Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

SINH 10CB.T27- 28.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92 KB, 2 trang )

S ở GD & ĐT Ninh Thuận Tr ường THPT Tôn Đức Thắng
Soạn Dạy
Ngày …. Tháng ….. năm ........ Ngày ………Tháng……..Năm ........
TIẾT 27
Bài 39: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH
VẬT.
I/Mục tiêu :
1/Kiến thức: Phân biệt được hình thức sinh sản chủ yếu ở vi sinh vật nhân sơ là phân đôi, ngoại
bào tử, bào tử đốt, nãy chồi.
Nắm được các hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân thực: có thể sinh sản bằng cách phân chia nguyên
nhiễm hoặc bào tử vô tính hay hữu tính.
2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích hình ảnh, nhận biết kiến thức, khái quát hóa, hệ thống hoá
kiến thức và vận dụng vào thực tế.
II/ Đồ dùng dạy học: Tranh hình phóng to hình trong sách giáo khoa
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ: Trình bày 4 pha sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục, hãy
cho biết tại sao trong nuôi cấy liên tục, vi sinh vật không trải qua pha suy vong?
2/ Trọng tâm: Học sinh nắm được hìnhthức sinh sản chủ yếu ở vi sinh vật. VSV có nhiều hình
thức sinh sản, hình thức sinh sản chủ yếu ở vi khuẩn là phân đôi, nấm mốc bằng bào tử (Vô tính hay
hữu tính)nấm men là nãy chồi
3/ Bài mới:
Tiến trình bài học:
H Đ của giáo viên và học sinh Nội dung
- Trong quá trình sinh trưởng và phát
triển của vi sinh vật, chúng chịu sự ảnh
hưởng của những nhân tố nào?
- Chất dinh dưỡng ảnh hưởng như thế
nào đến sự sinh trưởng và phát triển của
vi sinh vật?
- Thế nào là vi sinh vật khuyết dưỡng?
- Thế nào là vi sinh vật nguyên dưỡng?


- Vi sinh vật khuyết dưỡng và vi sinh vật
nguyến dưỡng có gì giống và khác nhau?
- Thế nào là chất ức chế?
- Các chất ức chế sinh trưởng có tác dụng
như thế nào?
- Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào đến
sự sinh trưởng của vi sinh vật?
- Độ ẩm và độ pH ảnh hưởng như thế
nào đến sự sinh trưởng của vi sinh vật?
- Sự ảnh hưởng của ánh sáng đến sự sinh
trưởng của vi sinh vật như thế nào?
III/ Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh
vật:
1/ Các chất hoá học:
a/ Chất dinh dưỡng:
Các chất hữu cơ như cacbonhyđrat, prôtêin, lipit … là
các chất dinh dưỡng. Các nguyên tố đa lượng, vi lượng
có vai trò quan trọng trong quá trình thẩm thấu, hoạt
hoá enzim. Một số chất hữu cơ như Axitamin,
vitamin… rất cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật.
+ Một số vi sinh vật không tự tổng hợp được các nhân
tố sinh trưởng từ các chất vô cơ gọi là vi sinh vật
khuyết dưỡng.
+ Một số vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp được các
nhân tố sinh trưởng được gọi là vi sinh vật nguyên
dưỡng.
b/ Chất ức chế sinh trưởng:
Một số chất thường được sử dụng để ức chế sự sinh
trưởng của vi sinh vật.
2/ Các yếu tố lý học:

a/ Nhiệt độ:
b/ Độ ẩm:
c/ Độ pH:
d/ Anh sáng:
e/ Áp suất thẩm thấu:
c. Củng cố: HS đọc kết luận SGK
Hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực diễn ra như thế nào?
d. Dặn dò: Trả lời câu hỏi sách giáo khoa, Chuẩn bị bài “CẤU TRÚC CÁC LOẠI VI RUT”
Giáo án sinh học khối 10 cơ bản Giáo viên: Nguyễn Đức Tài
S ở GD & ĐT Ninh Thuận Tr ường THPT Tôn Đức Thắng
Soạn Dạy
Ngày …. Tháng ….. năm ........ Ngày ………Tháng……..Năm ........
TIẾT 28
THỰC HÀNH
QUAN SÁT MỘT SỐ VI SINH VẬT
I/Mục tiêu :
- Quan sát được hình dạng một số loại vi khuẩn trong khoang miệng và nấm trong váng dưa chua
để lâu ngày hay nấm men rượu.
- Quan sát được cầu khuẩn và trực khuẩn.
- Vẽ sơ đồ cầu khuẩn và trực khuẩn.
- Phát hiện được nấm men hình trái xoan, có tế bào nảy chồi.
- Vẽ sơ đồ nấm men hoặc nấm dại trong váng dưa.
II Chuẩn bị:
1/ Dụng cụ:
- Kính hiển vi, phiến kính, lá kính, que cấy, đèn cồn, giá ống nghiệm, chậu rửa, pipet, giấy lọc cắt
nhỏ.
2/ Thuốc nhuộm:
- Chuẩn bị thuốc nhuộm xanh mêtylen; 100ml êtanol 90% (thuốc nhuộm được lọc kĩ giữ trong
bình màu tối).
3/ Mẫu vật:

- Nấm men: nên chuẩn bị trước nấm men rượu saccharômyces. Có thể thay bằng nấm dại của váng
dưa, váng cà muối chua để lâu ngày.
- Nấm mốc: chuẩn bị một ít vỏ cam hoặc vỏ quýt để trong đĩa pêtri trước đó một tuần.
- Vi khuẩn trong khoang miệng.
III/ Nội dung và cách tiến hành:
- Nhuộm đơn là chỉ nhuộm sử dụng một loại thuốc nhuộm màu.
- Cách tiến hành.
- Nhỏ một giọt nước cất lên phiến kính.
- Dùng tăm tre lấy một ít bựa răng trong miệng.
- Đặt bựa răng vào cạnh giọt nước làm thành dung dịch huyền phù, dàn mỏng.
- Hong khô tự nhiên hoặc hơ nhẹ vài lược trên cao của ngọn lữa đèn cồn.
- Đặc miếng giấy lọc lên tiêu bản nhỏ một giọt thuốc nhuộm lên giấy lọc, để 15 – 20 giây, rồi bỏ
giấy lọc ra.
- Rửa nhẹ tiêu bản bằng nước cất hong khô rồi soi kính.
-
2/ Nhuộm đơn phát hiện tế bào nấm:
Cách tiến hành:
- Lấy một ít nấm men thuần khiết hoặc ít váng dưa, ván cà hoặc bóp bánh men thả vào dung dịch
đường 10% trước 2 – 3 giờ.
- Làm tiêu bản như các bước trong thí nghiệm 1 và soi kính.
IV/ Thu hoạch:
- Viết thu hoạch theo các mục của từng thí nghiệm trên
- Trả lời các câu hỏi sau:
+ Qua thực nghiệm, các em thấy dễ phát hiện tế bào vi sinh vật nhân thực hay vi sinh vật
nhân sơ? Vì sao?
+ An kẹo xong phải súc miệng nhiều lần hoặc phải đánh răng, điều đó dựa trên cơ sở khoa
học nào?
+ Khi còn ở trong bụng mẹ, trong khoang miệng trr có vi sinh vật không?
Khi nào trong miệng của đứa trẻ bắt đầu có vi sinh vật?


Giáo án sinh học khối 10 cơ bản Giáo viên: Nguyễn Đức Tài

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×