Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ vai trò của bộ đội địa phương tỉnh tuyên quang trong phòng, chống truyền đạo trái pháp luật trên địa bàn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (916.36 KB, 102 trang )

MỤC LỤC

Tran
g
3

MỞ ĐẦU

Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VAI TRÒ CỦA
BỘ ĐỘI ĐỊA PHƯƠNG TỈNH TUYÊN QUANG TRONG
PHÒNG, CHỐNG TRUYỀN ĐẠO TRÁI PHÁP LUẬT TRÊN
ĐỊA BÀN HIỆN NAY

10

1.1. Một số vấn đề về truyền đạo trái pháp luật và vai trò của
bộ đội địa phương tỉnh Tuyên Quang trong phòng, chống
truyền đạo trái pháp luật trên địa bàn hiện nay
1.2. Thực trạng biểu hiện vai trò của bộ đội địa phương tỉnh

10

Tuyên Quang trong phòng, chống truyền đạo trái pháp
luật trên địa bàn hiện nay

Chương 2. YÊU CẤU VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT HUY VAI

32

TRÒ CỦA BỘ ĐỘI ĐỊA PHƯƠNG TỈNH TUYÊN
QUANG TRONG PHÒNG, CHỐNG TRUYỀN ĐẠO


TRÁI PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN HIỆN NAY

49

2.1. Những nhân tố tác động và yêu cầu phát huy vai trò của bộ
đội địa phương tỉnh Tuyên Quang trong phòng, chống
truyền đạo trái pháp luật trên địa bàn hiện nay
2.2. Một số giải pháp cơ bản phát huy vai trò của bộ đội địa

49

phương tỉnh Tuyên Quang trong phòng, chống truyền đạo
trái pháp luật trên địa bàn hiện nay

60

KẾT LUẬN

87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

89

PHỤ LỤC

94


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Tín ngưỡng, tơn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, có
ảnh hưởng lớn đến tư tưởng, tình cảm, phong tục tập qn của đơng đảo quần
chúng có đạo và tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong quá
trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta thực hiện nhất qn
chính sách tơn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của nhân
dân; ln coi đồn kết đồng bào các tơn giáo, đồn kết giữa đồng bào theo tơn
giáo và đồng bào không theo tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn
dân tộc, làm nên sức mạnh to lớn cho cách mạng. Những năm qua, Đảng và Nhà
nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đối với tôn giáo nhằm tạo điều kiện
để đồng bào các tơn giáo đóng góp ngày càng nhiều cơng sức cho sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời nhằm cấm mọi sự lợi dụng vấn đề tôn giáo
để hoạt động trái pháp luật, kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
gây rối và xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá cách mạng.
Thực tiễn lịch sử của tôn giáo Việt Nam cũng như lịch sử đấu tranh cách
mạng của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cho thấy, các thế lực thù địch
trong nước và quốc tế khi thực hiện chiến lược “Diễn biến hịa bình, bạo loạn lật
đổ” chưa bao giờ từ bỏ âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề tơn giáo để chống phá
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phá hoại sự nghiệp cách mạng của
nhân dân ta. Quan điểm của chúng là lấy vấn đề tôn giáo làm trọng điểm, lấy tổ
chức và đội ngũ giáo dân làm đối trọng với Đảng để chống phá sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tuyên Quang nằm ở vùng Tây Bắc của nước ta. Đây là một trong
những “điểm nóng” về vấn đề lợi dụng tự do tín ngưỡng, tơn giáo, tiến
hành các hoạt động TĐTPL. Những năm qua hoạt động TĐTPL ở Tuyên
Quang diễn ra thường xuyên, hiện nay còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp
ngoài các đạo cũ đã tồn tại đồng thời xuất hiện các đạo mới và tà đạo như
2



đạo Tin Lành - Vàng Chứ, tà đạo mới của Dương Văn Mình… Hoạt động
của các tà đạo trên đã gây mất ổn định an ninh chính trị trên địa bàn, ảnh
hưởng tới công tác phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đòi hỏi cả
HTCT tỉnh Tuyên Quang quan tâm giải quyết.
Bộ đội địa phương tỉnh Tuyên Quang là một bộ phận của HTCT tỉnh,
những năm qua trước vấn đề lợi dụng tự do tín ngưỡng, tơn giáo đã tiến hành
các hoạt động TĐTPL trên địa bàn, BĐĐP tỉnh đã góp phần quan trọng vào
cơng tác tham gia phòng, chống TĐTPL, tham mưu kịp thời cho cấp ủy chính
quyền địa phương, làm tốt cơng tác vận động quần chúng, phát triển kinh tế xã hội, hoàn thành các nhiệm vụ mà Đảng ủy Quân khu 2 và chính quyền tỉnh
Tun Quang giao phó. Tuy nhiên q trình thực hiện cơng tác tham gia
phịng, chống TĐTPL của BĐĐP tỉnh cũng còn một số hạn chế nhất định:
Một bộ phận lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ, chiến sĩ chưa nhận thức đầy đủ vai trò
quân đội trong thực hiện công tác tôn giáo; nội dung, phương thức vận động
quần chúng - nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo cịn nhiều lúng túng; cơng
tác nghiên cứu, dự báo tình hình hoạt động lợi dụng vấn đề tơn giáo của
các thế lực thù địch vẫn chưa được quan tâm đầy đủ, kịp thời; biện pháp
đấu tranh, xử lý các vụ việc phức tạp liên quan đến tôn giáo cũng như
hoạt động của các tổ chức, cá nhân lợi dụng vấn đề tơn giáo cịn chưa thật
hiệu quả; vai trị làm tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương ở
một số đơn vị cơ sở chưa thật kịp thời … Đòi hỏi phải khắc phục và phát
huy hơn nữa vai trị.
Tình hình lợi dụng tự do tín ngưỡng, tơn giáo tiến hành các hoạt động
TĐTPL trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang những năm tới còn diễn ra phức
tạp bởi hiện nay một số đạo mới và tà đạo đang tiến hành các hoạt động
truyền đạo và lôi kéo nhân dân đặt ra yêu cầu HTCT tỉnh hết sức cảnh
giác, nắm vững chủ trương, chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước,
phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, trong đó BĐĐP tỉnh phải
phát huy hơn nữa vai trị của mình trong cơng tác tham gia đấu tranh
3



phịng, chống TĐTPL góp phần giữ gìn an ninh chính trị trên địa bàn.
Chính vì vậy việc đi sâu nghiên cứu và phân tích tình hình thực tế vấn đề
phát huy vai trò của BĐĐP tỉnh Tuyên Quang trong phòng, chống TĐTPL
nhằm phát huy tốt nhất vai trò của lực lượng này đã thôi thúc tác giả chọn
vấn đề “Vai trò của Bộ đội địa phương tỉnh Tuyên Quang trong phòng,
chống truyền đạo trái pháp luật trên địa bàn hiện nay” để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Vấn đề TĐTPL và phát huy vai trò các lực lượng tham gia đấu tranh
phòng, chống TĐTPL góp phần làm thất bại âm mưu lợi dụng tự do tín
ngưỡng, tơn giáo của các thế lực thù địch đã được nhiều nhà khoa học, nhà
quản lý, các cơ quan chức năng quan tâm luận giải dưới các góp độ khác nhau
trong đó có một số cơng trình nghiên cứu có giá trị thực tiễn và khoa học liên
quan đến đề tài như:
* Các cơng trình nghiên cứu về truyền đạo trái pháp luật ở nước ta
Sách về truyền đạo trái pháp luật: “ Đấu tranh phòng, chống hoạt động
lợi dụng tôn giáo xâm phạm an ninh quốc gia”, của Nguyễn Khánh Tồn,
Nxb Cơng an nhân dân, Hà Nội, 2002; “Tơn giáo và tự do tín ngưỡng, tơn
giáo ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2006; “Một số vấn
đề tôn giáo và đấu tranh hoạt động lợi dụng tôn giáo ở Tây Nguyên” ,
Sách chuyên khảo, Nxb Cơng an nhân dân, Hà Nội, 2007…Những cơng
trình trên đã khái qt tình hình tơn giáo ở nước ta và hoạt động lợi dụng
tín ngưỡng, tơn giáo chống phá cách mạng, vạch rõ âm mưu, thủ đoạn của
các thế lực thù địch trong hoạt động lợi dụng tôn giáo, chỉ ra một số yêu
cầu nhận diện hoạt động tôn giáo đúng pháp luật và hoạt động truyền đạo
trái pháp luật. Bước đầu đề xuất những biện pháp cơ bản đấu tranh phòng,
chống lại hoạt động này.
Luận văn thạc sỹ: “Cơng tác vận động quần chúng đấu tranh phịng,
chống truyền đạo trái phép ở khu vực biên giới của đồn biên phòng các tỉnh

4


Tây Bắc trong giai đoạn hiện nay” của Đặng Văn Hường; “Hiện tượng truyền
đạo trái phép “ Vàng chứ - Tin lành” ở vùng đồng bào H Mơng phía Bắc của
nước ta” của Vũ Văn Lượng, 2001; “Tìm hiểu mặt chính trị của vấn đề Thiên
Chúa giáo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” của Nguyễn Văn Luyện;
“Việc truyền bá đạo Tin Lành và ảnh hưởng của nó ở vùng đồng bào dân tộc
thiếu số miền núi phía bắc nước ta hiện nay” của Nguyễn Văn Hà, Năm
2004; “Những giải pháp cơ bản để chống truyền đạo trái phép hiện nay ở
nước ta”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Năm 2005, Chủ nhiệm
đề tài PGS,TS Nguyễn Đức Lữ; “Hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Đồng Nai đấu
tranh chống các thế lực thù địch lợi dụng tơn giáo gây mất ổn định chính trị xã hội hiện nay” của Đinh Văn Thành, 2007; “Nâng cao hiệu quả vận động
già làng, trưởng bản tham gia phòng, chống truyền đạo Tin lành trái phép”
của Nguyễn Khắc Nam, 2011; “Một số giải pháp ngăn chặn hiện tượng
truyền đạo trái phép vào vùng dân tộc thiếu số ở tỉnh Điện Biên hiện nay”,
Lớp bồi dưỡng quốc phòng an ninh 56/ Nguyễn Thế Tùng- H. Học viện Chính
trị, 2015. Các cơng trình nghiên cứu trên đã đi sâu đánh giá tình trạng truyền
đạo trái pháp luật ở một số địa bàn cụ thể của nước ta, đã có đánh giá, nhận
xét về hoạt động truyền đạo trái pháp luật, ảnh hưởng tiêu cực của truyền đạo
trái pháp luật tới công tác phát triển kinh tế - xã hội và giữ gìn ổn định chính
trị trên địa bàn, đề xuất một số giải pháp đấu tranh làm thất bại hoạt động lợi
dụng tự do tín ngưỡng, tơn giáo tiến hành truyền đạo trái pháp luật. Ngồi
những cơng trình nghiên cứu trên cịn có một số bài viết trên các báo và tạp trí
về tình hình truyền đạo trái pháp luật ở nước ta hiện nay như:
“Những âm mưu lợi dụng tôn giáo và vấn đề dân tộc chống lại sự
nghiệp cách mạng nước ta hiện nay” của Lê Bình, Tạp chí Cộng sản, số 10,
tháng 5 năm 2004; Báo Quân đội nhân dân: “Đằng sau những hành động
truyền đạo trái phép”, thứ Tư ngày 9/12/2009; Báo điện tử, Đảng Cộng sản
Việt Nam, 9/4/2014, “Chống truyền đạo trái pháp luật ở vùng Tây Bắc nước

5


ta hiện nay”; “Một số hoạt động tôn giáo trái pháp luật tác động đến an ninh
quốc gia và trật tự an toàn xã hội ở nước ta hiện nay”, ThS Hồng Thị
Cường, tạp chí Giáo dục lý luận chính trị, số 154… Các bài viết đã khái quát
và cập nhật tình hình truyền đạo trái pháp luật ở nước ta hiện nay và một số
vùng trọng điểm về hoạt động lợi dụng tự do tín ngưỡng, tơn giáo. Vạch rõ
âm mưu thủ đoạn của các thế lực, góp phần nâng cao cảnh giác cho nhân dân,
tuyên truyền chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tự
do tín ngưỡng, tơn giáo.
* Cơng trình nghiên cứu về phòng, chống truyền đạo trái pháp luật
trong quân đội
Đề tài: “Cơng tác vận động quần chúng đấu tranh phịng, chống truyền
đạo trái phép ở khu vực biên giới của đồn biên phòng các tỉnh Tây Bắc trong
giai đoạn hiện nay” của Vũ Mạnh Tưởng; “Phát huy vai trò của bộ đội địa
phương trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở làm thất bại chiến lược diễn
biến hịa bình của địch trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay”, của Nguyễn
Trường Sơn; “Phát huy vai trò quân đội nhân dân Việt Nam trong đấu tranh
chống truyền đạo trái phép trên địa bàn Tây Bắc hiện nay” của Vũ Văn Môn,
2001; “Vai trị của qn đội trong cơng tác vận động đơng bào có tơn giáo ở Tây
Ngun hiện nay” của Nguyễn Xuân Bách, Hà Nội, 2007; “Quân đội tham gia
đấu tranh chống hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng đạo tin lành trên địa
bàn Tây Nguyên hiện nay” của Dương Hải Tuấn, Hà Nội, 2008; “Vai trò của bộ
đội địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế trong giữ vững ổn định chính trị vùng đồng
bào tơn giáo hiện nay” của Nguyễn Đình Sơn, 2012… Các cơng trình trên đã
phân tích, đánh giá thực trạng truyền đạo trái pháp luật ở một số vùng tôn giáo của
nước ta, tập trung vào những vùng nóng, điểm nóng, đánh giá thực trạng của lực
lượng vũ trang nói chung cũng như các bộ phận Bộ đội biên phòng, Bộ đội địa
phương tham gia đấu tranh chống lại các thế lực thù địch lợi dụng tơn giáo chống

phá cách mạng và chính quyền. Từ đó đề xuất chủ trương, biện pháp đấu tranh
làm thất bại hoạt động lợi dụng tư do tín ngưỡng, tôn giáo.
6


Báo, bài viết: “Bộ đội biên phòng Tây Bắc đấu tranh phòng, chống
truyền đạo trái phép”, Hà Dũng Hải, Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương
(01/04/2005); Tạp chí Lý luận chính trị, 28/11/2014, “Phát huy vai trị của tổ
chức qn đội trong thực hiện chính sách tơn giáo”…
Những cơng trình nghiên cứu, tổng kết đó đã đi sâu phân tích tình hình
TĐTPL ở một số vùng nước ta, ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động TĐTPL,
chỉ rõ những âm mưu thủ đoạn của các thế lực phản động lợi dụng tín ngưỡng
tơn giáo để chống phá độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, làm mất
ổn định chính trị trên địa bàn đồng thời đề xuất những chủ trương, giải pháp đấu
tranh chống sự lợi dụng tín ngưỡng tơn giáo nhằm thực hiện mục đích chính trị
phản động. Tuy nhiên cho đến nay chưa có cơng trình nào tập trung nghiên cứu
một cách cơ bản, hệ thống về phát huy vai trị BĐĐP nói chung cũng như BĐĐP
tỉnh Tun Quang nói riêng trong đấu tranh phịng, chống TĐTPL.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của BĐĐP tỉnh
Tuyên Quang trong phịng, chống TĐTPL trên địa bàn hiện nay, từ đó đề xuất
yêu cầu và giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của BĐĐP tỉnh Tuyên
Quang trong phòng, chống TĐTPL trên địa bàn hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ tình hình TĐTPL và vai trị của BĐĐP tỉnh Tuyên Quang trong
phòng, chống TĐTPL trên địa bàn hiện nay.
Đánh giá thực trạng vai trò BĐĐP tỉnh Tuyên Quang trong đấu tranh
phòng, chống TĐTPL trên địa bàn hiện nay.
Đề xuất yêu cầu và giải pháp cơ bản phát huy vai trò của BĐĐP tỉnh

Tuyên Quang trong phòng, chống TĐTPL trên địa bàn hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của BĐĐP tỉnh Tuyên Quang trong phòng, chống truyền đạo trái
pháp luật trên địa bàn hiện nay.
7


* Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu, khảo sát tình hình truyền đạo trái pháp luật và vai trò
BĐĐP tỉnh Tuyên Quang trong đấu tranh phòng, chống TĐTPL trên địa bàn hiện
nay, tập trung vào hoạt động của các BCHQS huyện Sơn Dương, huyện Hàm Yên,
Trường Quân sự Tỉnh, trung đoàn Bộ binh 247 và tiểu đoàn trực thuộc BCHQS
Tỉnh trong phòng, chống TĐTPL trên địa bàn từ năm 2010 đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là phương pháp
luận của luận văn.
* Phương pháp nghiên cứu
Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp nghiên cứu những vấn đề
chính trị - xã hội của chủ nghĩa xã hội khoa học, đồng thời kết hợp với các
phương pháp nghiên cứu liên ngành khác như phương pháp hệ thống, phân
tích, tổng hợp, lơgíc kết hợp với lịch sử, thống kê, so sánh, khảo sát thực tiễn
và phương pháp chuyên gia.
6. Ý nghĩa của đề tài
Góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò
BĐĐP tỉnh Tuyên Quang trong phòng, chống TĐTPL trên địa bàn; cung cấp
cơ sở khoa học, tham mưu, đề xuất cho cấp ủy, chính quyền địa phương tỉnh
về một số giải pháp phát huy vai trò BĐĐP tỉnh Tuyên Quang trong phòng,

chống TĐTPL trên địa bàn thời gian tới.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong
nghiên cứu, giảng dạy môn chủ nghĩa xã hội khoa học trong các Học viện,
nhà trường trong Quân đội.
7. Kết cấu của đề tài
Luận văn gồm: Mở đầu, 2 chương, 4 tiết, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục.
8


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA
BỘ ĐỘI ĐỊA PHƯƠNG TỈNH TUYÊN QUANG TRONG PHÒNG, CHỐNG
TRUYỀN ĐẠO TRÁI PHÉP TRÊN ĐỊA BÀN HIỆN NAY

1.1. Một số vấn đề về truyền đạo trái pháp luật và vai trò của bộ đội
địa phương tỉnh Tuyên Quang trong phòng, chống truyền đạo trái pháp
luật trên địa bàn hiện nay
1.1.1. Truyền đạo trái pháp luật và đặc điểm truyền đạo trái pháp luật
trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang hiện nay
* Quan niệm về truyền đạo trái pháp luật:
Truyền đạo là một trong những nội dung của hoạt động tơn giáo. Pháp
lệnh Tín ngưỡng, tơn giáo của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tại
khoản 5, Điều 3, Chương I đã xác định “Việc truyền bá, thực hành giáo lý,
giáo luật, lễ nghi, quản lý tổ chức của tôn giáo được hiểu là hoạt động tôn
giáo” [49, tr.2]. Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam, việc truyền
đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân thủ Hiến pháp và
pháp luật; không được lợi dụng tôn giáo truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị
đoan, khơng được ép buộc người dân theo đạo. Nghiêm cấm các tổ chức
truyền đạo, người truyền đạo và cách thức truyền đạo trái pháp luật vi phạm

các quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Hoạt động truyền đạo mang tính chất là một hoạt động xã hội nhằm
truyền bá tín ngưỡng, tơn giáo trong cộng đồng dân cư nhất định có đối
tượng, nội dung, khơng gian và thời gian cụ thể do tính chất và ảnh
hưởng của hoạt động truyền đạo nên ở bất kỳ quốc gia nào thì mọi hoạt
động truyền đạo phải chịu sự quản lý của Nhà nước, tuân thủ quy định
của pháp luật, phù hợp với các chuẩn mực giá trị xã hội đương thời. Ở
Việt Nam, Pháp lệnh Tín ngưỡng, tơn giáo quy định về hoạt động truyền
đạo trái pháp luật là:
9


Một là, về tổ chức truyền đạo trái pháp luật:
Điều 25 Nghị định của Chính phủ số 26/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 4
năm 1999 về cơng tác tơn giáo có quy định: “Tổ chức nước ngoài, kể cả tổ
chức vào Việt Nam để hoạt động ở các lĩnh vực không phải là tơn giáo thì
khơng được tổ chức, điều hành hoặc tham gia tổ chức, điều hành các hoạt
động tôn giáo, không được truyền bá tôn giao” [15, tr.4].
Nghị định số 22/2005/NĐ- CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành
một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tơn giáo, tại điều 27, mục 5 quy định
về vấn đề giảng đạo, truyền đạo: “Các tổ chức, cá nhân tôn giáo muốn giảng
đạo, truyền đạo ngồi cơ sở tơn giáo phải có hồ sơ gửi ủy ban nhân dân cấp
huyện và được chính quyền cho phép theo đúng quy định của pháp luật Việt
Nam” [16, tr.8]. Như vậy các tổ chức, cá nhân thuộc các tơn giáo khi muốn
truyền đạo ngồi cơ sở tơn giáo đã đăng ký phải có hồ sơ gửi ủy ban nhân dân
cấp huyện trở lên và được sự đồng ý của chính quyền sở tại mới được tiến hành.
Khi chưa có sự đồng ý của ủy ban nhân dân cấp huyện mà tổ chức truyền đạo là
trái với quy định của pháp luật, được coi là một hình thức TĐTPL. Khoản 1,
điều 24 Pháp lệnh Tín ngưỡng tơn giáo quy định: “Hàng năm trước ngày 15
tháng 10, người phụ trách tổ chức tơn giáo cơ sở có trách nhiệm gửi bản đăng ký

hoạt động tôn giáo sẽ diễn ra vào năm sau tại cơ sở đó đến ủy ban nhân dân cấp
xã. Nội dung bản đăng ký nêu rõ người tổ chức, dự kiến số lượng người tham
dự, nội dung hoạt động, thời gian diễn ra hoạt động” [49, tr.6] . Tại điểm a, b điều
25 Pháp lệnh Tín ngưỡng, tơn giáo quy định: “Hoạt động tơn giáo có sự tham gia
của tín đồ ngồi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc ngồi tỉnh, tổ
chức tơn giáo cơ sở phải được ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi diễn ra hoạt động
tôn giáo chấp thuận; hoạt động tơn giáo có sự tham gia của tín đồ trong huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tổ chức tôn giáo cơ sở phải được ủy ban nhân
dân cấp huyện nơi diễn ra hoạt động tôn giáo chấp thuận [49, tr.7].
Hai là, về người truyền đạo trái pháp luật đó là:
Điều 11, 12 chương II Pháp lệnh Tín ngưỡng, tơn giáo quy định: Người
mạo danh chức sắc, nhà tu hành để đi truyền đạo. Việc truyền đạo, giảng đạo
10


của các tôn giáo phải do các chức sắc, nhà tu hành đã được chính quyền cơng
nhận tiến hành, những người chưa được công nhận tiến hành là trái quy định,
là một biểu hiện của TĐTPL.
Người tổ chức truyền đạo, giảng đạo ở những nơi không phù hợp. Chức
sắc, nhà tu hành được thực hiện lễ nghi tôn giáo trong phạm vi phụ trách,
được giảng đạo, truyền đạo tại các cơ sở tôn giáo. Trường hợp thực hiện lễ
nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo ngoài quy định tại khoản 1 Điều này phải
có sự chấp thuận của uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh (sau đây gọi chung là uỷ ban nhân dân cấp huyện) nơi thực hiện. Người
phụ trách tổ chức tôn giáo cơ sở có trách nhiệm đăng ký chương trình hoạt
động tơn giáo hàng năm diễn ra tại cơ sở đó với uỷ ban nhân dân xã, phường,
thị trấn (sau đây gọi chung là uỷ ban nhân dân cấp xã); trường hợp tổ chức
hoạt động tơn giáo ngồi chương trình đã đăng ký thì phải được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền chấp thuận [49, tr.4]
Những chức sắc truyền đạo ngoài phạm vi phụ trách khơng được sự

chấp nhận của chính quyền. Mục 1 điều 32 Nghị định 92/2012/NĐ-CP quy
định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tơn giáo quy
định: “Chức sắc, nhà tu hành giảng đạo, truyền đạo ngồi cơ sở tơn giáo có
trách nhiệm gửi hồ sơ đến ủy ban nhân dân cấp huyện nơi dự kiến giảng
đạo, truyền đạo” [13, tr.20].
Những người đang chấp hành án phạt tù hoặc đang bị quản chế theo quy
định của pháp luật thì khơng được phép giảng đạo, truyền đạo.
Người đã chấp hành xong các hình phạt chưa được tổ chức tôn giáo
đăng ký hoạt động và chưa được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền. Điều 13 Pháp lệnh Tín ngưỡng, tơn giáo quy định: “Người đang chấp
hành án phạt tù hoặc đang bị quản chế theo quy định của pháp luật thì khơng
được chủ trì lễ nghi tơn giáo, truyền đạo, giảng đạo, quản lý tổ chức của tơn
giáo và chủ trì lễ hội tín ngưỡng. Đối với người đó chấp hành xong các hình
11


phạt hoặc biện pháp xử lý hành chính quy định tại khoản 1 Điều này, chỉ sau
khi được tổ chức tôn giáo đăng ký hoạt động và được sự chấp thuận của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền mới được chủ trì lễ nghi tơn giáo, truyền đạo,
giảng đạo và quản lý tổ chức của tôn giáo” [49, tr.5].
Người nước ngoài vào Việt Nam với danh nghĩa làm kinh tế, xã hội, từ
thiện, du lịch, thăm thân... len lỏi vào vùng sâu, vùng xa truyền đạo gây xáo
trộn về văn hố, xã hội chính trị ở địa phương.
Người truyền đạo trái với giáo lý, lễ nghi, giáo luật của đạo, chia rẽ
đạo, đời, vi phạm pháp luật và chính sách của Nhà nước.
Ba là, về cách thức truyền đạo trái pháp luật: Những cách thức, hình
thức truyền đạo sau được coi là truyền đạo trái pháp luật.
Truyền đạo xâm phạm đến trật tự công cộng; truyền đạo xâm phạm đến an
ninh quốc gia; Truyền đạo gây mất đoàn kết cộng đồng; truyền đạo xâm phạm đến
truyền thống văn hoá của cộng đồng và reo rắc mê tín, dị đoan; truyền đạo xúc

phạm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác.
Truyền đạo bằng cách dùng biện pháp kinh tế, lừa mị, hủ dọa. Điều 14,
15 Pháp lệnh Tín ngưỡng, tơn giáo quy định: “Hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo
phải bảo đảm an tồn, tiết kiệm, phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hóa
dân tộc, giữ gìn, bảo vệ mơi trường. Hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo bị đình
chỉ nếu thuộc một trong các trường hợp sau: Xâm phạm an ninh quốc gia, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng hoặc môi trường; tác động xấu đến
đoàn kết nhân dân, đến truyền thống văn hố tốt đẹp của dân tộc; xâm phạm
tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác; có hành vi
vi phạm pháp luật nghiêm trọng khác” [49, tr.5].
Từ những cơ sở pháp lý trên có thể quan niệm: Truyền đạo trái pháp
luật là hoạt động của các tổ chức, cá nhân tiến hành truyền đạo không tuân
theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, không phù hợp với chuẩn mực
xã hội, không được các cơ quan có thẩm quyền cho phép, làm tổn hại đến lợi
ích quốc gia và đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân.
12


Từ quan niệm về TĐTPL như trên chúng ta có thể phân định nội hàm
quan niệm TĐTPL trên một số vấn đề cơ bản là:
Về tổ chức và người truyền đạo trái pháp luật là hoạt động của các tổ
chức và cá nhân tiến hành truyền bá tín ngưỡng, tơn giáo không theo quy định
của pháp luật hiện hành, không được sự chấp thuận của chính quyền các cấp
hoặc chưa được sự chấp thuận.
Nội dung truyền đạo không phù hợp với chuẩn mực xã hội, trái với đạo
đức, văn hóa truyền thống, gây xáo trộn trong nhân dân và địa bàn truyền đạo.
Hoạt động TĐTPL có ảnh hưởng tiêu cực tới đạo đức, lối sống, văn hóa
của dân tộc, bản, làng làm tổn hại đến lợi ích quốc gia và tinh thần, vật chất
của nhân dân.
Tóm lại, thực chất của TĐTPL là lợi dụng tự do tín ngưỡng, tơn giáo để lơi

kéo, kích động đồng bào, nhân dân để chống đối, thực hiện chia rẽ, tạo lực lượng
đối lập với Đảng, Nhà nước gây mất ổn định chính trị, phá hoại khối đại đoàn
kết toàn dân tộc, phục vụ âm mưu DBHB, bạo loạn lật đổ của các thế lực.
* Đặc điểm truyền đạo trái pháp luật ở Tuyên Quang hiện nay.
Tuyên Quang là một trong những địa bàn trọng điểm của việc lợi dụng
tự do tín ngưỡng, tơn giáo tiến hành hoạt động TĐTPL. Tuyên Quang là một
tỉnh miền núi phía Bắc, cách Thủ đơ Hà Nội 165 Km. Diện tích tự nhiên tồn
tỉnh là 5.868 km2, chiếm 1,78% diện tích cả nước. Các đường giao thơng
quan trọng trên địa bàn tỉnh là quốc lộ 2 đi qua địa bàn tỉnh dài 90 km từ Phú
Thọ lên Hà Giang, quốc lộ 37 từ Thái Nguyên đi qua huyện Sơn Dương, n
Sơn đi n Bái. Hệ thống sơng ngịi của tỉnh bao gồm 500 sông suối lớn nhỏ
chảy qua các sơng chính như: Sơng Lơ, Sơng Gâm, Sơng Phó Ðáy.
Về kinh tế, là tỉnh miền núi kinh tế chủ yếu là nông, lâm, ngư nghiệp
chiếm 83% cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm giai
đoạn 2010-2015 đạt 5,72%, thu nhập bình quân đầu người 1,368 nghìn
USD/năm. Tỷ lệ hộ nghèo tính đến năm 2015 cịn 9,31%, cơng nghiệp, dịch
13


vụ đang có bước phát triển, du lịch đang trở thành một trong những mũi nhọn
trong phát triển kinh tế của tỉnh, đời sông nhân dân từng bước được nâng cao.
Cuối năm 2012 đã thốt khỏi tình trạng kém phát triển.
Về dân số, theo kết quả điều tra ngày 08/10/2012, tỉnh Tuyên Quang có
829.609 người. Trên địa bàn tỉnh có 23 dân tộc cùng sinh sống, đông nhất là
dân tộc Kinh có 326.033 người, chiếm 48,21%; các dân tộc thiểu số như dân
tộc Tày có 172.136 người, chiếm 25,45%; dân tộc Dao có 77.015 người, chiếm
11,38%; dân tộc Sán Chay có 54.095 người, chiếm 8,0%; dân tộc Mơng có
14.658 người, chiếm 2,16%; dân tộc Nùng có 12.891 người, chiếm 1,90%; dân
tộc Sán Dìu có 11.007 người, chiếm 1,62%; các dân tộc khác chiếm 1,28%.
Về tổ chức hành chính, tồn tỉnh có 06 huyện, 01 thành phố với 141 xã,

phường, thị trấn, 2.095 thôn, bản, tổ nhân dân. Tổng số hộ nghèo: 34.835 hộ
chiếm 9,13%. Tổng số hộ cận nghèo: 28.838 hộ chiếm 14.84%. Số thơn
bản đặc biệt khó khăn: 754 thơn (trong đó Lâm Bình 61; Nà Hang 90;
Chiêm Hóa 195; Hàm Yên 123; Sơn Dương 103; Yên Sơn 182). Xã đặc
biệt khó khăn 8 xã huyện Lâm Bình (theo Nghị quyết 30a). Các xã phường
thị trấn trọng điểm về An ninh Quốc phịng 34 xã, phường, thị trấn.
Về tơn giáo, trên địa bàn tỉnh có 03 tơn giáo chính: Thiên Chúa giáo có
25.542 tin đồ, có 49 họ giáo và có 07 linh mục, sinh hoạt ở 41 nhà thờ (trong đó
có 02 nhà thờ xứ); Phật giáo có 12.512 tín đồ, sinh hoạt ở 34 chùa, nhà nguyện;
đạo Tin lành có 7.158 tín đồ, 50 mục sư, sinh hoạt ở 61 điểm nhóm (trong đó, có
47 điểm nhóm được cấp phép, 14 điểm nhóm chưa được cấp phép).
Về an ninh chính trị ổn định, nhân dân các dân tộc trong tỉnh luôn
tin tưởng vào đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà
nước. Hệ thống chính trị các cấp ln được kiện tồn và ổn định, chất
lượng chính trị và đội ngũ chính quyền, đồn thể ở địa phương ổn định.
Hầu hết cán bộ các cấp giữ được uy tín với nhân dân, chưa phát sinh vấn
đề lớn, phức tạp.
14


* Truyền đạo trái pháp luật trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang thời gian
qua đang có những diễn biến phức tạp.
Là tỉnh nằm ở khu vực Tây Bắc của nước ta với đặc điểm địa hình và
dân cư phức tạp, đồi núi, nhiều dân tộc ít người sinh sống. Trong lịch sử
cũng như hiện nay vấn đề lợi dụng dân tộc, tôn giáo để chống phá cách
mạng, đặc biệt là tình hình truyền đạo trái pháp luật trên địa bàn hiện nay
ảnh hưởng lớn tới tình hình kinh tế, chính trị, xã hội. Tình hình lợi dụng tín
ngưỡng, tơn giáo đang diễn ra phức tạp, trong đó phải kể đến hoạt động của
Tin Lành - Vàng Chứ trong đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn tiếp diễn, gắn
liền với di, dịch dân cư tự do. Lợi dụng vấn đề trên các thế lực thù địch quốc

tế đã, đang lợi dụng tôn giáo để tập hợp quần chúng nhằm chống phá từ cơ
sở, làm mất ổn định tại địa phương. Các tổ chức quốc tế dưới danh nghĩa
hoạt động từ thiện, nhân đạo, tổ chức phi chính phủ (NGO) tăng cường đến
các vùng có hoạt động truyền, học đạo Tin Lành để hỗ trợ, chỉ đạo các
Trưởng giáo hạt địa phương, trưởng phó nhóm hoạt động lơi kéo quần
chúng. Tin Lành - Vàng Chứ thực chất là sự vay mượn giáo lý của một số
tơn giáo, mang nặng tính mê tin dị đoan, động cơ vụ lợi, gây tác động xấu
đến đời sống văn hóa xã hội. Ngồi ra cịn có đạo “ San sư khổ tảo”, đạo “
Chữ thập đỏ”, đạo “ Sê chù ha ly mù gia”, đạo “Long Hoa di lạc”, đạo
“Ngọc phật Hồ Chí Minh”… Đặc biệt nhưng năm gần đây tình hình truyền
đạo trái pháp luật của tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình trở thành vấn
đề nổi cộm. Trong phạm vi đề tài này, tác giả đi sâu vào tình hình hoạt động
của tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình.
* Hoạt động của tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình trên địa bàn thơn,
bản người H.Mơng.
Dương Văn Mình, có tên gọi khác: Giàng Súng Mình, Giàng Sống
Mềnh, sinh ngày 09/5/1961 tại thơn Xí Điêng, xã Thượng Thơn, huyện Hà
Quảng, tỉnh Cao Bằng. Ơng nội Dương Văn Sùng, là người giàu có nhất nhì
15


vùng, can tội giết người, bị Pháp bỏ tù, gia đình trở nên sa sút. Gia đình có
13 người con, chết trẻ 10, còn 3 người; 2 anh trai là: Dương Văn Hờ, sinh
1945, cư trú tại xã Văn Lang, huyện Đồng Hỷ/ Thái Nguyên và Dương Văn
Phùng, sinh 1960, cư trú tại thôn Quảng Tân, xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên/
Tuyên Quang. Năm 1979, gia đình Dương Văn Mình dời về cư trú tại thơn
Ngịi Sen, xã n Lâm, huyện Hàm n, Tun Quang. Dương Văn Mình có
vợ, 3 con (2 gái, 1 trai) hiện cư trú tại thôn Ngòi Sen, xã Yên Lâm/ Hàm
Yên/ Tuyên Quang. Năm 1989, nghe tin ở xã Huổi Lạnh/ Sông Mã (nay là
Sốp Cộp)/ Sơn La, người Mơng đang “xưng vua, đón chúa”, Dương Văn

Mình sang học để về tổ chức “xưng vua, đón chúa” ở Hàm Yên.
Vào khoảng thời gian năm 1987 - 1988 một số người Mơng đã lần dị
và có thói quen nghe Radio tiếng Mơng phát từ nước ngồi, Dương Văn
Mình bắt đầu nhận biết về tơn giáo "Tin Lành" dưới cái tên "Vàng Chứ",
cộng với sự tuyên truyền của một số đài phát thanh tự do như RFI, Châu Á
tự do... tuyên truyền về việc người Mông sắp có Vua, Dương Văn Mình đã
tổng hợp mọi nguồn tin, ghi chép kinh thánh "dựa trên cơ sở kinh thánh Tin
lành". Dương Văn Mình bắt đầu cải cách tuyên truyền cho người Mông về
đạo Vàng Chứ ở xã Yên Lâm/huyện Hàm n, xã Thượng Nơng/Na Hang,
xã Linh Phú/Chiêm Hóa... Dương Văn Mình tự xưng là Vua của người
Mơng do “Đức Chúa trời” sai xuống cai trị người và hướng dẫn làm ăn.
Tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình khơng có giáo lý riêng, các bài
hát, đĩa VCD dùng trong các buổi lễ dựa vào các bài thánh ca, ca ngợi Jêsu và
Đức Mẹ Maria của đạo Tin lành do những người thân của Dương Văn Mình
tự soạn ra để ca ngợi “bố trời” Dương Văn Mình. Tổ chức bất hợp pháp
Dương Văn Mình sinh hoạt theo điểm, nhóm tại nhà người đứng đầu hoặc tại
gia đình vào tối thứ 5 và chủ nhật như điểm nhóm Tin lành. Quy định sinh
hoạt do người đứng đầu điểm, nhóm tự đặt ra. Tun truyền lơi kéo trước hết
người trong dịng họ, quen thân.
16


Mặc dù khơng có giáo lý riêng, nhưng Dương Văn Mình dựa trên kinh
thánh của Tin lành để tự đặt ra các quy ước: “Không lập bàn thờ tổ tiên;
không uống rượu; không ăn cắp; không cờ bạc; không đánh nhau, chửi bới;
không giết người, cướp của; không xâm lấn đất đai của nhau; không quan hệ
với vợ hoặc chồng người khác; không lừa dối để ăn uống; không hút chích,
ma túy, mại dâm; đồng lịng chung sức thương u, đùm bọc, giúp đỡ nhau
trong mọi hoàn cảnh” [14, tr.4].
Tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình mang màu sắc chính trị phản

động: Thành lập Ban quản đạo, các Ban bảo vệ, soạn thảo văn bản, Thanh
niên, Phụ nữ, Phụ lão… Xây dựng quy ước thôn (tháng12/2000); tháng
01/2001 xây dựng biểu tượng: cờ màu xanh viền vàng (màu xanh tượng trưng
cho hịa bình, màu vàng tượng trưng cho đất nước), 6 ngôi sao (tượng trưng
cho 6 ngành Mông); cây thánh giá (tượng trưng cho Chúa Jê su); thờ Ba con
vật: chim én tượng trưng cho mùa xuân mới, con cóc tượng trưng cho sức
mạnh của trời, con ve sầu tượng trưng cho tiếng khèn của người Mông); và
hai cái: cái bàn (tượng trưng cho con ngựa dùng để đặt áo quan lên trời), cái
cung (tượng trưng cho cây thánh giá) tháng 05/2012 ra quyết định phân công
người phụ trách ở các tỉnh: Lý Văn Ninh ở Cao Bằng, Đào Văn Nỏ ở Tuyên
Quang, Dương Văn Hành ở Thái Nguyên, Bắc Kạn.
Tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình là sự tiếp nối “hiện tượng
xưng vua, đón chúa” trong một bộ phận đồng bào Mông ở các tỉnh Tây Bắc
(1989 - 1990), là một tổ chức chính trị phản động đội lốt tín ngưỡng, tơn giáo,
mang đậm mê tín dị đoan, phản văn hóa, phi nhân tính (từ 1995 đến nay), núp
dưới các tên gọi: tín ngưỡng Dương Văn Mình, đạo Dương Văn Mình, đạo
chim én, đạo con cóc, đạo con ve sầu. Tổ chức này chủ yếu lợi dụng nhận
thức cịn non kém của đồng bào dân tộc để lơi kéo, kích động người dân ly
khai, thành lập “Vương quốc Mơng”. Tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình
thực chất chỉ là một con bài bị lợi dụng nhằm gây chia rẽ, mất đoàn kết trong
khối đại đoàn kết toàn dân. Đặc biệt gây kích động, lơi kéo những đồng bào
17


nhận thức kém đòi ly khai, thành lập “Vương quốc Mơng” tự trị. Ngồi ra,
hoạt động của tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình cịn gây ảnh hưởng
nghiệm trọng đến an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội: hình thành tổ chức
đạo, biểu tượng cờ, vật tơn thờ, các điểm nhóm sinh hoạt, xây dựng quy chế
hoạt động của thơn, có biểu hiện móc nối với các phần tử xấu liên quan đến
hoạt động ly khai, tuyên truyền thành lập “Vương quốc Mông”.

Vào cuối năm 1989, dưới sự chỉ đạo của Dương Văn Mình tại thơn Ngịi
Sen xã Yên Lâm / huyện Hàm Yên, người Mông đã dựng một kỳ đài, căng một tấm
băng-Zôn (chiều dài khoảng 2m, rộng khoảng 0,8m). Trên tấm băng-Zơn trang trí
hình thánh giá và 4 ngơi sao, mục đích để Dương Văn Mình làm lễ xưng vua. Hoạt
động đó đã bị chính quyền phát hiện, ngăn chặn và thu giữ mọi tang vật. Qua chứng
cứ và đấu tranh khai thác, Dương Văn Mình đã can tội thành lập tà đạo, chống lại
Nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng đối với tình hình an ninh chính trị, văn hố
xã hội, Dương Văn Mình đã bị giam giữ, cải tạo 5 năm từ 1990 đến 1995.
Cuối năm 2000, có 139 người thơn Ngịi Sen gửi đơn lên chính quyền xã
xin theo tơn giáo Dương Văn Mình, từ bỏ tín ngưỡng truyền thống và trình chính
quyền “Quy chế thơn Ngịi Sen”; Tiếp theo đó là tổ chức các hoạt động trái phép
như tổ chức lễ Nơ-en tại thơn Ngịi Sen, số lượng trên 500 người tham dự, Sau khi
chính quyền yêu cầu giải tán, các đối tượng quá khích đã vu khống cán bộ dùng vũ
khí đàn áp nhân dân và hơ hào bà con chống đối.
Căn cứ vào các hoạt động trái phép của Dương Văn Mình và các đới
tượng cầm đầu, cơ quan chức năng đã yêu cầu Dương Văn Mình, Lý Văn Dần,
Đào Thị Sỹ chấp hành đúng pháp luật, đến tháng 03 năm 2001 các đối tượng
trên đã trốn khỏi địa bàn. Từ đó đến nay, dưới sự chỉ đạo của các đối tượng cầm
đầu thuộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, các nhóm
người Mông theo tà đạo bất hợp pháp Dương Văn Mình vẫn ngấm ngầm hoạt
đợng với các hình thức như: Làm đơn lên các cấp chính quyền đòi lại chiếc bệ
gỗ (ghế ngai) mà chính quyền đã thu giữ tháng 12/1989; địi người Mơng tự do
18


theo tín ngưỡng Dương Văn Mình; tở chức lễ “Mừng Sinh nhật Dương Văn
Mình”, cho được dựng nhà "Địn"...
Tuy cấp ủy, chính quyền địa phương đã tuyên truyền, giải thích và
yêu cầu không cho dựng nhà “Đòn” nhưng năm 2007, 2008 tại địa bàn
thơn Quảng Tân, thơn Ngịi Sen, xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên; thôn Đồng

Đăm, xã Thượng Nông, huyện Nà Hang; thôn Lũng Moong, xã Linh phú,
huyện Chiêm Hố tổ chức dựng nhà địn. Chính quyền đã lập biên bản và
tổ chức tháo dỡ.
Các đối tượng cốt cán trong tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình
vẫn ngấm ngầm chỉ đạo, xúi giục nhân dân tổ chức các hoạt động trái phép.
Đặc biệt ngày 16/5/2013 Dương Văn Tu thôn Ngòi Sen/Yên Lâm; Thào Quán
Mua thôn 9, xã Minh Hương huyện Hàm Yên; Hoàng Văn Sang thôn Làng
Lè, xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn ra ủy ban nhân xã trình đơn của các hộ theo
tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình, đề nghị cho xây dựng nhà Đòn. Cùng
thời gian đó tại 03 điểm mợt sớ bà con dân tộc Mông theo tà đạo bất hợp pháp
Dương Văn Mình, tổ chức vận chuyển vật liệu và xây dựng nhà Đòn, kích
thước mỗi nhà chiều rộng khoảng 2,5m, chiều dài 3,5m, chiều cao 2,6m, diện
tích khoảng gần 9m2. Tính đến 18.00 ngày 20/5/2013 đã hoàn chỉnh việc xây
dựng kể cả khuôn viên sân, bên trong kê 01 mâm gỗ rộng, dài 0,5m, một bàn
dài 1,8m, rộng 0,9m và các đồ tang lễ gồm:
- Con chim én tượng trưng cho linh hờn hoặc mùa xn.
- Con Cóc tượng trưng cho ông trời hoặc dự báo thời tiết.
- Con ve sầu tượng trưng cho người khóc.
- Cây thánh giá tượng trưng cho cánh cung của người Mơng.
Trước tình hình hoạt động trái pháp luật đó của tổ chức bất hợp pháp
Dương văn Mình, ngày 15/10/2013 chính quyền tỉnh Tun Quang tổ chức
đồng loạt cưỡng chế tháo dỡ Nhà Đòn và các đồ vật bên trong tại 3 điểm của
tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình; Quá trình tiến hành cưỡng chế đúng
theo pháp luật, tuy nhiên có một số người bị lơi kéo, kích động đã ra ngăn
19


cản, cơ quan chức năng đã tạm giữ 20 người. Năm 2014 Tòa án nhân dân
huyện Yên Sơn, Hàm Yên xét xử các đối tượng: Hoàng Văn Sang; Dương
Văn Tu; Lý Văn Dinh (Dinh là Đảng viên); Thào Quán Mua về hành vi lợi

dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp
pháp của tổ chức, công dân (Theo Điều 258 Bộ luật hình sự) với mức án từ 15
tháng đến 21 tháng tù giam, triệu tập 23 đối tượng có liên quan đến phiên tịa, bà
con người Mơng theo tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình ở trong tỉnh và các
tỉnh lân cận như Thái Nguyên; Yên Bái; Bắc Kạn; Cao Bằng đến xem xét xử
phiên tịa có khoảng 450 - 500 người.
Đáng chú ý trong tháng 7/2014, Đoàn nhân quyền Liên Hợp Quốc thường
trú ở Hà Nội gồm: 06 người; 04 nam, 02 nữ, trong đó: (01 lái xe người Việt Nam
của Bộ Ngoại giao, 02 người Châu Âu, 01 người nam và 02 nữ phiên dịch người
Châu Á). Trưởng đồn là ơng Heiner bielefeldt. Qua sở Ngoại vụ sau đó xuống
địa bàn thơn Lè, xã Hùng Lợi, huyện n Sơn vào nhà Hoàng Văn Long, sinh
năm 1976 dân tộc Mơng, có gặp nói chuyện với khoảng 40 - 50 người dân tộc
Mơng, trong đó: (Hàm n 03 người, Bắc Kạn 04), sau đó đi thăm gia đình
Hồng Văn Sang, sinh năm 1964 (Đối tượng cốt cán của tổ chức bất hợp pháp
Dương Văn Mình) đang thụ án tại trại giam Tuyên Quang và khu đất xây dựng
nhà đòn sau đó lên làm việc ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang
Ngày 29/9/2014 đối tượng Lý Văn Anh (con rể Dương Văn Mình) mang
02 lá đơn ra ủy ban nhân dân xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên để xin xác nhận,
trong đó: (01 lá đơn xin hiến thận của Đào Thị Día (Vợ) cho Dương Văn Mình
(Chồng) và 01 lá đơn xin nhận thận của Dương Văn Mình). Ủy ban nhân dân
xã đã báo cáo lên ủy ban nhân dân huyện Hàm Yên, đến chiều cùng ngày ủy
ban nhân dân xã Yên Lâm đã xác nhận vào 2 lá đơn trên. Ngày 29/10/2014,
Dương Văn Mình mổ ghép thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy, số 201B, đường
Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5 thành phố Hồ Chí Minh (Người hiến
thận là Đào Thị Día vợ Dương Văn Mình). Đến ngày 16/12/2014 Dương Văn
20


Mình cùng vợ và 3 con đi ơ tơ từ thành phố Hồ Chí Minh về đến bệnh viện
Bạch Mai, Hà Nội và nằm điều trị tại đây. 2 giờ sáng ngày 01/01/2015

Dương Văn Mình đi ơ tơ cùng vợ và 02 con về nhà ở Ngòi Sen/ Yên Lâm để
thăm gia đình và chủ yếu là làm thẻ bảo hiểm tiếp tục vào viện điều trị, dự
kiến lấy được thẻ tiếp tục về bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội để điều trị, hiện
nay người cầm đầu tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình tại Tuyên Quang
là Đào Văn Nó, theo thống kê của Ban tơn giáo tỉnh Tun Quang tồn tỉnh
có 514 hộ/3.188 khẩu theo tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình cụ thể:
Huyện Na Hang 11 hộ/91 khẩu, huyện Chiêm Hóa có 46 hộ/301 khẩu, huyện
Hàm Yên có 262 hộ/1.691 khẩu, huyện Yên Sơn có 180 hộ/1.022 khẩu,
huyện Sơn Dương có 15 hộ/83 khẩu [6, tr.2 - 6].
Ngoài các nguyên nhân chung về kinh tế, xã hội, lịch sử và tâm lý dân
tộc của hiện tượng”xưng vua, đón chúa” trong một bộ phận đồng bào Mơng
các tỉnh Tây Bắc (1989 - 1990), sự tồn tại, phát triển của tà đạo Dương Văn
Mình những năm qua cịn có các ngun nhân sau:
Nhận thức của cấp uỷ, chính quyền địa phương về tà đạo, tác hại của
hoạt động tà đạo chưa thống nhất, việc xử lý các hành vi, vi phạm của các
đối tượng thiếu đồng bộ, chưa dứt điểm, hiệu quả thấp; sự phối hợp giữa các
cơ quan Trung ương với địa phương thiếu chặt chẽ, thường xuyên.
Công tác tuyên truyền vận động, tập hợp quần chúng, phát huy
người có uy tín trong đồng bào tin theo tà đạo Dương Văn Mình tiến
hành thiếu đồng bộ, chưa thường xuyên; nhất là sau các đợt đấu tranh
chính trị giải tán đồng bào Mông tụ tập “xưng vua” trái phép vào các
năm 1990, 2000, 2007. Có thể nói, hoạt động TĐTPL của tổ chức bất
hợp pháp Dương Văn Mình là liên tục, ngoan cố, lợi dụng tín ngưỡng,
tơn giáo để hoạt động chính trị chống phá lại chính quyền và gây ra
nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
21


* Tác động tiêu cực của hoạt động truyền đạo trái pháp luật trên

địa bàn tỉnh Tuyên Quang những năm qua.
Thứ nhất, đã gây ra chia rẽ, mất đoàn kết sâu sắc giữa những người theo
đạo và không theo đạo, diễn ra ngay trong một dân tộc, bản làng, dòng họ và
từng gia đình tạo ra khơng khí nặng nề, căng thẳng ở thôn, bản, khu dân cư. Ở
những nơi vừa có hoạt động của Tin Lành vừa có hoạt động của tổ chức bất
hợp pháp Dương Văn Mình, vừa có tín ngưỡng truyền thống, xuất hiện sự phân
biệt, kỳ thị, nhạo báng lẫn nhau, Dương Văn Mình thường xuyên đánh đập em
trai, anh vợ, bố mẹ khi làm việc khơng theo Y. Đây là dấu hiệu mất đồn kết
ngay trong nội bộ đồng bào Mông, dẫn đến nguy cơ gây xung đột về tín
ngưỡng, tơn giáo.
Thứ hai, làm đảo lộn trật tự xã hội, phá vỡ các giá trị văn hoá, đạo đức
truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số như: Bỏ thờ cúng tổ tiên, bỏ các
phong tục tập quán, sinh hoạt văn hoá truyền thống (thổi kèn, sáo, đàn môi,
nhị, kèn lá...), bỏ đồ trang sức dân tộc, làm tha hoá đạo đức, lối sống trong
cộng đồng các dân tộc. Việc Dương Văn Mình và em vợ có quan hệ bất chính
với nhau trong thời gian dài từ tháng 7 năm 1997 và một số người thân của
Dương Văn Mình “ăn theo” luận điệu lừa phỉnh hắn đã làm mất đồn kết
trong thơn, bản. Dương Văn Mình tung tin có thế biết trước tương lai, cải tử
hoàn sinh, năm 2000 trái đất sẽ nổ tung yêu cầu bà con bán hết tài sản, trâu
bò, ruộng vườn nộp tiền cho quỹ Vàng-Chứ để Dương Văn Mình và đồng bọn
tiêu xài cá nhân, mua nhà ở thôn Gốc Kéo, mua trâu, bò, ruộng vườn và các
vật dụng khác. 03 bố, con ơng Lý Văn Khìn bị Dương Văn Mình lơi kéo, đe
dọa, kích động tung tin trời sắp sập nhanh chóng theo Vàng-Chứ nên đã ăn lá
ngón tự tử. Cháu ngoại ơng Dương Văn Nó ở Hà Quảng/Cao Bằng bị Dương
Văn Mình lừa dối có khẳ năng chữa khỏi bệnh nên đã dẫn đến tử vong (theo
thông tin của phim tài liệu “Sự thật về tổ chức bất hợp pháp Dương Văn
Mình” do kênh truyền hình ANTV sản xuất năm 2013).
22



Thứ ba, làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế. Ở những nơi tổ chức
Dương Văn Mình hoạt động cũng như các tà đạo mới hoạt động đều lập các
quỹ đạo do người theo đạo đóng góp bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật như
ngô, lúa, gà, lợn... để duy trì việc tổ chức các lễ nghi và để cho các trưởng đạo
đi quan hệ với các nhà thờ, đi lấy tài liệu, xây dựng nhà đòn và các sinh hoạt
phí khác ( Theo kết quả điều tra của Ban Tôn giáo tỉnh Tuyên Quang các hộ
theo tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình phải đóng 65.000/người để xây
dựng nhà Đòn). Những hộ theo tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình đã
nghe kích động, lơi kéo khơng cho con em mình tới trường học hoặc tự giác
nghỉ học, học sinh người Mơng tại 3 điểm có nhà địn thường xuyên nghỉ dao
động từ 100 - 120 học sinh trên ngày, không chịu nhận hộ trợ của Trung ương
và của tỉnh; mặt khác, bản thân người theo đạo phải giành thời gian vào việc
học đạo, canh giữ nhà Đòn, tụ tập biểu tình… làm ảnh hưởng đến sản xuất,
phát triển kinh tế [10, tr.3].
Thứ tư, hoạt động TĐTPL trái phép gây khó khăn, cản trở đến việc
thực hiện quy chế dân chủ; làm giảm uy tín và vai trị lãnh đạo, quản lý,
điều hành của cấp uỷ, chính quyền cơ sở; làm giảm uy tín của già làng,
trưởng bản, trưởng dòng họ. Ở một vài nơi, một số cán bộ, đảng viên,
đồn viên khơng phát huy được tác dụng cảm hố, giáo dục quần chúng,
mà ngược lại cịn bị lôi kéo theo kẻ xấu.Theo báo cáo của Ban trinh sát,
phòng tham mưu, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Tuyên Quang tính đến tháng 8
năm 2014 đã có 05 đảng viên, 01 bí thư chi bộ, 02 trưởng ban cơng tác
mặt trận, 04 bí thư, phó bí thư chi đồn, 02 cán bộ phụ nữ, 01 chi hội phó
nơng dân theo tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình [6, tr.3]. Chính
những điều này đã gây ra tâm lý hoang mang, thiếu ổn định trong nhân
dân, làm suy giảm niềm tin của đồng bào đối với Đảng, Nhà nước; gây
cản trở rất lớn đối với việc thực hiện các chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước trong triển khai các nhiệm vụ kinh tế - xã hội. Nhiều nơi,
23



đồng bào theo đạo đã có thái độ lạnh nhạt, xa rời cán bộ địa phương và
tránh các đồn cơng tác khi đến thực hiện nhiệm vụ. Tụ tập biểu tình địi
hỏi u sách, khơng bỏ phiếu bầu hội đồng nhân dân các cấp… Một vài
nơi còn viết đơn khiếu kiện, nói xấu, vu khống cán bộ đến địa bàn cơng
tác; thậm chí có nơi kích động dân bản chống lại người thi hành công vụ.
Sự lãnh đạo, điều hành của cán bộ xã, bản ở một số nơi gặp nhiều khó
khăn, khơng thực hiện được nhiệm vụ chính trị nếu như chưa được sự nhất
trí, đồng tình của những tên cầm đầu.
Thứ năm, việc TĐTPL đã gắn với những mục đích chính trị đen tối,
đó là lợi dụng việc phát triển đạo để kích động đồng bào di cư tự do, lơi
kéo, tập hợp lực lượng, âm mưu hình thành “Khu tồn Mơng”, “Vương
quốc Mơng” và thơng qua di cư tự do để lan nhanh và loang rộng việc
phát triển đạo trái phép, tạo ra nhiều “điểm nóng” ảnh hưởng đến an ninh
chính trị địa bàn.
Tóm lại: Hoạt động TĐTPL của tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình
là sự biến tướng của hoạt động Tin Lành - Vàng Chứ. Âm mưu, thủ đoạn của
chúng là lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của Đảng và Nhà nước ta
để chống phá cách mạng và chính quyền. Hoạt động của chúng là có tổ chức,
có giáo lý cho dù là cải biến, bóp méo, xuyên tạc và được các thế lực thù địch
cả trong nước và ngoài nước hậu thuẫn, giúp đỡ với danh nghĩa giải quyết vấn
đề “nhân quyền”. Mặc dù đã bị chính quyền tỉnh ngăn chặn, bắt giữ, xét xử
những đối tượng cầm đầu nhưng hiện nay chúng vẫn tổ chức hoạt động nén
lút với những thủ đoạn tinh vi để lôi kéo đồng bào người H.Mông theo tổ
chức này. Phạm vi hoạt động của chúng khơng chỉ ở địa bàn Tun Quang mà
cịn ở một số phạm vi các tỉnh khác như: Cao Bằng, Bắc Cạn, Hà Giang…
Chính vì vậy, đấu tranh phịng, chống TĐTPL là nhiệm vụ chính trị quan
trọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Tun Quang, trong đó
BĐĐP tỉnh có vai trị rất quan trọng.
24



1.1.2 Biểu hiện vai trò của Bộ đội địa phương tỉnh Tuyên Quang
trong phòng, chống truyền đạo trái pháp luật trên địa bàn hiện nay
* Bộ đội địa phương.
Tổ chức của Quân đội Nhân dân Việt Nam được quy định theo Luật Quốc
phịng năm 2005 theo đó Qn đội Nhân dân Việt Nam là một bộ phận và là lực
lượng nòng cốt của Lực lượng Vũ trang Nhân dân bao gồm Lực lượng thường
trực (Bộ đội Chủ lực và Bộ đội Địa phương) và Lực lượng Dự bị động viên
Bộ đội địa phương là lực lượng cơ động tác chiến chủ yếu trên địa bàn
địa phương, cùng với dân quân tự vệ làm nòng cốt của chiến tranh nhân dân
tại địa phương, dưới sự chỉ huy trực tiếp của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và
BCHQS huyện. Hoạt động của BĐĐP gắn bó chặt chẽ với khu vực phịng thủ
tỉnh và hoạt động trong thế trận phòng thủ chung của quân khu và của cả nước,
phù hợp với yêu cầu và đặc điểm từng khu vực trong chiến tranh nhân dân địa
phương kết hợp với chiến tranh nhân dân của cả nước. Biên chế và thế bố trí của
bộ đội địa phương tuỳ thuộc quy mô và tầm quan trọng của các tỉnh (thành phố
trực thuộc trung ương), huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh). Tuỳ theo qui
mô tổ chức, điều kiện địa hình, hồn cảnh kinh tế - xã hội của từng địa phương,
các đơn vị bộ đội địa phương được trang bị vũ khí với số lượng, kiểu loại phù
hợp với yêu cầu tác chiến. Bộ đội địa phương có các đơn vị chun mơn, kỹ
thuật, các đơn vị phịng khơng, pháo binh, trinh sát, đặc cơng, công binh và các
đơn vị bảo đảm khác. (theo cổng thơng tin điện tử Bộ Quốc Phịng)
Bộ đội địa phương tỉnh Tuyên Quang là một bộ phận của quân đội nhân dân
Việt Nam, chịu sự lãnh đạo, tổ chức, quản lý trực tiếp của Đảng ủy Bộ tư lệnh
Quân khu 2 và Đảng ủy, chính quyền tỉnh Tuyên Quang. BĐĐP tỉnh Tuyên Quang
gồm: Bộ chỉ huy quân sự Tỉnh, các cơ quan thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, 01
trung đoàn bộ binh 247, tiểu đoàn tăng thiết giáp 12, 06 cơ quan quân sự cấp
huyện, 01 cơ quan quân sự cấp thành phố, 01 trung tâm giáo dục quốc phòng an
ninh và trường quân sự tỉnh. Nhiệm vụ chủ yếu của BĐĐP tỉnh Tuyên Quang là:

25


×