Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tài liệu ÔN THI TỐT NGHIỆP NỘI KHOA – ICU (PHẦN 3) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.73 KB, 27 trang )

ÔN THI TỐT NGHIỆP NỘI KHOA – ICU
(PHẦN 3)
6. BỆNH ÁN - TÌNH HUỐNG - QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ
* Case Thuyên tắc phổi:
Ca lâm sàng
Bệnh nhân nam, 60 tuổi
Tiền căn:

Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ,

Tăng huyết áp

Ngoài ra không có gì đáng kể
Vấn đề:

Được phẫu thuật bắc cầu nối động mạch vành (chọn lọc)

Ngày thứ 5 sau mổ: than khó thở nặng ngực
Khám lâm sàng: không có gì đáng kể

Hô hấp ổn định, thở 22 lần/phút

Huyết động học ổn định
Xét nghiệm

Công thức máu: HC, BC trong mức bình thường

Tiểu cầu 150 000/mm3 so với 400 000/mm3 trước mổ

X quang ngực thẳng: bình thường


CT ngực có cản quang (CTPA): khẳng định thuyên tắc phổi
Câu hỏi dành cho mọi đối tượng:
Tiếp cận chẩn đoán
Hướng điều trị.
Câu hỏi cho các bạn sinh viên:
Ca này có thể hơi khó cho các bạn sinh viên, tuy nhiên các bạn có thể thảo luận
những vấn đề sau:

Khi tiếp cận bệnh nhân tiền phẫu, bạn cần hỏi những vấn đề gì?

Khi tiếp cận bệnh nhân có vấn đề tim mạch, bạn phải chú ý khai thác
bệnh sử như thế nào? Yếu tố nguy cơ tim mạch gồm những yếu tố nào? (Y6 mà không
thuộc lòng câu này rất dễ rớt khi thi Nội! Các bạn thường nhớ không đầy đủ hoặc nhớ
sai!)

Khi bệnh nhân than khó thở, bạn cần chú ý những vấn đề gì khi hỏi bệnh
sử và thăm khám?

Khi nghi ngờ bệnh nhân có huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc thuyên tắc
phổi, bạn cần khi thác bệnh sử như thế nào? Sau khi thăm khám thì bạn sẽ đề nghị
những xét nghiệm gì để khẳng định chẩn đoán? Khi nào thì chỉ định làm các xét
nghiệm để đánh giá tình trạng tăng đông? Các xét nghiệm này là gì?
Các yếu tố nguy cơ tim mạch
Nghiên cứu về yếu tố nguy cơ của tình trạng xơ vữa mạch máu có nguồn gốc từ
sự tổng hợp các kết quả thực nghiệm cũng như các nghiên cứu cắt ngang và cắt dọc ở
người.
Từ góc độ thực hành, các yếu tố nguy cơ tim mạch này được chia thành hai
nhóm:

(1) các yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được bằng cách thay đổi lối

sống hoặc dùng thuốc,

(2) các yếu tố nguy cơ không thay đôỉ được như tuổi tác và giới tính.
Giá trị của các chứng cứ ủng hộ các yếu tố nguy cơ cũng khác nhau. Thí dụ,
tăng cholesterol máu và tăng huyết áp tiên đoán chắc chắn nguy cơ tim mạch, nhưng
những cái gọi là yếu tố nguy cơ không kinh điển khác như homocysteine, lipoprotein
(a) hoặc nhiễm khuẩn vẫn còn đang bàn cãi. Hơn nữa, quan hệ nhân quả của vài
biomarker tiên lượng nguy cơ tim mạch như CRP vẫn chưa được biết.
Hiện tại, danh sách các yếu tố nguy cơ tim mạch theo National Cholesterol
Education Project Adult Treatment (Panel III) là như sau.

Yếu tố nguy cơ bệnh lý tim mạch chính (không kể LDL) để điều chỉnh mục tiêu
LDL

Hút thuốc lá

Tăng huyết áp (HA >= 140/90 hoặc đang dùng thuốc hạ áp)

HDL cholesterol thấp [< 1.0 mmol/L (<40 mg/dL)]

Bệnh tiểu đường

Tiền sử gia đình có bệnh lý mạch vành

ở nam (male first degree relative)< 55 tuổi

ở nữ (female first degree relative) < 65 tuổi

Tuổi (nam >= 45 tuổi, nữ >= 55 tuổi)
(Lưu ý: HDL cholesterol >= 60 mg/dL được tính là yếu tố nguy cơ “âm”, khi

đó số yếu tố nguy cơ sẽ bằng tổng số yếu tố nguy cơ đã tính trừ đi 1)
Yếu tố nguy cơ liên quan lối sống

Béo phì (BMI >= 30kg/m2)

Ít hoạt động thể chất

Chế độ ăn tạo vữa (atherogenic diet)
Các yếu tố nguy cơ đang được quan tâm

Lipoprotein

Homocysteine

Prothrombotive factors

Giảm dung nạp glucose lúc đói

Tính trạng tạo vữa dưới lâm sàng (subclinical atherogenesis)

Đến đây các bạn sẽ thắc mắc:
Như vậy yếu tố nguy cơ nào được áp dụng trong thực hành hàng ngày?
Trong thực hành hàng ngày, người ta quan tâm đến “Yếu tố nguy cơ bệnh lý
tim mạch chính (không kể LDL) để điều chỉnh mục tiêu LDL”
Câu hỏi tiếp theo sẽ là:
“Yếu tố nguy cơ bệnh lý tim mạch chính (không kể LDL) để điều chỉnh mục
tiêu LDL” có nghĩa là sao? Tại sao phải điều chỉnh mục tiêu LDL?
Những bất thường về lipoprotein huyết tương và rối loạn chuyển hóa lipid là
những yếu tố nguy cơ gây xơ vữa mạch máu được khẳng định và hiểu biết rõ ràng
nhất.

LDL huyết thanh có liên quan chặt chẽ với các biến cố mạch vành. Các nghiên
cứu cho thấy việc kiểm soát (làm giảm) mức LDL huyết thanh sẽ làm giảm các biến cố
mạch vành. Mức LDL huyết thanh cần được kiểm soát tùy vào nguy cơ mà mỗi cá
nhân có thể mắc bệnh mạch vành trong tương lai.
ATP III đã đưa ra cách hướng dẫn điều trị rối loạn lipid máu (LDL huyết thanh)
dựa trên yếu tố nguy cơ của từng cá nhân. Từng cá nhân sẽ được ước lượng dựa trên
các yếu tố nguy cơ tim mạch chính nêu trên và được xếp vào một trong 3 nhóm điều
trị với mức độ tích cực (intensivity) khác nhau: thấp, trung gian và cao

Nhóm thấp (the lowest intensive treatment group)

bao gồm những cá nhân có ít hơn 2 yếu tố nguy cơ tim mạch

mục đích kiểm soát LDL <3.4 mmol/L (<130 mg/dL)
Đối với những cá nhân có từ 2 yếu tố nguy cơ trở lên, bước kế tiếp là phân loại
vào nhóm điều trị trung gian hay cao bằng cách

ước lượng nguy cơ mắc bệnh mạch vành trong 10 năm (the 10-year risk
of developing coronary heart disease). Cách tính toán có thể dựa vào

và xem bệnh nhân có đang bị bệnh tiểu đường hoặc xơ vữa mmạch máu
hay không để.
Nhóm trung gian (intermediate)

Bao gồm những cá nhân có nguy cơ 10 năm dưới 20%

mục đích kiểm soát LDL <2.6 mmol/L (<100 mg/dL)
Nhóm cao (the most intensive treatment group)

Bao gồm những cá nhân có nguy cơ 10 năm>= 20% hoặc có bằng chứng

bị xơ vữa mạch máu hoặc tiểu đường

mục đích kiểm soát LDL <1.8 mmol/L (<70 mg/dL)
Chỉ định tầm soát tình trạng tăng đông

Huyết khối tĩnh mạch ở người < 45 tuổi

Huyết khối tĩnh mạch tái phát

Tiền sử gia đình có khuyết khối tĩnh mạch

Huyết khối tĩnh mạch ở vị trí bất thường

Tĩnh mạch não

Tĩnh mạch gan

Tĩnh mạch cửa

Huyết khối động và tĩnh mạch
Xét nghiệm khảo sát tình trạng tăng đông

Antithrombin

Protein C

Protein S

Prothrombin G20210A


Factor V Leiden

Thrombin/reptilase time

Antiphospholipid antibody/lupus anticoagulant/anticardiolipin antibody

Homocysteine

Factor VIII
* BANK1.ICU. XHTH trên do vỡ dãn TM thực quản/ xơ gan:
I-HÀNH CHÁNH.
1.họ tên bn, giới tính: nam, tuổi: 73
2.địa chỉ
3.nghề nghiệp: nghỉ hưu
4. ngày vào viện: 14h ngày 20/9/2008.
II-CHUYÊN MÔN.
1. lý do vào viện: BV X chuyển với lý do nôn ra máu.
2. bệnh sử:
1) Tổng quát:
Bệnh khởi phát cách nhập viện 1 ngày, BN đi cầu phân đen mùi khắm, phân sệt,
khoảng 4 lần, tổng lượng # 1000ml (cách khai thác: khoảng 4 xị; 1 xị = 250ml) ->
nhập viện BV X, được đưa đi nội soi thì ói ra máu # 5 lần, tổng lượng 1000ml (cách
khai thác: 3 lon sữa bò = 330ml x 3), máu đỏ sậm, loãng, chảy ồ ạt -> chuyển viện BV
Y.
2) tình trạng lúc nhập viện: bệnh tỉnh, tiếp xúc được. (mô tả kĩ trong phần
khám)
3) diễn tiến bệnh phòng
4) tình trạng hiện tại.
3. Tiền sử.
a) Bản thân:

- Cách 6 năm: xơ gan - điều trị liên tục
- Cách 5 năm: mổ tiền liệt tuyến
- Cách 4 năm: mổ sỏi túi mật
- Cách 3 năm: tăng huyết áp, HA max = 150 mmHg - điều trị liên tục
- Cách 2 năm: XHTH (do vỡ dãn TM thực quản)
- Cách 1 năm: suy tim độ 3 - điều trị liên tục
- Cách 1 tháng: đau thượng vị lệch (T) trước ăn.
* về sinh hoạt: ăn chay > 50 năm; không hút thuốc, không uống rượu, không
stress tâm lý, mức sống tạm đủ.
b) Gia đình: không ai mắc bệnh lý tương tự.
III-KHÁM THỰC THỂ: khám lúc 14 giờ 10 phút ngày 20/9/2008, ngày thứ 1
của bệnh.
1. Tổng trạng:
- bệnh tỉnh, tiếp xúc được
- tổng trạng: trung bình
- da niêm hồng nhạt, củng mạc mắt vàng, móng tay khum
- không phù
- hạch ngoại vi sờ không chạm, tuyến giáp không to (câu thần chú, hic!)
- Dấu hiệu sinh tồn: M 61 lần/phút, HA 100/60 mmHg, nhiệt 37oC, nhịp thở 18
lần/phút.
2. Tiêu hóa
- Nhìn:
. bụng chướng, rốn lõm, có dấu sao mạch
. có sẹo mổ cũ đường giữa kích thước 7x1.5cm, khối thoát vị thành bụng lồi vị
trí dưới rốn # 5cm
. không tuần hoàn bàng hệ
- Nghe: nhu động ruột 6 lần/ phút, không âm thổi mạch máu
- Gõ: gõ đục
- Sờ: bụng mềm, ấn đau thượng vị. Lách sờ không chạm.
3. Hô hấp

- Nhìn: lồng ngực cân đối đều 2 bên, không gù vẹo, không co kéo cơ hô hấp
phụ.
- Sờ: rung thanh đều 2 bên.
- Gõ: gõ trong.
- Nghe: phổi không rale.
4. Tim mạch
- Nhìn: không ổ đập bất thường
- Sờ: mỏm tim đập ở liên sườn 5 đường trung đòn (T), không rung miu, Harzer
(-)
- Nghe: không nghe âm thổi; T1, T2 đều rõ tần số 61 lần/phút.
5. Thận
- Nhìn: không cầu bàng quang
- Sờ: ấn điểm niệu quản trên, giữa không đau; chạm thận (-), bập bềnh thận (-).
6. Thần kinh: không dấu thần kinh khu trú.
7. Cơ xương khớp:
- Bàn chân (P) mất ngón 1
- Cơ không teo.
8 Các cơ quan khác: chưa ghi nhận bất thường.
IV-TÓM TẮT BỆNH ÁN.
BN nam 74 tuổi vào viện vì ói ra máu. Qua hỏi bệnh sử, tiền sử và khám lâm
sàng ghi nhận:
1. hội chứng mất máu cấp/ thiếu máu mạn: da niêm hồng nhạt, ói ra máu, móng
tay khum
2. hội chứng suy tế bào gan: sao mạch, củng mạc mắt vàng
3. triệu chứng XHTH trên: nôn máu, tiêu phân đen
4. Đau thượng vị trước ăn lệch (T) # 1 tháng.
Tiền sử:
5. Xơ gan # 6 năm , tăng huyết áp # 3 năm điều trị liên tục; XHTH cách 2 năm
(cùng nguyên nhân vỡ dãn TM thực quản).
V-CHẨN ĐOÁN:

×