Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp - Đau ngực docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.46 KB, 7 trang )

Ôn thi tốt nghiệp - Đau ngực
* Các mặt bệnh hướng tới khi nghe BN nói - đơn giản 2 từ: đau ngực - bao
gồm:
1. Nhồi máu cơ tim
2. Cơn đau thắt ngực
3. Thuyên tắc phổi
4. Túi phình bóc tách
5. Viêm màng ngoài tim cấp
6. Tràn khí màng phổi cấp
7. Đau bụng cấp
8. Sỏi mật
9. Viêm phổi thùy
10. Nhiễm toan tiểu đường.
1. NHỒI MÁU CƠ TIM
* t/c: cường độ thay đổi. Luôn nặng nề, cảm giác đè ép, siết vặn. Đôi khi
không có đau.
* ở: vùng xương ức, đôi khi thượng vị hay bụng. Có thể lan lên 1/2 lưng
trên vai và tay, đặc biệt bên (T).
* tg: thay đổi từ 1 - 2 giờ đến nhiều ngày. Có thể tái phát.
* hầu như không khó thở.
* cơn (mức độ shock): da ẩm lạnh, đổ mồ hôi, yếu mệt. HA tụt, nhịp tim
nhanh.
* bụng có thể phản ứng, không khu trú. Có thể buồn nôn, ói, chướng bụng.
Sốt cao tăng bạch cầu (15.000 - 20.000), Transeminase máu tăng.
* ECG: biến đổi ST, T. Sóng Q xuất hiện. Sự thuận nghịch dãn tắc D1 và
D3, tiến triển.
2. CƠN ĐAU THẮT NGỰC
* t/c: thay đổi tùy theo loại và cường độ. Cảm giác co thắt, bóp chặt, nóng
bỏng, nghẹt thở, đè nặng. Xảy ra khi gắng sức, phấn khích hay khi ăn.
* ở: sau xương ức hay thượng vị. Thường lan lên vai (T) và lan xuống tay,
bàn tay.


* tg: luôn là vài phút.
* không có khó thở.
* HA tăng nhẹ
* ECG: thay đổi nhưng không tiến triển. Sóng T có thể (-) và đoạn ST có
thể thay đổi.
3. THUYÊN TẮC PHỔI
* thường không đau ngực trong trường hợp nặng. Đau đột ngột nhức nhối
(dạng màng phổi), đau sau xương ức, cảm giác bị siết chặt.
* ở: nếu do màng phổi có thể lan lên vai.
* tg: ngắn, đau hơn khi thở.
* mức độ khó thở thay đổi, phụ thuộc kích thước nhánh bị tắc. Có thể nặng
nề.
* cơn: thay đổi. Trong trường hợp nặng: vẻ mặt lo âu, xanh tím, đổ mồ hôi
nhiều.
* Ho do kích thích và đàm máu. Sốt và tăng bạch cầu. Dấu hiệu cơ năng
của nhồi máu phổi. Dấu hiệu trên X quang.
* ECG: thay đổi thường nhỏ. ST có thể chênh xuống, sóng Q sâu với sóng
T (-) ở chuyển đạo D3 hay sóng S ở D1 (S1Q3).
4. TÚI PHÌNH BÓC TÁCH
* t/c: khởi phát đột ngột, dữ dội và siết vặn.
* ở: giữa ngực. Lan ra trước hay sau, xuyên qua ngực, xuống lưng, đôi khi
đùi và lên cổ.
* tg: nhiều giờ đến nhiều ngày nếu BN sống.
* không khó thở.
* thường shock nặng.
* các dấu hiệu do bóc tách các ĐM ở nhiều cơ quan: mạch khác nhau ở 2
bên, tiểu máu, rối loạn dinh dưỡng ở chân, rối loạn thần kinh. Đôi khi cao HA đi
trước, sốt và tăng bạch cầu.
* ECG: không có bất thường, trừ khi bóc tách ảnh hưởng ĐM vành hay tràn
máu màng ngoài tim.

5. VIÊM MÀNG NGOÀI TIM CẤP
* t/c: thường không đau; nếu đau thì cảm giác đau âm ỉ, hay đau dữ dội
dạng màng tim, màng phổi. Đau như dao đâm hay co thắt.
* ở: vùng trước tim, có thể liên quan đến cổ hay bụng.
* tg: nhiều giờ hay nhiều ngày.
* luôn khó thở khi tràn dịch nhiều, có thể khó thở khi nằm.
* tiếng cọ vùng trước tim, hay các dấu hiệu tràn dịch màng ngoài tim.
* Sốt và tăng bạch cầu.
* Các dấu hiệu của bệnh nguyên phát.
* ECG: ST chênh lên hay chênh xuống, không có thay đổi thuận nghịch ở
D1 và D3 hay sóng Q sâu.
6. TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI CẤP.
* t/c: đột ngột dữ dội, như dao đâm, rách toạc.
* ở: đường nách giữa, lan lên xương bả vai, dưới xương đòn hay quanh
ngực.
* tg: nhiều giờ.
* khó thở: nặng nề và tăng dần. BN ngồi.
* shock mức độ vừa.
* các dấu hiệu cơ năng và X quang đặc hiệu.
* ECG: không bất thường.
7. ĐAU BỤNG CẤP
* t/c: luôn đột ngột. Tùy tình trạng ( thủng loét dạ dày, viêm ruột thừa cấp,
viêm tụy cấp, tắc ruột cấp) nặng nề.
* ở: thượng vị hay ở bụng.
* tg: thay đổi, thường nhiều giờ.
* không khó thở.
* một số trường hợp shock nặng.
* có thể đau quặn bụng. Bụng có thể phản ứng, gồng cứng, chướng bụng.
Có thể thấy nhu động, sốt và tăng bạch cầu.
* ECG: không bất thường.

8. SỎI MẬT
* t/c: đột ngột dữ dội, đau quặn thay đổi theo từng cơn.
* ở: dưới bờ sườn (P) hay thượng vị, có thể lan sau lưng, dưới xương bả vai
hay vai (P).

×