Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phát triển và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.05 KB, 7 trang )

n trị - Kinh nghiệm quốc tế và thực trạng ë ViƯt Nam
PHÁT TRIỂN VÀ HỒN THIỆN KHN KHỔ PHÁP LÝ
VỀ CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM

#Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán – Bộ Tài chính
Hiện nay, Bộ Tài chính đang triển khai thực hiện Quyết định 480/QĐ -TTg ngày
18/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Kế toán - Kiểm tốn đến
năm 2020, tầm nhìn 2030 và thực hiện Nghị quyết 35/ NQ- CP ngày 16/5/2016 của Chính
phủ, về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp (DN) đến 2020. Theo đó việc phát triển và hồn
thiện khn khổ pháp lý về Chuẩn mực Báo cáo tài chính (BCTC) tại Việt Nam là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách cần phải được sớm triển khai để đáp ứng yêu cầu của
nền kinh tế trong giai đoạn mới. Để làm được điều này, Bộ Tài chính đang xây dựng đề án
đưa IFRS vào Việt Nam và cập nhật, ban hành mới VAS/VFRS. Trong đó, đề cập đến hướng
đi cho Việt Nam, lộ trình áp dụng, biện pháp triển khai, thực hiện,…
1. Tổng quan
Trong những năm 2001 đến 2005, Việt Nam đã nghiên cứu, xây dựng và ban hành 26
Chuẩn mực kế toán (CMKT) dựa trên hệ thống CMKT quốc tế tại thời điểm đó. Sau hơn 10
năm áp dụng, khơng thể phủ nhận những đóng góp to lớn của CMKT Việt Nam (VAS) trong
việc nâng cao tính minh bạch và độ trung thực của BCTC, cung cấp những thông tin có chất
lượng, phù hợp với trình độ quản lý và đặc thù của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong giai đoạn
hiện nay, do sức ép từ việc cải cách thể chế cũng như yêu cầu của nền kinh tế, VAS ngày
càng bộc lộ nhiều hạn chế, một số nội dung chưa theo kịp với các thay đổi giao dịch của nền
kinh tế thị trường, nhất là trong bối cảnh hoạt động tái cấu trúc DN, tổ chức tài chính và cổ
phần hóa DN Nhà nước đang diễn ra mạnh mẽ, xuất hiện ngày càng nhiều các loại cơng cụ tài
chính phức tạp.
Theo đánh giá của các định chế tài chính quốc tế và giới chuyên môn, sự khác biệt
giữa VAS và IFRS hiện nay còn tương đối lớn, tạo ra một số rào cản và làm giảm niềm tin
cho các nhà đầu tư nước ngồi vào Việt Nam. Có thể nói, một trong những sự khác biệt lớn
nhất giữa 2 hệ thống là nhiều khoản mục trên BCTC cần được đánh giá lại theo giá trị hợp lý
hoặc giá trị có thể thu hồi theo IFRS nhưng vẫn được ghi theo giá gốc theo VAS và điều này,
làm cho giá trị tài sản và nợ phải trả của DN chưa phản ánh đúng như diễn biến trên thực tế


của thị trường. Việc chưa ban hành một số Chuẩn mực quan trọng như cơng cụ tài chính, tổn
thất tài sản,… khiến các DN chưa có căn cứ pháp lý để ghi nhận các khoản tổn thất một cách
kịp thời, các công cụ tài chính phái sinh chưa được sử dụng rộng rãi để phòng ngừa rủi ro cho
hoạt động kinh doanh và một đất nước có tỷ trọng nơng nghiệp cịn chiếm phần lớn trong nền
kinh tế như Việt Nam lại chưa có CMKT cho lĩnh vực nơng nghiệp.
Khơng thể phủ nhận những lợi ích to lớn mà IFRS mang lại. Khi áp dụng IFRS, chất
lượng của BCTC của DN sẽ được cải thiện một cách rõ rệt, thông qua việc nâng cao trách
nhiệm giải trình, tăng cường tính minh bạch và khả năng so sánh, cung cấp cho người sử dụng
BCTC nhiều thơng tin hữu ích cho việc ra quyết định quản lý, điều hành và đầu tư. Mặc dù,
9


n trị - Kinh nghiệm quốc tế và thực trạng ë ViÖt Nam
cần nguồn lực đầu tư trước mắt nhưng về lâu dài, việc áp dụng IFRS sẽ làm giảm chi phí lập
BCTC cho DN, thu hút được các nguồn lực từ cơng chúng trong và ngồi nước, huy động vốn
với chi phí thấp. Ngồi ra, việc áp dụng IFRS cũng là một yếu tố để quốc tế công nhận Việt
Nam là một nền kinh tế thị trường đầy đủ, từ đó khơi thơng dịng vốn FDI, thể hiện cam kết
mạnh mẽ của Chính phủ trong việc bảo vệ các nhà đầu tư và tạo dựng môi trường kinh doanh
lành mạnh phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.
Tuy nhiên, cần hiểu rõ việc áp dụng IFRS tại Việt Nam khơng chỉ hồn tồn thuận lợi.
Thách thức, khó khăn nhất trong việc áp dụng IFRS là vấn đề nguồn nhân lực. Các trường đại
học, nơi cung cấp nguồn nhân lực đầu ra cho xã hội chưa đưa vào chương trình đào tạo các
nội dung của IFRS dẫn đến hầu hết sinh viên khi ra trường chưa được trang bị kiến thức về
IFRS. Những người làm cơng tác kế tốn tại các DN cũng chưa được đào tạo IFRS, do thiếu
các cơ sở đào tạo có đủ trình độ hiểu biết chuyên sâu về IFRS. Hiện chỉ có một vài tổ chức
nghề nghiệp quốc tế như ACCA, ICAEW, CPA Australia có chương trình đào tạo nhưng số
lượng người tham dự chưa nhiều, phạm vi phổ biến chưa rộng. Một khó khăn nữa là thị
trường hoạt động (active market) của Việt Nam chưa đủ mạnh, các căn cứ phục vụ cho việc
xác định giá trị giá trị hợp lý của một số tài sản và nợ phải trả chưa thực sự đáng tin cậy, nhất
là trong bối cảnh tính tuân thủ luật pháp của một bộ phận DN chưa cao, dẫn đến tình trạng cố

tình bóp méo các thơng tin được cơng bố theo ý định chủ quan của người quản lý, điều hành
phát sinh từ việc thực hiện các ước tính kế tốn một cách khơng trung thực.
Cùng với xu hướng tồn cầu hóa về hợp tác và phát triển kinh tế, phạm vi hoạt động
của các nhà đầu tư trải rộng trên tồn thế giới, kế tốn khơng cịn là vấn đề mang tính nội tại
của từng quốc gia. Hiện nay chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) đang ngày càng được thừa
nhận rộng rãi, đến năm 2016 đã có 117 quốc gia áp dụng IFRS, trong đó gần 100 quốc gia áp
dụng ngun mẫu mà khơng có bất cứ sự sửa đổi nào. Ngay cả Hoa Kỳ, quốc gia có truyền
thống áp dụng riêng các nguyên tắc kế toán được chấp nhận (US GAAP) cũng đang trong quá
trình hợp nhất US GAAP và IFRS. Vào khoảng mười năm trước đây, ý tưởng về việc áp dụng
nguyên mẫu IFRS tại Việt Nam đã được đề cập nhưng còn khá xa vời, vì những hạn chế trong
nhận thức và cách tiếp cận. Ngày nay, nhu cầu này đòi hỏi phải xúc tiến q trình hài hịa,
thống nhất CMKT quốc gia với CMKT quốc tế nhằm tạo ra một ngôn ngữ chung về kế tốn,
giúp thúc đẩy mơi trường kinh doanh, tạo dựng niềm tin cho các nhà đầu tư trong nước và
quốc tế.
Hướng đến việc thực hiện chiến lược kế toán, kiểm tốn đến 2030, Bộ Tài chính đang
xây dựng đề án và lộ trình cụ thể, để hồn thiện khn khổ pháp lý về kế tốn, đảm bảo vừa
mang tính hội nhập, vừa đáp ứng được yêu cầu quản lý và đặc thù của nền kinh tế. Theo đó,
đang gấp rút triển khai nghiên cứu các nội dung của IFRS, xem xét sự khác biệt giữa VAS và
IFRS và đánh giá các tác động, tính khả thi, lợi ích cũng như khó khăn, thách thức có thể gặp
phải khi áp dụng IFRS, từ đó xây dựng lộ trình và định hướng cho Việt Nam trong việc áp
dụng IFRS. Một trong những câu hỏi lớn đặt ra cho Việt Nam hiện nay là, áp dụng IFRS như
thế nào, áp dụng nguyên mẫu hay có điều chỉnh. Nếu có thì đối tượng nào nên áp dụng
nguyên mẫu, đối tượng nào nên áp dụng từng phần có chọn lọc kèm theo một số sửa đổi cho
phù hợp với đặc thù của nền kinh tế?
10


n trị - Kinh nghiệm quốc tế và thực trạng ë ViƯt Nam
2. Lợi ích, khó khăn, thách thức khi áp dụng IFRS
2.1. Lợi ích

- Một trong những lợi ích rõ nhất từ việc áp dụng IFRS là, yêu cầu tăng cường trách
nhiệm giải trình, nâng cao tính minh bạch của BCTC và khả năng so sánh giữa các DN với
nhau cũng như trong các giai đoạn khác nhau của cùng một DN. IFRS yêu cầu các giao dịch
phải được phản ánh theo bản chất, phù hợp với cách thức vận hành hơn là tên gọi hay hình
thức pháp lý của chúng, điều này sẽ giúp cho kết quả hoạt động kinh doanh của DN được
phản ánh khách quan, trung thực, DN không thể tùy tiện giấu lãi hoặc lỗ theo ý muốn chủ
quan của mình. Những thơng tin về giá trị hợp lý, giá trị hiện tại, giá trị có thể thu hồi, giá trị
thuần có thể thực hiện được, yêu cầu ghi nhận kịp thời các khoản tổn thất, đánh giá lại các
khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ,… giúp đánh giá đúng năng lực tài chính tạo cho DN có đủ
nguồn lực thanh tốn, ổn định và cân đối tài chính trong tương lai.
- Áp dụng IFRS giúp cung cấp cho người sử dụng BCTC nhiều thơng tin hữu ích cho
việc ra quyết định quản lý, điều hành, quản trị và kiểm soát rủi ro. Khi áp dụng IFRS, Ban
giám đốc phải công bố chi tiết các căn cứ cho việc ghi nhận và trình bày BCTC, giải trình
nguyên nhân cụ thể trong những trường hợp không thể tuân thủ Chuẩn mực, thuyết minh rõ
những rủi ro mà DN có thể gặp phải trong q trình hoạt động, như: Căn cứ xác định giá trị
hợp lý của tài sản và nợ phải trả, các sự kiện đã phát sinh sử dụng làm căn cứ trích lập dự
phòng nợ phải trả, căn cứ ghi nhận các khoản lỗ ước tính trong tương lai từ các hợp đồng có
rủi ro lớn, thuyết minh về các rủi ro trong hoạt động kinh doanh, rủi ro tín dụng, rủi ro suy
giảm lãi trên cổ phiếu và suy giảm dòng tiền trong tương lai,… từ đó hỗ trợ q trình đưa ra
quyết định kinh tế của nhà đầu tư, chủ nợ, nhà cung cấp. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi
cho công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ngay trong nội bộ DN cũng như từ phía cơ quan
quản lý Nhà nước.
- Việc áp dụng IFRS là một yếu tố, để quốc tế công nhận Việt Nam là một nền kinh tế
thị trường đầy đủ, từ đó khơi thơng dịng vốn FDI, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Chính phủ
trong việc bảo vệ các nhà đầu tư và tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh phục vụ mục
tiêu phát triển bền vững. Mặc dù cần nguồn lực đầu tư trước mắt, nhưng về lâu dài, việc áp
dụng IFRS sẽ làm giảm chi phí lập BCTC cho DN, thu hút được các nguồn lực từ cơng chúng
trong và ngồi nước, giúp DN có thể huy động vốn với chi phí thấp vì để niêm yết hoặc huy
động vốn thành công trên thị trường quốc tế. BCTC của DN nhất thiết phải được lập và kiểm
toán theo các chuẩn mực quốc tế.

2.2. Khó khăn, thách thức
- Thị trường vốn, thị trường tài chính chưa phát triển đủ mạnh, một số cơng cụ tài
chính như: Trái phiếu chuyển đổi, cơng cụ phái sinh, cổ phiếu ưu đãi chưa được giao dịch
rộng rãi nên hầu hết các DN chưa có kinh nghiệm trong việc thực hiện giao dịch và hạch toán
các nội dung kinh tế liên quan. Thị trường hoạt động đang trong giai đoạn hình thành và phát
triển nên khơng phải lúc nào cũng có thể cung cấp thơng tin về giá trị hợp lý một cách đáng
tin cậy, do các yếu tố để xác định giá trị hợp lý không sẵn có.
- Nền kinh tế cịn chịu ảnh hưởng lớn từ các DN Nhà nước, mà các DN này khó có thể
11


n trị - Kinh nghiệm quốc tế và thực trạng ë ViÖt Nam
áp dụng và đáp ứng yêu cầu của IFRS do tâm lý sợ minh bạch, muốn giấu diếm sự thật về sức
khỏe tài chính, muốn làm đẹp BCTC vì mục đích, để được phân loại hồn thành nhiệm vụ và
giữ ghế Ban Lãnh đạo. Mặt khác, nhiều đoanh nghiệp Nhà nước là công ty mẹ của các đơn vị
có lợi ích cơng chúng, nếu cơng ty con áp dụng IFRS trong khi công ty mẹ không áp dụng
IFRS thì chính sách kế tốn của tập đồn khơng thống nhất và không thể thực hiện việc hợp
nhất BCTC.
- Nguồn nhân lực nhìn chung chưa được đào tạo về IFRS, thiếu các chuyên gia có
kinh nghiệm trong việc thực hành IFRS. Phần lớn, sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học
chưa được trang bị những kiến thức cơ bản về IFRS do hầu hết các trường đại học chưa giảng
dạy cả về mặt nội dung cũng như phương pháp nghiên cứu IFRS. Hiện tại, chỉ có một số
trường đại học có liên kết với nước ngồi hoặc các Hiệp hồi nghề nghiệp quốc tế như ACCA,
ICAEW, CPA Australia,… có chương trình đào tạo về IFRS nhưng số lượng học viên chưa
nhiều một phần do chi phí cịn cao so với mặt bằng chung và học viên chủ yếu là nhân sự từ
các cơng ty kiểm tốn hoặc các DN nước ngoài. Qua khảo sát, các DN Việt Nam, đại bộ phận
kế toán viên đều chưa được đào tạo về IFRS nên sự sẵn sàng áp dụng IFRS còn hạn chế,
nhiều DN có tâm lý ngại thay đổi.
- Do IFRS yêu cầu một số kỹ thuật phức tạp và thực hiện một số đánh giá mang tính
chủ quan như: Việc thực hiện các ước tính về giá trị hợp lý khi khơng có giá niêm yết trên thị

trường, giá trị có thể thu hồi, tổn thất tài sản của đơn vị tạo tiền và lợi thế thương mại, xác
định giá trị hiện tại của dòng tiền tương lai,… nên về cơ bản IFRS chỉ phù hợp với những DN
có quy mơ lớn, cơng tác kế tốn được thực hiện bài bản, nề nếp. Qua khảo sát cho thấy, các
quốc gia trên thế giới thường chỉ bắt buộc các đơn vị có lợi ích cơng chúng áp dụng ngun
mẫu IFRS cịn các DN khác chỉ khuyến khích vì có thể khơng có đủ nguồn lực cần thiết.
Trong bối cảnh, nhiều DN Việt Nam chưa có đủ năng lực và trình độ, nếu khơng có một thời
gian chuẩn bị thì việc áp dụng IFRS sẽ rất khó thành cơng.
- Rào cản ngơn ngữ cũng là một khó khăn cần tính đến do IFRS được soạn thảo bằng
tiếng Anh và để có thể phổ biến, quảng bá rộng rãi IFRS đến công chúng, cần phải dịch sang
tiếng Việt. Tuy nhiên, việc chuyển tải chính xác các thuật ngữ chun mơn khơng phải là điều
dễ dàng, vì người có đủ trình độ ngoại ngữ lại chưa chắc có đủ trình độ chun mơn và ngược
lại. Mặt khác, khi xảy ra tranh chấp giữa DN và kiểm tốn, thanh tra,… rào cản ngơn ngữ sẽ
là một trong những nguyên nhân gây tranh cãi nhiều nhất.
- Trong nội tại cơ quan quản lý Nhà nước còn nhiều ý kiến cho rằng do IFRS yêu cầu
phải đánh giá lại nhiều loại tài sản và nợ phải trả theo giá trị hợp lý, giá trị có thể thu hồi,…
nên rất khó kiểm tra, kiểm sốt, đặc biệt làm cho việc xác định thu nhập chịu thuế trở nên
phức tạp hơn, do khoảng cách giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế tốn có thể càng ngày
càng khác biệt.
3. Định hướng và lộ trình
Việc xây dựng định hướng và lộ trình hồn thiện CMKT tại Việt Nam, cần xem xét
đến các khía cạnh: Bối cảnh chung của Việt Nam; Lợi ích, khó khăn, thách thức và tác động
của IFRS đến tình hình tài chính của các DN; Đối tượng áp dụng VAS/VFRS và đối tượng áp
12


n trị - Kinh nghiệm quốc tế và thực trạng ë ViƯt Nam
dụng IFRS; Lộ trình ban hành và áp dụng Chuẩn mực Việt Nam và Chuẩn mực quốc tế; Biện
pháp thực hiện.
3.1. Về định hướng chung
3.1.1. Tóm tắt các quan điểm

Trong bối cảnh, nền kinh tế Việt Nam đang chuyển dịch mạnh mẽ theo cơ chế thị
trường, quá trình cải cách thể chế vẫn sẽ được tiếp tục thực hiện trong những năm tới đây, DN
Việt Nam ngày càng phải chơi cùng một sân với các DN nước ngoài, mặc dù trong giai đoạn
đầu áp dụng IFRS, thách thức, khó khăn gặp phải có thể nhiều hơn lợi ích thu được, nhưng
xét về lâu dài thì việc tuân thủ IFRS là một xu hướng tất yếu.
Hiện nay, có 2 quan điểm về việc hoàn thiện và phát triển Chuẩn mực BCTC tại Việt
Nam. Cả 2 quan điểm này cùng thống nhất là, phải tiếp tục hoàn thiện và phát triển CMKT
theo hướng của Chuẩn mực quốc tế, tuy nhiên sự khác biệt là ở chỗ Việt Nam có nên tun bố
cơng nhận và tn thủ hồn tồn IFRS hay không (Full adoption). Quan điểm thứ nhất cho
rằng, cần phải tiến đến việc công nhận và áp dụng nguyên mẫu IFRS cho các đơn vị có lợi ích
cơng chúng, đồng thời ban hành VAS/VFRS cho các đối tượng khơng có lợi ích cơng chúng
(ngoại trừ SME có chế độ kế toán riêng). Quan điểm thứ hai cho rằng, Việt Nam không tuyên
bố áp dụng nguyên mẫu IFRS, tất cả DN (ngoại trừ SME) đều áp dụng VAS/VFRS trên cơ sở
đã được cập nhật những thay đổi theo IFRS nhưng có những điều chỉnh thích hợp.
3.1.2. Về ưu, nhược điểm của từng quan điểm
Các quan điểm nêu trên đều có ưu và nhược điểm riêng, tóm tắt như sau:
a. Về quan điểm tuyên bố tuân thủ IFRS (full adoption)
- Ưu điểm: Phù hợp với tầm nhìn lâu dài, được quốc tế thừa nhận, được thừa hưởng
tất cả những lợi ích do IFRS mang lại, không phải liên tục ban hành lại VAS/VFRS khi
Chuẩn mực quốc tế thay đổi, tránh được sự lạc hậu do không cập nhật, bổ sung và ban hành
kịp thời VAS/VFRS.
- Nhược điểm: Nếu khơng có bản dịch đảm bảo chất lượng thì khi có tranh chấp sẽ
khó giải quyết, do phải căn cứ vào IFRS trong khi có sự khác biệt về ngơn ngữ, nên có thể sẽ
mất thời gian để thống nhất về cách hiểu và cách diễn đạt.
b. Về quan điểm không tuyên bố tuân thủ IFRS
- Ưu điểm: Phù hợp trong ngắn hạn, cơ sở pháp lý vững chắc hơn khi xử lý tranh chấp.
- Nhược điểm: Không đạt được mục tiêu quốc tế thừa nhận. Do VAS/VFRS không thể
thực hiện cập nhật thường xun nên BCTC của các đơn vị có lợi ích công chúng sẽ liên tục
bị lạc hậu so với Chuẩn mực quốc tế, những lợi ích từ IFRS sẽ khơng đạt được tối đa.
3.2. Về định hướng dự kiến

Mỗi quan điểm đều có những đạo lý riêng, tuy nhiên xét về dài hạn thì quan điểm thứ
nhất đang được nhiều người ủng hộ hơn, do đây là một công việc mang tính chiến lược, lâu
13


n trị - Kinh nghiệm quốc tế và thực trạng ë ViƯt Nam
dài, việc hoạch định chính sách cần đảm bảo phù hợp cho tương lai hơn là cho hiện tại. Theo
đó, dự kiến đến 2020, CMKT Việt Nam phải được ban hành lại và ban hành mới trên cơ sở
cập nhật những thay đổi của Chuẩn mực quốc tế. Ngồi ra, các đơn vị có lợi ích cơng chúng
sẽ phải dần chuyển đổi từ VAS/VFRS sang IFRS và đến 2025 phải hồn tất q trình chuyển
đổi. Như vậy, từ sau năm 2025, việc áp dụng CMKT tại Việt Nam sẽ chia thành 3 cấp độ: Các
đơn vị có lợi ích công chúng ap dụng IFRS; Các đơn vị khác ap dụng VAS/VFRS; DN vừa và
nhỏ áp dụng Chế độ kế tốn cho SME.
3.3. Lộ trình sửa đổi, bổ sung và cập nhật VAS theo IFRS
Tất cả các quan điểm đều thống nhất việc sửa đổi, cập nhật 26 VAS đã ban hành và
ban hành bổ sung các VAS còn thiếu, là công việc bắt buộc phải thực hiện do VAS đã trở nên
lạc hậu so với IFRS. Dự kiến, từ nay đến hết 2018, trong khi chưa áp dụng IFRS, Việt Nam
phải hoàn thiện lại 26 VAS trên cơ sở sửa đổi, bổ sung và cập nhật có chọn lọc những nội
dung mới của IFRS, phù hợp với điều kiện nền kinh tế và trình độ quản lý của Việt Nam.
Ngoài ra, đến 2020, cần nghiên cứu để ban hành thêm một số Chuẩn mực mà Việt Nam còn
thiếu so với IFRS. Đối tượng áp dụng VAS là tất cả các DN ngoại trừ các đơn vị có lợi ích
công chúng nếu được áp dụng IFRS. Dự kiến, hiệu lực của VAS/VFRS mới sẽ được bắt đầu
từ 1/1/2020, kèm theo đó, sẽ ban hành Thơng tư hướng dẫn thực hiện CMKT thay thế cho
Chế độ kế toán DN hiện hành (Thông tư 200/2014/TT-BTC). Một số nội dung quan trọng dự
kiến sẽ được cập nhật vào VAS như:
+ Bổ sung các mơ hình kế tốn như đánh giá lại TSCĐ, kế tốn phịng ngừa rủi ro, kế
tốn giá trị hợp lý, tổn thất tài sản.
+ Cập nhật các thay đổi của IFRS đối với các giao dịch như hợp nhất kinh doanh, kế
tốn th tài sản, trình bày BCTC riêng và BCTC hợp nhất.
+ Bổ sung các kỹ thuật xác định giá trị có thể thu hồi, giá trị hợp lý. Cho phép thực

hiện các ước tính tương lai về dịng tiền, về các khoản lỗ của hợp đồng có rủi ro lớn,…
3.4. Về lộ trình áp dụng IFRS và biện pháp thực hiện
Trong trường hợp, tuyên bố tuân thủ và áp dụng IFRS tại Việt Nam, phải xây dựng lộ
trình cụ thể để khơng gây tình trạng xáo trộn quá lớn, đảm bảo tính khả thi khi thực hiện. Việc
tuân thủ IFRS không phải được thực hiện ngay lập tức, có nghĩa là các đơn vị có lợi ích cơng
chúng sẽ có một thời gian chuẩn bị, để chuyển dần từ VAS/VFRS sang IFRS. Dự kiến những
công việc chủ yếu phải thực hiện theo từng giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 2017- 2018:
+ Tổ chức các hoạt động nghiên cứu, hội thảo lấy ý kiến của các chuyên gia, DN,
trường đại học về các nội dung dự thảo VAS/VFRS và IFRS.
+ Đào tạo, dịch tài liệu về IFRS.
+ Khảo sát sự sẵn sàng áp dụng IFRS tại các đơn vị có lợi ích cơng chúng.
+ Đánh giá tác động của việc áp dụng IFRS. Đánh giá các khác biệt về cơ chế tài
14


n trị - Kinh nghiệm quốc tế và thực trạng ë ViƯt Nam
chính của Việt Nam với IFRS.
+ Lựa chọn một số đơn vị áp dụng thí điểm IFRS.
-

Giai đoạn 2018 - 2020

+ Lựa chọn một số IFRS (khoảng từ 10 - 20 IFRS) đơn giản phù hợp với điều kiện
thực tiễn Việt Nam và công bố tuân thủ, áp dụng đối với tất cả các đơn vị có lợi ích công
chúng từ năm 2020. Các đơn vị được lựa chọn thí điểm áp dụng từ 2019.
+ Xây dựng hướng dẫn áp dụng IFRS.
+ Tiếp tục tuyên truyền, quảng bá, đào tạo IFRS cho các DN, cơng ty kiểm tốn,
trường đại học.
- Giai đoạn 2020 đến 2023:

+ Tiếp tục công bố, tuân thủ thêm một số IFRS (dự kiến nâng số lượng IFRS được
tuân thủ lên 30 Chuẩn mực).
+ Khuyến khích các đơn vị khơng có lợi ích cơng chúng, nhưng có đủ điều kiện và
mong muốn được lập và trình bày BCTC theo IFRS.
+ Tiếp tục xây dựng hướng dẫn áp dụng IFRS.
+ Tiếp tục hỗ trợ các DN trong việc triển khai áp dụng, các trường đại học trong việc
đào tạo IFRS.
- Giai đoạn 2023 - 2025
+ Tuyên bố tuân thủ hoàn toàn IFRS.
+ Tiếp tục hỗ trợ các DN và trường đại học, xây dựng hoàn chỉnh bộ hướng dẫn áp
dụng IFRS và sửa đổi, bổ sung, cập nhật hàng năm theo sự thay đổi của quốc tế.
- Do nguồn nhân lực đóng vai trị then chốt, quyết định đến sự thành công trong việc
áp dụng IFRS tại Việt Nam nên công tác tuyên truyền, phổ biến và đào tạo IFRS cho các
chuyên gia, giảng viên, kiểm toán viên và kế toán viên tại các DN về IFRS là cực kỳ quan
trọng. Bộ Tài chính sẽ đề nghị các tổ chức quốc tế như WB, IMF, ADB, EU, JICA,… (ít nhất
là từ nay đến 2020) cung cấp các chương trình hỗ trợ kỹ thuật dài hạn để giúp Việt Nam lựa
chọn các IFRS áp dụng theo lộ trình và đào tạo IFRS cho nhiều đối tượng rộng khắp, trên
phạm vi tồn quốc.
Ngồi ra, Bộ Tài chính sẽ biên dịch IFRS từ tiếng Anh sang tiếng Việt, để làm căn cứ
thực hiện và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi đối tượng nghiên cứu, áp dụng. Các DN, trường
đại học hội nghề nghiệp như VAA, VACPA cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính trong q
trình thực hiện, bằng cách phản ánh kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh, xây dựng
lại giáo trình và đổi mới phương pháp đào tạo, tổ chức nhiều khóa cập nhật kiến thức cho
kiểm toán viên, kế toán viên hành nghề.

15




×