Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Đại lý Giao nhận Vận tải Xếp dỡ Tân Cảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.13 KB, 5 trang )

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẠI LÝ GIAO NHẬN VẬN TẢI XẾP DỠ TÂN CẢNG
TS Lƣu Thanh Tâm
Trung tâm Giáo dục Chính trị - Quốc phịng, trường Đại học Cơng nghệ TP. Hồ Chí Minh

TĨM TẮT
Việc nghiên cứu và xem xét vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu đối với mỗi doanh
nghiệp trong quá trình kinh doanh hiện nay. Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đang là một bài tốn khó,
địi hỏi mỗi doanh nghiệp đều phải quan tâm, đây là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng quyết định đến sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có độ nhạy bén, linh hoạt cao trong
q trình kinh doanh của mình.
Từ khóa: Dịch vụ , giao nhận vận tải, xếp dỡ, hiệu quả, sản xuất kinh doanh.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiệu quả là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Hiệu quả giữ một vị trí hết sức quan trọng
trong điều kiện hoạch tốn kinh doanh theo cơ chế thị trường và đảm bảo có lãi thì doanh nghiệp có tồn tại
và phát triển được hay khơng điều đó phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận và nhiều
lợi nhuận hay khơng. Hiệu quả có tác động đến tất cả các hoạt động , quyết định trực tiếp đến tình hình tài
chính của doanh nghiệp. Hiệu quả của q trình hoạt động sản xuất kinh doanh chính là điều kiện quan
trọng nhất đảm bảo sản xuất nhằm nâng cao số lượng và chất lượng của hàng hóa/dịch vụ, giúp doanh
nghiệp củng cố được vị trí cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, xây dựng cơ sở vật chất…góp
phần vào lợi ích xã hội. Nếu doanh nghiệp làm ăn khơng hiệu quả, khơng bù đắp được những chi phí bỏ ra
thì đương nhiên doanh nghiệp khó đứng vững, tất yếu dẫn đến phá sản.
Như vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp là hết sức quan trọng, nó quyết định sự sống
cịn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, nó giúp cho doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường,
đạt được thành quả to lớn.
Vì vậy, việc nghiên cứu tình trạng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để tìm ra biện pháp nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh là vấn đề rất quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Sau khi xem xét, đánh giá
kết quả sản xuất kinh doanh những năm gần đây của công ty Công ty Cổ phần Đại lý Giao nhận Vận tải
Xếp dỡ Tân Cảng. Trong thời gian qua công ty đã đạt được nhiều kết quả khả quan trong hoạt động sản
xuất kinh doanh, nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.



668


2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI
LÝ GIAO NHẬN VẬN TẢI XẾP DỠ TÂN CẢNG GIAI ĐOẠN (2013-2017)

Hình 1. Biểu đồ kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty (2013 – 2017)

Nhìn chung, kết quả sản xuất kinh doanh của Cơng ty Cổ phần Đại lý Giao nhận Vận tải Xếp dỡ Tân Cảng
trong giai đoạn (2013-2017) được đánh giá là tốt. Hàng năm doanh thu của công ty tăng trưởng tương đối
ổn định, tăng đều hàng năm, đạt cao nhất là năm 2017 với 832.761,18 triệu đồng, thấp nhất là năm 2013
đạt 717.386,71 triệu đồng, đạt tốc độ phát triển bình qn là 4,36%/năm. Tuy nhiên, chi phí sản xuất kinh
doanh tăng 3,11%/năm, công ty đạt lợi nhuận dương nhưng mức lợi nhuận thấp, chưa đạt được kỳ vọng
của chủ sở hữu vốn. Nguyên nhân, trong giai đoạn này một số khu vực khai thác của công ty bị thu hẹp
(Depot9, Depot 10, khu vực D15). Và chính sách sử dụng thiết bị xếp dỡ của Tổng công ty thay đổi, Công
ty đã đầu tư 02 cẩu tiền phương và 06 cẩu 6+1, tuy nhiên kể từ năm 2014 Tổng công ty không cho các đơn
vị hưởng theo sản lượng xếp dỡ mà chuyển qua thuê dài hạn. Chính những nguyên nhân này đã ảnh hưởng
rất lớn tới việc thực hiện kế hoạch doanh thu, lợi nhuận của công ty trong giai đoạn (2013 – 2017). Bên
cạnh đó, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, ngành giao nhận vận tải, logistics phải chịu nhiều ảnh hưởng
tiêu cực nhưng công ty vẫn giữ được tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận ổn định.Đặc điểm nổi bật trong
giai đoạn 2013 – 2017 của Công ty là các chỉ số về lợi nhuận tương đối ổn định và có mức tăng trưởng
nhẹ (Hình 2).

Hình 2. Biểu đồ tỷ suất lợi nhuận của Cơng ty giai đoạn (2013 – 2017)

669


Lợi nhuận trước thuế tăng bình quân là 1,75%/năm, lợi nhuận sau thuế tăng bình quân là 3,68%/năm.

Nguyên nhân lợi nhuận trước thuế và sau thuế có tốc độ bình quân tăng thấp là do: Trong giai đoạn này
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty khộng được ổn định, diện tích khai thác trong cảng Cát Lái bị
thu hẹp. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp cùng ngành, Depot 10 hết hạn thuê phải
trả lại cho chủ đất cùng với các dự án mới đi vào hoạt động gặp rất nhiều khó khăn. Một số công ty con
của Công ty tách ra trực thuộc tổng Công ty đã phần nào ảnh hưởng chung tới hiệu quả sản xuất kinh
doanh của Công ty. Bên cạnh đó, một số chủ trương, chính sách về khai thác trang thiết bị cũng như chính
sách di dời container rỗng ra khỏi cảng đã ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu và lợi nhuận của Công ty
trong giai đoạn này.
Mặc dù bị ảnh hưởng từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan của Cơng ty thì đánh giá một cách
khách quan, trong giai đoạn (2013 – 2017) các chỉ số về lợi nhuận của Cơng ty tuy có mức độ tăng trưởng
bình qn khơng cao, nhưng đây là một kết quả tốt, Tìm hiểu của tác giả thì thấy có một số điểm yếu và
những tồn tại sau: Kết quả kinh doanh của Cơng ty cịn phụ thuộc nhiều vào các chính sách của Tổng
Cơng ty Tân Cảng Sài Gịn; Sản phẩm dịch vụ của Cơng ty gắn liền với Cảng Cát Lái, chưa có sản phẩm
dịch vụ riêng biệt, chưa khai thác hết các lợi thế của các Depot, nhất là các Depot nằm trong Cảng Cát Lái:
Giá cả một số dịch vụ chưa cạnh tranh, chưa có chiến lược marketing hợp lý, chưa có chính sách giá, hoa
hồng phù hợp; Một bộ phận lao động không nhỏ được Tổng Công ty thuyên chuyển qua, trên thực tế chưa
thực sự đáp ứng được nhu cầu cơng việc có tính chất phức tạp, nhưng vẫn phải duy trì bằng cách bố trí
cơng việc khác. Chính điều này đã làm cản trở cho việc tổ chức, sắp xếp, tinh giảm bộ máy; Phương tiện
xếp dỡ tại ngày càng cũ, hư hỏng thường xuyên làm tăng chi phí vật tư sửa chữa, bảo dưỡng, nhiên liệu
làm giảm hiệu năng khai thác phương tiện.

3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY
3.1. Giải pháp về tăng sản lƣợng
Tại khu vực Cát Lái, cần tập trung chủ yếu vào cơng tác đầu tư máy móc thiết bị xếp dỡ, như xe nâng
hàng, rỗng. Đối với các thiết bị đã lạc hậu, trong trường hợp cần thiết có thể thay mới nhằm đảm bảo năng
suất khai thác. Đối với tài sản và thiết bị vẫn còn đang sử dụng, Cơng ty cần có kế hoạch duy tu đối với
các cầu bờ, cầu bãi,…Hạn chế tối đa việc gián đoạn trong q trình khai thác. Cơng ty nên đầu tư một đội
xe vận chuyển container khoảng 10 chiếc, nhằm chủ động hơn trong công tác giảm tải cho các Depot
trong Cảng Cát Lái, cũng như kéo container rỗng từ các Depot ngoài vào Cảng Cát Lái xuất tàu đúng thời

gian đã cam kết với Hãng tàu. Tại các Depot Công ty nên đầu tư từ 5 – 6 xe nâng rỗng mới, nhằm chủ
động hơn trong sản xuất, cũng như nâng cao được chất lượng dịch vụ đối với khách hàng. Tích cực tìm
kiếm nâng cao diện tích kho bãi bằng cách đầu tư mở rộng và hợp tác kinh doanh các depot rỗng lân cận
khu vực cảng Cát lái.

3.2. Giải pháp về giảm chi phí
Đối với chi phí chứng từ áp dụng chính sách linh hoạt, thủ tục nhanh gọn, thuận tiện cho khách hàng. Một
số biểu mẫu chứng từ thay vì mua ở các cửa hàng văn phịng phẩm, cơng ty có thể tự thiết kế mẫu, tự in
lấy. Nhiều mẫu đã có sẵn trên mạng chỉ việc tải về, điều chỉnh một chút rồi in ra dùng. Bên cạnh đó, nhân
viên phải nâng cao ý thức và chun mơn nghiệp vụ, tránh sai sót về chứng từ dẫn đến phát sinh chi phí.
Giảm chi phí sửa chữa phương tiện xếp dỡ, vận chuyển: Đối với các thiết bị xếp dỡ, vận chuyển, cần được
kiểm tra bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên, kịp thời phát hiện những trục trặc, hư hỏng nhỏ để khắc phục
sửa chữa. Tránh để xảy ra tình trạng thiết bị khơng hoạt động được ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của
Depot. Chủ động đề xuất thanh lý các thiết bị cũ, thường xuyên hư hỏng, sử dụng không hiệu quả. Thay
670


thế vào đó là đầu tư mua sắm thiết bị mới hiện đại, đồng bộ có năng suất cao, chi phí sử dụng thấp. Rà
sốt, điều chỉnh các định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp thực tế sản xuất, nhằm giảm giá thành dịch vụ,
tăng ưu thế cạnh tranh.

3.3. Các giải pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ
Chất lượng dịch vụ giao nhận vận tải phải được thường xuyên củng cố, không chỉ để giữ khách hàng hiện
tại mà cịn làm cho uy tín của cơng ty tăng lên. Phải luôn luôn quan niệm về việc không ngừng nâng cao
chất lượng dịch vụ rằng: tự cạnh tranh với mình để mỗi lúc mỗi vượt trội chính mình là để tránh việc
người khác cạnh tranh mình và vượt lên mình, chất lượng dịch vụ tốt sẽ tác động trở lại làm tăng sản
lượng, doanh thu của công ty. Chất lượng dịch vụ logistics tốt được thể hiện ở các khía cạnh sau: Hàng
hóa được đảm bảo an tồn trong q trình giao nhận vận chuyển, lưu kho. An tồn hàng hóa ở đây bao
gồm cả u cầu an tồn về số lượng và chất lượng của hàng hóa; Tăng cường chất lượng dịch vụ đồng
nghĩa với việc giảm nhẹ, đơn giản các bước thủ tục giao nhận hàng. Thủ tục giao nhận hàng đơn giản, gọn

nhẹ, nhanh chóng và quy chuẩn đang là yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với công ty; Đảm bảo được quyền lợi
của khách hàng trong tranh chấp, đặc biệt là đối với các lô hàng nhập chia lẻ từ trong container.
Tiếp tục kiểm soát và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ tại tất cả các các đầu mối và các sản
phẩm dịch vụ mà công ty đang cung cấp cho khách hàng như trong các năm qua đã làm được, tập trung
giải quyết các khâu yếu, mặt yếu còn tồn tại.

3.4. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực
Dựa vào kế hoạch hoạt động kinh doanh của công ty để tuyển thêm hoặc giảm bớt nhân sự cho mỗi phịng.
Từ đó có kế hoạch cho việc giải quyết công việc khi lên cao vượt định mức hay thiếu nhân viên. Có như
vậy cơng ty mới khơng rơi vào tình trạng bị động trong việc tuyển dụng, phân công, sắp xếp công việc
cũng như giải quyết các chế độ cho nhân viên. Đây cũng là một chiến lược nhân sự, giúp nhân viên gắn bó
và đóng góp nhiều hơn cho cơng ty.
Cơng ty nên tự tổ chức đào tạo ở công ty hoặc cử các chuyên viên, cán bộ trung cao cấp đi học tập theo
các chương trình đặc biệt để nâng cao, cập nhật kiến thức quản trị. Ngay từ khi mới được tuyển dụng vào
công ty, nhân viên mới được sự hướng dẫn của những nhân viên giỏi và nhiều kinh nghiệm trong cơng ty.
Sau đó thử việc 2 tháng trước khi ký hợp đồng chính thức. Điều này làm cho nhân viên mới có thể tiếp
nhận cơng việc được giao chính thức một cách nhanh chóng, ít sai sót trong q trình làm việc.

4. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu, phân tích và tổng hợp, bài viết đã nêu được một số vấn đề về hiệu quả sản xuất kinh
doanh của Công ty Cổ phần Đại lý Giao nhận Vận tải Xếp dỡ Tân Cảng, thu được các kết quả sau: đã
khẳng định được vai trò quan trọng của ngành dịch vụ cảng biển đối với sự phát triển của dịch vụ
logistics; Đã phân tích và đánh giá một cách có hệ thống thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty trong giai đoạn (2013 – 2017), chỉ ra được những ưu điểm và những mặt cịn hạn chế của Cơng ty
trong giai đoạn này; Đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của Công ty.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]


Đinh Ngọc Viện (2002), Giáo trình Giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế, NXB Giao thơng Vận tải
Hà Nội.

[2]

Đồn Thị Hồng Vân (2006), “Quản trị Logistics”, Nhà xuất bản Thống kê.

671


[3]

Nguyễn Văn Hưởng (2001), Phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp vận tải biển, Trường Đại
học Hàng Hải, Hải Phòng.

[4]

Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13.

[5]

Báo cáo Logistics Việt Nam 2017 của Bộ Thương Mại: .

672



×