Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nâng cao vai trò và hiệu quả của công tác tư vấn học tập tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG - HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.09 KB, 10 trang )

NÂNG CAO VAI TRỊ VÀ HIỆU QUẢ CỦA CƠNG TÁC TƢ VẤN HỌC
TẬP TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN,
ĐHQG - HCM
Kiều Ngọc Quý1
Tóm tắt
Tư vấn học tập (TVHT) là một khái niệm mới xuất hiện trong đào tạo theo học
chế tín chỉ (HCTC). Cơng tác tư vấn học tập có vai trị đáng được ghi nhận trong việc
nâng cao chất lượng dạy và học nói riêng, chất lượng giáo dục nói chung: thơng qua
cơng tác tư vấn, người cố vấn học tập (CVHT) vừa hướng dẫn và cung cấp thông tin
vừa đồng hành, hỗ trợ sinh viên (SV) trong học tập và rèn luyện. Sự kém hiệu quả
trong công tác tư vấn học tập đang là vấn đề của khơng ít trường đại học Việt Nam.
Bài viết này đưa ra một số nhận định về những khó khăn trong việc triển khai cơng
tác tư vấn học tập và nêu một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác tư vấn học
tập tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.
1. Đặt vấn đề
Tư vấn học tập (TVHT) là một khái niệm mới xuất hiện trong đào tạo theo học
chế tín chỉ (HCTC). Cơng tác tư vấn học tập có vai trị đáng được ghi nhận trong việc
nâng cao chất lượng dạy và học nói riêng, chất lượng giáo dục nói chung: thơng qua
cơng tác tư vấn, người cố vấn học tập (CVHT) vừa hướng dẫn và cung cấp thông tin
vừa đồng hành, hỗ trợ sinh viên (SV) trong học tập và rèn luyện. Sự kém hiệu quả
trong công tác tư vấn học tập đang là vấn đề của khơng ít trường đại học Việt Nam.
Bài viết này đưa ra một số nhận định về những khó khăn trong việc triển khai công tác
tư vấn học tập và nêu một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác tư vấn học tập
tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.
2. Vai trò và nhiệm vụ của cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ
2.1. Vai trị của công tác tƣ vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ
Trong những năm qua vền giáo dục đại học Việt Nam đã có một số đổi thay
mạnh mẽ, trong đó có việc tín chỉ hóa các chương trình giáo dục (CTGD). Đây là một
bước đi tất yếu bởi tính ưu việt của nó so với đào tạo theo niên chế. Đào tạo theo
HCTC đòi hỏi sự tự giác và chủ động của người học. Thực hiện điều này là rất khơng
dễ; do vậy, vai trị của người cố vấn học tập trong đào tạo theo HCTC là thật sự quan


trọng.
1

Phịng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM

158


Xuất hiện cùng với sự du nhập của đào tạo theo HCTC vào Việt Nam, TVHT là
một khái niệm khá mới, có liên quan đến nhiệm vụ đào tạo-quản lý SV. CVHT là
người định hướng, tư vấn, giám sát hoạt động học tập, rèn luyện của SV; giúp cho SV
nắm bắt các quy chế, quy định, chương trình học, phương pháp học tập,…; từ đó
người học chọn lựa chương trình, xây dựng kế hoạch học tập phù hợp với năng lực và
điều kiện cá nhân. Thông qua hoạt động của CVHT, SV sẽ nắm bắt tốt hơn về các bộ
phận chức năng của nhà trường, các thủ tục hành chính, các hoạt động phong trào-xã
hội, chính sách-quyền lợi và nhiệm vụ của SV. Không chỉ cung cấp thông tin, CVHT
phải là người khích lệ, giúp đỡ SV phát huy năng lực bản thân để có thể tự giải quyết
các vấn đề cá nhân trong quá trình theo học tại trường.
Nhận thức được vai trị to lớn và tích cực của công tác TVHT trong đảm bảo
chất lượng (ĐBCL) đào tạo, trong những năm gần đây, các trường đại học, cao đẳng
ngày càng quan tâm nhiều hơn đến công tác này. Rất nhiều hội thảo, hội nghị nhằm
triển khai nâng cao hiệu quả của công tác TVHT đã được các trường chủ động tổ
chức. Khơng nằm ngồi xu thế ấy, Hội nghị tập huấn công tác TVHT được tổ chức tại
Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM vào tháng 8/2011 và Quy định về công tác
TVHT được ban hành vào tháng 11/2011 đã phần nào phản ánh nỗ lực của trường
trong việc đẩy mạnh và nâng cao vai trị của cơng tác này.
Cho đến nay công tác TVHT tại trường ĐH KHXH&NV chưa đạt hiệu quả như
mong đợi. Làm thế nào để nâng cao vai trò của CVHT cũng như phát huy hiệu quả
của công tác TVHT trong đào tạo theo HCTC vẫn đang là bài tốn chưa có lời giải tối
ưu. Bài viết này nhằm góp thêm một cách nhìn nữa trong việc phát huy vai trị và

nâng cao hiệu quả cơng tác TVHT tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.
2.2. Nhiệm vụ của cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ
2.2.1. Tƣ vấn, hƣớng dẫn sinh viên học tập và rèn luyện
- Nắm vững mục tiêu, CTGD, các hình thức đào tạo, các quy trình liên quan đến
cơng tác đào tạo và quản lý SV; nắm rõ chức năng, nhiệm vụ của khoa/bộ mơn và các
đơn vị có liên quan để tư vấn, hướng dẫn SV.
- Tư vấn cho SV xây dựng, điều chỉnh kế hoạch học tập tại trường và kế hoạch
tự học phù hợp với năng lực và điều kiện của SV; hướng dẫn SV cách đăng ký môn
học cho từng học kỳ; theo dõi việc đăng ký môn học của SV, tư vấn cho SV lựa chọn
lại môn học nếu chưa hợp lý;
- Thực hiện công tác đánh giá kết quả rèn luyện SV như: phổ biến quy định đánh
giá, hướng dẫn thực hiện, chủ trì họp lớp đánh giá rèn luyện;
159


- Hướng dẫn, khuyến khích, tạo điều kiện cho SV tham gia các hoạt động học
thuật, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng kỹ năng, các hoạt động vì cộng đồng các hoạt
động văn-thể-mỹ; phát hiện năng khiếu, sở trường của SV để định hướng nghề
nghiệp, hỗ trợ điều kiện để phát triển năng khiếu, sở trường đó;
- Hướng dẫn SV các thủ tục liên quan đến học vụ như: đăng ký học phần, huỷ
đăng ký học phần, thi cải thiện, khiếu nại, phúc tra bài thi, chuyển ngành, học bằng
thứ hai,…
- Giải đáp thắc mắc của SV về các vấn đề liên quan đến học tập, rèn luyện gồm
quá trình tổ chức đào tạo (lên lớp học lý thuyết, thực hành hoặc thảo luận; thực tập tại
cơ sở, làm bài tập lớn); số tín chỉ tối đa và tối thiểu phải tích lũy trong từng học kỳ,
năm học; số tín chỉ tích lũy để được cấp học bổng, để được xét học tiếp, bảo lưu, buộc
thơi học,…
- Trao đổi, góp ý cho SV các vấn đề về sức khỏe, tinh thần, rèn luyện bản thân, hòa
nhập cộng đồng; hướng dẫn và khích lệ SV tham gia các hoạt động ngoại khóa.
2.2.2. Quản lý lớp sinh viên2

- Thống nhất phương pháp làm việc chung giữa SV và CVHT, hình thức và kênh
liên hệ; giải thích cho SV rõ về vai trị, nhiệm vụ của SV và Ban Cán sự của lớp đối
với CVHT;
- Lập danh sách của lớp phụ trách tối thiểu gồm các thơng tin như họ tên SV,
lớp/ngành, khóa học, kênh liên hệ với SV, cha mẹ hoặc người đỡ đầu của SV và kênh
liên hệ; CVHT chủ động liên hệ với gia đình SV khi cần thiết;
- Lập sổ tư vấn để theo dõi và tiếp tục có biện pháp tác động đối với các trường
hợp cá biệt, phức tạp;
- Giới thiệu nhân sự để bầu Ban Cán sự, thông qua kết quả bầu cử và đề nghị
Trưởng khoa phê duyệt; chủ trì họp lớp về việc xét khen thưởng, kỷ luật và gửi kết
2

Theo Quy chế đào tạo cao đẳng, đại học theo HCTC (ban hành kèm theo Quyết định số
43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15/8/2007 của Bộ GD&ĐT), lớp học được tổ chức theo từng
học phần dựa vào đăng ký của SV (tạm gọi là lớp học phần). Tuy nhiên, trong giai đoạn
chuyển giao từ đào tạo theo niên chế sang HCTC tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHCM, đặc biệt đối với các ngành có ít SV theo học, khả năng tổ chức linh động nhiều lớp
học phần để SV lựa chọn là khơng khả thi; vì vậy, việc tổ chức và quản lý lớp học theo
chuyên ngành và khoá học (tạm gọi là lớp sinh viên) vẫn cần tiếp tục được duy trì vì nó. vẫn
phát huy giá trị trong việc triển khai một số hoạt động tư tưởng-chính trị và văn hóa-xã hội
của SV ngồi giờ lên lớp theo lớp học phần, như: xét khen thưởng, kỷ luật, bình xét điểm
rèn luyện, sinh hoạt ngoại khố, phong trào văn-thể-mỹ,… Trong bài này, khái niệm “lớp
học” được hiểu là lớp sinh viên.

160


quả lên lãnh đạo khoa/bộ mơn;
- Nắm tình hình chung của lớp phụ trách thông qua Ban Cán sự; thường xuyên
theo dõi kết quả học tập của SV để có biện pháp tác động cần thiết khi kết quả học tập
của SV sa sút; giúp đỡ SV giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong học tập;

- Tổ chức sinh hoạt lớp định kỳ: họp với tồn lớp ít nhất 2 lần mỗi học kỳ (đầu
học kỳ và cuối học kỳ); họp với Ban Cán sự ít nhất 1 lần mỗi tháng.
+ Sinh hoạt lớp đầu học kỳ
 Thông báo cách thức, thời gian và địa điểm làm việc với SV định kỳ;
cung cấp cho SV số điện thoại, email và các phương tiện liên lạc khác để
SV liên lạc trong trường hợp cần thiết;
 Bầu chọn hoặc chỉ định Ban Cán sự; phân công nhiệm vụ cụ thể cho Ban
Cán sự, làm rõ mối quan hệ công tác giữa CVHT với lớp và Ban cán sự,
những điều cần lưu ý về phương pháp học tập, phương pháp nghiên cứu
khoa học của SV ở trường đại học (đối với học kỳ đầu tiên của năm thứ
nhất);
 Hướng dẫn SV tìm hiểu, truy cập thông tin về các quy chế, quy định,
thông báo liên quan đến SV;
 Phổ biến một số hoạt động do nhà trường, Đoàn Thanh niên và Hội SV tổ
chức phù hợp với SV;
 Hướng dẫn phương pháp học, tự học ở bậc đại học trong học kỳ đầu tiên;
phổ biến một số nội dung cơ bản liên quan đến SV như đăng ký học phần,
học bổng, học phí, nghiên cứu khoa học; giới thiệu chức năng các phòng
ban liên quan để SV liên hệ khi cần thiết.
+ Sinh hoạt lớp cuối học kỳ
 Sơ kết, đánh giá các nội dung đã thực hiện trong học kỳ;
 Tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện của SV theo đúng thời gian và đúng
quy định của trường;
 Phổ biến những nội dung mới điều chỉnh trong các quy định hiện hành;
 Xét thi đua, khen thưởng SV theo quy định;
 Tư vấn cho SV lựa chọn chuyên ngành trong học kỳ 4;
 Hướng dẫn SV viết và trình bày báo cáo tiểu luận.
161



+ Họp Ban Cán sự hàng tháng
 Trao đổi với Ban Cán sự về tình hình học tập của lớp: số lượng SV dự
lớp, việc thực hiện quy chế thi, kiểm tra,…;
 Trao đổi với Ban Cán sự về tình hình chấp hành nội quy và các quy định
khác của trường, khoa/bộ môn;
 Trao đổi với Ban Cán sự về tình hình tham gia hoạt động cộng đồng, phong
trào của SV;
 Rà sốt các cơng việc đang thực hiện của lớp (nếu có);
 Xét điểm rèn luyện của SV trong cuộc họp Ban Cán sự vào cuối mỗi học
kỳ;
 Đề xuất khen thưởng, kỷ luật, hỗ trợ đột xuất (nếu có).
- Tổ chức sinh hoạt lớp đột xuất: tùy trường hợp cụ thể, CVHT có thể tổ chức
sinh hoạt lớp hoặc họp Ban Cán sự để phổ biến/giải quyết các công việc đột xuất theo
yêu cầu của trường, khoa/bộ môn và lớp.
2.2.3. Thực hiện các chế độ báo cáo
- Lập kế hoạch công tác cá nhân (vào đầu mỗi học kỳ), trình Trưởng Ban CVHT
phê duyệt;
- Báo cáo định kỳ:
+ Báo cáo bằng văn bản kết quả cuộc họp đầu học kỳ với lớp SV cho Trưởng Ban
CVHT (kèm theo biên bản sinh hoạt lớp đầu học kỳ);
+ Báo cáo bằng văn bản công tác TVHT hàng tháng cho Trưởng Ban CVHT (kèm
theo biên bản họp với Ban Cán sự hàng tháng);
+ Báo cáo sơ kết công tác TVHT sau mỗi học kỳ cho Trưởng Ban CVHT (kèm
theo biên bản sinh hoạt lớp cuối học kỳ).
- Báo cáo đột xuất: theo yêu cầu của Ban CVHT hoặc trong trường hợp cần thiết
(kèm theo biên bản họp đột xuất, nếu có).
2.2.4. Tham gia họp chuyên môn, tập huấn nghiệp vụ
- Tham dự họp về khen thưởng-kỷ luật ở cấp khoa/bộ môn để tham gia đề xuất
hình thức khen thưởng, kỷ luật SV.
- Tham gia đầy đủ các buổi họp Ban CVHT của đơn vị, các chương trình tập huấn

nghiệp vụ do Hội đồng CVHT và Ban CVHT tổ chức.
162


2.2.5. Bộ công cụ của CVHT
- CTGD của chuyên ngành, các chuyên ngành có liên quan;
- Kế hoạch đào tạo mỗi học kỳ;
- Quy chế trường đại học và cao đẳng;
- Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng theo tín chỉ;
- Quy định về cơng tác quản lý sinh viên;
- Sổ tay sinh viên, sổ tay CVHT, bộ FAQ của khoa/bộ môn;
- Danh sách SV của lớp.
3. Thực trạng và giải pháp công tác tƣ vấn học tập tại trƣờng Đại học Khoa học và
Xã hội Nhân văn – Đại học Quốc gia – Hồ Chí Minh
Hội nghị “Tập huấn công tác tư vấn học tập và quản lý học vụ” (tháng 8/2011)
đã chỉ ra một số nguyên nhân khiến công tác TVHT tại trường chưa đạt hiệu quả như
mong đợi. Xin được nêu thêm qua bài viết này một số nhận định khác về những khó
khăn trong việc triển khai cơng tác TVHT tại trường, qua đó đề xuất một số biện pháp
khắc phục.
3.1. Chưa có quy trình, hướng dẫn cụ thể việc triển khai cơng tác TVHT tại các
khoa/bộ mơn; chưa có nhiều chương trình tập huấn nghiệp vụ cho CVHT. Do đó, các
khoa/bộ mơn phải tự mị mẫm triển khai cơng tác TVHT trong hồn cảnh mà CVHT
khơng có đủ tài liệu và thiếu chun môn nghiệp vụ trong công tác này.
Giải pháp 1:
- Xây dựng quy trình, hướng dẫn: triển khai, giám sát và đánh giá công tác
TVHT; xây dựng hệ thống biểu mẫu, bộ công cụ (tài liệu) cho CVHT.
- Tổ chức các buổi tập huấn cấp trường cho CVHT về nghiệp vụ tư vấn, quy chế
đào tạo, quy chế SV, các quy định/văn bản liên quan khác, thủ tục hành chính liên
quan đến học tập và rèn luyện của SV, các bộ phận chức năng trong trường,…
- Khoa/Bộ môn chủ động tổ chức tập huấn cho CVHT về CTGD, nội dung tư

vấn,…; xây dựng bộ FAQ3 và các tài liệu cần thiết khác cho CVHT.
3.2 Việc duy trì đồng thời CVHT và giảng viên chủ nhiệm (GVCN) khiến công
tác TVHT bị chồng chéo, kém hiệu quả: Do đã có GVCN ở mỗi lớp nên CVHT
thường không đi sâu vào công tác tư vấn, quản lý lớp SV; trái lại, GVCN là người
3

viết tắt của Frequently Asked Questions, nghĩa là “các câu hỏi, thắc mắc thường gặp ở SV”

163


trực tiếp quản lý lớp lại khơng có nghiệp vụ và cũng không mang đủ chức năng của
một CVHT. Mặt khác, CVHT phải có trình độ thạc sỹ, theo quy định của trường, vì
thế hầu hết CVHT khơng phải là giáo vụ khoa trong khi cơng tác TVHT gắn bó mật
thiết với công tác giáo vụ và công tác SV, chưa kể phần lớn SV có thói quen nêu thắc
mắc và/hoặc trao đổi các vấn đề về học vụ, rèn ruyện,…với giáo vụ khoa. Vì vậy,
cơng tác này trên thực tế là do giáo vụ khoa đảm nhiệm. Từ đó dẫn đến bất cập trong
vấn đề chế độ bồi dưỡng và hệ quả là người thực hiện công tác TVHT khơng có đủ
chun mơn nghiệp vụ (do chưa được tham gia tập huấn) và cũng khơng đủ nhiệt tình
trong cơng tác (do khơng có chế độ bồi dưỡng thỏa đáng).
Giải pháp 2:
- Nên hợp nhất chức danh GVCN với CVHT (bỏ hẳn chế độ GVCN); theo đó,
mỗi khoa/bộ mơn sẽ có Trưởng Ban CVHT, Thư ký và các ủy viên là các CVHT
(GVCN trước đây).
- Vị trí thư ký ban CVHT nên phân công cho giáo vụ, thư ký khoa hoặc cán bộ
phụ trách cơng tác SV của khoa; vì thế, khơng nên u cầu trình độ thạc sỹ đối với vị
trí này.
3.3. Chưa có quy định chặt chẽ về việc kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả
công tác TVHT; vì thế hiệu quả, chất lượng cơng tác TVHT ở các khoa/bộ môn hầu
như bị “thả nổi.” Các khoa/bộ môn chủ yếu hoạt động theo nhu cầu phát sinh, chưa có

sự chủ động triển khai một cách có hệ thống và hiệu quả công tác này.
Giải pháp 3:
- Thực hiện nghiêm túc các chế độ báo cáo liên quan đến công tác TVHT.
- Định kỳ đánh giá hiệu quả và chất lượng công việc của Ban CVHT ở các
khoa/bộ mơn nói chung, của các CVHT nói riêng.
3.4. Vai trị, nhiệm vụ của CVHT là khơng nhỏ, nhưng chế độ, chính sách đãi
ngộ dành cho cơng tác TVHT là chưa phù hợp, chưa khuyến khích CVHT làm việc
hết mình, đảm bảo hồn thành đầy đủ và có chất lượng các công việc được giao.
Giải pháp 4:
- Nâng cao chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ, GV (gồm cán bộ lãnh đạo, tập huấn
viên và CVHT) tham gia công tác TVHT.
- Có cơ chế khen thưởng, kỷ luật rõ ràng đối với CVHT.
4. Một số đề xuất nhằm nâng cao vai trị và hiệu quả cơng tác tƣ vấn học tập tại
trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia – Hồ Chí Minh
164


4.1. Đề xuất mơ hình quản lý cơng tác tƣ vấn học tập

HIỆU TRƢỞNG

HỘI ĐỒNG
CVHT
TRƢỜNG

PHÕNG ĐÀO TẠO
PHỊNG CƠNG
TÁC SINH VIÊN
P. KẾ HOẠCH


BAN CVHT
KHOA/BỘ
CVHT
MƠN

TÀI CHÍNH
PHỊNG KT &
ĐBCL
PHỊNG QLKH &
DỰ ÁN

BAN CÁN SỰ

ĐOÀN THANH
NIÊN – HỘI SV

LỚP SINH VIÊN
Quyết định thành lập
Quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, ra quyết định
Tham mưu, báo cáo, đề xuất
Trao đổi thông tin, phối hợp thực hiện
4.1.1. Hội đồng Cố vấn học tập
4.1.1.1. Thành lập Hội đồng CVHT ở cấp trường bao gồm lãnh đạo của các
khoa/bộ mơn, các phịng/ban, đơn vị liên quan đến cơng tác SV, đào tạo và ĐBCL; do
Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo làm Chủ tịch.
4.1.1.2. Hội đồng CVHT có các chức năng-nhiệm vụ sau đây:
- Báo cáo hàng năm cho Hiệu trưởng về công tác TVHT của trường, đề xuất
khen thưởng hoặc kỷ luật các CVHT lên Hội đồng thi đua và khen thưởng của trường;
- Tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác tổ chức và quản lý hoạt động CVHT,
chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về hiệu quả của công tác này;

165


- Xây dựng và ban hành các quy định, quy trình, hướng dẫn, biểu mẫu liên quan
đến cơng tác TVHT;
- Biên soạn, tổng hợp, sửa đổi, bổ sung Sổ tay CVHT (phần chung cho tất cả các
khoa);
- Tổ chức các khóa tập huấn nghiệp vụ cho CVHT;
- Tổ chức Hội nghị để thảo luận, đánh giá, tổng kết công tác TVHT hàng năm;
- Phê duyệt Kế hoạch hoạt động hàng năm của Ban CVHT các đơn vị.
4.1.2. Ban Cố vấn học tập
4.1.2.1. Trưởng khoa/bộ môn thành lập Ban CVHT ở cấp khoa/bộ môn gồm
Trưởng Ban, Thư ký và các ủy viên là các CVHT. Trưởng Ban CVHT phải là thành
viên của Hội đồng CVHT ở cấp trường và có quyền phân cơng các CVHT quản lý
lớp.
4.1.2.2. Ban CVHT có các chức năng-nhiệm vụ sau đây:
- Báo cáo hàng năm cho Hội đồng CVHT về công tác TVHT tại các đơn vị, đề
xuất khen thưởng hoặc kỷ luật các CVHT lên Hội đồng CVHT;
- Chịu trách nhiệm trước Hội đồng CVHT về các hoạt động và hiệu quả của công
tác TVHT tại đơn vị;
- Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động CVHT hàng năm của đơn vị trình
Hội đồng CVHT trường;
- Biên soạn, tổng hợp, sửa đổi, bổ sung Sổ tay CVHT (phần đặc thù từng khoa);
- Liên tục cập nhật bộ FAQ (gồm những câu hỏi, vấn đề phức tạp và/hoặc
thường gặp, phát sinh trong quá trình triển khai công tác TVHT) làm bộ công cụ cho
CVHT và đăng trên website của đơn vị;
- Phân công CVHT quản lý lớp một cách phù hợp. Phê duyệt Kế hoạch công tác
cá nhân của CVHT, theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện theo kế hoạch này;
- Khảo sát ý kiến SV về công tác TVHT.
4.1.3. Nhiệm vụ của SV và Ban Cán sự đối với CVHT

- SV phải tham dự đầy đủ các buổi sinh hoạt lớp do CVHT tổ chức; thường
xuyên theo dõi các thông báo của trường, khoa/bộ môn và CVHT; chủ động liên hệ
với CVHT để được tư vấn, hướng dẫn về hoạt động học tập, rèn luyện và các hoạt
động phong trào khác;
166


- Ban Cán sự có nhiệm vụ họp với CVHT khi được triệu tập; theo dõi tình hình
hoạt động của lớp; có ý kiến đề xuất về việc khen thưởng, kỷ luật, hỗ trợ đối với các
thành viên trong lớp.
4.2. Đề xuất một số biểu mẫu dành cho cố vấn học tập
- Mẫu biên bản họp lớp gồm Mẫu biên bản sinh hoạt lớp (CVHT-01a) và Mẫu
biên bản họp Ban Cán sự (CVHT-01b);
- Mẫu báo cáo định kỳ công tác TVHT (CVHT-02);
- Mẫu phiếu đánh giá CVHT (dành cho SV) (CVHT-03).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại học Bách Khoa Hà Nội (2008), Hướng dẫn công tác cố vấn học tập cho
sinh viên đào tạo đại học theo học chế tín chỉ (kèm theo công văn số: 675/CVĐHBK-ĐTĐH ngày 28/8/2008).
2. Đại học Cần Thơ (2011), Kỷ yếu Hội nghị Nâng cao vai trị cố vấn học tập.
3. Trường Cao đẳng Cơng nghiệp Huế (2010), Sổ tay Cố vấn học tập.
4. Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM (2011), Tài liệu tập huấn công tác
tư vấn học tập và quản lý học vụ.
5. Nguyễn Văn Vân, Báo cáo một số nội dung về công tác cố vấn học tập theo
học
chế
tín
chỉ,
ĐH
Luật
TP.HCM.( />m/baocaovecovanhoctapvaquychevecvht_tsnvvan.doc).


167



×