Tải bản đầy đủ (.ppt) (32 trang)

Tài liệu Báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.61 MB, 32 trang )

BÀI GIẢNG
MÔN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
TRƯỜNG ĐH SPKT TPHCM
BỘ MÔN KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH
Người biên soạn:
NGUYỄN THỊ CHÂU LONG
Slides by
NGUYỄN THỊ CHÂU LONG
1- 2
CHƯƠNG II
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TRONG CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
1- 3
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG

Chương này nhằm giúp cho sinh viên nắm được các
kiến thức cơ bản về nội dung của báo cáo tài chính
trong ngân hàng, phương pháp lập báo cáo tài chính
và các chỉ tiêu phân tích các báo cáo tài chính.

Đặc biệt chương này giúp cho sinh viên hiểu được
mục tiêu của quá trình kế toán tài chính trong ngân
hàng, khái quát toán bộ công tác kế toán trong ngân
hàng.
1- 4
NỘI DUNG
1. Bảng cân đối tài khoản
2. Bảng cân đối kế toán
3. Báo các kết quả hoạt động kinh doanh
4. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ


5. Thuyết minh báo cáo tài chính
6. Một số chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính
6.1. Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng huy động vốn
6.2. Tình trạng tài sản cố định
6.3. Tỷ lệ tài sản có lời so với nguồn vốn phải trả
6.4. Chỉ tiêu phản ánh tình hình tín dụng
6.5. Chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời
6.6.Chỉ tiêu phân tích tình hình dự trữ
6.7. Chỉ tiêu phân tích khả năng thanh khoản
6.8. Chỉ tiêu thu nhập, chi phí
1- 5
1. BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN

Khái niệm:
-
Bảng cân đối tài khoản là bảng tổng kế các
số liệu phát sinh trên các tài khoản kế toán
tổng hợp (cấp IV, V) được trình bày theo
thứ tự số hiệu tài khoản từ nhỏ đến lớn (từ
loại 1 đến loại 8)
-
Bảng này thể hiện nguyên tắc cân đối của
các số liệu kế toán trên các tài khoản kế
toán.
1- 6
Hình thức Bảng cân đối tài khoản
1- 7
Các điều kiện của BCĐTK
-
Tổng cộng số phát sinh Nợ bằng tổng số phát

sinh Có
-
Tổng công số phát sinh ở BCĐTK bằng tổng
cộng số phát sinh của toàn bộ chứng từ ghi sổ
-
Tổng cộng số dư Nợ đầu kỳ (cuối kỳ) bằng tổng
cộng số dư Có đầu kỳ (cuối kỳ)
-
Tổng cộng số phát sinh lũy kế từ đầu năm bên
Nợ bằng tổng cộng số phát sinh lũy kế từ đầu
năm bên Có.
1- 8
Các loại Bảng cân đối Tài khoản
-
Bảng cân đối Tài khoản ngày
-
Bảng cân đối Tài khoản tháng
-
Bảng cân đối Tài khoản quý
-
Bảng cân đối Tài khoản năm
1- 9
2. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Khái niệm:
Bảng CĐKT là báo cáo tổng hợp, phản
ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện
có được sử dụng như thế nào và nguồn gốc
hình thành tài sản đó của TCTD tại 1 thời
điểm nhất định


Mẫu (BCTC đã kiểm toán của ACB)
1- 10
3. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH

Khái niệm:
-
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo
tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình doanh thu,
chi phí và kết quả kinh doanh thuộc một kỳ kế
toán, chi tiết theo từng loại hoạt động: hoạt động
kinh doanh chính, hoạt động dịch vụ và hoạt động
kinh doanh khác.
-
Ngoài ra, BCKQHĐKD còn phản ánh tình hình
thực hiện nghĩa vụ với NSNN về các khoản thuế
và các khoản phải nộp.
1- 11
4. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

Khái niệm
-
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là BCTC tổng hợp, phản ánh việc
hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo
của doanh nghiệp.
-
BCLCTT phản ánh tình hình thu, chi tiền trong kỳ hay nói
cách khác nó lý giải các biến động trong số dư tài khoản tiền
mặt.

-
Qua BCLCTT sẽ cung cấp thông tin về dòng tiền ngân hàng
sinh ra từ đâu và sử dụng vào những mục đích gì. Từ đó có
thể đánh giá khả năng tạo tiền của ngân hàng trong kỳ là
nhiều hay ít, thu chủ yếu từ hoạt động nào và dự đoán được
khả năng tạo ra tiền trong tương lai, hay đánh giá khả năng
thanh toán, khả năng đầu tư bằng tiền nhàn rỗi của đơn vị.
-
Bên cạnh đó BCLCTT còn là công cụ để lập dự toán tiền, xây
dựng kế hoạch về nguồn vốn l sử dụng vốn một cách hợp lý.
1- 12
5. THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Khái niệm
-
Thuyết minh báo cáo tài chính là bộ phận hợp thành của
hệ thống BCTC của đơn vị.
-
Bảng thuyết minh được lập nhằm giải thích và bổ sung
thêm những thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh
cũng như tình hình tài chính của ngân hàng trong kỳ báo
cáo mà các BCTC khác không thể trình bày rõ ràng và
chi tiết được.
-
Qua TMBCTC người sử dụng có cái nhìn cụ thể, chi tiết
về tình hình hoạt động của đơn vị, phân tích một cách cụ
thể, chính xác từng vấn đề theo mục tiêu đề ra nhằm đạt
hiệu quả cao trong việc ra quyết định

×