Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Xác định bệnh viêm vú trên đàn bò sữa và so sánh hiệu quả của một số phác đồ điều trị tại trang trại bò sữa Thanh Hóa I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (828.82 KB, 43 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong những năm học tập và rèn luyện tại trường Đại Học Hồng Đức, tôi
đã nhận được sự dạy dỗ của các thầy cô giáo, đặc biệt là thầy cô giáo trong bộ
môn khoa vật nuôi. Đến nay tơi đã hồn thành chương trình học tập và thời gian
thực tập tốt nghiệp.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Ban giám hiệu trường
Đại Học Hồng Đức và Ban lãnh đạo khoa Nông – Lâm - Ngư Nghiệp, các thầy
cô trong bộ môn khoa học vật nuôi, đặc biệt là Thạc sỹ Nguyễn Thị Hải người
đã rất nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo và công nhân trang trại bị sữa
Thanh Hóa I thuộc cơng ty TNHH MTV Bò sữa Việt Nam đã tạo điều kiện và
giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực tập
Tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ và động viên tơi trong
suốt q trình học tập, thời gian thực tập.
Trong q trình học tập bản thân tơi khơng tránh khỏi những thiếu sót
kính mong sự quan tâm góp ý của các thầy cơ để tơi trưởng thành hơn trong
cơng tác sau này.
Thanh Hóa, ngày....tháng 06 năm 2015
Sinh viên

Nông Bá Mạnh

i


MỤC LỤC

PHỤ LỤC.........................................................................................................P1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT


1
2
3
4
5
6
7
8
9

Chữ viết tắt
MMA
FSH
LH
cs
nxb
h
CMT
FRH
LRH

10

GnRH

Nội dung
Hội chứng viêm vú, viêm tử cung, mất sữa
Folliculo Stimulin Hormone
Lutein Stimulin Hormone
Cộng sự

Nhà xuất bản
Giờ
California Mastitis test
Folliulin Realising Hormone
Lutein Realising Hormone
Gonadotrapin Realising Hormone

ii


DANH MỤC BẢNG
Tên bảng
Bảng 1:Cơ cấu đàn bò,bê tại cơ sở thực tập
Bảng 2:Tình hình mắc bệnh của đàn bị sữa
Bảng 3:Kết quả điều tra bệnh viêm vú
Bảng 4:Kết quả điều trị viêm vú
Bảng 5:Thời gian và chi phí điều trị

iii

Trang
18
21
28
29
32


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Tên biểu đồ

Biểu đồ 1: Kết quả điều trị viêm vú của 2 phác đồ
Biểu đồ 2: Thời gian điều trị của 2 phác đồ
Biểu đồ 3: Chi phí cho một ca điều trị

Trang
30
31
32

SƠ ĐỒ
Sơ đồ: Cơ chế điều hịa chu kì động dục ở bị cái................................6

iv


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước,
đất nước ta đang trên đà phát triển mạnh, đời sống xã hội ngày càng được nâng
cao, nhu cầu của con người về thực phẩm tăng nhanh cả về chất lượng và số
lượng trong đó có nhu cầu về thịt và sữa.
Trước thực tế đó việc sử dụng lợi thế sẵn có của ngành chăn ni nước ta
là khai thác tối ưu nguồn thức ăn, bãi chăn cũng như nguồn phụ phẩm công –
nông nghiệp. Chúng ta cần phải đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi đặc biệt
là ngành chăn ni bị sữa để đáp ứng nhu cầu trên (đặc biệt là nhu cầu về sữa).
So với một số nước Châu Âu và Bắc Mỹ thì ngành chăn ni bị sữa ở
nước ta đang cịn non trẻ. Trong những năm gần đây nhà nước đang khuyến
khích và có nhiều chương trình đầu tư cho lĩnh vực này. Vì vậy, đàn bị sữa đã
phát triển khá nhanh ở Hà Nội, TPHCM, Sơn La, Lâm Đồng... Năm 1999 nước
ta có khoảng 29.000 con, cuối năm 2002 là 54.400 con và đến tháng 9/2003 là

80.000 con bị với quy mơ như vậy chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của
người tiêu dùng. Một phần nguyên nhân dẫn đến chưa đáp ứng được nhu cầu
tiêu dùng là do chúng ta chưa phát huy hết tiềm năng sinh học của chúng.
Tại trang trại bị sữa Thanh Hóa I , tỉnh Thanh Hóa do một số yếu tố ảnh
hưởng, đặc biệt là khí hậu nhiệt đới gió mùa nên đàn bị sữa mắc bệnh viêm vú
xảy ra khá phổ biến gây thiệt hại lớn tới sản lượng sữa. Vì vậy để khắc phục vấn
đề trên và tìm ra phác đồ điều trị bệnh viêm vú có hiệu quả. Được sự đồng ý của
khoa Nông Lâm Ngư nghiệp trường Đại học Hồng Đức, sự ủng hộ của giảng
viên hướng dẫn và sự giúp đỡ của Giám đốc trang trại Bò sữa chúng tôi tiến
hành đề tài: “Xác định bệnh viêm vú trên đàn bò sữa và so sánh hiệu quả của
một số phác đồ điều trị tại trang trại bò sữa Thanh Hóa I’’.

1


1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
- Đánh giá được tình hình bệnh viêm vú trên đàn bị ni tại trang trại bị
sữa Thanh Hóa I .
- So sánh được hiệu quả điều trị bệnh viêm vú trên đàn bò bằng 2 phác đồ.
1.2.2. Yêu cầu cần đạt
- Xác định được tỉ lệ mắc bệnh viêm vú trên đàn bò sữa.
- Xác định được hiệu quả điều trị của 2 phác đồ.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Số liệu nghiên cứu là cơ sở bổ sung vào tài liệu tham khảo giảng dạy và
nghiên cứu khoa học của sinh viên và giảng viên chuyên ngành chăn nuôi thú y.
- Kết quả của đề tài cho biết tỉ lệ bệnh và hiệu lực của một số phác đồ điều
trị làm tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu tiếp theo tại trang trại Bị sữa
Thanh Hóa I thuộc Cơng ty TNHH MTV bò sữa Việt Nam.

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Cung cấp những thông tin về bệnh đang xảy ra tại cơ sở và cho ta biết
được hiệu lực điều trị của một số phác đồ điều trị, số liệu khoa học.
- Đề tài này được thực hiện sẽ góp phần đánh giá được một phần nào đó tỉ lệ
mắc bệnh viêm vú đang xảy ra tại trang trại bị sữa từ đó đề xuất các biện pháp
khắc phục và hạn chế.

2


PHẦN II . Tổng quan tài liệu
A . Cơ sở khoa học của đề tài
2.1. Đặc điểm sinh lý, sinh sản của bị cái
2.1.1. Sự thành thục về tính
Khi cơ quan sinh dục của gia súc cái phát triển đến mức độ hồn thiện,
buồng trứng có nỗn bào chín, có trứng rụng và trứng có khả năng thụ thai, tử
cung cũng biến đổi theo và đủ điều kiện cho thai phát triển trong tử cung. Những
dấu hiệu động dục trên xuất hiện với gia súc ở tuổi như vậy gọi là thành thục về
tính. Trong thực tế, sự thành thục về tính thường sớm hơn sự thành thục về thể
vóc. Sự thành thục về tính và thể vóc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống,
dinh dưỡng, ngoại cảnh... Nếu bị lai hướng sữa ni dưỡng tốt thì sự thành thục
về tính lúc 12 tháng tuổi, cịn thể vóc đảm bảo cho cho sự phối giống thì từ 15
tháng tuổi trở lên ( Sipilop, 1967, TXL, 1999)[10]. Đối với bò HF nếu cho ăn
đầy đủ, chăm sóc tốt thì có thể thành thục lúc 10 - 12 tháng tuổi.
2.1.2. Chu kỳ tính (Chu kỳ động dục)
Khi đã thành thục về tính thì những biểu hiện tính dục của bị được diễn ra
liên tục và có tính chu kỳ. Các nỗn bào trên buồng trứng phát triển đến độ chín
nổi cộm lên trên bề mặt buồng trứng gọi là nang Graaf. Khi nang Graaf vỡ thì
trứng rụng gọi là sự rụng trứng. Mỗi lần rụng trứng con vật có những biểu hiện
tính dục ra bên ngồi gọi là chu kỳ động dục. Trứng rụng có tính chu kỳ nên

động dục cũng có chu kỳ, 1 chu kỳ động dục của Bị thường là 21 ngày và dao
động 17 - 24 ngày. Q trình trứng chín và rụng chịu sự điều hồ chặt chẽ của
hormone. Trên cơ sở đó có nhiều tác giả chia chu kỳ sinh dục ra làm 2 pha:
- Pha Folliculin: gồm toàn bộ biểu hiện trước khi rụng trứng
- Pha Lutein: Gồm những biểu hiện sau khi rụng trứng và hình thành thể vàng.
Trong các chu kỳ động dục của bị có nhiều tác giả đã đề cập đến các đợt
sóng nang (Foliculas Ware).
Sóng nang là sự phát triển đồng loạt của một số bao noãn ở cùng một thời
gian. Các cơng trình nghiên cứu theo dõi sự phát triển buồng trứng Invivo bằng
phương pháp nội soi và siêu âm được nhiều tác giả công bố. Các tác giả cho
3


thấy ở bị trong một chu kỳ thường có 2 - 3 đợt sóng nang phát triển (một số ít
có 4 đợt). Đợt 1 bắt đầu diễn ra sau khi rụng trứng, vào ngày thứ 3 - 9 của chu
kỳ. Đợt 2 vào ngày 11 – 17 và đợt 3 vào ngày 18 - 20. Mỗi đợt sóng nang có thể
huy động tới 15 nang, kích thước từ 5 - 7mm. Sau này có một số nang phát triển
hơn gọi là nang trội (nang khống chế), kích thước của nang khống chế ở đợt 1,
2, 3 có thể đạt tới 12 - 15mm và các kích thước nang tương ứng quan sát thấy
vào ngày thứ 6, 13, 21 (Salin, 1987, Monget, Inter-Ag, 1994).[7]
Đặc điểm quan trọng trong các đợt phát triển nang là sự phát triển có tính
tự điều khiển và cạnh tranh giữa các nang. Mỗi đợt có 1 - 2 nang trội, vài nang
lớn phát triển và sự phát triển của các nang khác bị kìm hãm. Tuy vậy, khi thể
vàng cịn tồn tại thì nang khống chế và nang lớn sẽ bị thối hố, chỉ có đợt cuối
cùng khi thể vàng khơng cịn thì nang khống chế mới phát triển tới chín và q
trình rụng trứng mới được xảy ra. Do đặc điểm này các đợt phát triển nang gọi là
sóng phát triển. Trong mỗi đợt sóng như vậy sự tồn tại của các nang không phải
nang khống chế dao động 5 - 6 ngày (Irelan, 1987; Forture và cs, 1988)[6].
Riêng nang khống chế có thể phát triển nhanh sau ngày 18 của chu kỳ, tốc độ
phát triển của nang khống chế ở thời điểm này có thể đạt 1,6mm/ngày (Forture

và cs, 1998, Savio và ctv, 1998).[5]
Ở bị chu kì động dục thường kéo dài 21 ngày, thời gian động dục thường
kéo dài 25 - 36 giờ (V.S. Sipilop, 1967)[11], chu kì động dục ở gia súc mang
tính đặc trưng theo lồi.
Chu kì động dục của bị được chia làm 4 giai đoạn :
- Giai đoạn trước động dục
- Giai đoạn động dục
- Giai đoạn sau động dục
- Giai đoạn cân bằng sinh học
2.1.3. Sự điều tiết thần kinh thể dịch đến hoạt động sinh dục
Hoạt động sinh sản chịu sự điều tiết chặt chẽ của hệ thần kinh và thể dịch.
Hệ thần kinh thông qua các cơ quan nhạy cảm là nơi tiếp nhận tất cả các xung
động của ngoại cảnh vào cơ thể, trước tiên là đại não và vỏ não mà trực tiếp là
4


vùng dưới đồi (Hypothalamus) tiết ra các chất kích thích (yếu tố giải phóng)
kích thích thuỳ trước tuyến n tiết FSH và LH. Hai hormone này theo mạch
máu tác động vào buồng trứng làm nang trứng phát triển đến mức độ chín và tiết
ra oestrogen.
Trong q trình sinh lý bình thường khi gia súc đến tuổi trưởng thành,
buồng trứng đã có nang phát triển ở các giai đoạn khác nhau, trong cơ thể đã có
sẵn một lượng nhất định về oestrogen. Chính hormone này tác động lên trung
khu vỏ đại não và ảnh hưởng đến vỏ đại não tạo điều kiện cho sự xuất hiện và
lan truyền các xung động thần kinh gây tiết GnRH chu kỳ (Gonadotrapin
Realising Hormone hay là hormone giải phóng FRH và L.R.H)
FRH (Folliculin Realising Hormone)
LRH (Lutein Realising Hormon)
FRH và LRH gọi chung là GnRH
FRH kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết FSH (Folicullin Stimulating

Hormone). Kích tố này kích thích sự phát triển của nỗn nang buồng trứng, nỗn
nang phát triển trứng chín, lượng oestrogen tiết ra nhiều hơn, Oestrogen tác
động vào các bộ phận sinh dục thứ cấp đồng thời tác động lên trung tâm
Hypothalamus, vỏ đại não gây nên hiện tượng động dục, LRH kích thích thuỳ
trước tuyến yên tiết ra hormone kích thích hoàng tố LH (Lutein hormone). LH
tác động vào buồng trứng làm trứng chín muồi. Kết hợp với FSH làm nỗn bào
vỡ ra va gây ra hiện tượng thải trứng, hình thành thể vàng và PRH (Prolactin
Realising Hormone) kích thích thuỳ trước tuyến yên phân tiết LTH (Lutein
Tropin hormon), LTH tác động vào buồng trứng duy trì sự tồn tại của thể vàng,
kích thích thể vàng phân tiết Progesterone. Progesterone tác động lên tuyến yên,
ức chế tuyến yên phân tiết FSH và LH làm cho quá trình động dục chấm dứt.
Progesterone tác động vào tử cung làm cho tử cung dày lên tạo cơ sở tốt
cho việc làm tổ hợp tử - phôi lúc ban đầu (tạo sữa tử cung), nên con vật có chửa
thể vàng tồn tại suốt thời gian mang thai, có nghĩa là lượng progesteron được
duy trì với nồng độ cao trong máu. Nếu khơng có chửa thì thể vàng tồn tại đến
ngày thứ 15 - 17 của chu kỳ sau sau đó teo dần, cũng có nghĩa là hàm lượng
Progesterone giảm dần , giảm đến mức nhất định nào đó rồi nó lại cùng với một
5


số nhân tố khác kích thích vở đại não, Hypothalamus, tuyến yên, lúc này tuyến
yên ngừng phân tiết LTH, tăng cường phân tiết FSH và LH, chu kỳ sinh dục mới
lại hình thành.
Sự liên hệ giữa Hypothalamus, tuyến yên và tuyến sinh dục để điều hoà
hoạt động sinh dục của gia súc cái khơng chỉ theo chiều thuận mà cịn theo cơ
chế điều hoà ngược. Cơ chế điều hoà ngược đóng vai trị quan trọng trong việc
giữ "cân bằng nội tiết".
Cơ chế điều hồ chu kỳ động dục của bị cái:
Khí hậu, ánh sáng


Thức ăn, nước

Sterol tự nhiên

uống

Gia súc đực

Khí hậu
Vỏ đại não

Hạ khâu não
(Hypothalamus)
GnRH

PRH
Phần trước tuyến yên

FSH

LTH

LH
Thể vàng

Progesterol

Trứng rụng

Prostaglandine


Noãn bào chín

Oestradiol
Tử cung

6


2.2. Cơ sở khoa học về bệnh.
2.2.1 Nguyên nhân
- Do bản thân con vật
Bầu vú quá to và dài, lỗ đầu vú quá to, bò khai thác sữa lâu năm, đẻ nhiều lứa,
giai đoạn đầu kỳ cho sữa và giai đoạn cạn sữa bò dễ bị viêm vú, sức đề kháng
của bò suy giảm cũng là nguyên nhân gây nên viêm vú (Nguyễn Vĩnh
Phước,2002)[6]
- Do môi trường
Chuồng trại kém vệ sinh, chăm sóc quản lý khơng đúng kỹ thuật. Do
nhiễm trùng: Vi trùng gây bệnh thường ở trên cơ thể bò sữa, đặc biệt là bầu vú
và trong chuồng trại, dụng cụ vắt sữa… (Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Thị Kim
Thoa,2004)[2]
- Các yếu tố khác
Do vắt sữa không đúng kỹ thuật, giống, mùa vụ, các vấn đề gây stress.
Các nguyên nhân gây bệnh thường lồng ghép vào nhau, ít khi bệnh viêm vú xảy
ra chỉ do một nguyên nhân, thường do nhiều nguyên nhân cùng tác động
(Nguyễn Văn Thành,1998)[7]
2.2.2 Triệu chứng
Bầu vú sưng, có các tế bào biểu mơ trong sữa, con vật sốt, bỏ ăn, sờ có
phản ứng đau, khó vắt sữa hoặc ngưng thải sữa. Kiểm tra màu sắc, mùi, độ
đồng chất của sữa bằng mắt thường thì thấy sữa có mùi hơi, màu vàng, lợn

cợn hoặc có lẫn máu (Brouillet P.,Faroult B.,2003(Thanh Thuận dịch) [1]
Tuyến vú bị hư hại, biến chứng như:
-

Teo bầu vú: Phần lớn tế bào vú bị tổn thương, cơ năng tiết sữa khơng

phục hồi. Thể tích thùy vú mắc bệnh nhỏ hơn bình thường, khả năng tiết sữa của
tuyến vú giảm hoặc mất hẳn.
-

Xơ cứng bầu vú: Sờ vào bầu vú thấy rắn chắc hoặc ấn mạnh vào tuyến

vú thấy những cục rắn hoặc rắn toàn bộ.

7


-

Bầu vú hoại tử: Lúc đầu bề mặt bầu vú có những đám màu hồng tím,

cứng đau, về sau lt và hoại tử có mủ. Tồn bộ thùy vú sưng to, ấn vào thấy
dịch màu hồng chảy ra.
2.2.3. Biện pháp phòng trị.
a . Phòng ngừa:
-

Trước khi vắt sữa: chuồng vắt phải khô.
+ Vắt sữa: Vắt bỏ tia sữa đầu tiên từ mỗi núm vú (không cho xuống


nền chuồng)
Khi nghi ngờ, hay đang điều trị thì vắt vài tia sữa đầu tiên ra một khay
sẫm màu để quan sát màu sắc sữa và xem sữa có bị vón hay khơng.
Vắt kiệt sữa để tăng tỷ lệ mỡ sữa và giảm nguy cơ viêm vú.
Bò khỏe vắt trước, những con viêm vú được vắt sau cùng.
Sữa viêm vú và đang điều trị kháng sinh để riêng không nhập chung.
Sau khi vắt sữa:
Nhúng đầu vú vào dung dịch thuốc sát trùng Iodine.
Rửa sạch tồn bộ dụng cụ vắt sữa bằng xà phịng, tráng nước sơi, phơi trên giá.
- Qui trình cạn sữa:
+ Giảm số lần vắt sữa.
+ Ngăn cản phản xạ tiết sữa
+ Cho uống nước hạn chế
+ Giảm dần lượng thức ăn tinh
+ Bơm thuốc mỡ sau khi vắt kiệt sữa
+ Theo dõi nghiêm ngặt tình trạng vệ sinh
+ Nhúng vú vào chất sát trùng sau khi vắt sữa.
b . Điều trị:
- Dùng một trong các loại thuốc mỡ dạng syringe như: Bio-tetra Mas bơm trực
tiếp vào vú bị viêm. Phối hợp tiêm kháng sinh Lincomicin, Nofloxacin….
2.3.Cơ sở khoa học của việc dùng thuốc.
2.3.1. Lincomycin
* Thành phần :
8


Lincomycin (dùng dạng Lincomycin hydrocrid) 100 mg
Tá dược vừa đủ 100 ml
* Chỉ định:
+ Đặc trị các bệnh gây do cầu khuẩn, trực khuẩn yếm khí, Mycoplasma,

Viêm phổi cấp và mãn tính, Suyễn, tụ huyết trùng, bênh đóng dấu, bại huyết.
+ Chữa viêm da, mụn nhọt, áp-xe, viêm có mủ, viêm vú, sẩy thai truyền
nhiễm, lỵ.
* Cách dùng:
Tiêm bắp thịt ( I.M.) hoặc dưới da ( S.C.). Dùng 3-7 ngày.
+ Liều lượng : Trâu, bị:

5-7 ml/100 kg TT.

Quy cách đóng gói: Ống 5 ml, lọ 20, 100 ml.
2.3.2. Norfloxacin
* Thành phần:
Mỗi ml chứa:
Norfloxaccin:100 mg.
Tá dược vừa đủ 1 ml.
* Chỉ định:
Đặc trị nhiễm khuẩn đường tiêu hoá, ỉa phân trắng, phân xanh. Bệnh
nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm phổi, viêm vú, suyễn CRD, CCRD do
Mycoplasma.
* Cách dùng:
Tiêm bắp thịt hoặc duới da. Dùng 3 - 5 ngày.
+ Trâu, bò: 1 ml/20 kg TT/ngày.
+ Lợn, bê, nghé: 1 ml/20 kg TT/ngày.
2.3.3.Mamifort
* Thành phần: Gồm có:
+/ Ampicilin
+/ cloxacilin

75mg
200mg


+/ Dung mơi vừa đủ.

9


- Ampicilin là kháng sinh hoạt phổ rộng cả với vi khuẩn gram (+) và
gram (-) gây viêm vú như E.coli, Haemophilus, Salmonella
- Cloxacilin có lực mạnh với các vi khuẩn gram (+) như Staphilococcus,
Steptococcus….
* Tác dụng 3 trong 1:
+ Chống lại vi khuẩn
+ Khuếch tán đều ở các mô vú
+ Tá dược đặc biệt giúp duy trì cao sự khuếch tán
kháng sinh vào tế bào tuyến vú
* Chỉ định: Đặc trị viêm vú trong thời gian khai thác sữa.
* Liều dùng, cách dùng: Vắt sữa hết, lau sạch bầu vú. 1 tuýp bơm 1 bầu
vú dùng liên tục cách nhau 12h. Sau khi bơm xong xoa đều bầu vú,dùng tối đa 5
ngày nếu khơng khỏi thì ghi là khơng

10


B. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
2.4. Tình hình nghiên cứu trong nước.
- Theo Nguyễn Ngọc Nhiên (1997) [3], thực thế cho thấy bệnh viêm vú
chiếm một tỉ lệ khơng nhỏ trong các bệnh thường gặp trên bị sữa, tình trạng
viêm vú phi lâm sàn ở các đàn bò sữa tại các trung tâm bò sữa chiếm tỉ lệ khá
cao như 51,92% tại trung tâm giống bò Hà Nội , 43,16% tại trung tâm bò sữa và
đồng cỏ Ba Vì

- Theo Phạm Bảo Ngọc(2002)[4] thì nguyên nhân gây viêm vú chia làm
ba nguyên nhân chính:
+ Do vệ sinh(44,3%)
+ Do kỹ thuật vắt sữa (20%)
+ Do cạn sữa không đúng kỹ thuật (15,7%)
- Ở Việt Nam, bệnh viêm vú ít được quan tâm nghiên cứu. Theo một số
tác giả, có khoảng 20-45% số bị sữa bị mắc bệnh này. Theo Nguyễn Văn Phát
và cs (2009) [5] kiểm tra bằng CMT 1.679 mẫu sữa của 518 con bị ni tại Hóc
Mơn phát hiện 771 mẫu dương tính chiếm tỉ lệ 45,92%
- Theo Nguyễn Như Thanh và cs (2001)[8] thì vi khuẩn viêm vú được
phân lập thường quy bằng cách nuôi cấy các mẫu sữa nghi nhiễm vào môi
trường thông thường vào mơi trường đặc biệt để xác định đặc tính ni cấy, đặc
tính sinh hóa của từng loại vi khuẩn phân lập thì xác định 3 loại vi khuẩn gồm
Steptococcus, Staphilococcus, E.coli là 3 nguyên nhân chính gây bệnh viêm vú.
2.5. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
- Theo Abdella (1996), Almeida (1997)[1] thì Staphylococcus là ngun
nhân chính gây bệnh viêm vú
- Theo Philpot Nelson và cs (1999)[12], bệnh viêm vú là bệnh phổ biến
nhất, gây tổn thất và chi phí tốn kém nhất trong số các bệnh của bò sữa trên thế
giới. Tổn thất của bệnh lớn gấp 2 lần so với bệnh vô sinh và các bệnh sản khoa.
Cũng theo tác giả này thì thường 1/3 số bị sữa của mỗi đàn có 1 hoặc nhiều
khoang vú bị một dạng viêm nào đó

11


- Các tác giả nước ngoài (Sandholm và cs 1995)[8] đã xác định thành
phương pháp chẩn đoán viêm vú bằng CMT theo một thang mẫu chuẩn
Thang chẩn đoán viêm vú cho xét nghiệm CMT
Mức độ phân tử

Trạng thái và màu sắc của hỗn hợp sữa- thuốc thử
Số lượng tế bào
- Âm tính
Trạng thái của sữa khơng thay đổi, giữ ngun màu thuốc thử
< 200.000
1+ ( nghi ngờ)
Hơi có vết nhớt khi nghiêng đĩa, màu hỗn hợp không đổi
150.000- 500.000
2+ (dương tính)
Sữa hơi dính nhớt, thuốc thử hơi chuyển màu
3+ (dương tính)
Sữa qnh lại nhưng khi nghiêng đĩa vẫn trơi, thuốc có màu đậm hơn
800.000-5.000.000
4+ (dương tính)
Sữa qnh lại khơng bị trơi khi nghiêng đĩa
>5.000.000
- Theo Teffrey L.watts (1993)[13]: có tới 130 loài vi sinh vật khác nhau
được phân lập trong sữa của bò bị mắc bệnh viêm vú. Các vi khuẩn này có thể
truyền từ bị bị bệnh tới các bị chưa bị bệnh thơng qua q trình vắt sữa. Được
chia làm các nhóm:

+ Nhóm vi khuẩn gây bệnh đặc hiệu
+ Nhóm vi khuẩn mơi trường
+ Nhóm vi khuẩn cơ hội
+ Nhóm vi khuẩn khác

- Về vật chủ, Hungeford (1970) [4] đã chỉ ra rằng sự nhiễm trùng của bầu
vú và viêm vú lâm sàn của bò đều tăng theo tuổi và thời kỳ tiết sữa
- Theo Anri Ahita, Kanameda (2002)[2], Keratin là chất ức chế vi khuẩn,
12



ngăn quá trình xâm nhập của vi khuẩn qua kênh núm vú tuyến sữa.
- Về vi khuẩn gây bệnh:
- Cũng theo Anri Ahita (2002)[2] cho rằng các vi khuẩn dạng E.coli có thể
gây viêm vú cata mãn tính ở bị sữa.
- Theo Wenz và cs (2001)[14] thì Colifortms có vai trị lớn trong các
ngun nhân viêm vú thể cấp tính ở bị sữa tại Mỹ.
- Theo Anri Ahita (2002)[2] thì bệnh viêm vú là vấn đề được cả thế giới
quan tâm. Tình trạng bệnh có thể khác nhau ở mỗi quốc gia nhưng chương trình
kiểm sốt dịch bệnh ở các nước thì cơ bản giống nhau.
- Theo Smith và Hogan (1995)[9], điều kiện vệ sinh môi trường là nguyên
nhân cơ bản làm lây nhiễm viêm vú.
- Năm 2002 theo Anri Ahita , Kanameda [2] đã chẩn đoán viêm vú bằng
CMT bằng cách: đầu tiên nhỏ 1 - 2 giọt sữa vắt từ vú nghi nhiễm viêm vú lên
phiến kính sạch, sau đó lấy pipet hút một lượng CMT tương đương nhỏ bên
cạnh giọt sữa sau đó trộn đều và đọc kết quả sau vài giây.
- Theo Eberhart và cs [3] tại trường đại học bang Pensylvania đã chia làm
các nhóm bị theo tình trạng viêm vú khác nhau. Họ đã thấy rằng ít có sự thay
đổi về số lượng tế bào soma ở cuối kỳ sữa và ở bò đã có tuổi nhưng khỏe mạnh,
có nghĩa là khi có số lượng tế bào soma cao trong sữa tức bò đã bị viêm vú (số
lượng tế bào soma có thể cao trong thời gian cho sữa, cuối giai đoạn bò chữa,
trước đẻ vài tuần nhưng đều không liên quan đến viêm vú).
2.6. Tình hình chăn ni của cơ sở thực tập
2.6.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
Trang Trại Bị Sữa Thanh Hóa I thuộc thơn Bàn Lai, xã Xn Phú, huyện
Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá, cách thành phố Thanh Hóa 46 Km, cách thị trấn
Thọ Xuân 9 Km về hướng tây, nằm dọc theo quốc lộ 47 và quốc lộ 15A. Vì vậy
rất thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu buôn bán, phát triển kinh tế. Trung tâm

được phân bố trên địa giới hành chính của 2 thị trấn và 5 xã bao gồm: thị trấn

13


Lam Sơn, thị trấn Sao Vàng, xã Xuân Thắng, xã Thọ Lâm, xã Thọ Xương, xã
Xuân Phú, xã Xuân Sơn.
Trại bị nằm trên vùng đồi thấp : phía đơng giáp xã Xuân Thắng, phía nam
giáp đường giao liên xã Xuân Phú, phía bắc giáp đội 11 Sao Vàng, phía tây giáp
xã Xn Phú.
- Đất đai địa hình
Trang Trại Bị Sữa Thanh Hóa thuộc huyện trung du miền núi, với điều kiện địa
hình phức tạp, khơng bằng phẳng. Diện tích sử dụng rộng nhưng chủ yếu là đất sỏi
cơm, nghèo dinh dưỡng, nên việc mở rộng sản xuất là khá khó khăn. Trang trại được
chia ra làm hai trại riêng biệt với quy mô lớn nhỏ khác nhau.
Trại 1 được trang bị đầy đủ, quy hoạch trên diện tích đất là 24 ha, trong
đó có 10 ha được sử dụng cho xây dựng cơ bản như: chuồng ni, văn phịng,
nhà máy vắt sữa, nhà chế biến thức ăn, khu nhà kho, bàn cân (cân điện tử 30
tấn) bãi phơi cỏ rơm... cịn lại là diện tích trồng cỏ và ao hồ...
Trại 2 nhỏ hơn trại 1,với diện tích 15 ha bao gồm: diện tích cho xây dựng cơ
bản là 8 ha, cịn lại là đất chăn thả, diện tích mặt nước, và đất chưa sử dụng.
- Thời tiết khí hậu
Thanh Hố là tỉnh nằm ở cửa ngõ vào miền trung, với khí hậu nhiệt đới
gió mùa. Nhiệt độ trung bình 23-280 C, độ ẩm 80-86%. Tuy nhiên do là một tỉnh
trung du miền núi, có dạng địa hình phức tạp, nên sự biến động của thời tiết giữa
các vùng và các mùa trong năm là khá lớn, về mùa hè nhiệt độ ngồi trời có thể
lên tới 400C, do sự ảnh hưởng của gió phơn tây nam ( gió lào) cịn mùa đông
nhiệt độ hạ xuống dưới 100C.
Mùa mưa tập trung nhiều nhất vào tháng 6, 7, 8, cịn mùa khơ cao điểm
nhất vào tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Do trang trại nằm ở trên vùng đồi cao

nên về nguồn nước khá khó khăn, nguồn nước chủ yếu là nước giếng khoan.
2.6.2. Điều kiện kinh tế xã hội
- Cơ sở vật chất kỹ thuật
Trại bị sữa Thanh Hóa hiện nay tổng đàn lên tới gần 1400 con. Trang trại
được đầu tư trang bị, thiết bị khoa học kỹ thuật hiện đại từ hệ thống vắt sữa hiện
14


đại (1 lượt vắt được 40 con), hệ thống quạt làm mát cho bị, khu xử lý chất thải
khép kín khơng làm ơ nhiễm mơi trường, bị được quản lý bằng con chíp điện tử
đến hệ thống chuồng trại sử dụng máy gạt phân,bên cạnh đó trại có đội ngũ cán
bộ cơng nhân viên có kinh nghiệm nhiều năm gắn bó với con bị sữa.
- Sơ đồ tổ chức:

GIÁM ĐỐC

Ban

Ban Kế tốn

Ban Thú Y

HC-NS

Ban
Chăn Ni

- Nguồn lao động :
Trang trại bị sữa Thanh Hóa được thành lập từ q I năm 2003 phát triển
cho đến nay trại có đội ngũ lãnh đạo, kỹ thuật và công nhân dầy dặn kinh

nghiệm, năng động, sáng tạo và nhiệt tình với cơng việc.
Hiện nay, cơ cấu tổ chức của trại bao gồm 76 người, trong đó có 01 giám
đốc, giúp việc cho ban giám đốc có 04 trưởng: Ban HC-NS, Ban kế tốn, Ban
thú y, Ban chan nuôi, cùng đội ngũ kỹ thuật, cơng nhân đã gắn bó với sự nghiệp
phát triển của trại từ những ngày đầu thành lập.
Đội ngũ cán bộ của trang trại có trình độ khác nhau, trong đó có 01 người
có trình độ thạc sỹ, 20 người có trình độ đại học, Cao đẳng 05 người cịn lại là
trình độ trung cấp và cơng nhân phổ thơng.
Khi mới thành lập, do chưa có kinh nghiệm ni bị sữa nên hiệu quả chăn
nuôi chưa cao: Dịch bệnh xảy ra nhiều, tỷ lệ phối giống chưa cao, sản lượng sữa
thấp, bò chết nhiều... đã làm cho trại gặp rất nhiều khó khăn, kinh doanh thua lỗ
tới cả tỷ đồng/năm. Nhưng nhờ sự quyết tâm của ban lãnh đạo trang trại, sự
đồn kết của tồn thể cán bộ cơng nhân của trại và ý thức không ngừng học hỏi,
15


sáng tạo trong công việc đã giúp trại phát triển, ngày càng có hiệu quả kinh tế.
Cơ cấu đàn bị đi vào ổn định và tăng lên, sản lượng sữa ngày một cao trung
bình đạt khoảng 24 Kg/ngày (thời điểm cao nhất trong năm). Đồng thời trại
cũng đưa những kỹ thuật tiên tiến áp dụng vào sản xuất như: Sử dụng mơ hình
quản lý bị sữa Alfarmilk, xây dựng nhà máy vắt sữa... nhờ đó, sản lượng sữa
ngày một tăng, chất lượng sữa được nâng cao vì được bảo quản tốt hơn.
Đầu năm 2012 trang trại đã áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008( viết tắt
của Tổ chức quốc tế tiêu chuẩn hóa) vào sản xuất và đã được Tổ chức Bureau
Veritas cấp giấy chứng nhận vào tháng 04/2014. Đây là thành cơng lớn và sự
đóng góp cơng sức của tất cả cán bộ cơng nhân viên của trang trại bị sữa Thanh
Hóa đã đạt được. Hiện tại Trang trại đang áp dụng cả tiêu chuẩn Global G.A.P
(của Hà Lan) về Thực hành nơng nghiệp tốt tồn cầu, vào sản xuất nhằm nâng
cao chất lượng sản phẩm gắn liền với việc bảo vệ mơi trường.
Dự tính đến hết năm 2014, tổng số đàn bò, bê của trang trại đạt trên 1600

con, trong đó bị vắt sữa đạt khoảng trên 800 con/ngày (đạt trên 50% tổng số
đàn), sản lượng sữa đạt trên 17 tấn sữa/ngày.
2.6.3. Tình hình sản xuất
- Ngành trồng trọt:
Ngành trồng trọt ở đây được xem là khá phát triển chủ yếu là trồng thức
ăn xanh cho bò bê như: ngô cây và cỏ voi nhờ tận dụng được nguồn phân hữu
cơ từ phân bị.
- Tình hình chăn ni:
Tính đến năm 2013, trang trại bị sữa Thanh Hóa I có khoảng 1.500 con
bị sữa, sản lượng sữa đạt gần13.000 lít/ngày,năng suất sữa bình qn đạt gần 22
lít/con /ngày.
Bị ni tại đây được ni nhốt, chuồng ni có quạt gió và hệ thống phun
hơi nước tự động để chống nóng. Thức ăn cho bị gồm cây ngơ non, cỏ khơ
Alfafa nhập khẩu, cỏ ủ, rỉ mật, bã bia và bã đậu. Thức ăn tinh sử dụng là dạng
viên BS 018 và BS 580 của công ty Guyomarc’h. Khẩu phần ăn được quy định
cho từng loại bò. Bò được phòng bệnh theo quy trình chăn ni cơng nghiệp.
16


Với phần mềm quản lý giống bò sữa Afifam của Israel, bị hậu bị và bị sinh sản
được gắn chíp điện tử để theo dõi sức khỏe và phát hiện động dục.
Bê ở đây được nuôi trên cuỉ và chăm sóc rất tốt mỗi năm bê sơ sinh dao
động từ 600 con đến 800 con. Bê sơ sinh được bú sữa đầu, sau đó uống sữa bột
pha, bê sơ sinh nặng trung bình 40kg, ni đến 75 ngày tuổi thì cai sữa hoàn
toàn, thức ăn của bê chủ yếu là sữa ngồi ra cịn có cỏ khơ và cỏ tươi, khẩu phần
ăn thay đổi theo trọng lượng bê. Bê chủ yếu mắc các bệnh như : viêm phổi, tiêu
chảy, giun sán…
*) Cơ cấu, số lượng đàn bò của trại
Hiện tại tổng số đàn bò của Trang trại Bò sữa Thanh Hóa là 1512 con,
tổng số bị vắt sữa là 716 con, sản lượng sữa bình quân đạt hơn 13 tấn/ngày (tính

đến hết tháng 12/2014 ). Cơ cấu đàn bị được thể hiện ở bảng 1.

Bảng 1.Cơ cấu đàn bò, bê Trang trại Bị sữa Thanh Hóa tháng 12/2014
17


Độ tuổi
Bê cái

Hậu bị

Sinh sản

Tổng

%

HF

102

121

252

469

31,02

F1


-

-

20

20

1,32

F2

118

139

294

564

37,3

F3

98

107

214


412

27,25

Jersey

-

-

6

6

0,4

Bò khác

-

-

41

41

2,71

318


367

827

1512

100

Giống bò

Tổng

Nhận xét: Qua bảng cơ cấu đàn bò, bê của Trang trại bò sữa Thanh
Hóa thì hiện nay số bị đang đưa vào khai thác sữa là 716 con với sản lựơng
sữa trung bình đạt hơn tấn/ ngày.Với số bò hậu bị và bò cạn sữa mang thai
của trại thì dự tính đến hết năm 2015 đàn bò đưa vào khai thác sữa sẽ lên tới
hơn 800 con.
*) Tình hình sản xuất và cung cấp thức ăn
Để chăn ni bị sữa đạt kinh tế cao, tức là sản lượng sữa tốt yếu tố quan
trọng quyết định vấn đề này là Di truyền (chất lượng con giống), chăm sóc ni
dưỡng (khẩu phần ăn phù hợp, cho ăn hợp lý, vệ sinh chăn nuôi), cách khai thác
sữa và vệ sinh trong khai thác sữa, sự thoải mái cho bò, quản lý sức khoẻ, quản
lý sinh sản.
Đối với đàn bị được ni tại trại, đây là đàn bị tiêu chuẩn được nhập
ngoại có lý lịch phả hệ rõ ràng nên vấn đề được quan tâm ở đây là chăm sóc
18


ni dưỡng. Trong đó thức ăn của đàn bị được trại đặt lên hàng đầu, với thức ăn

còn là cơ sở để phát triển chăn ni, khơng thể địi hỏi sản lượng sữa cao hơn
những gì mà đàn bị thu nhận được từ thức ăn, thừa 10% thức ăn hoặc thiếu 10%
thức ăn là thất thiệt về tiền bạc, là thất thốt về sản lượng.
Bên cạnh đó thức ăn và giá trị dinh dưỡng của nó trong khẩu phần ăn còn
ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Điều kiện chăn ni tốt đó là sự thành
cơng trong chăn ni. Ngồi nguồn thức ăn dồi dào về số lượng, phong phú về
chủng loại và đảm bảo chất dinh dưỡng là cơ sở để phát triển chăn ni bị sữa.
Trong thời gian thực tập tơi đã tìm hiểu được một số loại thức ăn cho đàn
bò sữa tại trang trại cụ thể như sau : Ngô cây, cỏ voi, rỉ mật, ngô ủ, cỏ ủ. Ngồi
việc cung cấp thức ăn chính, đàn bị sữa cũng được cung cấp đầy đủ các khống
chất như: NaCO3, Dicanciphotphat, sắt, kẽm…
*) Công tác quản lý đàn bò của trại
Cơ cấu đàn bò của trại được theo dõi cập nhật hàng ngày vào phần mềm
quản lý Alpro -Win dow (đây là phần mềm được cài đặt trên máy tính: là nơi
quản lý dữ liệu cung cấp các thơng tiên về đàn bị bằng một giao diện trực quan
với người dùng), để khi có kiểm sốt trong cơ cấu đàn như: sinh sản, chuyển
đàn, phân tách loại bò, Sức khỏe của bị….
Cơng tác quản lý giống được trại rất quan tâm như theo dõi sinh sản của
từng con được ghi chép cẩn thận từ ngày phối giống, mã tinh phối giống, lịch
khám thai, dự kiến ngày đẻ. Từ đó trại có kế hoạch chuẩn bị cho sự thay đổi cơ
cấu cũng như chuẩn bị trong sự kinh doanh.
Trong công tác nhân giống đàn trại không sử dụng đực giống mà sử dụng
phương pháp thụ tinh nhân tạo cho đàn bị. Phương pháp này có ưu điểm : lợi
dụng ưu thế lai cải tạo nhanh , lựa chọn những giống bị có khả năng sản xuất
cao, tránh được sự lây nhiễm bệnh từ đường sinh dục của bò đực giống.
*) Cơng tác thú y
- Cơng tác phịng bệnh:
+ Phịng bệnh bằng vaccine:

19



Cơng tác phịng bệnh bằng vaccine cho đàn bị được Trang trại rất coi
trọng, vì đó là một trong những biện pháp phòng bệnh tốt nhất hiện nay ở trại
cũng như ở Việt Nam .
Định kỳ hàng năm trại tiêm phịng 3 đợt cho 2 loại bệnh Lở Mồm Long
Móng và Tụ Huyết Trùng. Đợt 1 vào tháng 4, đợt 2 vào tháng 8 và đợt 3 vào
tháng 12.
+ Vệ sinh phịng bệnh:
Trong thời gian thực tập tại trại tơi thấy cơng tác phịng chống dịch của
trại rất nghiêm ngặt . Tất cả các phương tiện ra vào trại đều phải được phun sát
trùng và đi qua hố khử trùng. Vệ sinh chăn nuôi tốt không để chất thải tồn đọng
lại trong chuồng (máy ghạt phân hoạt động 4 lượt /ngày ), hàng tuần dọn vệ sinh
toàn trại và hàng ngày phun thuốc sát trùng chuồng nuôi .
- Công tác điều trị bệnh:
Với sự biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp nó đã gây ảnh hưởng trực tiếp
đến ngành nơng nghiệp như trồng trọt và chăn ni . Vì vậy đối với ngành chăn
ni bị sữa cũng gặp rất nhiều khó khăn .Trong thời gian thực tập tơi đã tìm
hiểu được một số bệnh thường xảy ra trên đàn bò sữa của Trang trại, dưới đây là
bảng tổng hợp một số bệnh thường xảy ra và kết quả điều trị bệnh ở Trang trại
bị sữa Thanh Hóa. (số liệu nhiên viên kỹ thuật cung cấp)

20


Bảng 2: Tình hình mắc bệnh của đàn bị sữa Thanh Hóa
( Từ năm 2012 và 2013)

Năm


Tổng
đàn

Số
Tên bệnh

ca

mắc

Kết quả điều trị
Tỷ

Số

lệ(%)

bệnh

Tỷ

khỏi
(con)

Bại liệt

16.67

5


83.33

120

9.15

96

80.00

24

20.00

6

0.46

6

100.00

0

-

106

8.09


89

83.96

17

16.04

Đau mắt

12

0.92

12

100.00

0

-

KST máu
Ngoại khoa

4
45

0.31
3.43


0
42

0.00
93.33

4
3

100.00
6.67

Bệnh đường tiêu hóa

79

6.03

79

100.00

0

-

1

0.08


1

100.00

0

-

Suy nhược, gầy yếu

11

0.84

8

72.73

3

27.27

Trượt ngã

11

0.84

2


18.18

9

81.82

Viêm cơ quan sinh dục

214

16.32

214

100.00

0

-

Viêm đường hô hấp

104

7.93

93

89.42


11

10.58

1

0.08

1

100.00

0

-

Viêm rốn

19

1.45

18

94.74

1

5.26


Viêm vú

219

16.70

208

94.98

11

5.02

2

0.15

2

100.00

0

-

140

11.98


124

88.57

16

11.43

11

0.94

11

100.00

0

0.00

Chướng hơi

4

0.34

4

100.00


0

0.00

Đau mắt

2

0.17

2

100.00

0

0.00

Ngoại khoa

57

4.88

57

100.00

0


0.00

Phản ứng vaccine

16

1.37

16

100.00

0

0.00

202

17.28

201

99.50

1

0.50

Sốt sữa


7

0.60

7

100.00

0

0.00

Suy nhược

9

0.77

7

77.78

2

22.22

Tai nạn

8


0.68

1

12.50

7

87.50

34

2.91

8

23.53

26

76.47

141

12.06

141

100.00


0

0.00

1

0.09

1

100.00

0

0.00

Viêm kẽ móng (bê)

82

7.01

78

95.12

4

4.88


Viêm khớp, cơ

65

5.56

63

96.92

2

3.08

Sốt sữa

Viêm hạch dưới hàm

Cảm nóng
"Chậm sinh"
Bại liệt

Bệnh đương tiêu hóa
1169

lệ(%)

1


Đau chân móng

2012

(con)

Tỷ

0.46

Chướng hơi dạ có

1311

khỏi

6

Chậm sinh

2013

lệ(%)

Chưa

Viêm đường hô hấp
Bệnh đường sinh dục
Viêm hạch bả vai


21


×