Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Luận văn thạc sĩ ảnh hưởng của tín ngưỡng tôn giáo đến đời sống tinh thần của học viên tiểu đội trưởng ở trường quân sự quân khu 3 hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 101 trang )

Trang

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Chương 1 THỰC CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM ẢNH HƯỞNG CỦA

3

TÍN NGƯỠNG TƠN GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH
THẦN CỦA HỌC VIÊN TIỂU ĐỘI TRƯỞNG Ở
TRƯỜNG QUÂN SỰ QUÂN KHU 3

12

1.1. Thực chất ảnh hưởng của tín ngưỡng tơn giáo đến
đời sống tinh thần của học viên Tiểu đội trưởng ở
Trường Quân sự Quân khu 3
1.2. Đặc điểm ảnh hưởng của tín ngưỡng tơn giáo đến đời sống

12

tinh thần của học viên Tiểu đội trưởng ở Trường Quân sự
33

Quân khu 3
Chương 2

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT
HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC, KHẮC PHỤC ẢNH
HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA TÍN NGƯỠNG TƠN GIÁO


ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA HỌC VIÊN TIỂU
ĐỘI TRƯỞNG Ở TRƯỜNG QUÂN SỰ QUÂN KHU 3

49

HIỆN NAY

2.1. Thực trạng, nguyên nhân ảnh hưởng của tín ngưỡng
tôn giáo đến đời sống tinh thần của học viên Tiểu đội
trưởng ở Trường Quân sự Quân khu 3 hiện nay
2.2. Một số giải pháp cơ bản phát huy ảnh hưởng tích cực,

49

khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng tôn giáo
đến đời sống tinh thần của học viên Tiểu đội trưởng ở
Trường Quân sự Quân khu 3 hiện nay
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ MỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

67
86
87
91


2

Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo và tín ngưỡng tơn giáo. Tơn giáo và
tín ngưỡng tơn giáo có sự ảnh hưởng to lớn đối với đời sống tinh thần của xã hội.
Quân đội nhân dân Việt Nam là một bộ phận của xã hội, theo đó tín ngưỡng tôn
giáo cũng ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, tín ngưỡng
tơn giáo vẫn tồn tại như là một tất yếu khách quan. “Tín ngưỡng tơn giáo là nhu
cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân” [10, tr. 128]. Tín ngưỡng tơn giáo đã
và đang tác động ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội. Những năm gần đây,
nhu cầu tín ngưỡng tơn giáo có xu hướng gia tăng; hoạt động của các tổ chức tôn
giáo tiếp tục diễn ra hết sức phức tạp; chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã
và đang lợi dụng vấn đề tơn giáo và tín ngưỡng tơn giáo để kích động, chống phá
cách mạng Việt Nam... Tình hình đó đã làm tăng lên tính chất phức tạp của sự ảnh
hưởng của tín ngưỡng tơn giáo đến mọi mặt đời sống xã hội và đời sống tinh thần
của cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội.
Đội ngũ cán bộ Tiểu đội trưởng trong Quân đội là những người chỉ huy tiểu
đội đồng thời trực tiếp tổ chức tiến hành cơng tác chính trị, tư tưởng. Họ cần phải
được đào tạo tồn diện, trong đó phải chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao đời
sống tinh thần, góp phần phát triển nhân cách, khắc phục những ảnh hưởng tiêu
cực của tín ngưỡng tơn giáo.
Tín ngưỡng tơn giáo là một lĩnh vực đời sống tinh thần, việc xây dựng đời
sống tinh thần cho học viên Tiểu đội trưởng là một đòi hỏi tất yếu khách quan,
một nội dung quan trọng, góp phần xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị - tư
tưởng. Nội dung xây dựng đời sống tinh thần cho học viên Tiểu đội trưởng rất
rộng lớn, liên quan đến tất cả các lĩnh vực hoạt động của học viên Tiểu đội trưởng,
trong đó khơng thể khơng tính đến ảnh hưởng tín ngưỡng tơn giáo và việc khắc
phục ảnh hưởng tiêu cực của nó.
Trường Quân sự Quân khu 3 là cơ sở đào tạo Tiểu đội trưởng cho các đơn
vị trong Quân khu. Trường đóng quân trên địa bàn có tình hình tơn giáo và tín



3
ngưỡng tôn giáo hết sức phong phú và đa dạng. Do đó, học viên Tiểu đội trưởng ở
Trường Quân sự Quân khu 3 chịu ảnh hưởng to lớn của tín ngưỡng tơn giáo. Tính
chất ảnh hưởng của tín ngưỡng tơn giáo rất phức tạp, không những chỉ với những
học viên có tơn giáo, mà cịn cả với những học viên khơng theo một tơn giáo nào,
thậm chí cả một số học viên là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Tín ngưỡng
tơn giáo ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của học viên, theo đó, đã tác động
khơng nhỏ đến chất lượng đào tạo. Phát huy ảnh hưởng tích cực, khắc phục những
ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng tơn giáo là đòi hỏi tất yếu khách quan, yêu cầu
cấp bách trong quá trình đào tạo Tiểu đội trưởng ở Trường Quân sự Quân khu 3 .
Vì vậy, nghiên cứu “ảnh hưởng của tín ngưỡng tơn giáo đến đời sống tinh
thần của học viên Tiểu đội trưởng ở Trường Quân sự Qn khu 3 hiện nay” là
vấn đề có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Xung quanh vấn đề tín ngưỡng tơn giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời
sống xã hội con người Việt Nam nói chung, đời sống học viên nói riêng, là một
vấn đề lớn, đã và đang được sự chú ý quan tâm nghiên cứu của Đảng, Nhà nước
và các nhà khoa học trong và ngồi nước. Nhiều cơng trình khoa học đã trực tiếp
hoặc gián tiếp nghiên cứu đề cập vấn đề này.
Nghiên cứu về nguồn gốc, nội dung cơ bản và lịch sử tư tưởng của tín
ngưỡng tơn giáo đã có nhiều cơng trình khoa học với những cách thức tiếp cận,
mục tiêu, nhiệm vụ và kết quả nghiên cứu khác nhau.
Trong cuốn Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến tín ngưỡng
tơn giáo Việt Nam - chính sách của Đảng và Nhà nước, của tác giả Đặng Nghiêm
Vạn (chủ biên) [42]. Trong tác phẩm này, tác giả đã nghiên cứu những vấn đề về
lý luận và thực tiễn của đời sống tín ngưỡng tơn giáo ở nước ta hiện nay. Từ đó tác
giả khẳng định rõ tư tưởng của C. Mác và Ph. ăngghen về vấn đề tơn giáo và tín
ngưỡng tơn giáo vẫn là kim chỉ nam, định hướng cho công tác tôn giáo hiện nay.
Tác giả đi sâu nghiên cứu tình hình các tơn giáo ở nước ta hiện nay được phản ánh



4
qua đời sống tơn giáo và trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm Đại hội
Đảng lần thứ VII, các nghị quyết của Đảng về tơn giáo và tín ngưỡng tôn giáo,
khẳng định rõ: “Tôn giáo là một nhu cầu lâu dài của một bộ phận nhân dân” và
phân tích sự tích cực của tơn giáo đóng góp cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội
Việt Nam hiện nay.
Tác giả Nguyễn Đăng Duy với cuốn Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở
Việt Nam [9], đã khái quát nhận biết chung về tín ngưỡng tơn giáo và khẳng định
rõ: tín ngưỡng là sản phẩm của con người và xã hội. Đồng thời, tác giả đưa ra định
nghĩa tôn giáo, vấn đề giữa tín ngưỡng và tơn giáo. Đặc biệt, các tác giả đã đi sâu
nghiên cứu cụ thể tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên gồm có: nguồn gốc, bản chất, mối
quan hệ giữa tang lễ với thờ cúng tổ tiên, ý nghĩa văn hoá ở thờ cúng tổ tiên. Tác
giả trình bày các hình thức tín ngưỡng cơ bản ở Việt Nam: tín ngưỡng thờ thần, tín
ngưỡng thờ mẫu, tín ngưỡng ở các dân tộc ít người... các hình thái tôn giáo ngoại
nhập (Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, Thiên chúa giáo)...
Trong tác phẩm Tín ngưỡng tơn giáo và đời sống hiện đại của tác giả Lại
Văn Toàn (chủ biên) [37], các tác giả đã trình bày một số nét mới của tín ngưỡng
tơn giáo và nghiên cứu tơn giáo hiện đại, các lực lượng tôn giáo ở Đông Nam á.
Trong tác phẩm này đã đưa ra sự khác nhau giữa Phật giáo ở các nước Đông Nam
á gồm: Lào, Cămpuchia và Việt Nam. Bài viết này đã khẳng định vị trí, vai trị của
Phật giáo đối với đời sống của nhân dân Việt Nam, đặc biệt là đời sống tinh thần
của con người và xã hội Việt Nam...
Trong cuốn Mấy tín ngưỡng tơn giáo Đơng Nam á của tác giả Trương Sĩ
Hùng (chủ biên) [17], các tác giả đã trình bày khái quát những nét cơ bản về sinh
thái và chỉnh thể văn hố Đơng Nam á, các hình thái tín ngưỡng tơn giáo trên thế
giới và q trình du nhập vào Việt Nam. Đặc biệt, tác giả đã đi sâu nghiên cứu cụ
thể từng hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, như thờ Mẫu Việt
Nam - một tín ngưỡng điển hình ở Đơng Nam á, từ Bàlamôn đến ấn Độ giáo, Phật
giáo Đông Nam á, Công giáo Đông Nam á...



5
Trong tác phẩm Văn hố tơn giáo tín ngưỡng Việt Nam, do Đỗ Trịnh Huệ
[16], đã trình bày lại những ghi nhận của học giả nước ngoài L.CAdiere chủ bút
Tạp chí: bulletin des a mis du. vieux. hue đối với các giá trị truyền thống của
Việt Nam như là nền móng xã hội (gia đình, lễ nghĩa, đạo hiếu...) là một việc làm
mang tính hiện thực trong việc con người, tránh được phần nào những ảnh hưởng
do biến đổi kinh tế và những giao thoa với các giá trị văn hố khác vẫn giữ được
tinh thần hiền triết Phương Đơng mà tổ tiên ta bao đời để lại. Ngoài ra, còn đáp
ứng được phần nào nhu cầu xã hội khi mà trào lưu tìm về cội nguồn đang được đề
cao và phát triển mạnh mẽ qua việc công nhận và tơn tạo các di sản văn hố trên
tồn lãnh thổ. Tác giả đã khẳng định rằng: Tín ngưỡng văn hố của người Việt
được thể hiện thông qua lao động và sáng tạo cuộc sống, nó có tác động khơng
nhỏ cho việc phát triển trí tuệ, phát triển kinh tế...
Quán triệt các quan điểm, chính sách, đề xuất các giải pháp thực hiện tự do
tín ngưỡng tơn giáo, đã có nhiều cơng trình khoa học, nhiều luận án tiến sĩ, luận
văn thạc sĩ nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau.
Trong tác phẩm Vấn đề tự do tín ngưỡng và tơn trọng quyền tự do tín
ngưỡng ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, của tác giả Nguyễn Đức Ngũ [31], tác giả đã
trình bày tín ngưỡng tơn giáo ở Việt Nam, đồng thời đưa ra cơ sở lý luận và thực
tiễn khẳng định rõ: nhà nước Việt Nam luôn đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng của
nhân dân.
Trong cuốn: Các văn bản của Nhà nước về hoạt động tín ngưỡng tơn giáo
[3], Ban Tơn giáo Chính phủ đã tập hợp các văn bản pháp quy về các hoạt động tín
ngưỡng tơn giáo do Nhà nước và các cơ quan chức năng ở Trung ương đã ban hành
để xuất bản và lưu hành nội bộ, bao gồm: các Nghị định của Chính phủ, các Thơng
tư, các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các hướng dẫn thực hiện chỉ thị, các thông
báo, các điều khoản thi hành,... về công tác tôn giáo, tín ngưỡng tơn giáo.
Luận văn thạc sĩ Thực hiện quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân đồng thời

hạn chế những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động tôn giáo ở nước ta hiện nay, của


6
tác giả Nguyễn Thị Minh [29], tác giả đã trình bày khái qt tín ngưỡng tơn giáo ở
Việt Nam, chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế của nó. Trên cơ sở ấy, tác giả đưa ra
những luận cứ khoa học khẳng định tín ngưỡng tơn giáo là nhu cầu thiết yếu của
một bộ phận quần chúng nhân dân và nó cịn tồn tại lâu dài. Từ đó, tác giả đưa ra
các giải pháp cơ bản thực hiện quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân và hạn chế
những biểu hiện tiêu cực của hoạt động tín ngưỡng tơn giáo ở nước ta hiện nay.
Trong cuốn sách Các văn bản pháp luật quan hệ đến tín ngưỡng tơn giáo
của nhóm tác giả: Lâm Văn Cách, Đặng Tái Tỉnh, Nguyễn Thế Doanh, Nguyễn
Xuân Diệp sưu tầm và hệ thống hoá các văn bản [6], các tác giả đã sưu tầm hầu
hết các văn bản pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có giá trị
liên quan đến tín ngưỡng tơn giáo ở Việt Nam hiện nay. Các tác giả đã trình bày
có hệ thống khoa học chặt chẽ trên từng lĩnh vực đời sống xã hội Việt Nam, nhất
là những vấn đề nổi cộm trong giai đoạn hiện nay.
Những nghiên cứu về ảnh hưởng của tín ngưỡng tôn giáo đến con người,
xã hội Việt Nam là một vấn đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả.
Trong đề tài ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người
Việt Nam hiện nay do Phó giáo sư Nguyễn Tài Thư (chủ biên) [35], đã trình bày tập
trung giới thiệu bức tranh chung về tình hình tư tưởng và tơn giáo hiện nay ở nước ta,
về kết cấu, sự tác động của chúng đối với xã hội hiện thực. Trên cơ sở đã phân tích,
tác giả nêu ra một số vấn đề, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị về cơng tác tư
tưởng - văn hố để hạn chế lực cản đối với sự phát triển về con người và xã hội.
Luận án tiến sĩ ảnh hưởng của tín ngưỡng tôn giáo đến đời sống tinh thần
của học viên ở đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay của tác
giả Lê Đại Nghĩa [35], đã đề cập đến thực chất, ảnh hưởng của tín ngưỡng tôn
giáo đến đời sống tinh thần của con người Việt Nam nói chung và quân nhân ở
các đơn vị cơ sở nói riêng. Tác giả đã đưa ra quan niệm về tín ngưỡng tơn giáo,

những yếu tố tác động và đặc điểm ảnh hưởng của tín ngưỡng tơn giáo đời sống
tinh thần của quân nhân ở đơn vị cơ sở; từ đó, chỉ ra thực trạng, dự báo xu hướng


7
ảnh hưởng của tín ngưỡng tơn giáo đời sống tinh thần của quân nhân ở đơn vị cơ
sở. Luận án nêu nên những định hướng, nguyên tắc và những giải pháp cơ bản
khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng tôn giáo đến đời sống tinh thần của
học viên ở đơn vị cơ sở hiện nay.
Luận văn thạc sĩ Khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng tơn giáo
đối vối chiến sĩ Quân khu 3 hiện nay, của Lê Hữu Thọ [34]. Tác giả đã làm rõ sự
cần thiết phải khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng tôn giáo đối với chiến
sĩ Quân khu 3 hiện nay, trong đó trình bày các khái niệm cơ bản: tín ngưỡng, tơn
giáo, tín ngưỡng tơn giáo, từ đó tác giả đưa ra những biểu hiện tiêu cực và cách
khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng tơn giáo theo quan điểm của
chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta. Tác giả đã khảo sát
tình hình tín ngưỡng tơn giáo, q trình du nhập, ảnh hưởng của tín ngưỡng tơn
giáo đến chiến sĩ Quân khu 3, trên cơ sở đó đề ra mục tiêu, yêu cầu của việc khắc
phục ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng tơn giáo đối với chiến sĩ Qn khu 3 hiện
nay. Đồng thời, tác giả cũng xác định một số giải pháp cơ bản nhằm khắc phục
ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng tơn giáo đến chiến sĩ Quân khu 3 hiện nay.
Luận văn thạc sĩ ảnh hưởng của tín ngưỡng tơn giáo đối vối đời sống tinh
thần người Chăm - Ninh Thuận hiện nay - Thực trạng và giải pháp, của Đổng
Văn Dinh [8] đã nghiên cứu một vài nét về tín ngưỡng tơn giáo người Chăm Ninh Thuận hiện nay, những điều kiện kinh tế - xã hội có ảnh hưởng trực tiếp
đến tín ngưỡng tơn giáo người Chăm - Ninh Thuận hiện nay. Từ đó, tác giả
đề cập sâu sắc đến thực trạng ảnh hưởng của tín ngưỡng tơn giáo đối với đời
sống tinh thần người Chăm - Ninh Thuận hiện nay. Trên cơ sở ấy, tác giả đã
đưa ra giải pháp cơ bản nhằm khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực, phát huy
những ảnh hưởng tích cực của tín ngưỡng tơn giáo Chăm đối với đời sống
tinh thần người Chăm - Ninh Thuận hiện nay.

Luận văn thạc sĩ ảnh hưởng của văn hố tơn giáo trong đời sống tinh thần
xã hội Việt Nam hiện nay, của Lê Văn Lợi [20] đã làm rõ những vấn đề cơ bản về


8
vị trí, vai trị của văn hố tơn giáo trong xã hội Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến
đời sống tinh thần của con người Việt Nam. đặc biệt, sự ảnh hưởng của nó đến đời
sống đạo đức, lối sống, văn hố… Tác giả phân tích những nhân tố kinh tế, sự
giao lưu văn hoá với các nước trên thế giới, những hiện tượng lợi dụng tôn giáo để
chống phá đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, quan điểm đổi mới của
Đảng và Nhà nước về tôn giáo và chính sách tơn giáo đây là những nhân tố tác
động đến văn hố tơn giáo và đời sống văn hố, tinh thần xã hội Việt Nam.
Các cơng trình trên tập trung phân tích nghiên cứu về nguồn gốc, nội dung
cơ bản và lịch sử tư tưởng triết học của tín ngưỡng tơn giáo. Nghiên cứu đề ra
hoặc trình bày các quan điểm, chính sách, chế tài, quy định... cho tín ngưỡng tơn
giáo hoạt động và tác dụng ảnh hưởng của tín ngưỡng tơn giáo đến con người, xã
hội Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có cơng trình khoa học nào tập trung
nghiên cứu cơ bản và hệ thống về “ảnh hưởng của tín ngưỡng tơn giáo đến đời
sống tinh thần của học viên Tiểu đội trưởng ở Trường Quân sự Quân khu 3 hiện
nay”. Vì vậy, tác giả tiếp thu những kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa
học đã có, tiếp tục đi sâu nghiên cứu sự ảnh hưởng của tín ngưỡng tơn giáo đến
đời sống tinh thần của học viên Tiểu đội trưởng ở Trường Quân sự Quân khu 3
hiện nay, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục. Đề tài của luận văn khơng trùng
lặp với các cơng trình khoa học đã được cơng bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích: Nghiên cứu làm rõ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn ảnh
hưởng của tín ngưỡng tôn giáo đến đời sống tinh thần của học viên Tiểu đội
trưởng ở Trường Quân sự Quân khu 3, đề xuất một số giải pháp cơ bản phát
huy những ảnh hưởng tích cực, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng
tơn giáo đến đời sống tinh thần của học viên Tiểu đội trưởng ở Trường Quân

sự Quân khu 3 hiện nay.
Nhiệm vụ:


9
- Làm rõ thực chất và đặc điểm ảnh hưởng của tín ngưỡng tơn giáo đến đời
sống tinh thần của học viên Tiểu đội trưởng ở Trường Quân sự Quân khu 3.
- Đánh giá thực trạng ảnh hưởng của tín ngưỡng tôn giáo đến đời sống tinh
thần của học viên Tiểu đội trưởng ở Trường Quân sự Quân khu 3 hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản phát huy những ảnh hưởng tích cực,
khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng tơn giáo đến đời sống tinh thần của
học viên Tiểu đội trưởng ở Trường quân sự Quân khu 3 hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: ảnh hưởng của tin ngưỡng tôn giáo đến đời sống
tinh thần của học viên Tiểu đội trưởng ở Trường Quân sự Quân khu 3. Đề tài
nghiên cứu ảnh hưởng của tín ngưỡng tơn giáo (cả tích tực và tiêu cực, chú ý ảnh
hưởng tiêu cực) đến đời sống tinh thần của người học đang trong quá trình đào tạo
theo mục tiêu trở thành Tiểu đội trưởng ở Trường Quân sự Quân khu 3.
Phạm vi nghiên cứu: Học viên trong quá trình đào tạo trở thành Tiểu đội
trưởng ở Trường Quân sự Quân khu 3. Thời gian khảo sát: Từ năm 1999 đến nay
(từ khi thực hiện chỉ thị 36/ĐUQSTW của thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung
ương “Về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo Qn đội thực hiện cơng tác tơn giáo
trong tình hình mới”).
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa vơ thần và tín ngưỡng tơn giáo; các
quan điểm, tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam về tín ngưỡng tơn giáo; các chỉ
thị, Nghị quyết của Đảng uỷ Quân sự Trung ương, chỉ thị, hướng dẫn của Cục
Chính trị Quân khu 3 về cơng tác tín ngưỡng tơn giáo.
Cơ sở thực tiễn của luận văn là thực tiễn xây dựng, phát triển đời sống tinh
thần của học viên Tiểu đội trưởng ở Trường Quân sự Quân khu 3 trước những tác

động ảnh hưởng của tín ngưỡng tơn giáo hiện nay; thực trạng ở một số đơn vị
trong Quân khu 3 có học viên Tiểu đội trưởng đã tốt nghiệp đang công tác; tham


10
khảo báo cáo tổng kết của Đảng uỷ Trường Quân sự Qn khu 3 về cơng tác tơn
giáo, tín ngưỡng tôn giáo.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với các phương
pháp khác như: phương pháp hệ thống - cấu trúc, phương pháp điều tra xã hội
học, phân tích và tổng hợp, lơgíc và lịch sử, khái qt hố, trừu tượng hố và
phương pháp chuyên gia.
6. ý nghĩa của luận văn
- Góp phần phân tích làm rõ một số vấn đề thực tiễn cấp bách đang đặt ra
trong quá trình đào tạo Tiểu đội trưởng ở Trường Quân sự Quân khu 3 hiện nay.
- Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên
cứu, vận dụng vào hoạt động cơng tác Đảng, cơng tác chính trị ở Trường Quân sự
Quân khu 3 hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn được kết cấu thành 2 chương (4 tiết).

Chương 1
THỰC CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM ẢNH HƯỞNG CỦA TÍN NGƯỠNG
TƠN GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA HỌC VIÊN TIỂU ĐỘI
TRƯỞNG Ở TRƯỜNG QUÂN SỰ QUÂN KHU 3


11
1.1. Thực chất ảnh hưởng của tín ngưỡng tơn giáo đến đời sống

tinh thần của học viên Tiểu đội trưởng ở Trường Quân sự Quân khu 3
1.1.1. Quan niệm về tín ngưỡng tơn giáo
Muốn hiểu được tơn giáo, tín ngưỡng tơn giáo trước hết phải hiểu
tín ngưỡng là gì. Tơn giáo chỉ là một hình thức của tín ngưỡng, nhưng
tín ngưỡng chỉ trở thành tôn giáo khi và chỉ khi nó đã mang tính phổ
qt, phát triển đầy đủ trở thành những thiết chế nhất định. Khơng có
tín ngưỡng thì khơng thể có tơn giáo: khơng có lịng tin vào Đức chúa
Giê su thì khơng thể có các tín đồ Thiên chúa giáo và Thiên chúa giáo
không thể tồn tại; khơng có lịng tin vào Đức Phật thì khơng thể có các
tín đồ Phật giáo và Phật giáo khơng thể tồn tại.; cũng như những tín đồ
của đạo Hồi ln tin tưởng có thánh Ala theo dõi và che chở cho những
con chiên ngoan đạo của họ. Tín ngưỡng là cơ sở đầu tiên để cho tôn
giáo ra đời và tồn tại.
Tín ngưỡng, theo nghĩa ban đầu được xuất phát từ chữ “tín” là lịng tin,
“ngưỡng” là sự ngưỡng mộ, ngưỡng vọng một cái gì đó. Như vậy, tín ngưỡng là
lịng tin và sự ngưỡng mộ, ngưỡng vọng nói chung của con người vào cái gì đó.
Trong thực tế đời sống xã hội, thuật ngữ “tín ngưỡng” thường được dùng để chỉ
tín ngưỡng mang tính chất tơn giáo - tín ngưỡng tơn giáo, cịn đối với tín ngưỡng
khơng tơn giáo người ta thường dùng thuật ngữ niềm tin hay ngưỡng mộ.
Tín ngưỡng là lịng tin và sự ngưỡng mộ, ngưỡng vọng vào một lực lượng
siêu nhiên, thần bí; lực lượng siêu nhiên đó có thể mang hình thức biểu
tượng”Trời”, “Phật”, “Thần thánh” hay một sức mạnh hư ảo, huyền bí, vơ hình
nào đó tác động đến tâm linh của người ta, được người ta tin là có thật và tơn
thờ.
Tín ngưỡng phản ánh đời sống văn hoá tinh thần và tâm linh của con
người,cộng đồng người. Tín ngưỡng có các cấp độ khác nhau, có tín ngưỡng
dân gian, có tín ngưỡng tơn giáo. Tín ngưỡng dân gian là phạm trù thuộc ý


12

thức xã hội, phản ánh niềm tin, nguyện vọng của quần chúng nhân dân vào
một lực lượng siêu nhiên, có khi là những con người cụ thể, những người có
cơng với nước, với làng, với cộng đồng dân cư.
Như vậy, tín ngưỡng và tơn giáo đều có chung nguồn gốc, bản chất và
một số chức năng cơ bản, song đây là hai cấp độ của sự phát triển khác nhau,
trong đó tín ngưỡng cấp độ thấp hơn so với tơn giáo. Tín ngưỡng ra đời rất sớm,
có trước tơn giáo, nhưng tín ngưỡng chỉ dừng lại ở trình độ phản ánh tâm lý, nó
khơng có hệ thống lễ nghi, giáo lý thống nhất, khơng có giáo hội. Tơn giáo ra đời
sau so với tín ngưỡng, nhưng nó hơn tín ngưỡng ở trình độ phản ánh, hệ thống tổ
chức và lễ nghi. Hình thức tồn tại của tín ngưỡng dân gian là những tục lệ mang
màu sắc của văn hoá dân gian, tín ngưỡng dân gian mang tính quần chúng, gần
gũi gắn bó với văn hố dân gian, mang tính địa phương và bền vững.
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội, một hình thái ý thức xã hội thuộc
kiến trúc thượng tầng xã hội. Cũng như những hình thái ý thức xã hội khác,
tôn giáo là sự phản ánh tồn tại xã hội, nảy sinh từ đời sống hiện thực với
những hình thức, cấp độ khác nhau theo quy luật chung của ý thức xã hội.
Tôn giáo phản ánh hư ảo hiện thực khách quan vào đầu óc con người.
Là sự phản ánh tồn tại xã hội, chịu sự quy định của tồn tại xã hội, song
tơn giáo có tính độc lập tương đối, có tính đặc thù riêng và sự tác động của nó
tới tồn tại xã hội cũng mang tính đặc thù. Tơn giáo ra đời từ rất sớm, ban đầu
mới chỉ là những biểu tượng, suy tưởng tôn giáo của con người ta trước
những tác động của tự nhiên, xã hội với các hình thức tín ngưỡng khác nhau,
ở những cấp độ tín ngưỡng khác nhau. Về sau, cùng với sự phát triển và tác
động của điều kiện sống, những hình thức tín ngưỡng ngun thuỷ được bổ
sung, tơ vẽ thành những lực lượng thần bí, những cái có thể chi phối quyết
định đến đời sống hiện thực của con người, như Chúa, Trời, Phật, v.v..


13
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tôn giáo là hình thái ý

thức xã hội phản ảnh hư ảo hiện thực khách quan vào trong đầu óc con
người, biến sức mạnh tự nhiên, sức mạnh xã hội thành sức mạnh thần bí và
biến con người ta trở thành nơ lệ cho sức mạnh đó.
Trong tác phẩm “Phê phán triết học Pháp quyền Hêghen - lời nói đầu”
C.Mác đã luận bàn rất nhiều và tương đối rõ ràng về tôn giáo, đồng thời chỉ ra
định nghĩa về tôn giáo. Theo C.Mác: “Tôn giáo là sự tự ý thức và tự cảm giác
của con người chưa tìm được bản thân mình, hoặc đã lại để đánh mất bản thân
mình một lần nữa” [21, tr. 569]. Như vậy, tôn giáo thuộc hình thái ý thức xã
hội, thuộc đời sống tinh thần do con người sáng tạo ra, “con người sáng tạo ra
tôn giáo chứ tôn giáo không sáng tạo ra con người” [21, tr. 569]. Tôn giáo chỉ
là “mặt trời ảo tưởng”, là những bông hoa giả vận động xung quanh bn thõn
con ngi. Nh Ph.ngghen từng khẳng định: Tất cả mọi tôn
giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh h ảo vào trong đầu óc con
ngời của những lực lợng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng
ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lợng ở
trần thế đà mang hình thức những lực lợng siêu trÇn thÕ” [23,
tr. 437].
Như vậy, tơn giáo là sản phẩm của xã hội, của những mối quan hệ giữa con
người với tự nhiên và mối quan hệ giữa người với người. Chính con người sinh ra
tơn giáo chứ khơng phải tôn giáo sinh ra con người; hơn nữa, tôn giáo không phải
là hiện tượng tự nhiên tồn tại trước con người, ngồi xã hội lồi người.
Tơn giáo là hiện tượng xã hội, mang tính lịch sử. Sự ra đời, tồn tại, phát
triển của tôn giáo gắn với những điều kiện nhận thức, tâm lý, xã hội nhất định và
nó sẽ mất đi khi những điều kiện đó khơng cịn. Là một hình thái ý thức xã hội,
tơn giáo là sự phản ánh tồn tại xã hội, song là sự phản ánh hư ảo, sai lệch trước các
hiện tượng tự nhiên, hiện tượng trong xã hội do trình độ nhận thức của con người


14
cịn thấp kém khơng giải thích nổi và bằng trí tưởng tượng, suy tưởng của con

người, các biểu tượng tôn giáo ra đời.
Nhận thức thế giới khách quan của con người là một quá trình lâu dài
và phức tạp, phụ thuộc rất lớn vào trình độ của chủ thể nhận thức, trạng thái
tâm lý của từng con người. Hiện thực khách quan được phản ánh vào đầu óc
con người thơng qua lăng kính chủ quan của chủ thể nhận thức, sự phản ánh
đó có thể đúng hoặc sai với hiện thực khách quan. Sự phản ánh sai lệch, lý
giải không đúng những hiện tượng tự nhiên, xã hội, nhất là những vấn đề có
liên quan đến cuộc sống hàng ngày của con người, số phận con người... là
những tiền đề quan trọng để hình thành tín ngưỡng tơn giáo.
Con người trong quá trình sống và tồn tại, với sự giới hạn của nhận thức,
trước hiện thực phong phú, vừa khó hiểu, vừa gần gũi, vừa xa lạ, bí hiểm làm nảy
sinh những trạng thái tâm lý sợ hãi, lo sợ, kính trọng... dẫn đến ý thức cho rằng có
sự tồn tại thực của những lực lượng siêu nhiên. Đó là cơ sở tâm lý của tôn giáo.
Ngày nay, khoa học đã chứng minh được con người do có khả năng sinh
sống, hoạt động trong nhiều môi trường phức tạp và do trí tưởng tượng phong
phú, nên trước những tai hoạ khủng khiếp như dịch bệnh, bão tố, động đất, núi
lửa, chiến tranh; trước cảnh bao la, hùng vĩ của trời, biển, lạnh lẽo của hang
sâu, rừng thẳm họ càng dễ rơi vào trạng thái sợ hãi, cô đơn, tuyệt vọng. "Đặc
biệt là cái chết làm nảy sinh ra sự sợ hãi lòng tin vào Thượng đế" [18, tr. 51].
Đặc trưng bản chất của tôn giáo là sự phản ánh hư ảo hiện thực khách
quan vào đầu óc con người, là “thế giới quan lộn ngược”, là cái tự nhiên như
là cái siêu nhiên, cái trần thế biểu hiện thành cái thần thánh, sức mạnh trần
gian mang hình thức sức mạnh siêu nhiên, biến con người trở thành nô lệ cho
những sức mạnh đó. C.Mác đã từng khẳng định: “Tơn giáo là tiếng thở dài
của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới khơng có trái tim, cũng giống
như nó là tinh thần của những trật tự khơng có tinh thần. Tơn giáo là thuốc


15
phiện của nhân dân” [21, tr. 570]. C.Mác còn viết: “Con người sinh ra tôn

giáo, chứ không phải tôn giáo sinh ra con người. Tôn giáo là tự ý thức, tự tri
giác của những người chưa tìm thấy mình hoặc tự đánh mất mình một lần
nữa” [21, tr. 70]. Tơn giáo chính là sản phẩm của mối quan hệ hạn chế giữa
con người với tự nhiên và con người với con người, là sự bất lực, yếu kém
của con người trong quá trình chinh phục cải tạo thế giới tự nhiên và xã hội.
Dưới góc độ triết học, tơn giáo có ba chức năng chủ yếu: chức năng
thế giới quan, chức năng đền bù hư ảo, chức năng điều chỉnh hành vi. Ba chức
năng này liên hệ mật thiết với nhau, làm điều kiện, tiền đề cho nhau tồn tại,
phát triển. Trong đó, chức năng thế giới quan là cơ bản nhất, quyết định xu
hướng, nội dung, hình thức của các chức năng khác. Các chức năng khác có
tác động trở lại, làm cho chức năng thế giới quan tồn tại, phát triển sinh động,
phong phú trong đời sống tinh thần của các tín đồ.
Tóm lại, tơn giáo nảy sinh, tồn tại và phát triển có nguồn gốc từ những
điều kiện cụ thể trên cơ sở khả năng nhận thức, tình cảm của con người trước
những hiện thực khách quan. Bản chất tôn giáo là sự phản ánh hư ảo thế giới
khách quan vào trong đầu óc những con người chưa tìm thấy mình, hoặc tự
đánh mất mình một lần nữa.
Theo Tiến sỹ Lê Đại Nghĩa: “Tín ngưỡng tơn giáo là lịng tin, sự ngưỡng
mộ, sùng bái, tơn thờ của con người vào những lực lượng siêu nhiên với quan
niệm rằng lực lượng siêu nhiên ấy có khả năng chi phối, thậm chí quyết định số
phận con người.” [30, tr. 13]; Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Tài khẳng
định: “Tín ngưỡng tơn giáo là khái niệm chỉ niềm tin vào cái “siêu nhiên”,
thần thánh, khơng có thật (hẹp hơn tơn giáo, hẹp hơn tín ngưỡng) [33, tr. 13].
Tín ngưỡng tơn giáo mang tính chất quần chúng rộng rãi, khơng phải chỉ
những tín đồ tơn giáo mới mang trong mình tín ngưỡng tơn giáo mà cả những


16
người khơng theo một tơn giáo nào cũng có thể có tín ngưỡng tơn giáo nhất
định.

Hiện nay, tín ngưỡng tơn giáo đang có xu hướng phục hồi và phát triển
rất mạnh mẽ, mặc dù điều kiện kinh tế - xã hội đã có sự phát triển cao, khoa
học cơng nghệ ngày càng hiện đại, nhưng khơng phải chỉ có những tín đồ tơn
giáo, những người có trình độ văn hố thấp mới có niềm tin tơn giáo, mới có
tín ngưỡng tơn giáo mà ngay cả những người có trình độ học vấn cao cũng có
lúc bị ảnh hưởng của một thứ tín ngưỡng tơn giáo nào đó. Trong những dịp lễ
hội, chùa chiền diễn ra hàng năm đã chứng minh điều đó.
Trong những dịp lễ hội, lượng người đến chùa chiền, nhà thờ khơng hồn
tồn là những tín đồ tơn giáo, mà rất đông những người không theo một tôn giáo
nào. Họ vẫn vào nhà thờ để cầu nguyện những điều tốt lành, mong muốn vứt bỏ
những điều ưu phiền của cuộc sống hàng ngày. Phải có niềm tin vào “Chúa”,
“Phật”, thần thánh thì họ mới đến những nơi đó, đó là tín ngưỡng tơn giáo.
Như vậy, có thể quan niệm rằng: tín ngưỡng tơn giáo là lịng tin và sự ngưỡng
mộ, ngưỡng vọng vào một lực lượng siêu nhiên, thần bí, lực lượng siêu nhiên ấy có
thể mang hình thức biểu tượng “Trời”, “Phật”, “thần thánh” hay một sức mạnh
huyền bí vơ hình nào đó tác động đến đời sống tâm linh của con người.
Tín ngưỡng tơn giáo là phạm trù thuộc lĩnh vực ý thức xã hội. Nó là
niềm tin, sự ngưỡng mộ, ngưỡng vọng không dựa vào những suy luận lơgíc
khoa học mà dựa vào những niềm tin thuần túy về sự tồn tại của một đấng tối
cao nào đó. Là một dạng niềm tin, tín ngưỡng tơn giáo cũng có vị trí, vai trị,
cấu trúc, đặc điểm của niềm tin nói chung. Song tín ngưỡng tơn giáo cịn có
cấu trúc, đặc điểm riêng.
Xét về cấu trúc của tín ngưỡng tơn giáo, bao gồm tổng hịa các yếu tố
quan niệm tơn giáo, tình cảm tơn giáo và ý chí tơn giáo tạo thành. Tín ngưỡng
tơn giáo là cơ sở tinh thần tư tưởng của hành vi lễ nghi và tổ chức, hoạt động
của các tôn giáo.


17
Quan niệm tơn giáo bao gồm những biểu tượng, hình ảnh về lực

lượng siêu nhiên trong ý thức của con người có tín ngưỡng tơn giáo. Họ
khơng cần có sự suy luận lơgíc, khơng cần kiểm nghiệm qua thực tiễn, mà
tất cả những gì “Chúa”, “Phật” đã nói đều là “chân lý”. Nó chỉ được
chứng minh ở niềm tin của người có tín ngưỡng tơn giáo, được thơng qua
bằng sự tưởng tượng. Đứng trước tượng Phật, tượng Chúa, thánh giá,... họ
đều coi đó là các vị thần quyền uy, vạn năng.
Tình cảm tơn giáo là yếu tố tâm lý cơ bản có vị trí, vai trị quan trọng
đối với người có tín ngưỡng tơn giáo. Người có tín ngưỡng tơn giáo quan hệ
với lực lượng siêu nhiên thông qua cảm xúc. Các biểu hiện tình cảm tơn giáo
thâm nhập và ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống của họ, từ nhận thức đến hành
vi. Họ mong muốn được sự cứu giúp của các lực lượng siêu nhiên đó. Tín
ngưỡng tơn giáo tạo ra những hình ảnh giả tạo, trong đó con người dường như
được giải thoát khỏi những bất lực của hiện thực, hy vọng được đền bù ở thế
giới bên kia. Với sự đền bù này, tín ngưỡng tơn giáo làm cho tín đồ dịu bớt
nỗi khổ đau, tạo cho họ một bức tranh xuyên tạc về xã hội và con người, giam
cầm lý trí, thủ tiêu đấu tranh, ru ngủ, mê hoặc họ.
ý chí tơn giáo là yếu tố khơng thể thiếu được của tín ngưỡng tơn giáo.
Nó góp phần chi phối tới mọi hoạt động của người có tín ngưỡng tơn giáo,
giúp họ vơi đi nỗi khổ đau, để hướng tới hy vọng có được sự cứu vớt của lực
lượng siêu nhiên. Nhất là, kiềm chế, kiểm soát, điều chỉnh nhu cầu, từ ý nghĩ
đến hành vi của họ theo tín điều, giáo lí.
Quan niệm tơn giáo, tình cảm tơn giáo và ý chí tơn giáo tạo tín ngưỡng
tơn giáo. Tín ngưỡng tơn giáo là cơ sở tinh thần, tư tưởng quy định hành vi lễ
nghi, hoạt động của người có tín ngưỡng tơn giáo. Hành vi của người có tín
ngưỡng tơn giáo bị quy định bởi những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực do
chính họ tạo nên. Thơng qua hành vi, hoạt động, tín ngưỡng tơn giáo có ảnh


18
hưởng mạnh mẽ tới mọi mặt đời sống xã hội nhất là đời sống tinh thần xã hội.

Bất cứ tín ngưỡng tôn giáo nào cũng đều hội tụ đầy đủ các yếu tố cơ bản trên.
Các yếu tố đó gắn bó chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau, quy định bản chất
của tín ngưỡng tơn giáo.
Xét về đặc điểm của tín ngưỡng tơn giáo, trên các góc độ tiếp cận khác
nhau, thì có biểu hiện cụ thể: Tín ngưỡng tơn giáo với tính cách là một bộ
phận của hình thái ý thức xã hội, luôn phản ảnh và bị quy định bởi tồn tại xã
hội, nhưng đó là sự phản ảnh hư ảo vào đầu óc của con người. Thơng qua các
chức năng, tín ngưỡng tơn giáo tác động đến các lĩnh vực đời sống tinh thần
theo cả hai chiều tích cực và tiêu cực; với tính cách là một dạng niềm tin, tín
ngưỡng tơn giáo là niềm tin hư ảo, mù qng, phi lơgíc; với tính cách là một
hiện tượng của xã hội, tín ngưỡng tơn giáo thơng qua các hành vi, lễ nghi, tổ
chức, hoạt động của người có tín ngưỡng tơn giáo tạo nên một thực thể, một
cộng đồng xã hội đặc thù tác động ảnh hưởng đến các lĩnh vực đời sống xã
hội. Tuy ảnh hưởng của nó có mặt tích cực nhất định, nhưng về cơ bản là tiêu
cực, là một hiện tượng xã hội dễ bị kẻ địch lợi dụng để chống phá cách mạng.
Tóm lại, là một hình thái ý thức xã hội, tín ngưỡng tơn giáo ln tìm
cách phản ánh hư ảo tồn tại xã hội. Do vậy, việc phát huy ảnh hưởng tích cực,
khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng tơn giáo là u cầu khách quan
và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
1.1.2. Quan niệm về ảnh hưởng của tín ngưỡng tơn giáo đến đời
sống tinh thần của học viên Tiểu đội trưởng ở Trường Quân sự Quân khu 3
Theo quy định của luật giáo dục: Người học là người đang học tập tại
các cơ sở giáo dục của hệ thống Quốc dân [41, tr. 63]. Theo điều lệ công tác
nhà trường Quân đội nhân Việt Nam: trong các nhà trường Quân đội, người
học được gọi là học viên [4, tr. 12]. Nghị quyết số 86 của Đảng ủy Quân sự
Trung ương về công tác giáo dục đào tạo trong tình hình mới, mục tiêu đào


19
tạo cán bộ theo ba cấp: Chiến dịch - chiến lược; chiến dịch - chiến thuật và

cấp phân đội (trong đó có đối tượng là Tiểu đội trưởng).
Học viên được đào tạo để trở thành Tiểu đội trưởng ở các Trường
Quân sự Quân khu, Quân đoàn là một bộ phận, một cấp đào tạo trong hệ
thống các nhà trường trong Quân đội. Đối tượng tuyển chọn đào tạo là quân
nhân đã được huấn luyện trong chương trình chiến sĩ mới tại các đơn vị và
được lựa chọn cử đi đào tạo.
Học viên Tiểu đội trưởng ở Trường Quân sự Quân khu 3 hiện nay là
quân nhân có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, văn
hố, sức khoẻ được lựa chọn để đào tạo theo mục tiêu, nội dung, chương
trình tập trung thống nhất tốt nghiệp ra trường được phong quân hàm hạ sĩ
quan, giữ chức vụ Tiểu đội trưởng và được phân công công tác chủ yếu ở các
đơn vị thuộc Quân khu 3.
Học viên Tiểu đội trưởng ở Trường Quân sự Quân khu 3 được tuyển
chọn chặt chẽ theo quy định của tham mưu trưởng Quân khu 3. Bản thân
chiến sĩ có nguyện vọng đi học, có đầy đủ các tiêu chuẩn về chính trị, đạo
đức, văn hoá, sức khoẻ đáp ứng yêu cầu học tập, rèn luyện theo quy định.
Tuổi đời phổ biến từ 18 - 20, đang trong giai đoạn trưởng thành, có sức khoẻ,
nhanh nhạy, ham hiểu biết, cầu tiến bộ, nhiệt tình... Tuy nhiên, đối tượng này
cũng bộc lộ khơng ít những hạn chế, bất cập dễ bị tác động, nhất là mặt trái
của nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng tơn giáo và các
tệ nạn tiêu cực khác của xã hội. Thời gian đào tạo Tiểu đội trưởng là 4 tháng,
sau khi tốt nghiệp ra trường được cấp bằng Tiểu đội trưởng, giữ chức vụ Tiểu
đội trưởng và tương đương, được phân công công tác chủ yếu trong địa bàn
Quân khu 3. Theo Luật Nghĩa vụ Quân sự bổ sung sửa đổi năm 2005 thì thời
gian Tiểu đội trưởng phục vụ tại ngũ trong Quân đội là 24 tháng.


20
Học viên được đào tạo Tiểu đội trưởng ở Trường Quân sự Quân khu 3
đã trải qua huấn luyện tân binh 2 tháng ở các đơn vị. Họ về trường được học

tập, rèn luyện trong môi trường sư phạm quân sự tốt. Hiện nay Nhà trường có
Tiểu đồn 3 và Tiểu đoàn 4 là những đơn vị chuyên quản lý, giáo dục rèn luyện
học viên Tiểu đội trưởng. ở các đơn vị học viên có hệ thống tổ chức Đảng, tổ
chức chỉ huy, Đoàn thanh niên, Hội đồng quân nhân và có đội ngũ cán bộ quản
lý học viên được lựa chọn có phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm quản lý, giáo
dục, rèn luyện học viên. Đội ngũ giáo viên của Nhà trường cơ bản được rèn
luyện thử thách có bản lĩnh, phẩm chất, trình độ, năng lực và giàu kinh nghiệm.
Trường Quân sự Quân khu 3 đóng quân trên địa bàn Thị trấn Sao Đỏ
thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, chịu ảnh hưởng của điều kiện kinh tế,
chính trị, xã hội, cả về mặt tích cực, tiêu cực của đời sống ở địa phương, nhất là
tác động tiêu cực đến đời sống tinh thần của học viên. Đặc biệt, trong suy nghĩ và
hành động của họ còn mang dấu ấn, tàn dư, tư tưởng, tập quán, thói quen lạc hậu
không phù hợp với hoạt động quân sự. do đó, trong q trình học tập, rèn luyện
phải từng bước gạt bỏ nó, nếu khơng sẽ ảnh hưởng tới đời sống tinh thần của họ.
Mặt khác, trong quá trình học tập rèn luyện tại trường, học viên cần phải rèn luyện
phát triển toàn diện các phẩm chất, nhân cách của người qn nhân cách mạng; có
bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh và có trình
độ học vấn cao đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và phát triển
quân đội theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
Để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo Tiểu đội
trưởng của Nhà trường, thì việc phát huy ảnh hưởng tích cực, khắc phục ảnh
hưởng tiêu cực của tín ngưỡng tơn giáo đến đời sống tinh thần của học viên ở
Trường Quân sự Quân khu 3 là đòi hỏi khách quan trong giai đoạn hiện nay.
Đời sống tinh thần là một phạm trù rộng lớn, nội dung hết sức phong
phú. Theo giáo trình chủ nghĩa vơ thần khoa học: “Đời sống tinh thần là tổng


21
hòa những giá trị, những sản phẩm, những quan hệ, những hoạt động tinh
thần của xã hội, phản ánh tồn tại xã hội và nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại

phát triển của xã hội trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định.”[33, tr. 148].
Đời sống tinh thần bao trùm toàn bộ hiện thực tinh thần của cả xã hội, từ ý
thức cá nhân đến ý thức tập thể, ý thức dân tộc, ý thức giai cấp, ...
Với tính cách là một hệ thống, đời sống tinh thần xã hội bao gồm đời sống tư
tưởng, đạo đức, lối sống; đời sống khoa học - cơng nghệ; đời sống văn hóa - nghệ
thuật; đời sống giáo dục - đào tạo và sinh hoạt tín ngưỡng tơn giáo của cả xã hội.
Với tính cách là một q trình, đời sống tinh thần bao gồm các quá
trình cơ bản: nhu cầu tinh thần, sản xuất tinh thần, giao tiếp và tiêu dùng các
sản phẩm, các giá trị tinh thần. Các lĩnh vực này tác động lẫn nhau làm cho
đời sống tinh thần tồn tại, vận động, phát triển phong phú và phức tạp.
Đời sống tinh thần có cấu trúc và nội dung khá phức tạp, nó được phản
ánh qua các dấu hiệu cơ bản như: ý thức xã hội là dấu hiệu cơ bản, quan trọng
trong phạm trù đời sống tinh thần xã hội; hoạt động và quan hệ tinh thần là dấu
hiệu đáng chú ý nhất của đời sống tinh thần, để phân biệt đời sống tinh thần với
tinh thần; cơ chế tác động, hỗ trợ của các phương tiện vật chất đối với hoạt động
tinh thần như là nhà in, rạp hát, sách báo, truyền thanh, truyền hình,... cũng là
một dấu hiệu của phạm trù đời sống tinh thần để phân biệt với tinh thần.
Đời sống tinh thần của học viên Tiểu đội trưởng ở Trường Quân sự
Quân khu 3 vừa mang những bản chất chung của đời sống tinh thần xã hội,
vừa có nét đặc thù của học viên Tiểu đội trưởng. Đời sống tinh thần của học
viên luôn chịu sự tác động mạnh mẽ của đời sống đời sống vật chất và đời
sống tinh thần của xã hội. Đó là sự tác động của chế độ kinh tế, chính trị, văn
hoá, tinh thần của xã hội, của mối quan hệ làng - nước, quan hệ cá nhân - xã
hội. Đời sống tinh thần của học viên chịu sự tác động trực tiếp của môi trường
đặc thù trong quân đội. Đó là danh dự và trách nhiệm quân nhân; sự hiểu biết


22
về mục tiêu lý tưởng, nhiệm vụ quân đội; sự chịu đựng gian khổ, hy sinh; sự
căng thẳng về tâm lý; sự thiếu thốn về vật chất, tinh thần, nhất là thời chiến.

Như vậy, đời sống tinh thần của học viên Tiểu đội trưởng ở Trường
Quân sự Quân khu 3 là tổng hoà những giá trị về tinh thần, những quan hệ,
những hoạt động tinh thần của xã hội, quân đội và nhà trường, nhằm thỏa
mãn nhu cầu học tập, phát triển về mọi mặt của người quân nhân trong quá
trình học tập tại trường, trong mỗi giai đoạn nhất định. Đời sống tinh thần
của học viên bao gồm các mặt: đời sống chính trị, tư tưởng, đạo đức; cơng tác
giáo dục - huấn luyện, khoa học - công nghệ; sinh hoạt văn hoá - nghệ thuật. ở
Trường Quân sự Quân khu 3, đời sống tinh thần của học viên cịn bao hàm cả
sinh hoạt tín ngưỡng tơn giáo ở những học viên có tín ngưỡng tơn giáo.
Chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống là lĩnh vực quan trọng nhất của
đời sống tinh thần có ảnh hưởng chi phối tới các lĩnh vực khác và cũng chịu
sự chi phối của các lĩnh vực đó, nhất là hệ tư tưởng chính trị giữ vai trị đặc
biệt quan trọng, quy định tới tính chất, nội dung, phương hướng phát triển đời
sống tinh thần của học viên Tiểu đội trưởng ở Trường Quân sự Quân khu 3.
Trong xã hội có giai cấp, đời sống tinh thần mang tính giai cấp sâu sắc.
Cách mạng Việt Nam, do giai cấp công nhân Việt Nam, trực tiếp là Đảng cộng
sản Việt Nam lãnh đạo, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường
lối chính trị của Đảng giữ vai trị chủ đạo, quy định sự vận động, phát triển đời
sống tinh thần xã hội, quân đội, nhà trường, từ đó quy định đến đời sống tinh
thần của học viên Tiểu đội trưởng ở Trường Quân sự Quân khu 3.
Đạo đức là toàn bộ những quan niệm, thái độ, tình cảm,... của con
người về các quy tắc, các chuẩn mực điều chỉnh hành vi và đánh giá trong các
mối quan hệ theo các chuẩn mực nhất định như: thiện - ác, lương tâm - trách
nhiệm, quyền lợi - nghĩa vụ,... Đạo đức vừa có nội dung mang tính nhân loại
vừa có nội dung mang tính giai cấp. Cũng như trong xã hội, hai nội dung đạo


23
đức đó của người học viên Tiểu đội trưởng thống nhất với nhau, hòa quyện
vào nhau. Cả hai mặt này đều có vị trí, vai trị quan trọng trong đời sống tinh

thần của học viên. Đạo đức học viên do q trình tu dưỡng, rèn luyện kiên trì
mà có được, giúp họ tự điều chỉnh hành vi trong các mối quan hệ xã hội.
Trong thời gian học tập tại trường, đòi hỏi người học viên Tiểu đội trưởng
phải tu dưỡng, rèn luyện cao độ mới đạt được mục đích, yêu cầu đặt ra.
Lối sống là phương thức thể hiện cụ thể quan điểm tư tưởng, quan
niệm đạo đức của con người trong quá trình tồn tại và hoạt động. Đối với học
viên Tiểu đội trưởng ở Trường Quân sự Quân khu 3, hệ tư tưởng, mục tiêu, lí
tưởng của giai cấp công nhân là những yếu tố cơ bản, chủ đạo quy định lối
sống của học viên Tiểu đội trưởng ở Trường Quân sự Quân khu 3 hiện nay.
Lối sống của học viên được thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan và văn hóa
của họ, thể hiện chủ nghĩa nhân đạo, nhân văn trong các mối quan hệ.
Huấn luyện - giáo dục, khoa học - công nghệ là lĩnh vực cơ bản, quan
trọng của đời sống tinh thần của học viên nhằm trang bị cho họ có đủ phẩm
chất, năng lực hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao và góp phần phát
triển con người tồn diện. Trong đó gồm giáo dục chính trị - tư tưởng và huấn
luyện chuyên môn nghiệp vụ quân sự, phát triển khoa học - cơng nghệ nhằm
chuẩn bị tồn diện cho học viên về chính trị, tư tưởng, thể lực, tâm lí, kiến
thức,... đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của người cán bộ Tiểu đội trưởng.
Văn hoá - nghệ thuật cũng là lĩnh vực cơ bản của đời sống tinh thần
của học viên nhằm hướng tới những giá trị Chân- Thiện - Mỹ. Không ngừng
giáo dục cho học viên hướng tới những giá trị cao đẹp trong cuộc sống, xây
dựng tư tưởng tiến bộ, tình cảm tốt đẹp nâng cao trình độ phẩm chất chính trị,
khả năng phát triển tồn diện của họ. Trong nhà trường về cơ bản các hoạt
động của học viên đều có tính thẩm mĩ như giáo dục truyền thống, tuyên


24
truyền cổ động,... Các hoạt động đó đều hướng tới xây dựng con người phát
triển toàn diện, đáp ứng nhiệm vụ người học viên Tiểu đội trưởng.
Tín ngưỡng tơn giáo không phải là lĩnh vực cơ bản trong đời sống tinh

thần của học viên, nhưng nó là bộ phận tồn tại khách quan trong đời sống tinh
thần của học viên có tín ngưỡng tơn giáo, ảnh hưởng nhất định đến đời sống
tinh thần của cá nhân và tập thể học viên ở Trường Quân sự Quân khu 3, theo
đó ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả đào tạo.
Từ những phân tích trên, có thể quan niệm: ảnh hưởng của tín ngưỡng tôn
giáo đến đời sống tinh thần của học viên Tiểu đội trưởng ở Trường Quân sự
Quân khu 3 là sự tác động (tích cực và tiêu cực) của tín ngưỡng tơn giáo đến các
mặt chính trị, tư tưởng, đạo đức, văn hóa, lẽ sống,.. gây nên những biến đổi nhất
định trong đời sống tinh thần của học viên trong quá trình học tập tại trường.
Những nội dung biểu hiện cụ thể của sự ảnh hưởng của tín ngưỡng tơn
giáo đến đời sống tinh thần của học viên Tiểu đội trưởng ở Trường Quân sự
Quân khu 3 như sau:
Một là, tín ngưỡng tơn giáo ảnh hưởng tới chính trị - tư tưởng, niềm tin
cách mạng, nhiệm vụ quân đội, nghĩa vụ của học viên Tiểu đội trưởng ở
Trường Quân sự Quân khu 3.
Tư tưởng của người học viên có vai trị quyết định tới việc hồn thành
nhiệm vụ của người học viên. Vì vậy, tư tưởng có vững vàng hay không được
biểu hiện thông qua hoạt động thực tiễn, hành vi thái độ, tình cảm của họ.
Lênin đã khảng định: trong chiến tranh rốt cuộc thắng hay bại hoàn toàn tuỳ
thuộc vào trạng thái tinh thần của những người lính cầm súng chiến đấu trên
chiến trường quyết định. Nếu tư tưởng khơng vững vàng, suy nghĩ, hành động
khơng đúng thì khơng hồn thành nhiệm vụ. Nguồn gốc, bản chất của tơn giáo
và tín ngưỡng tơn giáo là đã biến con người trở thành nơ lệ cho sức mạnh vơ
hình, trói buộc con người bằng những niềm tin tôn giáo thông qua các giáo lý,


25
giáo luật... như đã đề cập. Do vậy, không phải chỉ những học viên có đạo mới
có tín ngưỡng tơn giáo, mà hầu hết học viên đều có trong mình một thứ tín
ngưỡng tơn giáo và chịu ảnh hưởng ít nhiều của tín ngưỡng tơn giáo ấy.

Sự tác động tích cực của tín ngưỡng tơn giáo được thể hiện ở ngay
trong mỗi học viên có tín ngưỡng tơn giáo, họ luôn đồng hành cùng với dân
tộc, với chế độ mới vì sự nghiệp “dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân
chủ, văn minh”, ln cùng với mọi người tích cực tham gia thực hiện nhiệm
vụ của người học viên vì lợi ích thiết thân của mình trong đời sống thế tục
cũng như trong đời sống tín ngưỡng tơn giáo. Họ luôn tin vào những điều tốt
đẹp trong cuộc sống trần thế, họ cho rằng: “ở hiền gặp lành’’ và sẽ được
“thần’’, “thánh’’ che chở, cứu vớt. Ngược lại, nếu làm những điều ác thì sẽ
“ác giả ác báo’’ và rồi “thần’’, “thánh’’ trừng phạt. Từ đó, dẫn đến con người
hướng vào làm việc thiện, từ bỏ điều ác. Điều này phù hợp với lý tưởng cách
mạng, nhiệm vụ của người học viên. Những học viên có tín ngưỡng tơn giáo
có sự thống nhất căn bản về lợi ích cá nhân và tập thể, có sự “gặp gỡ’’ giữa lý
tưởng mơ ước của tín ngưỡng tơn giáo với mục tiêu lý tưởng chiến đấu của
quân đội. Đó là xây dựng một xã hội ấm no, tự do, hạnh phúc kiểu “Thiên
đường’’, “Niết bàn’’ trên trần thế.
Tác động tiêu cực của tín ngưỡng tơn giáo tới lý tưởng cách mạng,
nhận thức về chiến tranh, nhiệm vụ của quân đội và nghĩa vụ của người học
viên. Tín ngưỡng tơn giáo đã làm cho con người tin vào lực lượng siêu nhiên,
tin vào “đấng tối cao” như “Chúa”, “Trời”, “Phật”, “thần thánh”. Họ cho rằng
các lực lượng siêu nhiên quyết định tới số phận con người, “Chúa sinh ra tất
cả” và “Chúa quyết định tất cả” và đến lượt con người có thể tác động trở lại
các lực lượng siêu nhiên để thần thánh che chở, tha tội... Người học viên khi
đã bị ảnh hưởng của tín ngưỡng tơn giáo thì tiếp xúc với lý tưởng cộng sản rất
khó bởi thế giới quan mác xít hồn tồn đối lập với thế giới quan tôn giáo.


×