Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Phân tích chiến lược chiêu thị tập đoàn viễn thông quân đội viettel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (835.77 KB, 43 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA MARKETING
SINH VIÊN THỰC HIỆN :NGUYỄN THANH NAM
LỚP : 11DMA1 MSSV: 1112020083
THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP
ĐỀ TÀI: Phân Tích Chiến Lược Chiêu Thị Tập Đoàn Viễn
Thông Quân Đội Viettel
CHUYÊN NGÀNH: MARKETING
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Ths NGUYỄN HOÀNG NGỌC PHƯƠNG
TP.HCM, Tháng … năm …
A.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trước tình hình nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển và hội nhập toàn
cầu, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao về vật chất lẫn tinh thần, cùng
với sự phát triển như vũ bão của thế giới công nghệ thông tin, nhu cầu về thông tin liên
lạc ngày càng được giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Điện thoại di động
không còn là một đồ vật xa xỉ mà trái lại nó còn là thiết bị quan trọng của mỗi cá nhân.
Với bối cảnh như thế, nhiều nhà cung cấp mạng điện thoại đồng loạt xuất hiện và cạnh
tranh gay gắt như : Mobifone, Vinaphone, Viettel, Sfone Trong đó Viettel là một
trong những nhà cung cấp dịch vụ mạng lớn và thành công nhất nước ta.
Như đã biết, năm, 1995 Công ty Ðiện tử thiết bị thông tin được đổi tên thành Công ty
Ðiện tử Viễn thông Quân đội (tên giao dịch là Viettel), trở thành nhà khai thác viễn
thông thứ hai tại Việt Nam. Đứng trước tình hình tham gia thị trường viễn thông khi
mà có tới 97% thị phần đều do các doanh nghiệp thuộc VNPT nắm giữ, tuy vậy, tập
đoàn viễn thông quân đội Viettel lại đạt được nhiều thành công to lớn mà không phải
nhà cung cấp mạng nào cũng làm được như : “Viettel vào top 10 nhà khai thác toàn cầu
về lượng thuê bao và nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất Việt Nam.” Đạt được
những thành công như thế là do Viettel đã tận dụng thành công sự lơi lỏng về chiến
lược Marketing của đối thủ cũng như sử dụng hợp lý chiến lược Marketing cho công ty
mình trong việc truyền bá hình ảnh của công ty. Trong bài nghiên cứu này sẽ tìm hiểu


về chiến lược chiêu thị củaTập Đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel, nguyên nhân thành
công của công ty, từ đó rút ra bài học cũng như kinh nghiệm cho doanh nghiệp. Mặt
khác từ bài nghiên cứu trên tác giả có thể đưa ra những ý kiến nhằm giúp công ty ngày
càng phát triển và bền vững trên thị trường.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Hiểu được vai trò của chiêu thị trong việc phát triển hình ảnh của công ty.
- Hệ thống hóa lại những kiến thức về môn Marketing căn bản đã học.
- Rút ra bài học và kinh nghiệm từ những thành công và chưa thành công của
công ty.
- Đề xuất những chiến lược Marketing về chiêu thị phù hợp cho công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
-Ngành hàng nghiên cứu: ngành cung cấp dịch vụ mạng ở Việt Nam.
-Nhãn hiệu nghiên cứu: Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel.
Phạm vi nghiên cứu:
-Thị trường: toàn quốc.
-Thời gian: 1995-2011.
-Sản phẩm: dịch vụ mạng viễn thông.
4. Phương pháp nghiên cứu:
-Nghiên cứu tại bàn: thu thập thông tin thứ cấp, thu thập các tài liệu có liên quan
tới công ty, chiến lược chiêu thị của công ty để có thể đưa ra cơ sở lý luận. Các
thông tin này được thu thập chủ yếu từ mạng Internet.
-Phương pháp phân tích và tổng hợp thông tin: khảo sát thị trường thực tế rồi
đưa ra nhận xét khách quan.
5. Nội dung nghiên cứu:
-Khái quát, hệ thống lại kiến thức về Marketing căn bản.
-Marketing – Mix
-Khái quát về chiến lược chiêu thị (Promotion).
-Những yếu tố môi trường ảnh hưởng đến chiến lược chiêu thị của công ty.
-Tổng quan thị trường cung cấp dịch vụ mạng ở Việt Nam

-Tổng quan về Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel
-Phân tích các hoạt động chiêu thị của Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel.
-Đánh giá việc vận dụng các công cụ trong hoạt động chiêu thị của công ty.
-Sau khi phân tích, đánh giá sẽ xác định ưu, nhược điểm của công ty trong
chiến lược chiêu thị, từ đó đưa ra những đề xuất để hoàn thiện chiến lược chiêu
thị cho công ty.
6. Bố cục đề tài:
Đề tài gồm 3 phần như sau:
 Phần A: Mở đầu
 Phần B: Phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược chiêu thị trong marketing.
Chương 2:Giới thiệu Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel và phân
tích chiến lược chiêu thị của công ty.
Chương 3: Đề xuất giải pháp nhẳm tăng cường hiệu quả hoạt động chiêu
thị của Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel .
 Phần C:Kết luận.
B. PHẦN NỘI DUNG
1. Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược chiêu thị trong marketing.
1.1. Tổng quan về Marketing
1.1.1. Khái niệm Marketing
1.2. Khái quát về Marketing- mix
1.2.1. Khái niệm Marketing – mix
1.2.2. Các thành tố trong Marketing-mix
1.2.2.1.Sản phẩm (Product)
1.2.2.2.Giá (Price)
1.2.2.3.Phân phối (Place)
1.2.2.4.Chiêu thị (Promotion)
1.3. Khái quát về chiến lược chiêu thị (Promotion)
1.3.1. Khái niệm về chiến lược chiêu thị
1.3.2. Vai trò của chiêu thị

1.3.2.1.Đối với doanh nghiệp
1.3.2.2.Đối với người tiêu dung
1.3.2.3.Đối với xã hội
1.3.3. Chức năng của chiêu thị
1.3.4. Truyền thông marketing tổng hợp (IMC)
1.3.5. Các công cụ chiêu thị
1.3.5.1.Quảng cáo
1.3.5.2.Khuyến mại
1.3.5.3.Giao tế (PR)
1.3.5.4.Chào hàng cá nhân
1.3.5.5.Marketing trực tiếp
Tóm tắt chương 1
2. Chương 2 :Giới thiệu Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel và phân tích
chiến lược chiêu thị của công ty.
2.1. Tình hình thị trường cung cấp dịch vụ mạng ở nước ta
2.2. Giới thiệu về Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel
2.2.1. Tổng quan về Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel
2.2.2. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và triết lý kinh doanh của tập đoàn
2.2.3. Những đối thủ cạnh tranh của tập đoàn
2.3. Phân tích hoạt động chiêu thị cho Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội
2.3.1. Mục tiêu chiêu thị của Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel
2.3.2. Phân tích việc sử dụng các công cụ chiêu thị trong hoạt động chiêu
thị dịch vụ cung cấp mạng của công ty
2.3.2.1.Hoạt động quảng cáo
2.3.2.2.Hoạt động khuyến mại
2.3.2.3.Hoạt động giao tế (PR)
Tóm tắt chương 2
3. Chương 3:Đề xuất giải pháp nhẳm tăng cường hiệu quả hoạt động chiêu thị
của Tập Đoàn Viễn Thông Thông Quân Đội Viettel
3.1. Đánh giá hoạt động chiêu thị của công ty cho dịch vụ cung cấp mạng

viễn thông
3.2. Phân tích ma trận SWOT
3.3. Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả cho hoạt động chiêu thị
Tóm tắt chương 3
C .KẾT LUẬN:
Chương 1: Cơ Sở Lý Luận Về Chiến Lược Chiêu Thị Trong
Marketing.
1.1. Tổng quan về Marketing
1.1.1. Khái niệm Marketing
• Peter Drucker: “Mục đích của Marketing không cần thiết đẩy
mạnh tiêu thụ. Mục đích của nó là nhận biết và hiểu khách hàng kĩ
đến mức hàng hoá hay dịch vụ sẽ đáp ứng đúng thị hiếu của khách
hàng và tự nó được tiêu thụ”.
• Philip Kotler: “Marketing là một quá trình xã hội mà trong đó các
cá nhân hay nhóm có thể nhận được những thứ mà họ cần thông qua
việc tạo ra và trao đổi tự do những sản phẩm, dịch vụ có giá trị với
người khác”.
• William M.pride: “Marketing là quá trình sang tạo , phân phối,
định giá, cổ động cho sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng để thỏa mãn
những mối quan hệ trao đổi trong môi trường năng động”.
• Theo những quan điểm khác nhau thì có những định nghĩa
khác nhau về Marketing nhưng tóm lại, khái niệm Marketing
cốt lõi là: “:” Marketing là quá trình mà qua đó cá nhân hay tổ chức
có thể thỏa mãn như cầu ước muốn của mình thông qua việc tạo ra
và trao dổi các sản phẩm với người khác “.
1.2. Khái quát về Marketing- mix
1.2.1. Khái niệm Marketing – mix
Marketing mix là sự phối hợp các thành tố có thể kiểm soát được
mà doanh nghiệp sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu nhằm đạt
được các mục tiêu đã hoạch định.

Marketing mix còn được gọi là chính sách 4Ps (Product, Price, Place,
Promotion ) , mô hình này giúp doanh nghiệp xác định các sản phẩm sẽ
bán, định giá bán, chọn kênh bán hàng phù hợp , đồng thời cũng chọn các
hình thức truyền thông quảng cáo sản phẩm đến các đối tượng khách hàng
mục tiêu khác nhau.
1.2.2. Các thành tố trong Marketing-mix
1.2.2.1.Sản phẩm (Product)
Là tất cả những gì có thể thỏa mãn được nhu cầu hay mong muốn của
người tiêu dùng, và được doanh nghiệp chào bán trên thị trường với
mục đích thu hút sự chú ý mua, sử dụng hay tiêu dùng. Quyết định về
sản phẩm bao gồm : chủng loại, kích cỡ, nhãn hiệu, chức năng, dịch
vụ…
1.2.2.2.Giá (Price)
Giá bán là chi phí mà người tiêu dùng phải bỏ ra để đổi lấy sản phẩm
hay dịch vụ của nhà cung cấp. Quyết định về giá bao gồm : mức giá,
chiết khấu, phương pháp định giá …
1.2.2.3.Phân phối (Place)
Phân phối là một hoạt động nhằm đưa sản phẩm đến tay khách hàng.
Kênh phân phối đại diện cho các địa điểm mà một sản phẩm có thể được
mua ,nó có thể bao gồm bất kì cửa hàng vật lý cũng như các cửa hàng ảo
trên Internet. Quyết định phân phối bao gồm : lựa chọn, thiết lập kênh
phân phối, vận chuyển, bảo quản dự trữ hàng hóa ….
1.2.2.4.Chiêu thị (Promotion)
Chiêu thị là tất cả các hoạt động nhằm giúp khách hàng nhận biết về sản
phẩm hay dịch vụ của bạn , tạo ấn tượng tốt và khuyến khích tiêu thụ.
Để phát huy một cách tối đa hiệu quả của hoạt động Marketing cần có
sự phối hợp nhịp nhàng, cân đối các chính sách trên, đồng thời giữa chúng
có mối quan hệ hỗ trợ nhau để cùng đạt được mục tiêu chung về
Marketing.
1.3. Chiến lược chiêu thị (Promotion)

1.3.1. Khái niệm về chiến lược chiêu thị
“Promotion” là một thuật ngữ tiếng Anh được dùng chỉ thành tố thứ tư
trong Maketing – mix, hiện nay thuật ngữ này được dịch theo nhiều cách:
xúc tiến, cổ động, truyền thông khuyến mại, chiêu thị, và gần đây người ta
sử dụng thuật ngữ “truyền thông maketing”.
1.3.2. Vai trò của chiêu thị
Chiêu thị có vai trò quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn
giúp cho người tiêu dung và xã hội nhiều ích lợi.
1.3.2.1.Đối với doanh nghiệp
o Là công cụ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xâm nhập thị trường mới,
giữ thị phần.
o Chiêu thị giúp cải thiện doanh số, điều chỉnh nhu cầu thị trường, tìm
khách hàng mới.
o Công cụ truyền thông giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp và hỗ trợ
cho chiến lược định vị.
o Tạo sự thuận tiện cho phân phối, thiết lập quan hệ và khuyến khích
trung gian phân phối.
o Giúp xây dựng hình ảnh tích cực của doanh nghiệp đối với các nhóm
công chúng, giải quyết những khủng hoảng tin tức xấu, tạo sự kiện thu
hút sự chú ý…
1.3.2.2.Đối với người tiêu dùng
o Cung cấp thông tin cho người tiêu dùng, giúp tiết kiệm thời gian,
công sức khi mua sắm.
o Cung cấp kiến thức, giúp người tiêu dung nâng cao nhận thức về
sản phẩm trên thị trường.
o Cung cấp các lợi ích kinh tế cho người tiêu dùng.
o Hoạt động chiêu thị tạo áp lực cạnh tranh buộc doanh nghiệp cải
tiến hoạt động maketing nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của người
tiêu dùng.
1.3.2.3.Đối với xã hội

o Hoạt động chiêu thị hỗ trợ cho các phương tiện truyền thông nâng
cao chất lượng và giảm chi phí phát hành cũng như nâng cao chất
lượng và giảm chi phí phát hành cũng như đa dạng hóa sản phẩm
của mình phục vụ xã hội tốt hơn.
o Tạo công việc cho nhiều người trong lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực
liên quan ( nghiên cứu thị trường, quảng cáo, PR ) Tạo động lực
cho sự cạnh tranh.
o Là yếu tố đánh giá sự năng động, phát triển của nền kinh tế.
1.3.3. Chức năng của chiêu thị
Chiêu thị có thực hiện các chức năng sau:
 Thông tin: giới thiệu, thuyết phục, nhắc nhở.
 Kích thích: khuyến khích người tiêu dung, trung gian, nhân
viên bán hàng
 Liên kết, tạo quan hệ: liên kết thiết lập mối quan hệ giữa nhà
sản xuất, nhà phân phối, người tiêu dung và các nhóm công
chúng.
1.3.4. Truyền thông marketing tổng hợp (IMC)
Truyền thông Maketing đang đối mặt với những thay đổi của môi
trường truyền thông. Một là thị trường phân khúc nhỏ hơn, buộc các nhà
maketing phải xây dựng mối quan hệ gần gũi và có phương thức tiếp cận
các phân khúc ngày càng nhỏ này, và hai là những tiến bộ công nghệ
thông tin dẫn đến tốc độ phân nhỏ các thị trường. Mặt khác, với sự phát
triển của công nghệ thông tin, xuất hiện những phương tiện truyền thông
mới, các nhà maketing ngày càng có nhiều sự lựa chọn để quảng bá cho
sản phẩm và thương hiệu của mình. Điều này làm cho doanh nghiệp
chuyển từ truyền thông diện rộng sang truyền thông cho các phân khúc
nhỏ, thậm chí truyền thông trực tiếp một đối một. Khi chuyển từ truyền
thông diện rộng sang truyền thông theo mục tiêu doanh nghiệp phải xem
xét cẩn thận, phối hợp các công cụ chiêu thị trong một kế hoạch nhằm
phát huy hiệu quả, tăng tính đồng bộ và hiệu quả công hưởng khi phối hợp

các công cụ chiêu thị trong một kế hoạch mà ta gọi là “truyền thông
maketing tổng hợp IMC (integrated maketing communication)”.
Hiệp hội các đại lý quảng cáo Mỹ (4As) đã đưa ra một định nghĩa về
I.M.C như sau:
“Truyền thông maketing tổng hợp (IMC) là khái niệm về sự hoạch định
truyền thông maketing nhằm xác định giá trị gia tăng của một kế hoạch
tổng hợp, đánh giá vai trò chiến lược của các thành phần khác nhau trong
truyền thông như: quảng cáo, khuyến mại, giao tế, chào hàng, maketing
trực tiếp và sự kết hợp các thành phần này để tạo ra một sự truyền thông
rõ ràng, nhất quán, hiệu quả tối đa”.
1.3.5. Các công cụ chiêu thị
1.3.5.1.Quảng cáo
Khái niệm
Quảng cáo là sự truyền thông không trực tiếp của hàng hóa, dịch vụ,
hay tư tưởng mà người ta phải trả tiền để nhận biết người quảng cáo
( Định nghĩa của AMA ).
Cũng có nhiều định nghĩa khác như:
+Quảng cáo là sử dụng các phương tiện truyền thông có trả tiền để
truyền tin về sản phẩm hay dịch vụ cho khách hàng trong những
khoảng thời gian và không gian nhất định.
+Quảng cáo là thông điệp bán hàng qua các phương tiện truyền tin phải
trả tiền.
Chức năng của quảng cáo:
• Chức năng thông tin: thông tin về doanh nghiệp, đặc điểm sản phẩm,
giá cả, chất lượng, địa điểm phân phối.v.v.
• Chức năng thuyết phục: tác động đến tâm lý của người nhận tin, làm
thay đổi nhận thức của họ đối với sản phẩm, thuyết phục họ đi đến một
hành động cụ thể.Chức năng nhắc nhở: đối với các nhãn hiệu đã có uy
tín, quảng cáo nhằm nhắc nhở khách hàng về sự tồn tại của sản phẩm,
duy trì niềm tin của họ đối với nhãn hiệu.

Các phương tiện thông tin quảng cáo:
Quảng cáo được thực hiện thông qua các phương tiện chủ yếu sau:
+Báo chí: là phương tiện phổ biến và quan trọng nhất, có phạm vi
rộng và chi phí không quá cao, có thể đưa thông tin đến các loại độc giả riêng
biệt.
+Radio: có tầm hoạt động lớn, chi phí rẻ, tuy nhiên do chỉ có âm
thanh nên hạn chế về khả năng gây ảnh hưởng.
+Truyền hình: là phương tiện quảng cáo cho phép kết hợp âm
thanh, màu sắc, hình ảnh có hiệu quả nhất, có phạm vi hoạt động rộng, cho
phép lập lại nhiều lần thông điệp quảng cáo. Tuy nhiên chi phí cao là hạn chế
lớn nhất khi chọn phương tiện này.
+Quảng cáo ngoài trời: bằng các pa-nô, bảng hiệu, bảng điện, bang
rôn…. Quảng cáo ngoài trời có thể gây tác động nhờ vào kích thước, hình ảnh
và vị trí thích hợp. Tuy nhiên lượng thông tin bị hạn chế và không có độc giả
riêng.
+Ấn phẩm gửi trực tiếp (Direct mail): Folder, brochure, catalog,
leaflet.
+Mạng Internet.
+Quảng cáo trên không.
+Phương tiện vận chuyển, vật phẩm quảng cáo v.v.
Mỗi phương tiện đều có ưu, nhược điểm riêng và thích hợp cho từng sản
phẩm và khách hàng mục tiêu nhất định. Bảng 9.1 trình bày tóm tắt đặc điểm
các phương tiện quảng cáo.
•Xây dựng kế hoạch quảng cáo theo mô hình 5M:
Mission – Mục tiêu:
Kế hoạch quảng cáo bắt đầu bằng việc xác định rõ mục tiêu quảng cáo – là
nhiệm vụ thông tin mà quảng cáo phải thực hiện. Mục tiêu quảng cáo có thể
là:
+Tạo sự nhận thức về nhãn.
+Thông tin giới thiệu về sản phẩm mới.

+Thuyết phục người tiêu dùng về đặc điểm của sản phẩm.
+Tăng doanh số - khuyến khích người tiêu dùng mua sản phẩm
+V.v…
Money – Ngân sách quảng cáo:
Ngân sách dành cho các hoạt động quảng cáo đóng vai trò quan trọng
trong hoạch định kế hoạch quảng cáo. Nhà maketing có thể xác định ngân
sách theo khả năng tài chính của mình (affordable method), theo phương
pháp tính theo phần trăm doanh số của năm trước, hoặc doanh số kế hoạch
(percentage of sales method). Hai phương pháp này đơn giản, an toàn, tuy
nhiên nó không xem quảng cáo là sự đầu tư mà là chi phí.
Một số cách xác định ngân sách khác như tính theo phương pháp cân bằng
cạnh tranh (competitive parity method) và phương pháp theo mục tiêu và
công việc thực hiện (objective and tash method). Hai phương pháp này khắc
phục nhược điểm của hai phương pháp trên, có xem xét yếu tố cạnh tranh và
bảo đảm cho doanh nghiệp giữ sự ổn định về thị phần và đạt mục tiêu truyền
thông.
Media – Phương tiện quảng cáo:
Chọn phương tiện thích hợp cần xem xét các yếu tố sau:
- Mục tiêu quảng cáo.
- Chu kỳ sống của sản phẩm – PLC.
- Tình hình cạnh tranh.
- Đặc điểm của phương tiện: đối tượng, phạm vi phát hành, chi phí phần
ngàn và uy tín của phương tiện…
Message – Thông điệp quảng cáo:
Thông điệp sẽ tạo ra sức hút cho mẫu quảng cáo, thông điệp cần bảo đảm
yêu cầu:
+Quảng cáo phải có ý tưởng rõ ràng (làm khách hàng chú ý).
+Phải độc đáo, sáng tạo (làm khách hàng thích thú, ấn tượng).
+Nhắm đến khách hàng mục tiêu.
+Phù hợp với từng đặc điểm của mỗi phương tiện (báo, tạp chí, tivi,

outdoor).
+Bảo đảm tính nghệ thuật, mỹ thuật trong cấu trúc trình bày.
+Thông điệp phải phù hợp với đặc điểm văn hóa, những qui định pháp
lý của Nhà nước.
Measurement- đo lường hiệu quả quảng cáo:
Đánh giá hiệu quả quảng cao bằng khảo sát, nghiên cứu thị trường sau
chiến dịch quảng cáo để biết được mức độ tiếp nhận quảng cáo, những hiểu
biết, ấn tượng qua thông điệp và những thay đổi về hành vi dưới tác động
của quảng cáo.
1.3.5.2.Khuyến mại
•Khái niệm:
Khuyến mại là tập hợp các kĩ thuật nhằm tạo sự khích lệ ngắn hạn, thúc đẩy
khách hàng hoặc các trung gian mua ngay, mua nhiều hơn và mua thường
xuyên hơn.
Paker lindberg chủ tịch hội khuyến mại Mỹ đã nói: “Khuyến mại là làm cho
sản phẩm vận động ngày hôm nay, không phải ngày mai” (Move product
today not tomorrow). Để sản phẩm có thể vận động ngay, các doanh ngiệp
thường xuyên đưa ra các phần thưởng khích lệ, làm thay đổi hành vi của
khách hàng bằng nhiều công cụ rất đa dạng.
• •Khuyến mại người tiêu dùng:
Mục tiêu của khuyến mại đối với người tiêu dùng:
o Kích thích người tiêu dùng dùng thử và mua sản phẩm mới.
o Kích thích tiêu dùng những sản phẩm đang bán.
o Khuyến khích người tiêu dùng gắn bó trung thành với nhãn hiệu.
o Bảo vệ khách hàng hiện tại của doanh nghiệp.
o Phối hợp và làm tăng hiệu quảCủa quảng cáo và các hoạt động
maketing khác
Các hình thức khuyến mại:
o Tặng hàng mẫu (sampling)
o Phiếu giảm giá (Couponing) là phiếu xác nhận giảm giá hay bán giá

ưu đãi do nhà phân phối, nhà sản xuất cung cấp và được hoàn lại tại
điểm bán lẻ.
o Quà tặng khi mua sản phẩm (Premiums) là những món hàng được
biểu không hay bán với giá ưu đãi cho người mua hàng để khuyến
khích họ mua một loại sản phẩm nào đó.
o Thi: đòi hỏi người tham gia phải dùng một kỹ năng nào đó để đánh
giá so với người khác.
o Xổ số: là các trò chơi may rủi, không yêu cầu người tham dự có kỹ
năng.
o Ưu đãi người tiêu dùng (Refunds/Rebates): như giảm giá trực tiếp,
thưởng them hàng, hoàn tiền hoặc phối hợp các hình thức ưu đãi.
• Khuyến mại thương mại:
Mục tiêu khuyến mai đối với hệ thống phân phối:
o Xây dựng, mở rộng mạng lưới phân phối và hỗ trợ sản phẩm mới
o Nâng cao hình ảnh và hỗ trợ cho sản phẩm đang tiêu thụ.
o Khuyến khích người bán lẻ trưng bày, dự trữ.
o Củng cố và duy trì mối quan hệ với các trung gian và nhân viên bán
hàng
Hình thức khuyến mại thương mại:
o Hội thi bán hàng (Contest): Nhằm tang động lực và năng suất của
lực lượng bán hàng, các trung gian và người bán lẻ thông qua những
hình thức: thưởng bằng tiền mặt, sản phẩm, ghi nhận thành tích…
o Trợ cấp thương mại (Trade Allowances) như trợ cấp mua hàng, trợ
cấp trưng bày.
o Quà tặng: trung gian nhận được một số hàng miễn phí cho việc mua
sản phẩm theo số lượng mà nhà sản xuất đặt ra.
o Các hình thức khác: Hội chợ và triển lãm, quảng cáo hợp tác.
1.3.5.3.Giao tế (PR)
•Khái niệm:
Giao tế là hoạt động nhằm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với công chúng

bằng việc sử dụng các phương tiện truyền thông đưa thông tin về hoạt động
của doanh nghiệpNếu như quảng cáo đánh bóng cho sản phẩm, thì PR nhằm
vào đánh bóng hình ảnh doanh nghiệp.
•Các hình thức PR:
Hoạt động giao tế được thực hiện thông qua các hình thức sau:
+Thông cáo báo chí: Đưa các thông tin về họat động của đơn vị để
báo chí đưa tin.
+Họp báo: tuyên bố, làm rõ vần đề mà công chúng quan tâm, cải
chính tin tức xấu.
+Tài trợ: cho hoạt động văn hóa, thể thao, giáo dục, y tế, nhân
đạo…
+Tổ chức sự kiện (event) nhân các ngày trọng đại của doanh nghiệp
như kỷ niệm ngày thành lập khai trương, động thổ, giới thiệu sản phẩm…hay
các lễ hội của quốc gia.
+Vận động hành lang:hoạt động giao tiếp với chính quyền để vận
động ủng hộ cho một sắc luật hay qui định nào đó.
+Dàn dựng sản phẩm, các hình thức khác như thành lập Câu lạc bộ,
thiết kế phương tiện nhận dạng của doanh nghiệp v.v…
1.3.5.4.Chào hàng cá nhân
•Khái niệm:
Chào hàng cá nhân là hình thức truyền thông trực tiếp giữa nhân viên bán
hàng và khách hàng tiềm năng nhằm giới thiệu và thuyết phục họ quan tâm
hoặc mua sản phẩm.
•Nhiệm vụ của các nhân viên chào hàng:
• Tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
• Thông tin, giới thiệu sản phẩm.
• Thuyết phục khách hàng quan tâm và mua sản phẩm.
• Thực hiện các đơn đặt hàng.
• Thu thập thông tin về nhu cầu của khách hàng và về đối thủ cạnh
tranh.

• Hoạt động chào hàng cũng là một dạng truyền thông, nhưng là dạng
truyền thông đối mặt, trực tiếp, cho phép ghi nhận được các thông tin
phản hồi chính xác và nhanh chóng. Thông qua đó có thể tác động
thay đổi hành vi khách hàng. Sự thành công của hoạt động này phụ
thuộc rất lớn vào khả năng của nhân viên (khả năng truyền thông và
khả năng chuyên môn).
•Yêu cầu về khả năng của nhân viên chào hàng:
Để thực hiện các nhiệm vụ trên, một nhân viên chào hàng đòi hỏi phải có
những hiểu biết sau để có thể thông tin và thuyết phục khách hàng:
+Hiểu biết về sản phẩm: Hiểu rõ sản phẩm, đặc điểm, tính năng,
công dụng, chất lượng sản phẩm.
+Hiểu biết về doanh nghiệp: Hiểu rõ nguồn gốc doanh nghiệp, lịch
sử, triết lý kinh doanh của doanh nghiệp.
+Hiểu biết về khách hàng: Hiểu rõ đặc điểm, động cơ, nhu cầu
khách hàng.
+Hiều biết về thị trường và đối thủ: Đặc điểm về tập quán mua bán
của thị trường. Điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh trên thị
trường.Ngoài ra nhân viên chào hàng cần phải có phong cách, khả năng giao
tiếp với khách hàng của mình (3S: Smile, Sincerely, Speed: vui vẻ, nhiệt
tình, nhanh nhẹn)
•Qui trình chào bán hàng:
Mục tiêu hoạt động chào bán hàng là thông tin giới thiệu sản phẩm và thu
thập thông tin. Để đạt mục tiêu này nhân viên chào hàng khi thực hiện nhiệm
vụ phải tiến hành các bước theo qui trình bao gồm các bước sau:
+Thăm dò và đánh giá khách hàng có triển vọng.
+Chuẩn bị tiếp cận khách hàng.
+Tiếp cận khách hàng.
+Giới thiệu, thuyết minh món hàng.
+Ứng xử những khước từ của khách hàng.
+Kết thúc thương vụ.

+Kiểm tra, giám sát: để bảo đảm khách hàng đã thỏa mãn đơn đặt
hàng hay không.
1.3.5.5.Marketing trực tiếp
•Khái niệm:
Maketing trực tiếp là phương thức truyền thông trực tiếp mà doanh nghiệp
sử dụng để tiếp cận khách hàng mục tiêu, dưới các hình thức như thư chào
hàng, phiếu đặt hàng, mua hàng, gửi phiếu góp ý,… được gửi trực tiếp đến
các đối tượng thông qua thư tín, phone, e-mail, fax…với mong muốn nhận
được sự đáp ứng tức thời.
•Xu hướng phát triển Marketing trực tiếp:
Ngày nay các doanh nghiệp có xu hướng phân bổ ngân sách cho hoạt động
Maketing trực tiếp nhiều hơn. Điều này xuất phát từ những lý do sau:
+Doanh nghiệp muốn thiết lập mối quan hệ trực tiếp giữ khách hàng
hiện có.
+Tạo cho khách hàng cảm giác được quan tâm cá nhân hoá việc
truyền thông.
+Cung cấp sự thuận tiện, thông tin chi tiết khi mua sắm.
+Sự bùng nổ và phát triển các phương tiện truyền thông điện tử và
cá nhân và việc Thiết lập cơ sở dữ liệu khách hàng ngày càng dễ dàng hơn.
+Maketing trực tiếp giúp tang cường khả năng cạnh tranh nhờ kết
hợp hiệu quả các công cụ khác của chiêu thị.
•Hình thức của Marketing trực tiếp:
• Quảng cáo đáp ứng trực tiếp: là một dạng quảng cáo nhưng có đối
tượng xác định và đặt mục tiêu tạo những đáp ứng tức thời.
• Thư chào hàng: hình thức chào hàng qua các phương tiện truyền thông
như fax, emai, voice mail, tin nhắn trên điện thoại di động…
• Direct mail: Ấn phẩm gửi trực tiếp đến khách hàng qua bưu điện như
Catalogue, Brochure, leaflet…., hoặc băng video, CD-Rom, DVD giới
thiệu chi tiết về sản phẩm/doanh nghiệp.
• Maketing trực tuyến (maketing on-line), E-Commerce, M-Commerce.

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ trong lĩnh vực truyền
thông, Maketing trực tiếp được ứng dụng ngày càng nhiều hơn trong hoạt
động chiêu thị.
Tóm tắt chương
Chiêu thị - một thành tố trong marketing- mix, nó thực hiện chức năng truyền
thông và hỗ trợ cho các thành tố khác trong marketing – mix, giúp công ty thực
hiện tốt mục tiêu marketing và mục tiêu kinh doanh của đơn vị.
Chiêu thị thực chất là một hoạt động truyền thông, do đó để có thể đạt hiệu quả
truyền thông cao, cần hiểu rõ các yếu tố và quá trình truyền thông diễn ra như
thế nào để có những quyết định hợp lý.
Có nhiều công cụ chiêu thị nhà marketing có thể dùng để truyền thông tới khách
hàng mục tiêu của mình: Quảng cáo, khuyến mãi, chào hàng cá nhân, giao tế,
marketing trực tiếp. Mỗi công cụ đều có đặc điểm riêng biệt. không phải công cụ
nào cũng phát huy hiệu quả trong mọi thị trường, mọi tình huống, các nhà
marketing cần xem xét cẩn trọng nhiều yếu tố như đặc điểm sản phẩm, tình hình
cạnh tranh, nguồn lực của mình… để thiết kế một chương trình truyền thông
marketing phù hợp và mục tiêu marketing của doanh nghiệp.
Sử dụng các công cụ chiêu thị trong hoạt động marketing vừa mang tính khoa
học vừa là một nghệ thuật- nghệ thuật sang tạo và ứng xử của nhà marketing
trước những thay đổi, biến động của thị trường để đạt được hiệu quả kinh doanh
cao nhất.
Chương 2: Giới thiệu Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel và phân tích
chiến lược chiêu thị của công ty.
2.1. Tình hình thị trường cung cấp dịch vụ mạng ở nước ta
Thị trường viễn thông Việt Nam đang ở thời điểm bão hòa, sẽ
không còn chỗ cho các doanh nghiệp mới. Ngay cả những doanh nghiệp đang
có thị phần cũng buộc phải cạnh tranh khốc liệt để tồn tại và phát triển. Năm
2010 đã chứng kiến sự hụt hơi của một số nhà cung cấp dịch vụ, trong đó
Cityphone đã chính thức rời thị trường, S-fone cũng đang ngoi ngóp và EVN
phải bán cổ phần cho một Công ty khác với hy vọng tiếp tục cuộc đua. Theo

phân tích của nhiều chuyên gia, hiện thị trường viễn thông Việt Nam đã gần như
bão hòa với tỷ lệ người dân dùng điện thoại di động vào loại cao nhất trong khu
vực. Vì vậy, sẽ không còn chỗ cho các nhà mạng đang ngấp nghé. Nhưng một
số ý kiến khác lại cho rằng, vẫn còn những phân khúc thị trường có thể khai
thác được, chẳng hạn có thể mở rộng các loại dịch vụ dành riêng cho những
người thu nhập thấp, cho các đối tượng học sinh, sinh viên Tuy nhiên thực tế
từ mấy năm nay, hầu như các nhà mạng lớn đều khai thác triệt để các mảng dịch
vụ dành cho các đối tượng nói trên.
Trong năm 2011, thị trường viễn thông di động chứng kiến sự tan vỡ của S-
Fone, sự phát triển chậm chạp của Beeline và cả sự im lặng không cung cấp
dịch vụ của Đông Dương Telecom, VTC. Duy có Vietnamobile có vẻ bền bỉ
theo đuổi thị trường. Vietnamobile luôn có tham vọng tăng tốc để cạnh tranh,
khi liên tiếp tung ra các gói cước mới và các chương trình khuyến mãi. Điển
hình là chiêu khuyến mãi ngoại mạng đến 50% và các gói cước nội mạng
30.000đ/tháng. Không dừng lại ở đó, Vietnamobile còn đầu tư phủ sóng hầm
đèo Hải Vân, để trở thành nhà mạng thứ tư sau 3 DN lớn trong nước mang sóng
tới địa điểm khó phủ sóng này. Đặc biệt là chỉ hơn 2 năm hoạt động,
Vietnamobile đã phủ sóng toàn quốc. Với mục tiêu “trở thành mạng di động
quan trọng tại Việt Nam”, Vietnamobile đã được Bộ Kế Hoạch Đầu Tư ghi nhận
là một trong những doanh nghiệp có tiến độ giải ngân nhanh nhất tại Việt Nam.
Cùng với Vietnamobile, thị trường viễn thông được cho là có vẻ bão hòa bỗng
sôi động với sự quay lại thị trường một cách khá bất ngờ, đầy tham vọng của
nhà mạng ngoại thứ hai - Beeline. Cụ thể, doanh nghiệp này công bố kế hoạch
kinh doanh với tham vọng là cuộc chạy đua với Vietnamobile để leo lên vị trí
thứ tư sau 3 mạng lớn là VinaPhone, MobiFone và Viettel. Mặc dù bị cho là
nhiệm vụ “bất khả thi” khi Vietnamobile đã chiếm vị trí này một cách khá vững
vàng, song việc Beeline tăng tốc đưa ra gói cước tỉ phú cũng không chỉ khiến
Vietnamobile phải tăng tốc theo, đồng thời 3 DN lớn trong nước cũng đã bắt
đầu phải chú tâm hơn trong khi luồng gió cạnh tranh đã thổi ngay sau lưng. Tuy
nhiên hiện nay thị phần của thị trường viễn thông 80% thuộc về ba nhà mạng

lớn phần còn lại là các nhà mạng nhà mạng khác.
Số thuê bao di động phát triển mới trong tám tháng năm 2011 đạt gần 6,7 triệu
thuê bao tuy nhiên so với cùng kỳ năm 2010 con số này giảm tới 23,7%.Theo
Tổng cục thống kê, thuê bao cố định chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số
thuê bao điện thoại phát triển mới tám tháng đầu năm năm 2011. Cụ thể, trong
số 6,7 triệu thuê bao điện thoại mới chỉ gồm 40,2 nghìn thuê bao cố định, giảm
74,8% và phần còn lại gần 6,7 triệu thuê bao di động, giảm 23,7%. So với cùng
kỳ năm 2010, tăng trưởng thuê bao điện thoại giảm 24,7%.
Số thuê bao điện thoại cả nước tính đến cuối tháng 8/2011 ước tính đạt 128,8
triệu thuê bao, tăng 4,3% so với cùng thời điểm năm trước, bao gồm 15,5 triệu
thuê bao cố định, tăng 0,4% và 113,3 triệu thuê bao di động, tăng 4,8%.
Ngay từ đầu năm 2011, cuộc chiến giá cước nội mạng giữa các doanh nghiệp
viễn thông di động đã nổ ra dữ dội rồi. Mạng viễn thông được cho là tiên phong
trong việc "nổ phát súng" đầu tiên cho cuộc đua khuyến mãi nội mạng 2011
chính là Vietnamobile. Với chương trình "Nói rẻ bất ngờ" vào ngày 12.1, khách
hàng có thể đàm thoại thoải mái tới 60 phút chỉ với 1000 đồng. Ta nói, chương
trình này tiết kiệm tới 99% cho người sử dụng. Tiếp theo là "đại gia" Mobifone
với 4 hình thức ưu đãi trong chương trình chào xuân Tân Mão có giá cước nội
mạng “siêu rẻ”. Nhằm kích cầu cũng như hút thuê bao nhân dịp đầu năm, có thể
nói đây được xem như một chiêu mạnh tay chưa từng có của MobiFone. Viettel
tung ra dịch vụ Freetalk chỉ với 2000 có thể gọi nội mạng 30 phút và nhiều
chương trình khác nữa. Mạnh tay nhất là Beeline tưng ra gói cước tỉ phú với giá
mua sim chỉ 20 000 đồng trong tài khoản có 1tỷ gọi nội mạng.
Hiện nay trong cuộc đua về chất lượng sóng và dịch vụ chăm sóc khách hàng
Mobifone vẫn đang dữ vị trí quán quân nhưng khoảng cách giữa Mobifone, Viettel
và Vinafone đã bị thu hẹp dần. Thị trường đạt đến mức bão hòa thì bất cứ một động
thái nào có liên quan đến chất lượng hay chăm sóc khách hàng của nhà mạng có
ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển, giữ chân khách hàng. Đây là áp lực buộc
các nhà mạng phải nỗ lực ở mức cao nhất trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ,
chăm sóc khách hàng.

2.2. Giới thiệu về Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel
2.2.1. Tổng quan về Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel
• Năm 1989: Công ty Ðiện tử thiết bị thông tin, tiền thân của Tổng Công ty Viễn
thông Quân đội (Viettel) được thành lập.
• Năm 1995: Công ty Ðiện tử thiết bị thông tin được đổi tên thành Công ty Ðiện
tử Viễn thông Quân đội (tên giao dịch là Viettel), chính thức được công nhận là
nhà cung cấp viễn thông thứ hai tại Việt Nam, được cấp đầy đủ các giấy phép
hoạt động.
• Năm 2004: Xác đinh dịch vụ điện thoại di động sẽ là dịch vụ viễn thông cơ bản,
Viettel đã tập trung mọi nguồn lực để xây dựng mạng lưới và chính thức khai
trương dịch vụ vào ngày 15/10/2004 với thương hiệu 098. Với sự xuất hiện của
thương hiệu điện thoại di động 098 trên thị trường, Viettel một lần nữa đã gây
tiếng vang lớn trong dư luận và khách hàng, làm giảm giá dịch vụ, nâng cao
chất lượng chăm sóc khách hàng, làm lành mạnh hóa thị trường thông tin di
động Việt Nam. Được bình chọn là 01 trong 10 sự kiện công nghệ thông tin và
truyền thông năm 2004, liên tục những năm sau đó đến nay, Viettel luôn được
đánh giá là mạng di động có tốc độ phát triển thuê bao và mạng lưới nhanh nhất
với những quyết sách, chiến lược kinh doanh táo bạo luôn được khách hàng
quan tâm chờ đón và ủng hộ.
• Năm 2005: Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký quyết định thành lập Tổng Công ty
Viễn thông quân đội ngày 02/3/2005 và Bộ Quốc Phòng có quyết định số
45/2005/BQP ngày 06/4/2005 về việc thành lập Tổng Công ty Viễn thông quân
đội.
• Đến nay: Viettel Telecom đã ghi được những dấu ấn quan trọng và có một vị
thế lớn trên thị trường cũng như trong sự lựa chọn của những Quý khách hàng
thân thiết:
 Dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế 178 đã triển khai
khắp 64/64 tỉnh, thành phố cả nước và hầu khắp các quốc gia, các vùng
lãnh thổ trên thế giới.
 Dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ Internet…phổ cập rộng rãi đến mọi

tầng lớp dân cư, vùng miền đất nước với hơn 1,5 triệu thuê bao.
 Dịch vụ điện thoại di động vượt con số 20 triệu thuê bao, trở thành nhà
cung cấp dịch vụ điện thoại di động số 1 tại Việt Nam.
Viettel Telecom cũng đang nghiên cứu, thử nghiệm triển khai cung cấp
nhiều dịch vụ mới với chất lượng ngày càng cao cấp, đa dạng có mức giá
phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng, từng vùng miền… để Viettel
luôn là người bạn đồng hành tin cậy của mỗi khách hàng dù ở bất kỳ nơi
đâu.
2.2.2. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và triết lý kinh doanh của tập đoàn
• Tầm nhìn: "Trở thành công ty phân phối sản phẩm công nghệ kiểu mới hàng
đầu tại Việt nam trong đó lấy sản phẩm công nghệ thông tin và dịch vụ tin học, viễn
thông làm chủ lực ,hướng tới sự phát triển bền vững."
• Sứ mệnh: "Chúng tôi luôn lấy sáng tạo là sức sống , lấy thích ứng nhanh làm sức
mạnh cạnh tranh , không ngừng phấn đấu tạo ra những sản phẩm và dịch vụ chất lượng
cao với giá hợp lý để đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng của khách hàng."
• Giá trị cốt lõi
Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm nghiệm chân lý: Lý luận để tổng kết thực tiễn
rút ra kinh nghiệm, tiệm cận chân lý và dự đoán tương lai. Phương châm hoạt
động “Dò đá qua sông” và liên tục điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.
Trưởng thành qua những thách thức và thất bại: Thách thức là chất kích thích,
khó khăn là lò luyện. Không sợ mắc sai lầm, chỉ sợ không dám nhìn thẳng vào
sai lầm để tìm cách sửa. Sai lầm là không thể tránh khỏi trong quá trình tiến tới
mỗi thành công, nhưng sai lầm tạo ra cơ hội cho sự phát triển tiếp theo.
Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh: Trong môi trường cạnh tranh sự thay
đổi diễn ra từng ngày, từng giờ. Nếu nhận thức được sự tất yếu của thay đổi thì
sẽ chấp nhận thay đổi một cách dễ dàng hơn. Mỗi giai đoạn, mỗi qui mô cần
một chiến lược, một cơ cấu mới phù hợp. Sức mạnh ngày hôm nay không phải
là tiền, là qui mô mà là khả năng thay đổi nhanh, thích ứng nhanh.Cải cách là
động lực cho sự phát triển. Tự nhận thức để thay đổi. Thường xuyên thay đổi để
thích ứng với môi trường thay đổi. Liên tục tư duy để điều chỉnh chiến lược và

cơ cấu lại tổ chức cho phù hợp.
Sáng tạo là sức sống:Thực hiện hoá những ý tưởng sáng tạo không chỉ của riêng
mà của cả khách hàng. Trân trọng và tôn vinh từ những ý tưởng nhỏ nhất. Xây
dựng một môi trường khuyến khích sáng tạo để mỗi người Viettel hàng ngày có
thể sáng tạo và duy trì ngày hội ý tưởng Viettel.
Tư duy hệ thống:Tư duy hệ thống là nghệ thuật để đơn giản hoá cái phức tạp.
Một tổ chức phải có tư tưởng, tầm nhìn chiến lược, lý luận dẫn dắt và hệ thống
làm nền tảng. Xây dựng hệ thống lý luận cho các chiến lược, giải pháp, bước đi
và phương châm hành động của mình. Vận dụng qui trình 5 bước để giải quyết
vấn đề: Chỉ ra vấn đề - Tìm nguyên nhân - Tìm giải pháp - Tổ chức thực hiện -
Kiểm tra và đánh giá thực hiện.
Kết hợp Đông Tây:. Kết hợp Đông Tây có nghĩa là luôn nhìn thấy hai mặt của
một vấn đề. Kết hợp không có nghĩa là pha trộn. Kết hợp sự ổn định và cải cách,
kết hợp công bằng và nội lức cá nhân.
Truyền thống và cách làm người lính: Một trong những sự khác biệt tạo nên sức
mạnh Viettel là truyền thống và cách làm quân đội. Truyền thống: kỷ luật, đoàn
kết, chấp nhận gian khổ, quyết tâm vượt khó khăn, gắn bó máu thịt. Cách làm:
quyết đoán, nhanh, triệt để.
Viettel là ngôi nhà chung:Mỗi người Viettel phải trung thành với sự nghiệp của
Tập đoàn, phải chung tay xây dựng và phải tôn trọng lẫn nhau. Các cá nhân, các
đơn vị phối hợp với nhau như các bộ phận trong một cơ thể. Lao động để xây
dựng đất nước, Viettel phát triển nhưng phải được hưởng xứng đáng từ những
thành quả lao động đó. Luôn đặt lợi ích của đất nước của doanh nghiệp lên trên
lợi ích cá nhân.
• Triết lí kinh doanh
Mỗi khách hàng là một con người – một cá thể riêng biệt, cần được tôn trọng, quan tâm
và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt. Liên tục đổi mới, cùng với
khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo.
Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội. Viettel cam kết tái đầu tư lại cho
xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã

hội, hoạtđộngnhânđạo. Chân thành với đồng nghiệp, cùng nhau gắn bó, góp sức xây
dựng mái nhà chung Viettel.
Để thấu hiểu khách hàng như những cá thể riêng biệt, Viettel mong muốn được lắng
nghe tiếng nói của khách hàng, và để được như vậy, khách hàng được khuyến khích
nói bằng tiếng nói của chính mình.
- Luôn đột phá, đi đầu, tiên phong.
- Công nghệ mới, đa sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt.
- Liên tục cải tiến.
- Quan tâm đến khách hàng như những cá thể riêng biệt.
- Làm việc và tư duy có tình cảm, hoạt động có trách nhiệm xã hội.
- Trung thực với khách hàng, chân thành với đồng nghiệp.
2.2.3. Những đối thủ cạnh tranh của tập đoàn

×