Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Phân tích chiến lược chiêu thị của Honda đối với sản phẩm xe gắn máy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.34 MB, 49 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING

Họ và tên sinh viên: Phạm Minh Thư
MSSV:1921005684 Lớp: CLC_19DMA02
BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ CỦA ĐỐI VỚI XE GẮN MÁY
CÔNG TY HONDA VIỆT NAM

Ngành: Marketing
Chuyên ngành: Quản trị marketing

TP. Hồ Chí Minh, năm 2021

1


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING

BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ ĐỐI VỚI XE GẮN MÁY CỦA CÔNG TY
HONDA VIỆT NAM

Ngành: Marketing
Chuyên ngành: Quản trị marketing


Sinh viên thực hiện: Phạm Minh Thư
Giảng viên hướng dẫn: Th. S Nguyễn Nam Phong
MSSV: 1921005684 Lớp: CLC_19DMA02

TP. Hồ Chí Minh, năm 2021

2


MỤC LỤC
CHƯƠNG
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI.................................................................................................3
1.1

Lý do chọn đề tài...................................................................................................3

1.2

Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................3

1.3

Phương pháp thực hiện..........................................................................................4

1.4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................4

1.5


Bố cục đề tài..........................................................................................................4

CHƯƠNG 2......5CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING VÀ CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ
5
2.1

2.2

Khái quát về Marketing.........................................................................................5
2.1.1

Khái niệm Marketing........................................................................................5

2.1.2

Quá trình Marketing: 5 bước cơ bản................................................................6

Khái quát về hoạt động chiêu thị...........................................................................7
2.2.1

Khái niệm chiêu thị...........................................................................................7

2.2.2

Chức năng của chiêu thị...................................................................................7

2.2.3

Vai trị của chiêu thị..........................................................................................7


2.2.4

Phối thức chiêu thị............................................................................................8

2.2.5

Mơ hình truyền thơng.....................................................................................10

2.2.6

Các công cụ của chiến lược chiêu thị.............................................................11

CHƯƠNG 3.......................................................................................................................15
THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ ĐỐI VỚI XE GẮN MÁY CỦA CÔNG TY
HONDA VIỆT NAM.........................................................................................................15
3

15

3.1

Giới thiệu về Công ty Honda Việt Nam..............................................................15

3.2

3.1.1

Giới thiệu chung về Cơng ty Honda Việt Nam..............................................15

3.1.2


Lịch sử hình thành..........................................................................................15

3.1.3

Cơ cấu tổ chức của Công ty Honda Việt Nam...............................................16

Tổng quan về thị trường xe gắn máy tại Việt Nam.............................................16
3.2.1

Quy mô thị trường..........................................................................................16

3.2.2

Đối thủ cạnh tranh..........................................................................................17

3.2.3

Thị phần..........................................................................................................18
1


3.3

3.4

Chiến lược STP của xe gắn máy Honda tại Việt Nam........................................18
3.3.1

Phân khúc thị trường.......................................................................................18


3.3.2

Thị trường mục tiêu........................................................................................19

3.3.3

Định vị sản phẩm trên thị trường mục tiêu.....................................................19

Phân tích các hoạt động chiêu thị của xe gắn máy Honda từ năm 2018-2020.. .19
3.4.1

Quảng cáo.......................................................................................................19

3.4.2

Khuyến mãi.....................................................................................................21

3.4.3

Chào hàng cá nhân..........................................................................................23

3.4.4

Marketing trực tiếp.........................................................................................23

3.5

Phân tích hiệu quả của hoạt động chiêu thị.........................................................24


3.6

Ảnh hưởng của các chiến lược 3P đối với hoạt động chiêu thị..........................27
3.6.1

Chiến lược sản phẩm......................................................................................27

3.6.2

Chiến lược giá.................................................................................................28

3.6.3

Chiến lược phân phối......................................................................................28

CHƯƠNG 4.........................................................................................................................1
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHIÊU THỊ CHO XE GẮN
MÁY HONDA.....................................................................................................................1
4

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả chiêu thị cho xe gắn máy Honda.........1

4.1

Đánh giá chiến lược chiêu thị của Honda.............................................................1

4.2

Đề xuất biện pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả chiêu thị..............................2
4.2.1


Dự báo về thị trường xe gắn máy trong thời gian sắp tới................................2

4.2.2

Xu hướng sử dụng các công cụ chiêu thị.........................................................3

4.2.3

Cách thức phối hợp các chiến lược 4P.............................................................4

4.2.4

Đề xuất hoàn thiện chiến lược chiêu thị xe gắn máy Honda............................5

CHƯƠNG V........................................................................................................................6
KẾT LUẬN..........................................................................................................................6

2


PHỤ LỤC
DANH MỤC HÌ
Hình 2 1 Phối thức chiêu thị..................................................................................................8
Hình 2 2 Mơ hình truyền tin..................................................................................................9
Hình 2 3 Các giai đoạn sẵn sàng của người mua.................................................................11
Y
Hình 3. 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Cơng ty Honda Việt Nam....................................................2
Hình 3. 2 MV Đi về nhà........................................................................................................6
Hình 3. 3 Hệ thống HEAD của Cơng ty Honda Việt Nam....................................................8

Hình 3. 4 Lễ tổng kết hoạt động kinh doanh tài chính năm 2018.........................................8
Hình 3. 5 Honda Việt nam ủng hộ phòng chống dịch COVID-19 tại tỉnh Vĩnh Phúc..........9
Hình 3. 6 Honda Việt Nam đồng hành cùng Đội tuyển bóng đá Quốc gia Vieeth Nam.....10
Hình 3. 7 Đen Vâu đang cùng các bạn trẻ dọn dẹp tại sự kiện...........................................11
Hình 3. 8 Đại nhạc hội Honda-HÀNH TRÌNH HẠNH PHÚC..........................................12
Hình 3. 9 Trang Facebook chính thức của Honda Việt Nam..............................................13
Hình 3. 10 Kênh Youtube của Honda Việt Nam..................................................................14
Hình 3. 11 Top 10 chiến dịch nổi bật trên Social Media tháng 12/2020.............................14
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3. 1 Ưu điểm và yếu điểm đối thủ cạnh tranh của Honda............................................3

1


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1 Lý do chọn đề tài
Xe máy là phương tiện di chuyển phổ biến và tiện lợi nhất trên mạng lưới giao thông của
Việt Nam. Người Việt Nam có xe máy để sử dụng thuận tiện cho nhiều mục đích khác
nhau, vì vậy họ đã quen với việc sử dụng xe máy trong cuộc sống hàng ngày. Ai cũng có
thể sở hữu một chiếc xe máy với mức giá hợp lý, nhưng đối với hầu hết người Việt Nam
việc mua một chiếc ô tô vẫn còn chưa đủ khả năng chi trả.
Nghiên cứu mới được công bố của trung tâm nghiên cứu GTVT Việt Đức, đứng đầu là
tiến sĩ Vũ Anh Tuấn đã đưa ra nhiều con số hữu ích về thực trạng sử dụng các phương tiện
giao thơng tại Việt Nam và dự đốn về các hình thức giao thơng phổ biến trong năm 2030.
Theo khảo sát hơn 4.300 hộ gia đình ở 6 tỉnh thành, xe máy vẫn là phương tiện chủ đạo ở
tất cả nhóm thu nhập. Trung bình, mỗi gia đình sở hữu 2,4 xe máy và 0,13 ôtô. Đáng chú
ý, phương tiện giao thông công cộng chỉ đáp ứng chưa đầy 1% nhu cầu đi lại của người
dân tại các tỉnh thành, ngoại từ Hà Nội và TP.HCM.[ CITATION TsV18 \l 1033 ]

Cũng chính vì thế mà thị trường xe máy Việt Nam là một thị trường sôi động và giàu tiềm
năng với hãng trên thị trường như: Yamaha, Suzuki, Piagio, SYM,… Nhưng nhắc đến xe
máy người ta thường nói đến Honda. Từ “Honda” đã trở nên quen thuộc với người dân
Việt Nam, mỗi khi nói đến xe máy người ta sẽ nghĩ ngay đến Honda
Hai lý do lưạ chọn công ty Honda Việt Nam:
 Honda là một thương hiệu xe máy có lịch sử phát triển lâu dài, vững chắc và tạo lập được
uy tín trên thị trường. Honda cũng là cơng ty đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Nó nhanh
chóng chiếm lĩnh thị trường và đạt được thành công đáng kể với nhiều sản phẩm khác
nhau hướng đến những người có thu nhập khác nhau.
 Honda Việt Nam có rất nhiều tiềm năng và thế mạnh. Nếu có chiến lược phù hợp và sáng
tạo, trong tương lai sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ và chiếm lĩnh thị trường.
Một trong những mặt làm nên thành công của Honda như hơm nay thì chiến lược
Marketing đóng vai trị quan trọng. Trong đó chiến lược chiêu thị góp phần rất lớn để tạo
nên sự thành cơng đó. Vì vậy, em xin chọn đề tài “ Phân Tích Chiến Lược Chiêu Thị
Đối Với Xe Máy Của Công Ty Honda Việt Nam”. Qua đó rút ra nhận xét và đề xuất giải
pháp nhằm hoàn thiện sản phẩm cũng như chiến lược chiêu thị của công ty Honda Việt
Nam.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
-Phân tích chiến lược truyền thơng của Cơng ty Honda Việt Nam
-Đánh giá về chiến lược sản phẩm của Công ty Honda Việt Nam
-Đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện chiến lược sản phẩm và tăng khả năng cạnh
tranh

1


1.3 Phương pháp thực hiện
-Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích các thơng tin dữ liệu thu thập được từ đó
tổng hợp các dữ liệu cần thiết phục vụ nghiên cứu

-Phương pháp nghiên cứu so sánh: Là phương pháp dùng để so sánh giữa các số liệu để
đánh giá một cách khách quan và chính xác nhất.

1.4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

-Đối tượng nghiên cứu: Chiến lược chiêu thị đối với xe gắn máy của công ty Honda Việt
Nam
-Không gian nghiên cứu: Thị trường xe gắn máy ở Việt Nam
-Thời gian: Từ 1/1/2018 đến 01/02/2020

1.5

Bố cục đề tài

Chương 1: Tổng quan về đề tài
Chương 2: Cơ sở lí luận về Marketing và Chiến lược chiêu thị
Chương 3: Thực trạng chiến lược chiêu thị của Công ty Honda Việt Nam
Chương 4: Đánh giá và đề xuất các giải pháp
Chương 5: Kết luận

2


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING VÀ CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ
2

Cơ sở lý luận về Marketing và chiến lược chiêu thị


2.1 Khái quát về Marketing
2.1.1 Khái niệm Marketing
Có rất nhiều khái niệm Marketing:
-

Định nghĩa của Wolfgang J.Koschnick (Dictionary of marketing): “Marketing là
việc tiến hành các hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp đến dịng hàng hóa
và dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng”[ CITATION Khá19 \l 1033 ]

-

Định nghĩa của Philip Kotler: “Marketing là một q trình xã hội mà trong đó
những cá nhân hay nhóm có thể nhận được những thứ mà họ cần thông qua việc
tạo ra và trao đổi tự do những sản phẩm, dịch vụ có giá trị với người
khác”[ CITATION Khá19 \l 1033 ]

-

Định nghĩa của hiệp hội marketing Mỹ (The American Marketing AssociationAMA): “Marketing là quá trình hoạch định và quản lí thực hiện việc định giá,
chiêu thị và phân phối các ý tưởng, hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích tạo ra các
giao dịch để thỏa mãn mục tiêu của cá nhân và tổ chức”.[ CITATION Tri18 \l 1033
]

-

Định nghĩa của hiệp hội Marketing Nhật Bản (The Japan Marketing AssociationJMA): “Marketing là một hoạt động tổng hợp mà qua đó các doanh nghiệp hay tổ
chức khác – có tầm nhìn chiến lược và thấu hiểu khách hàng sẽ tạo ra thị trường
cho mình bằng phương thức cạnh tranh công bằng”.[ CITATION Tri18 \l 1033 ]


-

Định nghĩa của viện Marketing Anh Quốc (The Chartered Institure of MarketingCIM): “Marketing là chức năng tổ chức và quản lí tồn bộ các hoạt động sản xuất
kinh doanh từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu
thực sự về mặt hàng cụ thể đến việc sản xuất và đưa hàng hóa đến người tiêu dùng
cuối cùng nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp thu được lợi nhuận dự kiến”.
[ CITATION Tri18 \l 1033 ]

Qua các định nghĩa trên, có thể rút ra một số đặc trưng thuộc về bản chất marketing
như sau:
3




Marketing là nghệ thuật khám phá nhu cầu và tìm cách đáp ứng chúng.



Trước khi lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp, mọi hoạt động kinh doanh đều
tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, hành vi của doanh nghiệp và
người tiêu dùng



Muốn đáp ứng nhu cầu phải nghiên cứu thị trường, môi trường kinh doanh và hành
vi tiêu dùng một cách tỉ mỉ trước khi lựa chọn một chiến lươc kinh doanh thích
hợp.Marketing phải được kết hợp chặt chẽ với các lĩnh vực kinh doanh để xác
định nhu cầu và giải pháp đáp ứng nhu cầu của khách hàng đồng thời tối đa hóa
giá trị kinh doanh.


2.1.2 Quá trình Marketing: 5 bước cơ bản
Marketing lấy khách hàng làm trung tâm, bản chất của marketing là thỏa mãn tối đa nhu
cầu của khách hàng, muốn thực hiện điều này quà trình marketing trong doanh nghiệp
phải thực hiện 5 bước cơ bản:
R => STP => MM => I => C.
-

R (Research): nghiên cứu thông tin marketing.

Nghiên cứu marketing là điểm khởi đầu marketing, là quá trình thu thập, xử lí và phân
tích thơng tin marketing như thơng tin về thị trường, người tiêu dùng, mơi trường…
Khơng có hoạt động nghiên cứu các doanh nghiệp tham gia vào thị trường giống như là
những người mù. Nghiên cứu giúp doanh nghiệp xác định được thị hiếu tiêu dùng, cơ hội
thị trường và chuẩn bị những điều kiện và chiến lược thích hợp đẻ tham gia vào thị
trường.
-

STP (Segmentation, targeting, positioning): phân khúc, chọn thị trường mục tiêu,
định vị.

Nghiên cứu giúp doanh nghiệp khám phá nhiều phân khúc/ nhóm khách hàng doanh
nghiệp phải quyết định, phân khúc nào, nhóm khách hàng nào là mục tiêu sẽ theo đuổi, sẽ
cung cấp giá trị vượt trội cho họ. Để quyết định chính xác thị trường nào là thị trường mục
tiêu, doanh nghiệp phải phân đoạn, đánh giá các đoạn thị trường, chọn thị trường nào phù
hợp với khả năng của mình. Doanh nghiệp cịn phải định vị sản phẩm của mình để khác
hàng có thể nhận biết lợi ích then chốt của sản phẩm và tạo ra sự khác biệt so với sản
phẩm cạnh tranh khác trên thị trường (chẳng hạn xe Volvo định vị là xe an toàn nhất) định

4



vị là những nổ lực tạo dựng nhận thức, khác biệt trong tâm trí khách hàng về sản
phẩm/dịch vụ.
-

MM (Marketing mix): xây dựng chiến lược marketing mix

Trên cơ sở thị trường mục tiêu được lựa chọn, doanh nghiệp sẽ thiết kế một chiến lược
phối thức mar-keting (Marketing-mix) để định hướng và phục vụ thị trường mục tiêu đó.
-

I (Implementation): Triển khai thực hiện chiến lược marketing

Quá trình biến những chiến lược, kế hoach marketing thành hàng động. Để chiến lược
marketing đi vào thực tế các doanh nghiệp sẽ tổ chức thực hiện chiến lược thông qua việc
xây dựng các chương trình hành động cụ thể, tổ chức nguồn nhân lực thực hiện nó.
-

C (Control): Kiểm tra, đánh giá chiến lược marketing

Bước cuối cùng của q trình marketing là kiểm sốt. Một doanh nghiệp thành cơng
khơng ngừng kiểm sốt, rút kinh nghiệm. họ phải thu thập thông tin phản hồi từ thị
trường, đánh giá, đo lường kết quả hoạt động marketing có đạt được mục tiêu đặt ra hay
khơng, và nếu doanh nghiệp thất bại trong việc thực hiện mục tiêu của mình, họ cần phải
biết nguyên nhân nào nằm sau thất bại đó, để từ đó thiết kế hành động điều chỉnh.
[ CITATION Ngu21 \l 1033 ]

2.2 Khái quát về hoạt động chiêu thị
2.2.1 Khái niệm chiêu thị

Chiêu thị là là tập hợp các biện pháp và nghệ thuật nhằm thơng tin cho khách hàng (hiện
có và tiềm năng) biết về sản phẩm hiện có hoặc dự kiến của doanh nghiệp, đồng thời thu
hút họ tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp.[ CITATION Chi21 \l 1033 ]

2.2.2 Chức năng của chiêu thị
-Thơng tin: giới thiệu, thuyết phục, nhắc nhở.
- Kích thích: khuyến khích người tiêu dùng, trung gian, nhân viên bán hàng.
-Liên kết, tạo quan hệ: liên kết thiết lập mối quan hệ giữa nhà sản xuất, nhà phân phối,
người tiêu dùng và các nhóm cơng chúng.
[ CITATION Thù20 \l 1033 ]

2.2.3 Vai trò của chiêu thị
Đối với doanh nghiệp:
-

Là công cụ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xâm nhập thị trường mới, giữ thị phần.
5


-

Chiêu thị giúp cải thiện doanh số, điều chỉnh nhu cầu thị trường, tìm khách hàng
mới.

-

Cơng cụ truyền thơng giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp và hỗ trợ chiến lược định
vị.

-


Tạo sự thuận tiện cho phân phối, thiết lập quan hệ và khuyến khích trung gian phân
phối.

-

Giúp xây dựng hình ảnh tích cực của doanh nghiệp đối với các nhóm công chúng,
giải quyết những khủng hoảng tin tức xấu, tạo sự kiện thu hút sự chú ý,…

Đối với người tiêu dùng:
-

Cung cấp thông tin cho người tiêu dùng, giúp tiết kiệm thời gian, công sức khi mua
sắm

-

Cung cấp kiến thức, giúp người tiêu dùng nâng cao nhận thức về sản phẩm trên thị
trường

-

Cung cấp các lợi ích kinh tế cho người tiêu dùng.

-

Hoạt động chiêu thị tạo áp lực cạnh tranh bược doanh nghiệp cải tiến hoạt động
marketing nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.

Đối với xã hội:

-

Hoạt động chiêu thị hỗ trợ cho các phương tiện truyền thơng nâng cao chất lượng
và giảm chi phí phát hành cũng như đa dạng hóa sản phẩm của mình phục vụ xã
hội tốt hơn.

-

Tạo cơng việc cho nhiều người trong lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực liên quan
(nghiên cứu thị trường, quảng cáo, PR, …). Tạo động lực cho sự cạnh tranh.

-

Là yếu tố đánh giá sự năng động, phát triển của nền kinh tế.

2.2.4 Phối thức chiêu thị
Phối thức chiêu thị (Promotion – mix): là việc phối hợp các công cụ chiêu thị để thực hiện
mục tiêu truyền thông đáp ứng với thị trường mục tiêu đã chọn.

6


Hình 2 1 Phối thức chiêu thị
Phối thức chiêu thị bị sự tác động mạnh mẽ bởi việc công ty lựa chọn chiến lược đẩy
hay kéo để bán hàng
-

Chiến lược đẩy:

Đưa sản phẩm vào các kênh tiêu thụ bằng việc sử dụng quảng cáo, có các chương trình

khích lệ dành cho trung gian và nhân viên chào hàng để tác động và đẩy sản phẩm vào
kênh phân phối.
Trong chiến lược đẩy, các hoạt động chiêu thị tập trung vào các trung gian để thông tin,
thuyết phục các trung gian và từ các trung gian sẽ thông tin đến khách hàng, các công cụ
khuyến mãi thương mại, chào hàng cá nhân thường có hiệu quả hơn. Chiến lược đẩy đặc
biệt phù hợp khi lòng trung thành đối với nhãn hiệu thấp, việc lựa chọn nhãn hiệu diễn ra
tại nơi mua hàng, sản phẩm là mặt hàng mua theo ngẫu hứng và lợi ích của sản phẩm là rõ
ràng.
-

Chiến lược kéo:

Thu hút người tiêu dùng đến với sản phẩm bằng các chiến lược quảng cáo nhằm tạo sự
chú ý và hình thành nhu cầu nơi người tiêu dùng, họ sẽ yêu cầu nhà phân phối bán hàng
cho họ, từ đó tạo ra sức hút sản phẩm về phía nhà sản xuất.

7


Với chiến lược kéo, hoạt động chiêu thị lại ưu tiên tập trung vào các hoạt động truyền
thông, quảng cáo, khuyến mãi đến người tiêu dùng. Các công cụ như quảng cáo, PR lại có
hiệu quả hơn. Chiến lược kéo đặc biệt phù hợp khi sự trung thành nhãn hiệu cao và cá
nhân lựa chọn nhãn hiệu khi đi đến nơi mua hàng.
Sau khi xác định chiến lược đẩy hay kéo phù hợp, chiến lược chiêu thị được triển khai
thông qua phối thức chiêu thị vì vậy địi hỏi cách kết hợp đúng đắn các kỹ thuật và công
cụ truyền thơng, xác định rõ vai trị, chức năng và sự mở rộng của từng cơng cụ khi phối
hợp. Đó là sự kết hợp giữa các công cụ quảng cáo (Advertising), khuyến mãi (Sale
promotion), quan hệ công chúng (PR – Public Relation), bán hàng cá nhân (Personal
Selling) và Marketing trực tiếp (Direct Marketing).[ CITATION ONE20 \l 1033 ]


2.2.5 Mơ hình truyền thơng
Các thành phần của mơ hình truyền tin
Hoạt động chiêu thị thực hiện chức năng truyền thơng, do đó để thực hiện hoạt động
truyền thông hiệu quả càn hiểu rõ q trình truyền thơng và các yếu tố cơ bản trong
q trình đó. Các thành phần của q trình truyền thơng được trình bày thơng qua
hình:

Hình 2 2 Mơ hình truyền tin
Mơ hình này bao gồm 9 yếu tố của q trình truyền thơng
-

Người gửi/nguồn phát (Sender): là cá nhân hay tổ chức có thơng tin muốn chia sẻ,
phân phát thơng tin của mình tới một cá nhân hay nhiều ngườ khác. Nguồn phát có
thể là một cá nhân (nhân viên chào hàng, phát ngơn viên, nhân vật có tiếng tăm
xuất hiện trong mẫu quảng cáo của công ty), hay có thể là một tổ chức.
8


-

Mã hóa (Encoding): mã hóa là chọn lựa những từ ngữ, biểu tượng, hình ảnh,… để
trình bày thơng điệp, tượng trưng hóa các ý tưởng hay thơng tin. Người gửi phải
mã hóa thơng tin muốn gửi sao cho đối tượng nhận sẽ hiểu được thông điệp dễ
dàng.

-

Thông điệp (Message): quá trình mã hóa tạo ra thơng điệp chứa đựng thơng tin có
ý nghĩa mà nguồn phát muốn chuyển tải. Thơng điệp này có thể được diễn tả bằng
lời hay khơng phải bằng lời, hình ảnh, chữ viết hay có thể là biểu tượng.


-

Phương tiện (Media): là kênh truyền thông qua đó thơng điệp được truyền đi từ
nguồn phát hay người gửi đến đối tượng nhận. Có 2 loại kênh truyền thông là trực
tiếp và gián tiếp. Kênh trực tiếp (kênh cá nhân) là kênh có tiếp xúc trực tiếp mặt
đối mặt với cá nhân háy nhóm khách hàng mục tiêu. Kênh gián tiếp (phi cá nhân)
khơng có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người gửi và đối tượng nhận. Thông điệp được
gửi đến các đối tượng cùng một lúc qua các phương tiện truyền thông.

-

Người nhận (Receiver): là người mà người gửi muốn chia sẻ, phân phát thông tin
tới.

-

Giải mã (Decoding): là q trình chuyển thơng điệp được mã hóa của người gửi
thành ý nghĩa. Quá trình này bị ảnh hưởng mạnh bởi kinh nghiệm, nhận thức, thái
độ của người nhận.

-

Nhiễu (Noise): trong suốt q trình truyền thơng, thơng điệp cịn chịu ảnh hưởng
của các yếu tố khơng mong đợi, nó có thể bóp méo thơng điệp hay cản trở đối
tượng nhận thơng điệp. Những méo mó hay cản trở này được gọi là nhiễu.

-

Đáp ứng (Reponse): đáp ứng là tập hợp những phản ứng của người nhận sau khi

thấy, nghe hoặc đọc thông điệp.

-

Phản hồi (Feedback): là một phần đáp ứng của người nhận sau khi thấy, nghe hoặc
đọc thông điệp được thông tin trở lại cho người gửi.

Qua mơ hình truyền thơng, khi lập kế hoạch chiêu thị các nhà marketing cần phải xác định
rõ đối tượng mình muốn truyền thơng là ai (người nhận), họ có nhận thơng điệp chưa,
phương tiện lựa chọn đã chính xác chưa? Họ tiếp nhận và giải mã thơng điệp của mình
như thế nào, cần theo dõi những phản hồi của đói tượng để đánh giá kết quả truyền thông.
[ CITATION Ngu17 \l 1033 ]

9


2.2.6 Các bước phát triển kế hoạch truyền thông
Để phát triển có hiệu quả một chương trình truyền thơng marketing đòi hỏi xem xét các
bước sau: xác định khách hàng mục tiêu, xác định mục tiêu truyền thông, thiết kế thơng
điệp, lựa chọn phương tiện thích hợp với thơng điệp và tập hợp thông tin phản hồi.

2.2.6.1 Xác định đối tượng mục tiêu
Q trình truyền thơng khởi đầu bằng việc xác định rõ rang đối tượng mục tiêu, họ có thể
là khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng hiện tại, họ có thể là người ra quyết định mua
hoặc chỉ là người gây ảnh hưởng. đối tượng mục tiêu có thể là một cá nhân, nhóm hay
một tổ chức, nhóm cơng chúng nào đó. Việc xác định đối tượng mục tiêu ảnh hưởng mạnh
đến các quyết định khác như: Thông điệp sẽ nói gì? Nói khi nào? Nói ở đâu? Ai sẽ nói?

2.2.6.2 Xác định mục tiêu truyền thơng
Sau khi xác định đối tượng mục tiêu, bước kế tiếp nhà marketing phải xác định mục tiêu

truyền thơng – chính là xác định những phản ứng mà ta muốn có ở đối tượng. Mục tiêu
truyền thông thường gắn liền với mục tiêu market-ing và mục tiêu cuối cùng thường gắn
với hành vi mua hàng, tuy nhiên trong nhiều trường hợp, việc mua hàng là kết quả của
một quá trình dài trong việc ra quyết định của người tiêu dùng. Khi truyền thơng ta cần
biết chính xác người tiêu dùng đang ở vị trí nào trong q trình sẵn sàng mua của họ.

Nhận
biết

Hiểu

Ưa Tin
Thích
chuộng tưởng

Mua

Hình 2 3 Các giai đoạn sẵn sàng của người mua
Thơng thường người tiêu dùng có thể rơi vào bất cứ giai đoạn nào trong sáu giai đoạn của
quá trình sẵn sang của người mua. Ở các giai đoạn khác nhau trong q trình này, người
truyền thơng sẽ đặt ra các mục tiêu truyền thơng thích hợp. Chẳng hạn ở giai đoạn nhận
biết (aware-ness) tìm hiểu rõ khách hàng nhận biết nhãn hiệu, sản phẩm như thế nào và
cần thế nào? Phải truyền thông thế nào để họ tin và mua sản phẩm.

2.2.6.3 Lựa chọn phương tiện truyền thông
Sau khi đã xác định được mục tiêu, bước kế tiếp là thiết kế thông điệp cần truyền đi.
Thông điệp trước hết phải giải quyết mục tiêu truyền thông đã xác định, phải phù hợp với
10



đối tượng truyền tin. Để có một thơng điệp hiệu quả, khi mã hóa thơng tin thành các thơng
điệp cần cân nhắc đặc điểm đối tượng và phương tiện sẽ sử dụng để phát tin.
Thiết kế thông điệp cần giải quyết ba vấn đề sau: nói cái gì? – nội dung, nói như thế nào?
– cấu trúc và hình thức thông điệp.
Nội dung thông điệp phải thể hiện một ý tưởng, đặc trưng nổi bật nào đó để thơng tin và
thuyết phục đối tượng. người ta thường sử dụng các phương pháp thu hút để tạo ra ý
tưởng cho thông điệp, có thể là thu hút lí trí (rational appeals) hoặc cảm xúc (emotional
appeals).
Cấu trúc của thông điệp: phải giải quyết ba vấn đề sau:
-

Thứ nhất: có nên đưa ra kết luận cho đối tượng không? (trước đây đưa ra kết luận
thường có hiệu quả hơn, nhưng hiện nay người ta có xu hướng đặt câu hỏi và để
cho đối tượng tự kết luận).

-

Thứ hai: nên trình bày một mặt của vấn đề (điểm mạnh) hay cả hai mặt (điểm
manh và điểm yếu), thơng thường trình bày một mặt thường có hiệu quả cao khi
chào hàng (ngoại trừ khách hàng tiềm năng có trình độ cao).

-

Thứ ba: trình bày điểm mạnh đầu tiên hay sau cùng.

Hình thức của thơng điệp: thông điệp được chuyển đến đối tượng thông qua những kênh
phát/phương tiện khác nhau, ở mỗi phương tiện hình thức thể hiện thông điệp sẽ khác biệt.
phương tiện in ấn phải kết hợp hài hịa các yếu tố như: hình ảnh, tiêu đề, lời thuyết minh,
màu sắc, chú ý đến các nguyên tắc trình bày. Ở phương tiện truyền hình cần chú ý đến yếu
tố hình ảnh, âm thanh, giọng nói,…


11


2.2.6.4 Tiếp nhận thông tin phản hồi
Tiếp nhận thông tin phản hồi là bước cuối cùng để đánh giá tác động và kết quả của
chương trình truyền thơng marketing. Thường tác động của chương trình truyền thơng
marketing khơng phát sinh tức thì mà có thể về lâu dài. Đánh giá hiệu quả các chương
trình truyền thơng marketing phải tiến hành cuộc khảo sát chuyên sâu nhắm vào các đối
tượng của kế hoạch truyền thơng, từ thơng tin phản hồi có thể điều chỉnh cho các kế hoạch
kì sau.

2.2.7 Các cơng cụ của chiến lược chiêu thị
2.2.7.1 Quảng cáo
2.2.7.1.1 Khái niệm
Quảng cáo (Adversiting): là sự truyền thông không trực tiếp của hàng hóa, dịch vụ hay tư
tưởng mà người ta phải trả tiền để nhận biết người quảng cáo (định nghĩa của AMA)
Cũng có nhiều định nghĩa khác như:
-Quảng cáo là sử dụng các phương tiện truyền thơng có trả tiền để truyền tin về sản phẩm
hay dịch vụ cho khách hàng trong những khoảng thời gian và không gian nhất định.
-Quảng cáo là thông điệp bán hàng qua các phương tiện truyền tin phải trả tiền.
2.2.7.1.2 Chức năng của quảng cáo
-Chức năng thông tin: thông tin về doanh nghiệp, đặc điểm sản phẩm, giá cả, chất

lượng, địa điểm phân phối,…
-Chức năng thuyết phục: tác động đến tâm lí của người nhận tin, làm thay đổi nhận
thức của họ đối với sản phẩm, thuyết phục họ đi đến một hành động cụ thể.
-Chức năng nhắc nhở: đối với các nhãn hiệu đã có uy tín, quảng cáo nhằm nhắc nhở
khác hàng về sự tồn tại của sản phẩm, duy trì niềm tin của họ đối với nhãn hiệu.
2.2.7.1.3 Các phương tiện thông tin quảng cáo

Quảng cáo được thực hiện thông các phương tiệm chủ yếu sau:

-Báo chí: là phương tiện phổ biến và quan trọng nhất, có phạm vi rộng và
chi phí khơng q cao, có thể đưa thơng tin đến các loại độc giả riêng biệt.

-Radio: có tầm hoạt động lớn, chi phí rẻ, tuy nhiên do chỉ có âm thanh nên hạn chế về khả
năng gây ảnh hưởng.

-Truyền hình: là phương tiện quảng cáo cho phép kết hợp âm thanh, màu sắc, hình ảnh có
hiệu quả nhất, có phạm vi hoạt động rộng, cho phép lặp lại nhiều lần thơng điệp quảng
cáo. Tuy nhiên chi phí cao là hạn chế lớn nhất khi chọn phương tiện này.
12


-Quảng cáo ngồi trời: bằng các pa-nơ, bảng hiệu, bảng điện, bang rơn,… quảng cáo ngồi
trời có thể gây tác động nhờ vào kích thước, hình ảnh và vị trí thích hợp. tuy nhiên lượng
thơng tin bị hạn chế và khơng có độc giả riêng.

-Mạng internet
-Phương tiện vận chuyển, vật phẩm quảng cáo,…

2.2.7.2 Khuyến mãi
2.6.1.2.1 Khái niệm
Khuyến mại (Sales Promotion): là những khích lệ có tính ngắn hạn nhằm khuyến khích
người tiêu dùng hoặc trung gian mua sản phẩm.
2.6.1.2.2 Khuyến mãi người tiêu dùng
Mục tiêu của khuyến mại đối với người tiêu dùng:

-


Kích thích người tiêu dùng dùng thử và mua sản phẩm mới

-

Kích thích tiêu dùng những sản phẩm đang bán.

-

Khuyến khích người tiêu dùng gắn bó trung thành với nhãn hiệu.

-

Bảo vệ khách hàng hiện tại của doanh nghiệp.

Các hình thức khuyến mại:

-

Tặng hàng mẫu (sampling)

-

Phiếu giảm giá (Couponing) là phiếu xác nhận giảm giá hay bán giá ưu đãi cho nhà
phân phối, nhà sản xuất cung cấp và được hoàn lại tại điểm bán lẻ.

-

Quà tặng khi mua sản phẩm (Premiums) là những món hàng được biếu không hay
bán với giá ưu đãi cho người mua hàng để khuyến khích họ mua một loại sản phẩm
nào đó.


-

Thi: đòi hỏi người tham gia phải dùng một kĩ năng nào đó để đánh giá so với người
khác

-

Xổ số: là các trị chơi may rủi, khơng u cầu người tham dự có kĩ năng.

-

Ưu đãi người tiêu dùng (Refunds/Rebates): như giảm giá trực tiếp, tặng thêm hàng,
hoàn tiền hoặc phối hợp các hình thức ưu đãi.

2.6.1.2.3 Khuyến mãi thương mại
Mục tiêu khuyến mại đối với hệ thống phân phối

-

Xây dựng, mở rộng mạng lưới phân phối và hỗ trợ sản phẩm mới.

-

Nâng cao hình ảnh và hỗ trợ cho sản phẩm đang tiêu thụ

-

Khuyến khích người bán lẻ trưng bày, dự trữ.
13



-

Củng cố và duy trì mối quan hệ với các trung gian và nhân viên bán hàng.

Hình thức khuyến mại thương mại

-

Hội thi bán hàng (Contest): nhằm tăng động lực và năng suất của lực lượng bán
hàng, các trung gian và người bán lẻ thơng qua những hình thức: thưởng bằng tiền
mặt, sản phẩm, ghi nhận thành tích,…

-

Trợ cấp thương mại (Trade Allowances) như trợ cấp mua hàng, trợ cấp trưng bày

-

Quà tặng: trung gian nhận được một số hàng miễn phí cho việc mua sản phẩm theo
số lượng mà nhà sản xuất đặt ra

-

Các hình thức khác: hội trợ và triển lãm, quảng cáo hợp tác.

2.2.7.3 Quan hệ công chúng
2.6.1.2.4 Khái niệm
Quan hệ công chúng (Public relations): các hoạt động truyền thơng xây dựng hình ảnh tốt

đẹp về doanh nghiệp hay thương hiệu.
2.6.1.3
Các hình thức PR
-Thơng cáo báo chí: đưa các thông tin về hoạt động của đơn vị để báo chí đưa tin.

-Họp báo: tuyên bố, làm rõ vấn đề mà cơng chúng quan tâm, cải chính tin tức xấu.
-Tài trợ: cho các hoạt động văn hóa thể thao, giáo dục, y tế, nhân đạo,…
-Tổ chức sự kiện (event) nhân các ngày trọng đại của doanh nghiệp như kỉ niệm ngày
thành lập khai trương, động thổ, giới thiệu sản phẩm… hay các lễ hội của quốc gia.
-Bài Blog: bài viết trên trang web cung cấp những kiến thức về một lĩnh vực cụ thể.
-Vận động hành lang: hoạt động giao tiếp với chính quyền để vận động ủng hộ cho một
sắc luật hay qui định nào đó.
-Dàn dựng sản phẩm, các hình thức khác như thành lập câu lạc bộ, thiết kế phương tiện
nhận dạng của doanh nghiệp.

2.2.7.4 Chào hàng cá nhân
2.6.1.3.1 Khái niệm
Chào hàng cá nhân (Personal selling): là hoạt động truyền thông trực tiếp nhằm giới thiệu,
thuyết phục khách hàng qua tiếp xúc trực tiếp giữa đội nhũ bán hàng và khách hàng mục
tiêu.
2.6.1.3.2 Qui trình chào hàng bán
-Thăm dị và đánh giá khách hàng có triển vọng

-Chuẩn bị tiếp cận khách hàng
14


-Tiếp cận khách hàng
-Giới thiệu, thuyết minh món hàng
-Ứng xử những khước từ của khách hàng

-Kết thúc thương vụ
-Kiểm tra giám sát: để đảm bảo khách hàng đã thỏa mãn đơn đặt hàng hay không.
2.2.7.4.1 Yêu cầu về khả năng của nhân viên chào hang
Để thực hiện các nhiệm vụ trên, một nhân viên chào hàng địi hỏi phải có những hiểu

biết sau để có thể thơng tin và thuyết phục khách hàng:
-Hiểu biết về sản phẩm: hiểu rõ vấn đề, đặc điểm tính năng, cơng dụng, chất lượng sản
phẩm.
-Hiểu biết về doanh nghiệp: hiểu rõ nguồn gốc doanh nghiệp, lịch sử, triết lí kinh
doanh của doanh nghiệp.
-Hiểu biết về khách hàng: hiểu rõ đặc điểm, động cơ, nhu cầu của khách hàng.
-Hiểu biết về thị trường và đối thủ: đặc điểm về tập quán mua bán của thị trườn. Điểm
mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Ngồi ra nhân viên chào hàng cần phải có phong cách, khả năng giao tiếp với khách
hàng của mình (3S: Smile, Sincelery, Speed: vui vẻ, nhiệt tình, nhanh nhẹn)

2.2.7.5 Marketing trực tiếp
2.6.1.3.3 Khái niệm
Marketing trực tiếp (direct marketing): là hình thức truyền thông trực tiếp đến các đối
tượng đã xác định thơng qua phương tiện như thư tín, email, fax,…với mong muốn nhận
được sự đáp ứng tức thời.
2.6.1.3.4 Hình thức của Marketing trực tiếp
-Quảng cáo đáp ứng trực tiếp: là một dạng quảng cáo nhưng có đối tượng xác định và

đặt mục tiêu tạo những đáp ứng tức thời.
-Thư chào hàng: hình thức chào hàng qua các phương tiện truyền thông như fax mail,
email, voice mail, tin nhắn trên điện thoại di động,..
-Direct mail: ấn phẩm gửi trực tiếp đến khách hàng qua bưu điện như Catalogue,
Brochure, leaf-let,…, hoặc băng video, CD-ROM, DVD giới thiệu chi tiết về sản
phẩm/doanh nghiệp.

Marketing trực tuyến (marketing online), E-commerce, M-Commerce [ CITATION
ONE20 \l 1033 ]
15


CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ ĐỐI VỚI XE GẮN MÁY
CỦA CÔNG TY HONDA VIỆT NAM
3
3.1 Giới thiệu về Công ty Honda Việt Nam
3.1.1 Giới thiệu chung về Công ty Honda Việt Nam
Được thành lập vào năm 1996, công ty Honda Việt Nam là liên doanh giữa Công ty
Honda Motor (Nhật Bản), Công ty Asian Honda Motor (Thái Lan) và Tổng Công ty Máy
Động Lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam[ CITATION Hon21 \l 1033 ].Sau hơn 20 năm
có mặt tại Việt Nam, Honda Việt Nam đã không ngừng phát triển và trở thành một trong
những công ty dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất xe gắn máy uy tín tại thị trường Việt Nam.

3.1.1.1 Tầm nhìn và sứ mệnh
Honda Việt Nam vẫn duy trì vị thế doanh nghiệp hàng đầu ngay cả khi công ty đã
bước vào giai đoạn “ơ tơ hóa”.
Với tư cách là Cơng ty dẫn đầu, Honda Việt Nam chung tay cùng Chính phủ tích
cực giải quyết các vấn đề và thách thức liên quan đến "Sự di chuyển".
Honda duy trì một quan điểm tồn cầu và cung cấp sản phẩm chất lượng cao cấp
nhưng ở mức giá hợp lý sản phẩm chất lượng cao nhất những ở mức giá hợp lý tạo sự hài
lòng cho khách hàng

3.1.1.2 Giá trị cốt lõi và triết lí kinh doanh
-Tôn trọng con người: Mỗi con được sinh ra là một cá thể tự do, với khả năng tư duy, sáng
tạo và khả năng mơ ước. Honda khuyến khích và phát triển những đặc tính này trong cơng
ty bằng việc tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá thể và tinh tưởng lẫn nhau

-Có ba niềm vui: Niềm vui cho những người mua sản phẩm (niềm vui mua hàng), niềm vui
cho những người bán hàng và cung cấp dịch vụ (niềm vui bán hàng) và niềm vui cho
những người sáng tạo ra sản phẩm (niềm vui sáng tạo)

3.1.2 Lịch sử hình thành
-1996 - 2001: Xuất xưởng chiếc xe Super Dream vào 12/1997, khánh thành nhà máy
Honda Việt Nam năm 1998. Trong khoảng thời gian này vào năm 1999, đồng thời khánh
thành Trung tâm Lái xe An toàn.
-2002 - 2006: Wave Alpha được giới thiệu vào năm 2002 giúp Honda Việt Nam đánh bại
sự xâm nhập của xe Tàu. Vào tháng 6/2005, khởi công xây dựng nhà máy ô tô. Trong
1


năm 2006, nhà máy ô tô cũng được khánh thành, đồng thời chiếc xe Civic lần đầu giới
thiệu ra thị trường Việt Nam.
-2007 - 2011: Năm 2007 chứng kiến sự ra đời của dòng xe Air Blade tại Việt Nam. Với
thiết kế thời trang và công nghệ vượt trội, Air Blade đã chiếm trọn lòng tin của người tiêu
dùng và nhiều năm liên tục là mẫu xe ga bán chạy nhất thị trường. Trong năm 2008,
khánh thành nhà máy xe máy thứ hai. Vào năm 2011, HVN bắt đầu xây dựng nhà máy xe
máy thứ 3 tại tỉnh Hà Nam.
-2012 - 2016: Trong năm 2013, nhà máy bánh răng được đưa vào hoạt động. Cũng trong
năm này, Honda Việt Nam đã kỷ niệm chiếc xe thứ 10 triệu xuất xưởng. Đến năm 2014,
đã đạt mục tiêu 15 triệu xe và đưa nhà máy Piston đầu tiên ở Việt Nam đi vào hoạt động.
Trong năm 2014, khánh thành nhà máy xe máy thứ ba.
[CITATION Phạ19 \l 1033 ]

3.1.3 Cơ cấu tổ chức của Cơng ty Honda Việt Nam

Hình 3. 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Cơng ty Honda Việt Nam
Ơng Toshio Kuwahara là Tổng giám đốc Công ty Honda Việt Nam, đảm nhận vị trí vào

tháng 4 năm 2017 với nhiều năm kinh nghiệm trên lĩnh vực kinh doanh xe máy

3.2 Tổng quan về thị trường xe gắn máy tại Việt Nam
3.2.1 Quy mô thị trường
Tại Việt Nam và nhiều nước châu Á, số lượng xe máy tăng rất nhanh trong các thập niên
gần đây và trở thành phương tiện thông dụng nhất.
Quý I/2020, lượng xe máy mới bán ra tại Việt Nam đạt 731.077 xe,. Số liệu do các thành
viên thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) công bố. Lượng bán
2


hàng của VAMM tương đương sức tiêu thụ trung bình 8.123 xe/ngày cùa thị trường. Như
vậy, mỗi phút có khoảng 5 xe máy được bán ra tại Việt Nam. [ CITATION Mỗi20 \l
1033

].

Theo khảo sát trên chúng ta có thể thấy được quy mô thị trường xe máy ở Việt Nam rất
lớn và là cơ hội cho sự phát triển lâu dài của công ty

3.2.2 Đối thủ cạnh tranh
Các đối

Yamaha

SYM

Suzuki

Piaggo


thủ
Vị thế
Điểm
mạnh

Các hãng
xe Trung

Đối thủ trực tiếp
Lợi thế quy mô

Đối thủ theo sau

Đối thủ theo

Đối thủ theo

Quốc
Phần còn

SYM là doanh nghiệp

sau
Đã hoạt động

sau
Thiết kế sang

lại

Giá

ở thị trường

trọng

thành rẻ

và vốn đầu tư lớn có tỷ lệ nội địa hóa cao
Kiểu dáng màu

nhất trong các doanh

trong nước lâu

Nhiều công

sắc rất trẻ trung

nghiệp sản xuất xe

năm

nghệ hiện đại

và đa dạng, đều

máy tại Việt Nam

Động cơ mạnh


được trang bị

có thiết kế nhỏ

Chất lượng và uy tín

mẽ, đặc biệt là

Thương hiệu

gọn, sang trọng,

cũng như sự tìm tịi,

các dịng cơn

Piaggo nổi

giá cả vừa phải

cải tiến khơng ngừng

tay

tiếng trên thế

với những sản phẩm

giới


mẫu mã đẹp, chất
Điểm

Không thể cạnh

lượng cao
Khơng có hệ thống

Khơng đa

Giá thành cao

Xe khơng

yếu

tranh với Honda

bảo dưỡng chăm sóc

dạng về chủng

Gia nhập thị

bền,

về chất lượng: độ

xe ở nhiều nơi


loại và mẫu

trường trễ

nhanh

bền…, tiết kiệm

Các dịch vụ sau mua

mã xe

Khơng có được

hỏng

nhiên liệu

chưa tốt

Khơng thể

ấn tượng ssau

Khơng có

cạnh tranh với

sắc về sau


dịch vụ

Honda

khách
hàng

Bảng 3. 1 Ưu điểm và yếu điểm đối thủ cạnh tranh của Honda

3


3.2.3 Thị phần
Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) vừa công bố kết quả kinh doanh
quý III/2020. VAMM gồm 5 hãng xe Honda, Yamaha, Piaggio, Suzuki và SYM. Kết thúc
quý III, tổng doanh số của 5 hãng này đạt 677.739 xe. So với cùng kỳ năm 2019, doanh số
của VAMM giảm 18,49%, tương đương 153.740 xe.
Trong đó, Honda vẫn là hãng xe được ưa chuộng nhất thị trường Việt Nam. Trong quý II
và III, Honda bán được 958.875 xe, chiếm 80,1% thị phần của toàn thị trường xe máy Việt
Nam.
Trong đó, Honda vẫn là hãng xe được ưa chuộng nhất thị trường Việt Nam. Trong quý II
và III, Honda bán được 958.875 xe, chiếm 80,1% thị phần của toàn thị trường xe máy Việt
Nam.
[ CITATION Mỗi20 \l 1033 ]

3.3

Chiến lược STP của xe gắn máy Honda tại Việt Nam


3.3.1 Phân khúc thị trường
Ba phân khúc thị trường
 Phân khúc thứ nhất (bình dân)
 Dành cho khách hàng có thu nhập trung bình-thấp, vùng nơng thơn hoặc những người


vừa mới đi làm
Sản phẩm chú trọng vào sự hoạt động ổn định và tiện dụng cho việc di chuyển và vận




chuyển
Khơng q chú trọng về ngoại hình của sản phẩm
Chủ yếu các dòng xe số dao động từ 16 triệu đến 20 triệu đồng. Nhiều mẫu mã đa

dạng tiêu biểu gồm: Wave RSX, Blade, Super Dream, Wave Alpha,...
 Phân khúc thứ hai (trung cấp)
 Dành cho khách hàng có thu nhập khá
 Sản phẩ có độ bền và tính năng sử dụng cao hơn đáp ứng được nhu cầu khẳng định


bản thân, thể hiện sự cá tính và sang trọng của khách hàng
Các dòng sản phẩm thuộc phân khúc này có các tính năng cao cấp hơn và có ngoại
hình bắt mắt hơn so với dịng sản phẩm thuộc phân khúc bình dân, chủ yếu là các dịng



xe tay ga
Giá các sản phẩ giao động trong mức giá từ 20 triệu đến 48 triệu đồng như: Air Blade,


Lead, Vision, Future,..
 Phân khúc thứ ba (cao cấp)
 Dành cho khách hàng có thu nhập cao, thương gia. Cao gấp nhiều lần so với một


phương tiện di chuyển cá nhân.
Ở phân khúc này các sản phẩm sỡ hữu các tính năng cao cấp nhất mà với dịng phân
khúc khác khơng có

4




Yếu tố ngoại hình được đặt lên hàng đầu những sản phẩ sang trọng, lịch lãm, thể hiện



cá tính, đẳng cấp giai tầng và địa vị xã hội của chủ sỡ hữu.
Giá các sản phẩm ở mức rất cao, dao động từ 49 triệu đến 81 triệu, Các sản phẩm đại
diện cho nhóm: SH, SH Mode, MSX, PCX,…

3.3.2 Thị trường mục tiêu
-Thị trường mục tiêu của Honda là tất cả những người có nhu cầu sử dụng xe gắn máy
-Thị trường mục tiêu của Honda tập trung như sau: những người có thu nhập thấp, người
có thể tự chủ được tài chính, người tiêu dùng có thu nhập ổn định và cao, những người
giàu có như thương gia, đại gia.

3.3.3 Định vị sản phẩm trên thị trường mục tiêu

Honda Việt Nam luôn mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao, dịch vụ
tận tâm và những đóng góp vì một xã hội giao thơng lành mạnh. Với khẩu hiệu “Sức
mạnh của những Ước mơ”, Honda mong muốn được chia sẻ và cùng mọi người thực
hiện ước mơ thông qua việc tạo thêm ra nhiều niềm vui mới cho người dân và xã hội.

3.4

Phân tích các hoạt động chiêu thị của xe gắn máy Honda từ năm 20182020.

Đối tượng khách hàng mục tiêu của xe máy Honda hướng đến là mọi người có nhu cầu
sử dụng xe máy, tuy nhiên những hoạt động chiêu thị của Honda đánh mạnh vào giới
trẻ. Bởi vì giới trẻ là những người dễ bị tác động và nắm bắt xu hướng rất nhanh

3.4.1 Quảng cáo
Các mẫu quảng cáo công ty chủ yếu được thiết kế phù hợp với trẻ. Honda liên tục thay đổi
quảng cáo trên truyền hình nhằm giảm sự nhàm chán cho người xem nếu cứ chiếu có một
mẫu quảng cáo xuất hiện liên tục.
Quảng cáo trên tivi là một hoạt động tuy tốn kém nhưng với một thương hiệu nổi tiếng
như Honda lại hết sức hiệu quả. Với một thương hiệu nổi tiếng như Honda lại hết sức hiệu
quả. Với sự trẻ trung, năng động và tính mới, sáng tạo luôn được khai thác trong mỗi
thước phim quảng cáo đã gây ấn tượng và tạo sự yêu thích cho khán giả mỗi khi xem
-

Truyền hình: Xe gắn máy Honda quảng cáo ở rất nhiều kênh truyền hình: HTV7,

-

HTV9, VTV3,…
Tạp chí, báo chí: Honda quảng cáo sản phẩm của mình trên những trang báo: Tuổi trẻ,
Thanh niên,…

5


×