Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

SINH 09TUAN 14TIET 28

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.29 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 14 Tiết 28. Ngày soạn: 19/11/2015 Ngày dạy: 25/11/2015. BÀI 25 : THƯỜNG BIẾN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức: Qua bài học này HS phải: - Định nghĩa được thường biến và mức phản ứng. - Nêu được mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình và ngoại cảnh - Nêu được một số ứng dụng của mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình và ngoại cảnh. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng quan sát phân tích kênh hình. - Rèn kĩ năng thu thập mẫu vật, tranh ảnh liên quan đến thường biến. - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Qua bài học, học sinh thấy được vai trò của thường biến đối với đời sống con người và sẵn sàng áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất của gia đình mình. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC. 1. Giáo viên: - Tranh thường biến. - Phiếu học tập: Đối tượng quan sát. Điều kiện môi truờng. Mô tả kiểu hình tương ứng. - Mọc trong nước H25: Lá cây rau mác. - Trên mặt nước - Trong không khí. VD1: Cây rau dừa nước. VD2: Luống su hào. - Mọc trên bờ - Mọc ven bờ - Mọc trên mặt nước - Trồng đúng quy trình. - Không đúng quy trình.. 2. Học sinh: - Tìm hiểu bài trước ở nhà và kẻ phiếu học tập vào vở. - Mỗi tổ 2 cây rau dừa nước hoặc rau mác sống ở các môi trường khác nhau. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: 9A1: 9A2: 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là đột biến ? Có những loại đột biến nào ? - Thể đa bội là gì ? cho ví dụ ? 3. Hoạt động dạy - học: Mở bài: Như chúng ta đã biết kiểu gen quy định tính trạng. Trong thực tế người ta gặp hiện tượng một kiểu gen cho nhiều kiểu hình khác nhau khi sống trong môi trường khác nhau. Đó chính là hiện tượng thường biến. Vậy thường biến là gì? Ý nghĩa của nó như thế nào đối với sản xuất ? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải đáp thắc mắc trên. ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Hoạt động 1: Tìm hiểu sự biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV yêu cầu HS quan sát tranh thường biến, - HS đọc kĩ thông tin trong các ví dụ, thảo tìm hiểu các ví dụ -> Hoàn thành phiếu học luận thống nhất ý kiến -> Điền vào phiếu học tập. tập. - GV kẻ sẵn bảng để HS chữa bài. - Đại diện nhóm lên làm trên bảng, lớp nhận xét bổ xung. - GV nhận xét kết quả làm việc nhóm, sửa chữa các sai sót và chốt lại kiến thức. - GV phân tích kĩ ví dụ ở hình 25. - HS chú ý lắng nghe. - GV hỏi: - HS dựa vào phiếu học tập trả lời: + Nhận xét kiểu gen của cây rau mác mọc ở 3 + Kiểu gen giống nhau. điều kiện môi trường khác nhau ? + Tại sao cây rau mác có sự biến đổi kiểu + Để thích nghi với môi trường. hình khác nhau ? - GV nhận xét và chốt lại kiến thức. - HS chú ý lắng nghe. - GV hỏi: Sự biến đổi kiểu hình trong các ví - HS suy nghĩ và nêu được: Do tác động của dụ trên do nguyên nhân nào ? môi trường. - GV: Vậy thường biến là gì ? - HS tự rút ra kết luận. Tiểu kết: Khái niệm thường biến: Là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. Hoạt động 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV nêu câu hỏi: - HS: Dựa vào ví dụ thảo luận nêu được: + Sự biểu hiện ra kiểu hình của một kiểu gen + Phụ thuộc vào kiểu gen và môi trường. phu thuộc vào những yếu tố nào ? + Nhận xét mối quan hệ giữa kiểu gen, môi + Biểu hiện kiểu hình là do tương tác giữa trường và kiểu hình ? kiểu gen và môi trường. + Những tính trạng loại nào chịu ảnh hưởng + Tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng của của môi trường ? môi trường. - GV nhận xét, đánh giá và chốt lại kiến thức. - GV: Tính dễ biến dị của tính trạng số lượng liên quan đến năng suất → có lợi ích và tác - HS suy nghĩ và nêu được: hại gì trong sản xuất ? + Đúng quy trình → năng suất cao. - GV nhận xét, đánh giá và giúp HS hoàn thiện + Sai quy trình → năng suất thấp. kiến thức. * Tiểu kết: - Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường. - Các tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen. - Các tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng của môi trường. Hoạt động 3: Tìm hiểu mức phản ứng HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN. HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - GV thông báo: Mức phản ứng đề cập đến giới hạn thường biến của tính trạng số lượng. - GV: Yêu cầu HS tìm hiểu ví dụ SGK -> Cho biết: + Sự khác nhau giữa năng suất bình quân và năng suất tối đa của giống lúa DR2 do đâu ? + Giới hạn năng suất do giống hay do kĩ thuật chăm sóc quy định ? - GV nhận xét và chốt lại kiến thức. - GV: Mức phản ứng là gì ? * Giáo dục hướng nghiệp: - Muốn có năng suất cao trong nông nghiệp cần chú ý bón phân hợp lí. - Hiểu được ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và mức phản ứng của chúng trong việc nâng cao năng suất vật nuôi và cây trồng.. - HS chú ý lắng nghe. - HS: Đọc kĩ ví dụ vận dụng kiến thức mục 2 nêu được: + Do kĩ thuật chăm sóc. + Do kiểu gen qui định. - HS tự rút ra kết luận. - HS chú ý lắng nghe.. Tiểu kết: - Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen (hoặc chỉ 1 gen hay nhóm gen) trước môi trường khác nhau. - Mức phản ứng do kiểu gen quy định. IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ. 1. Củng cố: - Hoàn thành bảng sau: THƯỜNG BIẾN ĐỘT BIẾN 1/.............................................................. 1/ Biến đổi trong cơ sở VCDT( AND, NST) 2/ Không di truyền 2/................................................................... 3/.............................................................. 3/ Xuất hiện ngẫu nhiên. 4/ Có lợi cho sinh vật. 4/................................................................... - Ông cha ta có câu: “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống ” Theo em tổng kết trên đúng hay sai. Tại sao ? 2. Dặn dò: - Học bài theo nội dung SGK - Sưu tầm tranh ảnh một số đột biến ở vật nuôi, cây trồng chuẩn bị cho tiết sau thực hành. V. RÚT KINH NGHIỆM. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×