng năm 1.800, hàm lượng khí CO 2 bắt
đầu tăng lên, vượt con số 300ppm và đạt 379ppm vào năm 2005, nghĩa là tăng khoảng
31% so với thời kỳ tiền cơng nghiệp, vượt xa mức khí CO 2 tự nhiên trong khoảng 650
nghìn năm qua.

Nguồn: Báo cáo đánh giá lần 4 của IPCC, 2007[21]

Hàm lượng các khí nhà kính khác như khí mêtan (CH 4), ơxit nitơ (N2O) cũng tăng lần
lượt từ 715ppb (phần tỷ) và 270ppb trong thời kỳ tiền công nghiệp lên 1774ppb (151%)
và 319ppb (17%) vào năm 2005. Riêng các chất khí chlorofluoro carbon (CFCs) vừa là
khí nhà kính với tiềm năng làm nóng lên tồn cầu lớn gấp nhiều lần khí CO 2, vừa là chất
SV: Trần Thị Việt Anh – 12260641

GVHD: TS. Võ Lê Phú

Page 12



Ngun nhân chính yếu của BĐKH tồn cầu

phá hủy tầng ơzơn bình lưu, chỉ mới có trong khí quyển do con người sản xuất ra kể từ
khi công nghiệp làm lạnh, hóa mỹ phẩm phát triển. Đánh giá khoa học của Ban liên chính
phủ về BĐKH (IPCC) cho thấy, việc tiêu thụ năng lượng do đốt nhiên liệu hóa thạch
trong các ngành sản xuất năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng… đóng
góp khoảng một nửa (46%) vào sự nóng lên tồn cầu, phá rừng nhiệt đới đóng góp
khoảng 18%, sản xuất nơng nghiệp khoảng 9% các ngành sản xuất hóa chất (CFC,
HCFC) khoảng 24%, cịn lại (3%) là từ các hoạt động khác. Từ năm 1840 đến 2004, tổng
lượng phát thải khí CO2 của các nước giàu chiếm tới 70% tổng lượng phát thải khí CO 2
tồn cầu, trong đó ở Hoa Kỳ và Anh trung bình mỗi người dân phát thải 1.100 tấn, gấp
khoảng 17 lần ở Trung Quốc và 48 lần ở Ấn Độ. Riêng năm 2004, lượng phát thải khí
CO2 của Hoa Kỳ là 6 tỷ tấn, bằng khoảng 20% tổng lượng phát thải khí CO 2 tồn cầu.
Trung Quốc là nước phát thải lớn thứ 2 với 5 tỷ tấn CO 2, tiếp theo là Liên bang Nga 1,5
tỷ tấn, Ấn Độ 1,3 tỷ tấn, Nhật Bản 1,2 tỷ tấn, CHLB Đức 800 triệu tấn, Canada 600 triệu
tấn, Vương quốc Anh 580 triệu tấn. Các nước đang phát triển phát thải tổng cộng 12 tỷ
tấn CO2, chiếm 42% tổng lượng phát thải toàn cầu so với 7 tỷ tấn năm 1990 (29% tổng
lượng phát thải toàn cầu), cho thấy tốc độ phát thải khí CO 2 của các nước này tăng khá
nhanh trong khoảng 15 năm qua. Một số nước phát triển dựa vào đó để yêu cầu các nước
đang phát triển cũng phải cam kết theo Cơng ước Biến đổi khí hậu.

Năm 1990, Việt Nam phát thải 21,4 triệu tấn CO 2. Năm 2004, phát thải 98,6 triệu
tấn CO2, tăng gần 5 lần, bình quân đầu người 1,2 tấn/năm (trung bình của thế giới là 4,5
tấn/năm, Singapo 12,4 tấn, Malaysia 7,5 tấn, Thái Lan 4,2 tấn, Trung Quốc 3,8 tấn,
Inđônêxia 1,7 tấn, Philippin 1,0 tấn, Myanma 0,2 tấn, Lào 0,2 tấn). Như vậy, phát thải các
khí CO2 của Việt Nam tăng khá nhanh trong 15 năm qua, song vẫn ở mức thấp so với
trung bình tồn cầu và nhiều nước trong khu vực. Dự tính tổng lượng phát thải các khí
SV: Trần Thị Việt Anh – 12260641


GVHD: TS. Võ Lê Phú

Page 13


Ngun nhân chính yếu của BĐKH tồn cầu

nhà kính của Việt Nam sẽ đạt 233,3 triệu tấn CO 2 tương đương vào năm 2020, tăng 93%
so với năm 1998.
Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là trong khi các nước giàu chỉ chiếm 15% dân số thế giới,
nhưng tổng lượng phát thải của họ chiếm 45% tổng lượng phát thải toàn cầu; các nước
châu Phi và cận Sahara với 11% dân số thế giới chỉ phát thải 2%, và các nước kém phát
triển với 1/3 dân số thế giới chỉ phát thải 7% tổng lượng phát thải tồn cầu. Đó là điều mà
các nước đang phát triển nêu ra về bình đẳng và nhân quyền tại các cuộc thương lượng về
Công ước khí hậu và Nghị định thư Kyoto.
Theo các báo cáo của IPCC và nhiều trung tâm nghiên cứu có uy tín hàng đầu trên thế
giới cơng bố trong thời gian gần đây cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin và dự báo
quan trọng. Theo đó, nhiệt độ trung bình trên bề mặt địa cầu ấm lên gần 1°C trong vòng
80 năm (từ 1920 đến 2005) và tăng rất nhanh trong khoảng 25 năm nay (từ 1980 đến
2005). Mới đây, ông Mark Lowcok, quan chức của Bộ Phát triển Quốc tế Anh đã đến
thăm Việt Nam và có buổi thuyết trình về “Báo cáo Stern” do các nhà khoa học Anh xây
dựng, được chính phủ Anh cơng bố về vấn đề biến đổi khí hậu tồn cầu. Báo cáo cho
rằng nếu khơng thực hiện được chương trình hành động giảm khí thải gây hiệu ứng nhà
kính theo Nghị định thư Kyoto, đến năm 2035 nhiệt độ bề mặt địa cầu sẽ tăng thêm 2°C.
Về dài hạn, có hơn 50% khả năng nhiệt độ tăng thêm 5°C.

Cũng theo IPCC lần thứ 4, kết luận từ các cơng trình nghiên cứu và kết quả thảo luận
ở các hội nghị quốc tế có 02 ý kiến trái chiều nhau.

Loại ý kiến thứ nhất được đại đa số các nhà khoa học nhất trí, đó là việc

tăng hàm lượng khí CO2 và các loại khí thải tạo hiệu ứng nhà kính do hoạt động con
người gây ra trong bầu khí quyển Trái đất. Nguyên nhân này chiếm 90, thậm chí 99%
mức gia tăng của nhiệt độ bề mặt Trái đất hiện đang được báo động. Rõ ràng mối liên
SV: Trần Thị Việt Anh – 12260641

GVHD: TS. Võ Lê Phú

Page 14


Ngun nhân chính yếu của BĐKH tồn cầu

quan giữa q trình gia tăng hàm lượng CO2 và các khí thải gây hiệu ứng nhà kính do
con người gây ra với sự gia tăng nhiệt độ bề mặt Trái đất đã được minh chứng qua các số
liệu mấy thế kỷ và nhất là trong vài thập kỷ gần đây. Nhiệt độ bề mặt Trái đất có được là
nhờ hấp thụ nhiệt từ Mặt trời và nhận dịng nhiệt của chính mình tỏa ra từ bên trong lịng
đất. Sự có mặt của một hàm lượng khí CO 2 cần thiết trong bầu khí quyển vốn là tấm áo
giáp ngăn chặn bức xạ nhiệt (bức xạ hồng ngoại) từ Trái đất thoát vào vũ trụ mênh mơng
lạnh lẽo. Thiếu nó thì mặt đất sẽ khơng có được một nhiệt độ điều hịa cho sự sinh sơi
phát triển sự sống. Các cơng trình nghiên cứu áp dụng công nghệ hiện đại cho chúng ta
biết suốt thiên niên kỷ trước khi có cuộc cách mạng cơng nghiệp, hàm lượng khí CO 2
trong khí quyển dao động ở mức 280 phần triệu (ppm). Tuy nhiên, tính từ đầu thế kỷ XIX
đến nay hàm lượng đó đã tăng liên tục đến 360 ppm. Số liệu quan trắc trong 4 thập kỷ
gần đây cho thấy, cứ mỗi thập kỷ hàm lượng CO 2 trong khí quyển lại tăng 4%. Nói cách
khác, hiệu ứng nhà kính do khí CO2 gây ra là quá mức cần thiết, gây tăng nhanh nhiệt độ
bề mặt địa cầu kéo theo nhiều hệ lụy như đã nêu trên. Tôi cho rằng những cứ liệu và luận
giải đã được nêu ra là đầy sức thuyết phục. Điều đáng tiếc là cho đến nay, Hoa Kỳ là
nước xả khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất vào khí quyển (trên 30% tổng khí thải
cơng nghiệp) vẫn chưa phê chuẩn Nghị định thư Kyoto.


Loại ý kiến thứ hai tuy thừa nhận vấn đề gia tăng nhiệt độ do hiệu ứng nhà
kính, song cho rằng cần nhấn mạnh hơn đến chu kỳ nóng lên của Trái đất do hoạt động
nội tại. Hiện tượng nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng lên và lạnh đi vốn là hiện tượng tự
nhiên xảy ra có tính chu kỳ trong lịch sử hình thành và phát triển của Trái đất. Khơng
phải chỉ bây giờ, lịch sử Trái đất hàng triệu triệu năm đã trải qua nhiều lần nóng lên rồi
lại lạnh đi kéo theo những biến động to lớn trong đời sống sinh vật trên Trái đất, làm thay
đổi cả diện mạo địa hình lục địa và đại dương. Tính từ 1,6 triệu năm đến nay đã có 5-6
chu kỳ biến động lớn. Đó là các thời kỳ băng hà kéo theo mực nước biển hạ thấp (biển
lùi) và các thời kỳ gian băng (băng tan) kéo theo mực nước biển dâng cao (biển tiến).
Vào các thời kỳ băng hà, nhiệt độ bề mặt Trái đất khô lạnh. Vào thời kỳ gian băng nhiệt
độ bề mặt Trái đất đan xen giữa nóng ẩm và khơ hạn. Vào các thời kỳ đó, biên độ dao
động của nước biển (dâng, hạ) lên đến hàng chục, hàng trăm mét. Mỗi chu kỳ kéo dài
hàng vạn, chục vạn năm. Mỗi chu kỳ như vậy còn được chia ra các chu kỳ ngắn hơn với
thời gian kéo dài nhiều trăm năm đến nghìn năm với biên độ dao động mực nước biển 2-3
m hoặc hơn. Khí thải CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính là hiện tượng do con người gây ra
trong mấy trăm năm gần đây. Vì vậy, theo tơi cả hai ngun nhân trên đều có cơ sở thực
tế và chúng cùng tác động gây ra tình trạng Trái đất nóng lên một cách bất thường như
hiện nay. Do đó, cần phải nhìn nhận hiện tượng nóng lên của Trái đất hiện nay bằng quan
điểm biện chứng: chu kỳ nóng ấm của Trái đất mang tính nội sinh và ngoại sinh tự nhiên
được đẩy nhanh và trở nên nghiêm trọng hơn do những tác động của khí thải cơng nghiệp
và hiệu ứng nhà kính.
Theo cá nhân tơi, tơi hồn tồn đồng ý với loại ý kiến thứ nhất. Nghĩa là việc tăng khí
nhà kính do hoạt động con người gây ra trong bầu khí quyển Trái đất là nguyên nhân
SV: Trần Thị Việt Anh – 12260641

GVHD: TS. Võ Lê Phú

Page 15



Ngun nhân chính yếu của BĐKH tồn cầu

chính dẫn đến biến đổi khí hậu tồn cầu. Vì giai đoạn phát thải khí nhà kính dẫn đến biến
đổi khí hậu trùng với cơng nghiệp hóa.
Vấn đề chính hiện nay là tìm ra nguồn năng lượng không phát thải carbon như năng
lượn mặt trời, thủy điện, biomass và tất nhiên là cả năng lượng hạt nhân để có thể đáp
ứng nhu cầu xã hội ngày một tăng. Mặt khác, nếu chúng ta không thể thay đổi không thể
tránh khỏi những tác động và hệ quả của biến đổi khí hậu thì chúng ta cần giảm thiểu để
tránh quá khả năng thích ứng hoặc phải thích nghi với nó.
IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. “The United Nations Framework Convention on Climate Change” (21
tháng 3 năm 1994).
2. America's Climate Choices: Panel on Advancing the Science of Climate
Change; National Research Council (2010).Advancing the Science of Climate Change.
Washington, D.C.: The National Academies Press. ISBN 0309145880.
3. See for example emissions trading, cap and share, personal carbon
trading, UNFCCC
4. America's Climate Choices: Panel on Adapting to the Impacts of Climate
Change; National Research Council (2010).Adapting to the Impacts of Climate Change.
Washington, D.C.: The National Academies Press. ISBN 0309145910.
5. Steinfeld, H.; P. Gerber, T. Wassenaar, V. Castel, M. Rosales, C. de Haan
(2006). Livestock's long shadow.
6. doi:10.1130/0016-7606(1999)111<0497:PIAPAB>2.3.CO;2
Trích dẫn này sẽ được hồn thành tự động trong vài phút tới. Bạn có thể nhảy qua hàng
đợi hay mở rộng thủ công (bằng tay)
7. “Panama: Isthmus that Changed the World” . NASA Earth Observatory.
Truy cập 1 tháng 7 năm 2008.
8. Gerald H., Haug (22 tháng 3 năm 2004). “How the Isthmus of Panama Put
Ice in the Arctic”. WHOI: Oceanus. Truy cập 21 tháng 7 năm 2009.
9. Peter Bruckschen; Susanne Oesmanna; Ján Veizer (30 tháng 9 năm 1999).

"Isotope stratigraphy of the European Carboniferous: proxy signals for ocean chemistry,
climate and tectonics". Chemical Geology 161 (1-3): 127.doi:10.1016/S00092541(99)00084-4.
10. Judith T. Parrish (1993). "Climate of the Supercontinent
Pangea". Chemical Geology (The University of Chicago Press) 101 (2): 215–233.
11.
“Milankovitch Cycles and Glaciation”. University of Montana. Truy
cập 2 tháng 4 năm 2009.

SV: Trần Thị Việt Anh – 12260641

GVHD: TS. Võ Lê Phú

Page 16


Ngun nhân chính yếu của BĐKH tồn cầu

12. Gale, Andrew S. (1989). "A Milankovitch scale for Cenomanian
time". Terra Nova 1: 420. doi:10.1111/j.1365-3121.1989.tb00403.x.
13. Diggles, Michael (28 tháng 2 năm 2005). “The Cataclysmic 1991
Eruption of Mount Pinatubo, Philippines”. U.S. Geological Survey Fact Sheet 11397. United States Geological Survey. Truy cập 8 tháng 10 năm 2009.
14. Adams, Nancy K.; Houghton, Bruce F.; Fagents, Sarah A.; Hildreth,
Wes (2006). "The transition from explosive to effusive eruptive regime: The example of
the 1912 Novarupta eruption, Alaska". Geological Society of America Bulletin118:
620. doi:10.1130/B25768.1.
15. Oppenheimer, Clive (2003). "Climatic, environmental and human
consequences of the largest known historic eruption: Tambora volcano (Indonesia)
1815". Progress in Physical Geography 27: 230. doi:10.1191/0309133303pp379ra.
16. Wignall, P (2001). "Large igneous provinces and
extinctions". Earth-Science Reviews 53: 1. doi:10.1016/S0012-8252(00)00037-4.


mass

17. “Volcanic Gases and Their Effects”. U.S. Department of the Interior (10
tháng 1 năm 2006). Truy cập 21 tháng 1 năm 2008. Wignall, P (2001). "Large igneous
provinces and mass extinctions". Earth-Science Reviews 53: 1. doi:10.1016/S00128252(00)00037-4.
18. “Volcanic Gases and Their Effects”. U.S. Department of the Interior (10
tháng 1 năm 2006). Truy cập 21 tháng 1 năm 2008.
19. Petit, RA; Humberto Ruiloba, M; Bressani, R; J.-M. Barnola; I. Basile;
M. Bender; J. Chappellaz; M. Davis; G. Delaygue (3 tháng 6 năm 1999). "Climate and
atmospheric history of the past 420,000 years from the Vostok ice core,
Antarctica". Nature 399 (1): 429–436. doi:10.1038/20859.
20.

IPCC Third Assessment Report, 2001

21.

IPCC Fourth Assessment Report, 2007

SV: Trần Thị Việt Anh – 12260641

GVHD: TS. Võ Lê Phú

Page 17



×