Tải bản đầy đủ (.ppt) (33 trang)

Phuong phap day hoc hoc sinh DTTS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.38 KB, 33 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Đơn vị: TH Xuân Lãnh 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> NỘI DUNG I. Nhận định chung (Tình hình dạy và học.) II. Văn bản pháp qui. III. Những yêu cầu về GDTH (DTTS) IV. Những giải pháp 1. Giải pháp đã thực hiện. 2. Giải pháp khắc phục sắp đến..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> NỘI DUNG V. Quá trình triển khai và thực hiện VI. Kết luận.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> I. Nhận định chung 1. Học sinh: Xác định chất lượng học tập của học sinh DTTS là một vấn đề bức xúc, cấp thiết của ngành giáo dục nói chung và của trường TH Xuân Lãnh 1 nói riêng. - Số lượng học sinh DTTS chiếm hơn 1/3 tổng số học sinh toàn trường, tỉ lệ chưa hoàn thành chiếm đa số. Tinh thần học tập chưa tốt, chán học và sinh ra nghỉ nhiều..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> I. Nhận định chung 1. Học sinh: - Gia đình chưa quan tâm, thường lạm dụng thời gian học tập của con em. - Lổ hỏng kiến thức quá lớn và việc được bù đắp kiến thức chưa đảm bảo. - Thường đi làm ăn xa, ở nương rẫy và tiếng việt còn hạn chế..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> I. Nhận định chung 1. Học sinh:  Tuy nhà trường có đầu tư nhiều việc mở chuyên đề về dạy - học, trang bị lực lượng giáo viên, thời gian ôn tập và tạo điều kiện để kiểm tra lại, ...nhưng chưa làm lay chuyển về ý thức học tập (đi học chưa đều, chưa chú ý nghe lời thầy cô giảng, ...) chất lượng của học sinh DTTS vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện nay..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> I. Nhận định chung 2. Giáo viên: - Phương pháp dạy học thật sự chưa phù hợp, ngại ngùng chuyển đổi. - Chưa nắm rõ hoàn cảnh, tâm lý và gần gủi với đối tượng học sinh. - Trong từng tiết dạy chưa nắm chắc kiến thức trọng tâm, đầu tư cho việc nghiên cứu trước khi dạy. - Tính đối phó của một số giáo viên vẫn còn tồn tại..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> I. Nhận định chung 2. Giáo viên: Ví dụ: Trên giấy tờ thì thể hiện đầy đủ theo yêu cầu (lồng ghép tiếng việt, vệ sinh môi trường, ATGT, nội dung học sinh chưa hoàn thành thực hiện, ....). Khi có người dự thì thể hiện tiết dạy khác. Chính điều này đã làm cho người dạy sẽ lúng túng. - Việc sao chép hồ sơ còn tồn tại (thiết kế  thi công) . Cần điều chỉnh, thêm thắt theo thực tế của lớp mình..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> II. Văn bản pháp qui - Thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng BGD-ĐT. - Theo tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN các môn học ở tiểu học. - Theo tinh thần công văn 9890/BGDĐT-GDTiH ngày 17/9/2007 của Bộ GD-ĐT về việc hướng dẫn nội dung, phương pháp giáo dục học sinh có hoàn cảnh khó khăn..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> II. Văn bản pháp qui - Tinh thần công văn 7975/BGDĐT của Bộ GD-ĐT về việc hướng dẫn dạy học môn thủ công, kĩ thuật ở tiểu học. - Tinh thần công văn 5842/BGDĐT-VP ngày 1/1/2011 của Bộ GD-ĐT về việc “Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông”. - Tinh thần công văn số 411/PGDĐT-PT ngày 6/9/2014 của Phòng GD-ĐT Đồng Xuân về việc hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2014-2015 đối giáo dục dân tộc..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> II. Văn bản pháp qui -. Căn cứ kết quả giáo dục trong những năm học gần đây, tinh thần TT 30/2014 và tình hình thực tiễn của địa phương nói chung và kế hoạch năm học của trường tiểu học Xuân Lãnh 1 nói riêng. ===> “Một số giải pháp nâng cao chất lượng học tập cho đối tượng học sinh DTTS”..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> III. Những yêu cầu về giáo dục. 1. Học sinh tiểu học phải hiểu biết đơn giản, cần thiết về TN-XH và con người. Có kĩ năng cơ bản về đọc, viết, nghe, nói và tính toán. Có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, có hiểu biết ban đầu về hát, múa, mĩ thuật, .... 2. Chất lượng giáo dục học sinh phải đảm bảo theo chuẩn KT-KN đã được qui định theo từng khối lớp. Ví dụ: + Tốc độ đọc lớp 2 + Tốc độ đọc lớp 4.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> III. Những yêu cầu về giáo dục. 3. Giáo viên phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng bộ môn, đặc điểm học sinh và điều kiện của từng lớp học. 4. Lựa chọn nhiều hình thức tổ chức dạy học: trên lớp, trong hay ngoài nhà trường. 5. Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với nội dung, đối tượng và điều kiện thực tiễn..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> IV. Những giải pháp. 1. Những giải pháp đã thực hiện: - Khuyến khích giáo viên tham gia học tập, nâng cao tay nghề. Trình độ chuẩn 100%, nắm bắt kịp thời các văn bản của các cấp . ( Chuẩn chương trình GDPT theo QĐ 16/BGD-ĐT ngày 5.5.2006; 896/BGD-ĐT ngày 13.2.2006 về lựa chọn nội dung dạy học phù hợp cho từng đối tượng học sinh; CV 9890/BGD-ĐT ngày 17.9.2007 về chọn nội dung và phương pháp D-H cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn; . . ..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> IV. Những giải pháp. 1. Những giải pháp đã thực hiện: - Tổ chức khoán chất lượng đến từng giáo viên, lập kế hoạch dạy học cho học sinh chưa hoàn thành có từ đầu năm, tổ chức soạn giảng và lồng ghép chương trình tiếng việt vào các môn học khác, . . . - Thường xuyên tổ chức và tham dự các chuyên đề từ cấp huyện: “Lựa chọn nội dung dạy học phù hợp . . . “ ; “Giải pháp khắc phục học sinh ngồi nhầm lớp”;.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> IV. Những giải pháp. 1. Những giải pháp đã thực hiện: “ Công tác phụ đạo, giảng dạy học sinh chưa hoàn thành”; “Dạy tiếng việt cho học sinh DTTS”; …. - Thao giảng, dự giờ rút kinh nghiệm cho công tác dạy và học. - Phối hợp các đoàn thể trong và ngoài nhà trường để cùng giáo dục và khắc phục học sinh chưa hoàn thành..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> IV. Những giải pháp. 2. Những giải pháp sắp đến. - Nâng cao trách nhiệm của mỗi một nhà giáo về việc giảng dạy nói chung và cho đối tượng học sinh chưa hoàn thành nói riêng . - Thống nhất, đề ra phương án giảng dạy chung trong toàn trường: Kế hoạch – Soạn giảng – Theo dõi thường xuyên  Cách điều chỉnh..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> IV. Những giải pháp. 2. Những giải pháp sắp đến. - Tiếp tục vận động học sinh đi học đều và tạo mối quan hệ tốt giữa giáo viên + gia đình học sinh + Ban thôn.(quan trọng) - Học tập và vận dụng tốt các văn bản chỉ đạo của các cấp về : lựa chọn nội dung dạy học cho phù hợp với học sinh, phương án lồng ghép tiếng việt vào các môn học khác, . . ..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> IV. Những giải pháp. 2. Những giải pháp sắp đến. - Xây dựng nề nếp học tập và tạo mối thân thiện giữa giáo viên và học sinh....(quan trọng) - Tăng cường thời lượng phụ đạo, phụ đạo có chất lượng và hiệu qủa. - Tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi của tổ khối và của nhà trường..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> V. Triển khai và thực hiện. Xác định chất lượng của học sinh DTTS là một yêu cầu bức xúc, cấp thiết của ngành giáo dục nói chung và của trường TH Xuân Lãnh 1 nói riêng. Đòi hỏi lãnh đạo nhà trường và mỗi một giáo viên phải xác định nhiệm vụ và đề ra nhiều giải pháp để tháo gỡ. Tuy có nhiều chuyên đề nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh người DTTS như: “Khắc phục học sinh DTTS bỏ học”.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> V. Triển khai và thực hiện. “Lựa chọn nội dung dạy học phù hợp với đối tượng học sinh” ; “Giải pháp khắc phục học sinh ngồi nhầm lớp” . . . nhưng chất lượng của học sinh DTTS vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện nay. Bởi vì, chúng ta chưa xác định nguyên nhân chủ yếu, đâu là đầu mối để tháo gỡ nhanh nhất, hợp lí nhất để học sinh người DTTS có một chất lượng thực chất..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> V. Triển khai và thực hiện. Đồng hành với phương châm “ Nhà trường – gia đình - xã hội “ cùng giáo dục, nhà trường TH Xuân Lãnh 1 đã thực hiện qui trình giáo dục học sinh người DTTS như sau: 1. Nhà trường: - Luôn luôn duy trì và củng cố công tác xã hội hóa giáo dục. Làm cho quần chúng nhân dân (người DTTS) hiểu, nắm rõ về những nét cơ bản chuẩn kiến thức của một lớp học là đọc, viết và tính toán..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> V. Triển khai và thực hiện. Từ đó mới xác định được việc học là một nhu cầu hiện nay của con em mình. Tham mưu với Đảng ủy và chính quyền địa phương về việc vận động học sinh ra lớp, tạo mọi điều kiện về CSVC cho nhà trường. - Quán triệt trong hội đồng sư phạm về nhiệm vụ và yêu cầu cấp bách về chất lượng học tập của học sinh hiện nay nói chung và của học sinh DTTS nói riêng qua các văn bản chỉ đạo của các cấp:.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> V. Triển khai và thực hiện. 2. Giáo viên: - Giáo viên chủ động thực hiện nội dung chương trình các môn học được phân phối theo từng tuần, từng bài cụ thể để lồng ghép vào các môn học đã được qui định (TNXH, Đạo đức, Mĩ thuật, Thủ công) sao cho sát với hoàn cảnh và trình độ bị hẩn hụt của học sinh ở lớp mình, nhưng phải đảm bảo yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng qui định cho từng khối lớp ở hai môn Toán –Tiếng việt..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> V. Triển khai và thực hiện. (Có kế hoạch cụ thể và được thống nhất trong nhà trường, tổ chuyên môn, … được kí duyệt của nhà trường theo từng tháng trước khi thực hiện). - Linh hoạt trong việc lồng ghép và thực hiện với hai cách sau: + Cách một: Hai nội dung khác nhau thực hiện trong 1 tiết dạy. + Cách hai: Chọn nội dung của môn học đó để luyện tập, thực hành..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> V. Triển khai và thực hiện. - Trong dạy học, cần căn cứ vào đặc điểm và mục tiêu của bài học. + Hoạt động mà học sinh phải thực hiện. + Nhận xét rõ kết quả đã làm được hoặc chưa làm được theo yêu cầu của bài học. - Xây dựng môi trường giao tiếp tiếng việt trong hoạt động giáo dục. - Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh (Những kĩ năng được gọi là cốt lõi).

<span class='text_page_counter'>(27)</span> V. Triển khai và thực hiện. * Vì kĩ năng sống chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực,lành mạnh. + Kỹ năng giải quyết vấn đề; + Kỹ năng suy nghĩ /tư duy phê phán; + Kỹ năng giao tiếp hiệu quả;.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> V. Triển khai và thực hiện. + Kỹ năng ra quyết định; + Kỹ năng tư duy sáng tạo; + Kỹ năng giao tiếp ứng xử cá nhân; + Kỹ năng tự nhận thức/tự trọng và tự tin của bản thân,xác định giá trị; + Kỹ năng thể hiện sự cảm thông; + Kỹ năng ứng phó căng thẳng với cảm xúc..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> V. Triển khai và thực hiện.. Việc phân bổ thời gian thường dành phần nhiều cho phần luyện tập thực hành môn tiếng việt, không nhất nhất theo một thời gian mà cần linh hoạt tùy theo nội dung chuyển tải (dao động từ 15 phút đến 25 phút).

<span class='text_page_counter'>(30)</span> VI. Kết luận. 1. Bài học kinh nghiệm: Tuy bước đầu thực hiện việc bồi dưỡng tiếng việt cho học sinh DTTS bằng hình thức lồng ghép, nhưng những kinh nghiệm sau không thể thiếu khi thực hiện cách dạy lồng ghép. 1. Phải nắm vững chương trình, nội dung dạy học của khối lớp. Lấy việc đầu tư, nghiên cứu và tự học của bản thân làm chính..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> VI. Kết luận. 1. Bài học kinh nghiệm: 2. Xây dựng được nề nếp học tập và nắm chắc chất lượng từng nhóm đối tượng học sinh. 3. Quan hệ gần gũi với gia đình học sinh. 4. Nhà trường cần tăng cường công tác kiểm tra, thăm lớp dự giờ và xét duyệt kế hoạch dạy học, …nhằm điều chỉnh và sửa đổi kịp thời nội dung, phương pháp dạy học.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> VI. Kết luận. 2. Kết luận: Tuy còn nhiều nan giải trong công tác giảng dạy nói chung và nâng cao chất lượng học sinh người DTTS nói riêng, nhưng với sự nổ lực, cộng tác của các đồng nghiệp của đoàn thể trong và ngoài nhà trường, thì số liệu và chất lượng của đối tượng nói trên sẽ khởi sắc. Tin tưởng rằng, học sinh sẽ học tập cần mẫn, vui tươi qua sự dìu dắt đầy nhiệt huyết của mỗi một thầy, cô giáo ./..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Chân thành cảm ơn các đồng nghiệp.

<span class='text_page_counter'>(34)</span>

×