Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên nghiên cứu tại tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.22 MB, 165 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KINH TẾ
***********

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG
MỀM CỦA SINH VIÊN: NGHIÊN CỨU TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG

Sinh viên thực hiện

: Lê Thị Thúy Nhi

Lớp

:D17QT04

Khóa

: 2017-2021

Ngành

: Quản trị kinh doanh

Giảng viên hướng dẫn

:Th.S Đỗ Thị Ý Nhi

Bình Dương, tháng 11/2020



MỤC LỤC
DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... i
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ iii
TĨM TẮT CƠNG TRÌNH ...................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 2
1.1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài ................................................................... 2
1.2. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 5
1.3. Mục tiêu đề tài ................................................................................................. 5
1.3.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................. 5
1.3.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 6
1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .. 6
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 6
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 6
1.4.2.1. Phạm vi về nội dung ................................................................... 6
1.4.2.2. Phạm vi về không gian và thời gian ............................................ 7
1.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 7
1.5.1. Nguồn thông tin thứ cấp ........................................................................ 7
1.5.2. Nguồn thơng tin sơ cấp.......................................................................... 7
1.5.2.1. Nghiên cứu định tính................................................................... 7
1.5.2.2. Nghiên cứu định lượng ............................................................... 7
1.6. Ý nghĩa nghiên cứu và thực tiễn ...................................................................... 8
1.6.1. Về phương diện học thuật ..................................................................... 8
1.6.2. Về phương diện thực tiễn ...................................................................... 8
1.7. Cấu trúc đề tài .................................................................................................. 8
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .......... 11
2.1. Các khái niệm liên quan................................................................................. 11


2.1.1. Kỹ năng ............................................................................................... 11

2.1.2. Kỹ năng sống ....................................................................................... 11
2.1.3. Kỹ năng mềm ...................................................................................... 12
2.1.4. Tầm quan trọng của kỹ năng mềm và vai trò của kỹ năng mềm ........ 14
2.1.4.1. Tầm quan trọng của kỹ năng mềm ............................................ 14
2.1.4.2. Vai trò của kỹ năng mềm trong xu thế hội nhập ....................... 15
2.2. Lý thuyết liên quan ........................................................................................ 16
2.2.1. Lý thuyết cấu trúc và chức năng ......................................................... 16
2.2.2. Lý thuyết xung đột .............................................................................. 18
2.2.3. Lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB) ............................................. 19
2.2.4. Lý thuyết xã hội học ............................................................................ 20
2.3. Tổng quan nghiên cứu ................................................................................... 21
2.4. Những yếu tố ảnh hưởng tới phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên............. 27
2.4.1. Nhận thức của sinh viên về kỹ năng mềm........................................... 27
2.4.2. Mối quan hệ với đồng đẳng ................................................................. 27
2.4.3. Tính cách ............................................................................................. 28
2.4.4. Trí tuệ cảm xúc .................................................................................... 30
2.4.5. Các yếu tố từ cơ sở giáo dục ............................................................... 31
2.4.6. Định hướng văn hoá ............................................................................ 31
2.5. Khung nghiên cứu đề xuất ............................................................................. 33
2.5.1. Mơ hình nghiên cứu mẫu..................................................................... 33
2.5.2. Mơ hình nghiên cứu đề xuất ................................................................ 34
2.6. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................... 36
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 40
3.1. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 40
3.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 42
3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ................................................................................. 42


3.2.2. Nghiên cứu chính thức ........................................................................ 48
3.3. Kỹ thuật phân tích dữ liệu.............................................................................. 53

3.3.1. Phân tích thống kê mơ tả dữ liệu ......................................................... 53
3.3.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ..... 53
3.3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................................ 54
3.3.4. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến ................................................... 56
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 58
4.1. Tổng quan về sinh viên trên địa bàn tỉnh Bình Dương .................................. 58
4.2. Tổng hợp kết quả khảo sát mẫu ngẫu nhiên .................................................. 59
4.2.1. Thống kê mô tả .................................................................................... 59
4.2.2. Kết quả khảo sát các biến định tính ..................................................... 61
4.2.3. Kết quả khảo sát các biến định lượng ................................................. 65
4.2.3.1. Đánh giá thang đo bằng Cronbach’s Alpha các biến độc lập ... 65
4.2.3.2. Đánh giá thang đo bằng Cronbach’s Alpha biến phụ thuộc ..... 71
4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................................. 72
4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập ..................................... 72
4.3.2. Thực hiện phân tích EFA cho biến phụ thuộc ..................................... 77
4.4. Hiệu chỉnh lại mơ hình và điều chỉnh lý thuyết ............................................. 80
4.5. Hồi quy .......................................................................................................... 82
4.5.1. Phân tích tương quan ........................................................................... 82
4.5.2. Kiểm tra sự phù hợp của mơ hình ....................................................... 83
4.6. Ý nghĩa của mơ hình ...................................................................................... 86
4.7. Hàm ý quản trị ............................................................................................... 89
4.8. Giới hạn của đề tài và gợi ý những hướng tiếp theo. ..................................... 91
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 93
5.1. Kết luận .......................................................................................................... 93
5.2. Đóng góp và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...................................................... 93


TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT ............................................................. 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH .............................................................. 99
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 102



i
DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
CMCN

Cách mạng công nghiệp

EFA

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới

UNICEFF

Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc

TDMU

Trường Đại học Thủ Dầu Một

EIU

Trường Đại học Quốc tế Miền Đông

VGU


Đại học Việt Đức

BETU

Đại học Kinh tế kỹ thuật Bình Dương

BDU

Đại học Bình Dương

OU-BD

Đại học Mở chi nhánh Bình Dương

NQU

Đại học Ngơ Quyền


ii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mơ hình lý thuyết về hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991)................... 20
Hình 2.2. Tính cách ảnh hưởng đến kỹ năng mềm................................................... 34
Hình 2.3. Phát triển kỹ năng mềm đối với sinh viên tốt nghiệp ............................... 34
Hình 2.4 Mơ hình nghiên cứu đề xuất ...................................................................... 35
Hình 3.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu ...................................................................... 41
Hình 4.1. Đối tượng sinh viên tại các trường Đại học ............................................. 61
Hình 4.2. Sinh viên của các khối ngành đào tạo tham gia khảo sát ......................... 62
Hình 4.3. Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh ................................................................ 80
Hình 4.4. Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hố Histogram .......................................... 87

Hình 4.5. Phần dư chuẩn hố Normal P – P Plot ..................................................... 88
Hình 4.6. Biểu đồ Scatter Plot kiểm tra giả định quan hệ tuyến tính ....................... 88


iii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thống kê chuẩn đầu ra đối với kỹ năng mềm của sinh viên tại các trường
đại học trên địa bàn Tỉnh Bình Dương ..................................................................... 4
Bảng 2.1. So sánh thuyết xã hội học vĩ mô và vi mô ............................................. 20
Bảng 2.2. Tổng hợp kết quả của các nghiên cứu trước .......................................... 32
Bảng 3.1. Đối tượng chuyên gia phỏng vấn ........................................................... 42
Bảng 3.2. Nguồn của bảng câu hỏi ......................................................................... 42
Bảng 3.3. Danh sách cán bộ hoạt động Đoàn / Hội................................................ 43
Bảng 3.4. Các thành phần biến thái độ của sinh viên ............................................. 44
Bảng 3.5. Các thành phần biến trí tuệ cảm xúc của sinh viên sau khi hiệu chỉnh . 45
Bảng 3.6. Các thành phần biến tính cách của sinh viên sau khi hiệu chỉnh ........... 45
Bảng 3.7. Các thành phần biến mối quan hệ đồng đẳng của sinh viên .................. 46
Bảng 3.8. Các thành phần biến định hướng văn hoá .............................................. 47
Bảng 3.9. Số lượng sinh viên cần khảo sát tại các trường Đại học ........................ 49
Bảng 3.10. Số lượng sinh viên cần khảo sát tại các trường Đại học Thủ Dầu Một 50
Bảng 3.11. Số lượng sinh viên cần khảo sát tại các trường Đại học Bình Dương . 51
Bảng 3.12. Số lượng sinh viên cần khảo sát tại BETU .......................................... 52
Bảng 3.13. Số lượng sinh viên cần khảo sát trên hai các trường ........................... 52
Bảng 3.14. Số lượng sinh viên cần khảo sát tại OU (BD) ...................................... 53
Bảng 4.1. Các trường đại học được khảo sát .......................................................... 60
Bảng 4.2. Kết quả khảo sát định tính...................................................................... 62
Bảng 4.3. Kết quả thống kê mô tả về kỹ năng mềm hiện có của sinh viên ............ 65
Bảng 4.4. Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha đối với biến thái độ của sinh
viên đối với cơ sở đào tạo ....................................................................................... 66
Bảng 4.5. Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha đối với biến trí tuệ cảm xúc

của sinh viên ........................................................................................................... 66


iv
Bảng 4.6. Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha đối với biến Tính cách của
sinh viên (kiểm định lần 1) ..................................................................................... 67
Bảng 4.7. Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha đối với biến Tính cách của
sinh viên (kiểm định lần 2) ..................................................................................... 68
Bảng 4.8. Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha đối với biến Tính cách của
sinh viên (kiểm định lần 3) ..................................................................................... 69
Bảng 4.9. Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha đối với biến Mối quan hệ đồng
đẳng của sinh viên .................................................................................................. 69
Bảng 4.10. Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha đối với biến kiểm sốt ..... 70
Bảng 4.11. Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha đối với biến phụ thuộc .... 71
Bảng 4.12. Bảng KMO của biến độc lập ................................................................ 73
Bảng 4.13. Kết quả tổng phương sai trích của các biến độc lập (lần 1) ................. 73
Bảng 4.14. Bảng KMO của biến độc lập (lần 2) .................................................... 74
Bảng 4.15. Kết quả tổng phương sai trích của các biến độc lập (lần 2) ................. 74
Bảng 4.16. Tên các yếu tố mới ............................................................................... 75
Bảng 4.17. Ma trận xoay nhân tố và đặt tên biến ................................................... 75
Bảng 4.18. Bảng KMO của biến độc lập (lần 1) .................................................... 77
Bảng 4.19. Kết quả tổng phương sai trích của biến phụ thuộc (lần 1) ................... 78
Bảng 4.20. Ma trận xoay của nhân tố phụ thuộc (lần 1) ........................................ 78
Bảng 4.21. Bảng KMO của biến độc lập (lần 2) .................................................... 79
Bảng 4.22. Kết quả tổng phương sai trích của biến phụ thuộc (lần 2) ................... 79
Bảng 4.23. Ma trận xoay của nhân tố phụ thuộc (lần 2) ........................................ 79
Bảng 4.24. Kết quả ma trận tương quan ................................................................. 82
Bảng 4.25. Kết quả kiểm tra tuyến tính .................................................................. 84
Bảng 4.26. Kết quả kiểm định ý nghĩa thống kê của mơ hình theo 9 yếu tố ........ 84
Bảng 4.27. Kết quả kiểm tra sự phù hợp của mơ hình ........................................... 85

Bảng 4.28. Kết quả kiểm định ý nghĩa thống kê của mô hình 8 nhân tố ............... 85


1
TĨM TẮT CƠNG TRÌNH
Nghiên cứu tập trung vào một số vấn đề cơ bản về kỹ năng mềm và khám
phá các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên. Nhóm tác giả
đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để khám phá hiện tượng
thích hợp của nghiên cứu.
Trên cơ sở lý luận nghiên cứu sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên trước
đây, đề tài xây dựng ban đầu gồm 05 nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng
mềm của sinh viên trên địa bàn tỉnh Bình Dương bao gồm: Mối quan hệ đồng đẳng,
tính cách của sinh viên, thái độ của sinh viên đối với cơ sở giáo dục, trí tuệ cảm xúc
và định hướng văn hoá với tổng số 56 biến quan sát.
Kết quả điều tra bằng phương pháp gởi trực tiếp bảng câu hỏi cho 922 sinh
viên đag học tập tại sáu trường đại học trên địa bàn tỉnh Bình Dương, số liệu được
làm sạch, mã hóa và đưa vào phần mềm SPSS 20.0 để tiến hành phân tích cho 922
mẫu điều tra. Kết quả phân tích đánh giá sơ bộ thang đo và độ tin cậy đo lường bằng
hệ số Cronbach‘s Alpha đã loại 12 biến quan sát, nên tiến hành đưa vào phân tích
nhân tố khám phá EFA gồm 9 nhân tố và 44 biến quan sát. Kết quả phân tích nhân tố
khám phá đã loại 01 biến quan sát, hình thành 08 nhân tố mới.
Sau khi phân tích nhân tố khám phá tiến hành phân tích hồi quy bội; chỉ cịn
lại 8 nhân tố có ý nghĩa thống kê. Mơ hình cụ thể.
PT = 0.218 - 0.107* Cảm xúc + 0,035* Tính cách tận tâm trong quan hệ
+0,090* Thái độ của sinh viên đối với Trường + 0,134* Quan niệm của sinh viên về
tính cá nhân + 0,142* Tính cách hướng ngoại của sinh viên + 0,178 * Thái độ của
sinh viên đối với việc học + 0,319 * Quan niệm của sinh viên về tính tập thể + 0,372
* Mối quan hệ đồng đẳng
Kết quả cho thấy nhân tố mối quan hệ đồng đẳng là tác động lớn nhất đến sự
phát triển kỹ năng mềm của sinh viên.



2
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Thế kỷ 21 là xu hướng của tự động hố và trao đổi dữ liệu trong cơng nghệ
sản xuất, là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0). Đó là “sự thay đổi cơ bản
trong cách thức chúng ta tạo ra, tiêu thụ và liên đới lẫn nhau, được dẫn dắt bởi sự hội
tụ của thế giới vật chất, thế giới số và con người” (Klaus Schwab)

[1]

. Tuy nhiên,

CMCN 4.0 có thể phá vỡ thị trường lao động, làm cho hàng triệu lao động trên thế
giới phải thất nghiệp. Khi tự động hoá thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế,
khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực sẽ làm cho thị trường việc làm bị
chia tách thành các phân khúc “cấp thấp và cấp cao” (Erik Brynjolfsson và Andrew
McAfee) [2]. Do đó, người lao động bắt buộc phải trang bị kiến thức, kỹ năng nhằm
đáp ứng yêu cầu của thị trường còn nền kinh tế thì bắt buộc phải chuyển đổi từ nền
kinh tế sản xuất sang nền kinh tế tri thức nhằm tăng vốn tri thức (là kiến thức, khả
năng và kỹ năng) cho tổ chức và cho toàn xã hội (Grant 1996, Mahoney và Kor 2015).
Trong những năm gần đây, các trường đại học ngày càng thu hút các nhà tuyển dụng
đến với quá trình giáo dục và làm việc với sinh viên. Đây là hệ quả của một số nghiên
cứu về trình độ đào tạo của sinh viên tốt nghiệp, người ta cho rằng ngay cả những
nhân viên trẻ, những người hiểu rõ vấn đề của họ, vẫn chưa sẵn sàng giải quyết các
công việc chuyên môn thực tế (Robles, 2012; Andrews và Higson, 2010; Gale và
cộng sự, 2017; Balcar và cộng sự, 2018; Bartel, 2018; Kaburise, 2016; Callier và
cộng sự, 2014; Dorozyński và cộng sự, 2016). Kết quả của một số nghiên cứu, phân
tích chất lượng thị trường lao động của sinh viên tốt nghiệp và khả năng đáp ứng nhu

cầu của nhà tuyển dụng, đã được công bố (Andrews & Higson, 2010; Sisson và
Adams (2013); Mardis và cộng sự. (2018); Gale và cộng sự. (2017); Balcar và cộng
sự. (2018); Pang và cộng sự. (2018). Phần lớn các sinh viên sau khi ra trường còn
thiếu về kỹ năng mềm cần thiết, “90% sinh viên mới tốt nghiệp cần được đào tạo lại
để có thể đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp”1. Trong nghiên cứu
của Cobb et al. (2015) họ chia sẻ kinh nghiệm thành lập một hiệp hội những sinh viên
tốt nghiệp, trong năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp đại học, tại nơi làm việc đầu tiên
của họ, khơng có kỹ năng mềm nào được hình thành trong quá trình học, mặc dù được

1

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Tổng cục Thống kê, (2014)


3
đào tạo bài bản. Mohamed và cộng sự. (2017) nói về kinh nghiệm của sinh viên tốt
nghiệp trong việc chấm điểm các kỹ năng mềm.
Các chủ doanh nghiệp tại thị trường Việt nam đã nhận xét “khoảng 90% sinh
viên sau khi tốt nghiệp ra trường hầu như khơng có kỹ năm mềm”2; hoặc kỹ năng
giao tiếp và làm việc nhóm của các bạn sinh viên rất kém”3. Thực tế cho thấy người
thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chun mơn, 75% cịn lại được quyết
định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị một cách chủ động, tích cực trước đó
(Lê Thị Hiếu Thảo, 2017). Sự thiếu và yếu kỹ năng mềm trong thế hệ trẻ, đặc biệt
trong sinh viên đang là mối nguy hiểm lớn nhất đối với q trình phát triển con người
nói chung và sự phát triển của đất nước nói riêng. Bình Dương là một trong những
Tỉnh phát triển kinh tế xã hội cao so với cả nước, phát triển mạnh về cơng nghiệp và
có tốc độ đơ thị hố rất cao. Theo báo cáo chính trị của Ban chấp hành Tỉnh Đảng bộ
khóa IX trình đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 – 2020 [1] đã
đánh giá tình hình phát triển kinh tế - Văn hóa – xã hội của Tỉnh thì tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao, GDP bình quân 5 năm tăng 13%, bình quân đầu người là 95,6 triệu đồng/

người; Giá trị sản xuất cơng nghiệp bình qn tăng 15,7 %; Giá trị dịch vụ tăng bình
quân là 20,9%; Giá trị sản xuất nơng, lâm, ngư nghiệp tăng bình qn 4%; Tổng số
doanh nghiệp là 19.638, tổng số vốn tăng là 146,119 tỷ đồng. Với tốc độ phát triển
kinh tế xã hội của Tỉnh Bình Dương tăng cao và mang tính bền vững4 đã làm cho thị
trường lao động đòi hỏi người lao động phải đạt được những yêu cầu cơ bản, nhất là
kỹ năng mềm. Theo báo cáo tổng hợp quy hoạch và phát triển nhân lực tỉnh Bình
Dương thời kỳ 2011 – 2020

[2]

và dự báo cung cầu lao động tỉnh Bình Dương, giai

đoạn 2014 – 2020 [3] thì mức chênh lệch cũng chưa đáp cầu lao động của Tỉnh (gần
12.166 lao động) và trên tổng số sinh viên hàng năm (khoảng 45.542 sinh viên/ tổng
số các Trường từ Trung cấp, cao đẳng và đại học với tổng số sinh viên5) tham gia vào
thị trường lao động thì có khoảng 30% đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng về kỹ
năng mềm[6]
Trong tập sách Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của nhà xuất bản Giáo
dục đưa ra 21 kỹ năng (Kỹ năng tự nhận thức; Kỹ năng xác định giá trị; Kỹ năng

Ông Trần Trọng Thành, Chủ tịch HĐQT Cơng ty VINAPO
Ơng Masaki Yamashita, Tổng giám đốc Ngân hàng Mitshibishi UFJ Việt Nam
4
/>5
Số liệu thống kê từ niên giám thống kê Bình Dương (2019)
2
3


4

kiểm sốt cảm xúc; Kỹ năng ứng phó căng thẳng; Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ; Kỹ
năng thể hiện sự tự tin; Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng lắng nghe tích cực; Kỹ năng thể
hiện sự cảm thơng; Kỹ năng thương lượng; Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn; Kỹ năng
hợp tác; Kỹ năng tư duy phê phán; Kỹ năng tư duy sáng tạo; Kỹ năng ra quyết định;
Kỹ năng giải quyết vấn đề; Kỹ năng kiên định; Kỹ năng trách nhiệm; Kỹ năng đạt
mục tiêu; Kỹ năng quản lý thời gian; Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thơng tin). Bên cạnh
đó, từ năm học 2017 – 2018, học sinh tiểu học và Trung học cơ sở (THCS) được đào
tạo kỹ năng theo bộ tài liệu “Thực hành kỹ năng sống” theo hướng tích hợp và được
lồng ghép qua các mơn liên quan hoặc các hoạt động ngoại khố6. Bộ tài liệu này
gồm bảy chủ đề: (1) Tự phục vụ, tự quản; (2) Giao tiếp hợp tác; (3) Tự học và giải
quyết vấn đề hiệu quả; (4) Chăm học , chăm làm, tích cự tham gia hoạt động xã hội;
(5) Tự tin, tự trọng, tực hịu trách nhiệm; (6) Trung thực, kỹ luật, đồn kết; (7) u
gia đình, bạn bè và những người khác; yêu trường lớp, quê hương đất nước. Theo bốn
trụ cột chính của UNESCO, học sinh phổ thơng cần chú ý hai nhóm kỹ năng sống
sau: nhóm 1, nhóm kỹ năng học tập, làm việc, vui chơi giải trí; nhóm 2, kỹ năng giao
tiếp, hồ nhập, ứng phó với các tình huống cuộc sống. Theo Huỳnh Văn Sơn (2012)
đã nghiên cứu thực trạng 20 kỹ năng mềm đối với sinh viên[7] và các cơ sở đào tạo
đại học nghiên cứu và xây dựng các kỹ năng mềm theo hướng tiếp cận thị trường[8] .
Đây là điều kiện bắt buộc khi sinh viên phải đạt yêu cầu để nhận bằng tốt nghiệp.
Thống kê tại các trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương về chuẩn đầu ra đối với kỹ
năng mềm như sau:
Bảng 1.1. Thống kê chuẩn đầu ra đối với kỹ năng mềm của sinh viên tại các
trường đại học trên địa bàn Tỉnh Bình Dương
Kỹ năng mềm
Trí
Stt

Tên trường

Giao Ngoại Lãnh

tiếp

1

Đại học Thủ Dầu Một

X

ngữ

X

đạo

Y

Quản Cơng

tuệ



nghệ

cảm

thời

thơng


xúc

gian

tin

Y

Y

X

cơng văn số 3225 / BGDĐT-GDCTHSSV
Huỳnh Văn Sơn (2012), thực trạng một số kỹ năng của sinh viên ĐH Sư phạm TPHCM
8
Dựa vào công văn số 2196/BGDĐT-GDĐH về việc hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành
đạo tạo đối với các cơ sở giáo dục đại học
6
7


5
2

Đại học Bình Dương

X

X


Y

Y

Y

X

X

X

Y

Y

Y

X

Đại học Kinh tế Kỹ thuật Bình
3

Dương

4

Đại học Quốc tế Miền Đông

X


X

X

Y

Y

X

5

Đại học Việt Đức

X

X

X

Y

Y

X

X

X


Y

Y

Y

X

6

Đại học Mở Chi nhánh Bình
Dương

Ghi chú: X: những kỹ năng bắt buộc; Y: những kỹ năng không bắt buộc
(Nguồn: Kết quả thống kê của nhóm nghiên cứu dựa trên website của các trường)
Dựa trên những quy định và định hướng trên, nhóm nghiên cứu thống kê tính
liên tục về cơng tác giáo dục, đào tạo kỹ năng sống cho học sinh từ cấp 1 đến đại học
thì các kỹ năng mềm mang tính liên tục sau: (1) kỹ năng giao tiếp; kỹ năng quản lý
thời gian, kỹ năng lãnh đạo và trí tuệ cảm xúc. Do đó, nhóm tác giả quyết định chọn
bốn kỹ năng mềm này trong đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ
năng mềm của sinh viên: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương”.
1.2. Câu hỏi nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, có một số câu hỏi cần được giải quyết:
 Quan điểm có ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên như
thế nào?
 Ảnh hưởng của mối quan hệ bạn bè góp phần vào sự phát triển kỹ năng mềm
của sinh viên như thế nào?
 Thái độ của sinh viên đối với mơi trường giáo dục đại học có ảnh hưởng như
thế nào đến phát triển kỹ năng mềm?

 Trí tuệ cảm xúc đóng vai trị như thế nào trong sự phát triển kỹ năng mềm
của sinh viên?
 Định hướng văn hoá tác động đến phát triển kỹ năng mềm của sinh viên?
1.3. Mục tiêu đề tài
1.3.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Từ đó,


6
đề xuất một số hàm ý quản trị góp phần giúp sinh viên và các cơ sở đào tạo phát triển
kỹ năng mềm của sinh viên trong thời gian tương lai.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
Đề tài thực hiện nghiên cứu nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể sau:
 Thứ nhất, xác định mức ảnh hưởng quan điểm sinh viên đến sự phát trển kỹ
năng mềm.
 Thứ hai, xác định mối quan hệ bạn bè có thể ảnh hưởng như thế nào đến phát
triển kỹ năng mềm của sinh viên?
 Thứ ba, xác định xem thái độ của sinh viên trong quá trình học tập tại cơ sở
giáo dục đại học có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kỹ năng mềm?
 Thứ tư, trí tuệ cảm xúc đóng vai trị như thế nào trong q trình phát triển kỹ
năng mềm của sinh viên?
 Thứ năm, định hướng văn hoá tác động đến phát triển kỹ năng mềm của sinh
viên?
 Thứ sáu, đề xuất các hàm ý quản trị nhằm phát triển kỹ năng mềm của sinh
viên của tỉnh Bình Dương.
1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Kỹ năng mềm của sinh viên tại các cơ sở đào tạo đại
học trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Hướng tiếp cận: đề tài dựa trên các dữ liệu, số liệu thu thập được từ Hội sinh
viên của tỉnh Bình Dương. Trên cơ sở hệ thống hố lý thuyết về kỹ năng mềm, sự
phát triển kỹ năng mềm của sinh viên, nhóm tác giả tiến hành tìm kiếm các nghiên
cứu trước có liên quan đến đề tài. Từ đó, nhóm tác giả tiến hành khảo sát sinh viên
về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm. Dựa trên kết quả phân tích
và yêu cầu của thị trường lao động, nhóm tác giả đề xuất hàm ý quản trị góp phần
cho sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên trong thời gian tới của tỉnh Bình Dương.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1. Phạm vi về nội dung
Về cơ sở lý luận và thực tiễn về kỹ năng mềm của sinh viên tập trung nghiên
cứu các nội dung: (1) Lý thuyết liên quan và khung khái niệm về kỹ năng mềm và


7
phát triển kỹ năng mềm; (2) Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm
của sinh viên; (3) Bài học kinh nghiệm về sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên.
Về thực trạng hoạt động của Hội sinh viên tỉnh Bình Dương trong giai đoạn
2015 - 2019.
1.4.2.2. Phạm vi về không gian và thời gian
Về thời gian nghiên cứu đề tài: Từ tháng 12/2018 đến 9/2020
Về khơng gian: Sinh viên thuộc tỉnh Bình Dương.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Nguồn thơng tin thứ cấp
Nhóm tác giả đã tổng hợp những vấn đề lý luận của đề tài từ sách chuyên
ngành trong và quốc tế; các số liệu thống kê đã được xuất bản, báo cáo tổng hợp từ
Hội sinh viên tỉnh Bình Dương; kết quả của các nghiên cứu được cơng bố trên tạp chí
trong nước và quốc tế.
1.5.2. Nguồn thơng tin sơ cấp
Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng
để khám phá hiện tượng thích hợp trong q trình nghiên cứu.

1.5.2.1. Nghiên cứu định tính
Trên cơ sơ tích hợp từ các mơ hình phát triển kỹ năng và kỹ năng mềm của
sinh viên, nhóm tác giả đã tiến hành phỏng vấn 3 chuyên gia (là những giảng viên đã
nghiên cứu và đang nghiên cứu và giảng dạy về kỹ năng tại các trường đại học) nhằm
củng cố lý thuyết nền và xác định các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ
năng mềm của sinh viên. Sau đó, nhóm tác giả thực hiện phỏng vấn bán cấu trúc 4
thành viên là cán bộ quản lý và cán bộ thuộc Hội sinh viên hoặc Tỉnh Đoàn nhằm
thảo luận các tiêu chí về sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên. Cuối cùng là thực
hiện thảo luận nhóm với 31 sinh viên thuộc các cơ sở đào tạo nhằm thảo luận về các
yếu tố thuộc môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên trên
địa bàn tỉnh Bình Dương.
1.5.2.2. Nghiên cứu định lượng
Dựa trên kết quả nghiên cứu định tính, nghiên cứu đã xác định và đo lường
các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên tỉnh Bình Dương.
Nghiên cứu định lượng đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả đơn biến và
đa biến để kiểm định sự tin cậy của các thang đo và hệ số tương quan biến tổng nhằm


8
xem xét các biến quan sát có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong cùng một nhân tố.
Sau khi các nhân tố được kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha sẽ tiếp tục được
đưa vào phân tích các nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy tuyến tính. Đề tài
đưa ra mơ hình hồn chỉnh, đánh giá sự tác động của các yếu tố đối với sự phát triển
kỹ năng mềm của sinh viên trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
1.6. Ý nghĩa nghiên cứu và thực tiễn
1.6.1. Về phương diện học thuật
Cho đến hiện nay, kỹ năng mềm rất quan trọng cho sinh viên trong quá trình
học tập và tốt nghiệp khi tham gia vào thị trường lao động. Chúng ta cần tìm hiểu làm
thế nào những kỹ năng mềm của sinh viên có thể phát triển trong quá trình học tập
tại cơ sở giáo dục đại học. Liệu trong thời gian học tập có đủ để sinh viên phát triển

những kỹ năng mềm này không? Nghiên cứu này hy vọng sẽ xác định được ảnh hưởng
của các nhóm nhân tố quan điểm cá nhân, mối quan hệ với bạn bè, thái độ của sinh
viên trong quá trình học tập tại cơ sở giáo dục đại học, trí tuệ cảm xúc và định hướng
văn hoá đối với sự phát triển kỹ năng mềm. Kết quả nghiên cứu của nhóm đã đã xác
định các yếu tố góp phần phát triển kỹ năng mềm của sinh viên. Từ đó, nhóm đưa ra
hàm ý quản trị nhằm phát triển kỹ năng mềm của sinh viên.
1.6.2. Về phương diện thực tiễn
Thứ nhất, đề tài phân tích mức độ sử dụng kỹ năng mềm hiện tại của sinh
viên trong thời gian các bạn còn học tại các Trường Đại học.
Thứ hai, đề tài đã xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát
triển kỹ năng mềm của sinh viên trên địa bàn Bình Dương.
Thứ ba, đề tài đã đề xuất những hàm ý quản trị nhằm đóng góp vào sự phát
triển kỹ năng mềm của sinh viên trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong thời gian tới.
1.7. Cấu trúc đề tài
Cấu trúc đề tài gồm 5 chương:
Chương 1. Mở đầu. Trong chương này, nhóm tác giả đưa ra tính cấp thiết và lý
do chọn đề tài. Từ đó, xác định các mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và
phạm vi nghiên cứu cụ thể để hình thành hướng nghiên cứu cho đề tài.
Chương 2. Tổng quan các nghiên cứu. Ở chương này, nhóm tác giả đã tổng
quan các nghiên cứu trước nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ


9
năng mềm của sinh viên. Từ đó hệ thống hố các cơ sở lý thuyết về kỹ năng, tầm
quan trọng của kỹ năng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng..
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu. Chương 3 đã thu thập các dữ liệu thứ cấp
về kỹ năng mềm, phát triển kỹ năng mềm của sinh viên và sử dụng phương pháp
thống kê mô tả, so sánh đối chiếu, phân tích và tổng hợp các thơng tin về kỹ năng
mềm của sinh viên trên địa bàn Bình Dương. Đề tài đã lược khảo tài liệu từ các cơng
trình nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan đến nội dung của đề tài nhằm thu

thập các thang đo. Cuối cùng đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và
nghiên cứu định lượng thơng qua phương pháp thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy
Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy tuyến tính
bằng phần mềm SPSS 20.0.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu. Chương này giới thiệu tổng quan về sinh viên
thuộc tỉnh Bình Dương, các hoạt động của sinh viên và một số nội dung liên quan
đến kỹ năng mềm của sinh viên. Với số liệu thu điều tra, nghiên cứu đã tổng hợp kết
quả khảo sát của mẫu nghiên cứu, đánh giá thang đo, phân tích nhân tố khám phá,
phân tích hồi quy, đánh giá sự phù hợp của mơ hình và sự khác biệt của các yếu tố
ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Từ đó, bàn luận các vấn đề về có tính lý thuyết về mơ hình phát triển kỹ năng của
sinh viên và đề xuất hàm ý quản trị.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị. Nhóm tác giả đã kết luận các nội dung đã
thực hiện trong đề tài. Đồng thời, nhóm tác giả đã đưa ra một số hạn chế của đề tài
và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo cho đề tài.


10
Tóm tắt chương 1
Thực trạng nhu cầu về kỹ năng mềm và sự phát triển kỹ năng mềm rất cao,
nguyên do chủ yếu là do sự tác động rất mạnh của cuộc CMCN 4.0 vào thị trường lao
động và thực trạng sinh viên sau khi tốt nghiệp vẫn còn thiếu kỹ năng mềm. Bên cạnh
đó, sự phát triển của địa phương hay của quốc gia phần lớn phụ thuộc vào năng lực
của người lao động trẻ, đặc biệt là sinh viên. Vì vậy, đề tài mong muốn phân tích
những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên. Thực
tế cho thấy các kỹ năng mềm mang tính liên tục từ tiểu học đến đại học, cụ thể là: (1)
kỹ năng giao tiếp; kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng lãnh đạo và trí tuệ cảm xúc.
Nhóm tác giả đã chọn các kỹ năng mềm này trong đề tài.



11
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Các khái niệm liên quan
2.1.1. Kỹ năng
Theo từ điển giáo dục học [4] “Kỹ năng là khả năng thực hiện đúng hành động,
hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy
cho dù là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ”. Theo L.Đ. Lêvitơv nhà tâm lý học
Liên Xơ cho rằng: “Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một
hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn,
có tính đến những điều kiện nhất định”. Theo ơng, người có kỹ năng hành động là
người phải nắm được và vận dụng đúng đắn các cách thức hành động nhằm thực hiện
hành động có kết quả. Ơng cịn nói thêm, con người có kỹ năng khơng chỉ nắm lý
thuyết về hành động mà phải vận dụng vào thực tế.
Theo tác giả Thái Duy Tuyên, “Kỹ năng là sự ứng dụng kiến thức trong hoạt
động”. Mỗi kỹ năng bao gồm một hệ thống thao tác trí tuệ và thực hành, thực hiện
trọn vẹn hệ thống thao tác này sẽ đảm bảo đạt được mục đích đặt ra cho hoạt động.
Điều đáng chú ý là sự thực hiện một kỹ năng luôn luôn được kiểm tra bằng ý thức,
nghĩa là khi thực hiện bất kỳ một kỹ năng nào đều nhằm vào một mục đích nhất định.
Từ sự phân tích trên ta có thể hiểu kỹ năng một cách chung nhất: Kỹ năng là
năng lực thực hiện một hành động hay một hoạt động nào đó bằng cách lựa chọn và
vận dụng những tri thức, cách thức hành động đúng đắn để đạt được mục đích đề ra.
2.1.2. Kỹ năng sống
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì kỹ năng sống là “những hành vi tích
cực giúp cá nhân ứng phó hiệu quả với yêu cầu, thách thức của cuộc sống hàng ngày”.
Kỹ năng sống có ba nhóm (theo WHO):
Nhóm 1. Nhóm kỹ năng nhận thức, bao gồm những kỹ năng cơ bản: tự nhận
thức bản thân, tự đặt mục tiêu và xác định giá trị, kỹ năng tư duy, kỹ năng sáng tạo,
kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề.
Nhóm 2. Nhóm kỹ năng liên quan đến cảm xúc, bao gồm các kỹ năng nhận
biết và chịu trách nhiệm về cảm xúc của mình, kiềm chế và kiểm soát được cảm xúc,

tự giám sát, tự giám sát – tự điều chỉnh cảm xúc cá nhân.


12
Nhóm 3. Nhóm kỹ năng xã hội bao gồm các kỹ năng: giao tiếp – truyền
thông, cảm thông, chia sẻ, hợp tác, gây thiện cảm, thích ứng với cảm xúc của người
khác …
Còn theo UNESSCO, kỹ năng sống là những năng lực tâm lý – xã hội liên
quan đến kiến thức, thái độ được thể hiện bằng hành vi giúp cá nhân thích nghi và
giải quyết hiệu quả các yêu cầu, thách thức của cuộc sống. Bao gồm các nhóm kỹ
năng:
Nhóm 1. Nhóm kỹ năng chung bao gồm những kỹ năng cơ bản mà mỗi cá
nhân đều có thể thích ứng với cuộc sống chung. Như là: kỹ năng nhận thức, kỹ năng
liên quan đến cảm xúc và kỹ năng cơ bản về xã hội.
Nhóm 2. Nhóm kỹ năng chuyên biệt được thể hiện trong các lĩnh vực khác
nhau của đời sống xã hội: kỹ năng về sức khoẻ và dinh dưỡng, các kỹ năng lên quan
đến giới tính và các vấn đề liên quan đến tệ nạn xã hội; kỹ năng liên quan đến gia
đình và mơi trường cộng đồng, …
Theo UNICEFF cho rằng kỹ năng sống dưới gốc độ tồn tại và phát triển cá
nhân và có ba nhóm kỹ năng cơ bản như sau:
Nhóm 1. Nhóm kỹ năng tự nhận thức và sống với chính mình, bao gồm các
kỹ năng như tự nhận thức và đánh giá bản thân, kỹ năng xây dựng mục tiêu sống, kỹ
năng bảo vệ bản thân, …
Nhóm 2. Nhóm kỹ năng tự nhận thức và sống với người khác, bao gồm các
kỹ năng thiết lập quan hệ, hợp tác, làm việc nhóm, …
Nhóm 3. Nhóm kỹ năng ra quyết định và làm việc hiệu quả. Nhóm này bao
gồm các kỹ năng: phân tích vấn đề, nhận thức thực tế, ra quyết định, ứng xử, giải
quyết vấn đề, …
Ở từng góc độ khác nhau, cách phân loại kỹ năng sống có thể khác nhau. Tuy
nhiên, nội dung cốt lõi của kỹ năng sống vẫn thể hiện năng lực cá nhân trong quá

trình tồn tại và phát triển của cá nhân đó.
2.1.3. Kỹ năng mềm
Tùy theo lĩnh vực nghề nghiệp, góc nhìn chun mơn, ngữ cảnh, phát biểu
có nhiều quan niệm khác nhau về kỹ năng mềm (Cassidy, 2006), như tác giả Forland,
Jeremy định nghĩa kỹ năng mềm là một thuật ngữ thiên về mặt xã hội để chỉ những
kỹ năng có liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, khả năng hòa nhập xã hội,


13
thái độ và hành vi ứng xử hiệu quả trong giao tiếp giữa người với người. Nói khác đi,
đó là kỹ năng liên quan đến việc con người hịa mình, chung sống và tương tác với
cá nhân khác, nhóm, tập thể, tổ chức và cộng đồng”. Trường đại học Danvenport của
Hoa kỳ cho rằng kỹ năng mềm là những kỹ năng đề cập đền một nhóm phẩm chất cá
nhân theo thói quen, thái độ để nhân viên thích ứng với công việc tốt hơn”.
Tác giả Huỳnh Văn Sơn (2013) cho rằng “kỹ năng mềm là một bộ phận của
kỹ năng sống. Kỹ năng sống là khả năng thiên về mặt tinh thần của cá nhân nhằm
đàm bảo cho quá trình thích ứng với người khác hoặc cơng việc khác nhằm duy trì
tốt mối quan hệ tích cực và góp phần hỗ trợ thực hiện công việc một cách hiệu quả”.
Tác giả Nguyễn Thanh Bình (2011) cũng khẳng định “kỹ năng sống, trong đó có kỹ
năng mềm được coi như một hợp phần quan trọng trong nhân cách và năng lực của
con người sống trong xã hội hiện đại”. Các kỹ năng sống tương đồng với các kỹ năng
mềm chung (Cassidy, 2006) bao gồm các kỹ năng: (1) giao tiếp (Zinser, 2003; Quek,
2005; Cassidy, 2006; Kaur & Sharma, 2007; Singh & Singh, 2008; Wye & Lim, 2009;
Ng và công sự., 2009); (2) Kỹ năng giải quyết vấn đề (Quek, 2005; Cassidy, 2006;
Kaur & Sharma, 2007; Wye & Lim, 2009; Ng và công sự., 2009); (3) Kỹ năng công
nghệ thông tin (Quek, 2005; Ng và công sự., 2009); (4) kỹ năng làm việc nhóm (Quek,
2005; Cassidy, 2006; Kaur & Sharma, 2007; Ng và công sự., 2009); (5) Kỹ năng lãnh
đạo (Thacker & Yost, 2002); (6) Kỹ năng tư duy sáng tạo, giải quyết và phân tích vấn
đề (Singh & Singh, 2008); (7) Kỹ năng đàm phán (Wye & Lim, 2009); (8) kỹ năng
tự quản lý (Zinser, 2003; Kaur & Sharma, 2007).

Nhà nghiên cứu N.J. Pattrick cho rằng kỹ năng mềm là khả năng, cách thức
chúng ta thích ứng với mơi trường “Kỹ năng mềm là khả năng, là cách thức chúng ta
tiếp cận và phản ứng với môi trường xung quanh, không phụ thuộc vào trình độ
chun mơn và kiến thức. Kỹ năng mềm không phải là yếu tố bẩm sinh về tính cách
hay là những kiến thức của sự hiểu biết lí thuyết mà đó là khả năng thích nghi với
mơi trường và con người để tạo ra sự tương tác hiệu quả trên bình diện cá nhân và cả
cơng việc”. tác giả Forland, Jeremy cũng cho rằng kỹ năng mềm là một thuật ngữ
thiên về mặt xã hội để chỉ những kỹ năng có liên quan đến đến việc giao tiếp, khả
năng hoà nhập xã hội, thái độ và hành vi ứng xử giữa người với người [18].
Theo tác giả D.M Kapan thì kỹ năng mềm được xem là biểu hiện của trí tuệ
cảm xúc của con người, thể hiện khả năng tinh thần của cá nhân, đó là sự tồn tại và


14
vận dụng một cách hiệu quả những đặc điểm của cá nhân. Tác giả Nguyễn Thị Mỹ
Lộc cũng cho rằng kỹ năng mềm là thuật ngữ để chỉ các kỹ năng thuộc về trí tuệ cảm
xúc của con người như: một số nét tính cách, sự tế nhị, kỹ năng ứng xử, thói quen, sự
lạc quan, chân thành, kỹ năng làm việc nhóm … Như vậy, kỹ năng mềm là những
biểu hiện của năng lực hành vi và trí tuệ mà con người tích lũy được nhằm quyết định
bạn là ai, làm việc như thế nào, là thước đo hiệu quả trong công việc.
2.1.4. Tầm quan trọng của kỹ năng mềm và vai trò của kỹ năng mềm
2.1.4.1. Tầm quan trọng của kỹ năng mềm
“Kỹ năng đề cập đến mức độ thực hiện của một cá nhân trong một nhiệm vụ
cụ thể hoặc khả năng thực hiện tốt một công việc có thể được chia thành yếu tố kỹ
thuật và yếu tố hành vi” (Noe, Hollenbeck & Gerhart, 2015). Các yếu tố kỹ thuật đo
lường các kỹ năng kỹ thuật “CỨNG” trong khi các yếu tố giao tiếp đo lường các kỹ
năng “mềm” bao gồm thái độ và cách tiếp cận mà ứng viên thực hiện trong công việc
của họ, chẳng hạn như khả năng cộng tác trong các dự án nhóm (Daud, Abidin,
Sapuan & Rajadurai, 2012). Khoảng cách kỹ năng được định nghĩa “là sự khác biệt
giữa nhu cầu của thị trường (nhu cầu) và kỹ năng hiện tại được cung cấp bởi các viện

giáo dục địa phương (nguồn cung)” (Alsafadi & Abunafesa, 2012). Trong bối cảnh
này, sinh viên nên nhận thức được nhu cầu và liên hệ khả năng của mình để có thể
đáp ứng u cầu tương lai của các nhà tuyển dụng (Yorke & Harvey, 2002). Có 10
kỹ năng mềm thường được chú ý liên quan đến các công việc trong lĩnh vực kinh
doanh và công nghệ máy tính là giao tiếp, phản biện và ra quyết định, giao tiếp giữa
các cá nhân, đàm phán, giải quyết vấn đề, tự tin, tự quản lý, làm việc nhóm và đạo
đức giá trị (Williams, 2015; Singh & Singh, 2008; Pritchard, 2013; Robles, 2012;
Bringula, Balcoba & Basa, 2016; Ajzen, 1991). Một nghiên cứu được thực hiện bởi
Williams (2015) ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi xã hội tích cực của sinh viên đại
học bằng cách nâng cao chất lượng kỹ năng mềm cho nhân viên tương lai của họ.
Nghiên cứu cho thấy rằng các kỹ năng giao tiếp kỹ năng mềm chính là phù hợp nhất
và các kỹ năng mà sinh viên cần cải thiện nhất. Mặc dù các kỹ năng khác - đàm phán
và kỹ năng tư duy phản biện - cần được cải thiện, nhưng chúng không quá quan trọng
ở trạng thái đầu vào phù hợp với sinh viên đại học cộng đồng. Ngoài ra, một chương
trình đào tạo phát triển chuyên nghiệp được đề xuất để giúp sinh viên nâng cao kỹ
năng mềm trước khi bước vào nghề nghiệp tương lai của họ. Một nghiên cứu khác


15
của Radermacher et al. (2014) chỉ ra rằng sinh viên mới tốt nghiệp gặp khó khăn khi
giao tiếp với đồng nghiệp và khách hàng
Bên cạnh đó, YB datuk Khaled Nordin (2009) đã khẳng định ngồi sự thay
đổi cơng nghệ, trình độ học vấn thì kỹ năng mềm của lực lượng lao động sẽ là vũ khí
cạnh tranh quan trọng trong thế kỷ 21”. Điều này cho thấy kỹ năng mềm ngày được
chứng minh có ảnh hưởng lớn đến sự thành bại trong sự nghiệp và cuộc sống của một
cá nhân, tuy nhiên, tầm quan trọng của nó ít được giới sinh viên và phụ huynh nhắc
đến. Bạn là một người đang có rất nhiều dự định và kế hoạch cho tương lai của chính
bản thân mình và người thân, kỹ năng mềm có thực sự quan trọng đối với bạn? Bạn
có chun mơn giỏi, điều đó đã đủ để giúp bạn thành cơng? Bạn có biết chỉ 30%
người có IQ cao đạt được thành công trong cuộc sống? Tại sao thanh niên Việt Nam

học rất giỏi trên ghế nhà trường nhưng khi tốt nghiệp đi làm vẫn chưa đạt được thành
công như mong muốn? Thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 15% là do những
kiến thức chun mơn, 85% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được
trang bị (theo Wikipedia). Những người sử dụng lao động coi trọng các kỹ năng
“mềm”, bởi vì các nghiên cứu cho thấy chúng là một nhân tố đánh giá rất hiệu quả
bên cạnh những kỹ năng công việc truyền thống hay còn gọi là kỹ năng “cứng”. Một
cuộc nghiên cứu mới đây cho thấy những tiêu chuẩn để đánh giá con người như sự
tận tâm, tính dễ chịu cũng là những nhân tố dự báo quan trọng đối với sự thành công
trong nghề nghiệp giống như khả năng về nhận thức và kinh nghiệm làm việc (theo
BWPortal).
2.1.4.2. Vai trò của kỹ năng mềm trong xu thế hội nhập
Trong xã hội hiện đại, Kỹ năng mềm ngày càng được đánh giá cao. Rất nhiều
nhà tuyển dụng xem trọng những kỹ năng thiên về tính cách này và xem đây là một
trong những yêu cầu tuyển dụng quan trọng. Tại các trường học, gần chục năm trở
lại đây, kỹ năng mềm đã được đưa vào giảng dạy nhiều hơn trong các hoạt động ngoài
giờ của học sinh trường Trung học Phổ thông. Hoạt động này càng mạnh hơn ở giảng
đường Đại học. Điều đó cho thấy việc nhận thức tầm quan trọng của Kỹ năng mềm
của ngành giáo dục nước ta.
Như vậy, có thể thấy kỹ năng mềm là cơng cụ đắc lực giúp sinh viên học tập
tốt hơn, giúp việc tiếp thu, lĩnh hội tri thức của sinh viên đạt hiệu quả cao. Đồng thời
cũng là yếu tố quan trọng giúp sinh viên thuận lợi hơn khi tham gia các hoạt động,


16
phong trào của lớp, của trường. Quá trình rèn luyện, tích lũy kỹ năng của sinh viên
khi học đại học là rất quan trọng, đó là hành trang khơng thể thiếu khi sinh viên ra
trường, bước chân vào môi trường làm việc.
2.2. Lý thuyết liên quan
2.2.1. Lý thuyết cấu trúc và chức năng
Thuyết cấu trúc và thuyết chức năng với các biến thể của chúng đã tạo thành

thuyết cấu trúc – chức năng tập hợp nhiều tác giả khác nhau tham gia nghiên cứu, xây
dựng. Khái niệm cấu trúc nhấn mạnh các yếu tố tạo thành khn mẫu, định hình
hệ thống một cách tương đối ổn định. Khái niệm hệ thống nhấn mạnh một tập hợp
các yếu tố được sắp xếp theo trật tự nhất định, nghĩa là được định hình vừa độc
lập vừa liên tục trao đổi qua lại với hệ thống môi trường xung quanh. Thuyết cấu
trúc – chức năng nhấn mạnh mối quan hệ chức năng giữa các thành phần với cả
tổng thể (Talcott Parsons, 1951). Parsons xem xét hệ thống trong một khơng gian ít
nhất có ba chiều: (1) chiều cấu trúc: hệ thống xã hội nào cũng có cấu trúc của nó; (2)
chiều chức năng: hệ thống xã hội luôn nằm trong trạng thái động, tức là tự biến đổi
để thích nghi trong q trình liên tục trao đổi với môi trường; (3) chiều kiểm sốt: hệ
thống xã hội nào cũng có khả năng điều khiển và tự điều khiển.

Theo Parsons, xã hội là một kiểu hay loại hệ thống xã hội đáp ứng được
tất cả các đòi hỏi chức năng cơ bản của một sự tồn tại lâu bền từ các nguồn lực
bên trong của doanh nghiệp. Hệ thống xã hội là hệ thống của các quá trình
tương tác giữa các tác nhân. Cấu trúc của hệ thống xã hội về cơ bản là cấu trúc
của các mối liên hệ giữa các tác nhân tham gia vào quá trình tương tác. Hệ
thống xã hội được cấu thành từ bốn tiểu hệ thống (hệ t hống nhỏ hơn), tương ứng
với bốn loại nhu cầu, chức năng cơ bản của hệ thống xã hội. Bốn loại yêu cầu chức
năng của xã hội là (1) A, Adaptation. Thích ứng với mơi trường tự nhiên-vật lý xung
quanh. (2) G, Goal Attainmen. Hướng đích huy động các nguồn lực nhằm vào các
mục đích đã xác định. (3) I, Integration - Liên kết phối hợp các hoạt động, điều hoà
và giải quyết những khác biệt, mâu thuẫn. (4) L, Latent-Pattern Maintenance. Duy
trì khn mẫu lặn, tạo ra sự ổn định, trật tự.

Thuyết cấu trúc – chức năng được bổ sung và phát triển nhờ những đóng
góp lý luận quan trọng của Robert K. Merton. Một đóng góp lớn của Merton
đối với chủ thuyết này là việc phát hiện ra sự loạn phản chức năng, còn gọi là



×