ĐIỀU TRỊ VỠ BÀNG QUANG TRONG PHÚC MẠC BẰNG PHẪU
THUẬT NỘI SOI Ổ BỤNG
ABSTRACT
Mục tiêu: Trình bày kinh nghiệm của chúng tôi qua khâu bàng quang vỡ
đơn thuần bằng nội soi ổ bụng.
Chất liệu và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thí điểm. 22 trường
hợp vỡ bàng quang trong phúc mạc do chấn thương được lựa chọn từ tháng
10.2004 đến tháng 5.2006. Tuổi trung bình 33 tuổi. Chi tiết phẫu thuật khâu
bàng quang vỡ qua nội soi được mô tả trong bài toàn văn.
Kết quả: Thời gian nằm viện trung bình là 7,3 ngày. Không có biến chứng
trong và sau phẫu thuật. Tỷ lệ thành công đạt 95,5%. Tất cả bệnh nhân được
rút thông Foley trung bình 8,7 ± 1,9 ngày, không có bệnh nhân nào cần đặt
thông mở bàng quang ra da trên xương mu sau khâu bàng quang qua nội soi.
Kết luận: Khâu bàng quang qua nội soi ổ bụng là một thủ thuật ít xâm lấn
có thể chỉ định trong những trường hợp vỡ bàng quang trong phúc mạc trong
cấp cứu.
ABSTRACT
TREATMENT OF TRAUMATIC ISOLATED INTRAPERITONEAL
BLADDER RUPTURE
BY LAPAROSCOPIC SURGERY: A REPORT OF 22 CASES
Tran Le Linh Phương, Le Anh Tuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 -
No 1 – 2009: 28 - 32
Objectives: To present our preliminary experience of laparoscopic repair of
isolated intraperitoneal bladder rupture.
Materials and Methods: Twenty-two cases of intraperitoneal bladder
rupture post trauma were prospectively procedured from October 2004 to
May 2006. Details of the laparoscopic surgical technique were presented.
Results: Mean age was 33 years. Mean time of hospitalization was 7.3 days.
There was no intra- or postoperative complications. The successful rate was
95.5%. All of patients had Foley catheter removal on day 8.7 ± 1.9
postoperation without any suprapubic catheter.
Conclusion: Less invasive laparoscopic suture could be selective indicated
for emergency cases of intraperitoneal bladder rupture.
Key words: bladder, rupture, intraperitoneal, laparoscopic surgery,
post-traumatic. MỞ ĐẦU
Bàng quang được khung xương chậu bảo vệ nên khi có chấn thương vùng
bụng, bàng quang là tạng ít bị tổn thương nhất. Tuy vậy, khi bàng quang ở
trạng thái căng đầy, với một lực tác động trực tiếp hoặc gián tiếp bàng quang
rất dễ vỡ vào trong phúc mạc
(Error! Reference source not found.)
.
Điều trị vỡ bàng quang trong phúc mạc (VBQTPM) do chấn thương chủ
yếu một can thiệp ngoại khoa. Với đà phát triển của ngành phẫu thuật nội soi
nói chung và phẫu thuật nội soi trong niệu khoa nói riêng, khâu bàng quang vỡ
qua nội soi ổ bụng được các tác giả báo cáo trong khoảng 15 năm gần đây.
Nhiều công trình đã khẳng định khâu bàng quang qua nội soi ổ bụng có hiệu
quả tốt, có thể thay thế mổ mở mà không bỏ sót tổn thương các tạng khác trong
ổ bụng. Đồng thời, đây cũng là một kỹ thuật ít xâm hại cho bệnh nhân.
Năm 2003 Đoàn Trí Dũng đã báo cáo trường hợp đầu tiên khâu bàng quang
bị vỡ trong phúc mạc qua nội soi
(1)
. Từ đó đến nay, vẫn chưa có một công trình
nào nghiên cứu sâu và đầy đủ hơn. Vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này
nhằm đánh giá vai trò và kết quả của phẫu thuật nội soi ổ bụng trong điều trị
VBQTPM.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bệnh nhân bị chấn thương bụng kín có vỡ bàng quang trong phúc mạc đơn
thuần nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Bình Dân từ tháng 10.2004
đến tháng 05.2006. Các bệnh nhân này có thể trong bệnh cảnh đa chấn thương
(gãy khung chậu, gãy xương chi, chấn thương sọ não…) nhưng không kèm các
thương tổn tạng khác trong ổ bụng, có sinh hiệu và tri giác ổn định. Những
bệnh nhân có rối loạn huyết động, có chống chỉ định của gây mê, viêm phúc
mạc hay nhiễm khuẩn huyết, tiền căn phẫu thuật vùng bụng trước đó, tình trạng
sinh hiệu không ổn định sau hồi sức tích cực…không được đưa vào lô nghiên
cứu. Phương pháp nghiên cứu tiến cứu thí điểm với 22 bệnh nhân đủ tiêu
chuẩn. Các bệnh nhân được chẩn đoán vỡ bàng quang trong phúc mạc
(VBQTPM) nhờ các phương tiện lâm sàng, siêu âm bụng, chụp bàng quang
cản quang (cystography), có thể có hay không kèm theo CT bụng để đánh giá
các thương tổn khác trong ổ bụng đi kèm. Những bệnh nhân này đều được nội
soi chẩn đoán và 21/22 bệnh nhân được khâu bàng quang vỡ qua nội soi ổ
bụng.
KẾT QUẢ
Tổng cộng 22 bệnh nhân (21 nam, 01 nữ, tuổi trung bình 33 9 tuổi) bị vỡ
bàng quang trong phúc mạc do chấn thương. Có 72,7% trường hợp có liên
quan đến rượu khi tai nạn. Có 2/22 trường hợp bị vật cứng đập trực tiếp vào
vùng hạ vị (9,1%), 18,2% do xe cán qua người và 72,7% là té do tai nạn lưu
thông. Có 19 trường hợp (86,4%) có triệu chứng đau bụng, trong đó 04 trường
hợp (18,2%) là chỉ có đau vùng hạ vị và 15 trường hợp (68,%) là đau khắp ổ
bụng. Có 16 trường hợp (72,7%) không tiểu được sau chấn thương, trong đó có
1 trường hợp lúc đầu đi tiểu được nhưng sau đó cũng hoàn toàn không tiểu
được, 6 trường hợp tiểu bình thường (27,3%).
Đa số trường hợp (90,9%) bàng quang rách ở vùng chóp. Có 16 trường hợp
(72,7%) vết rách thẳng, 3 trường hợp (13,6%) vết rách hình chữ V, Có 3 trường
hợp (13,6%) sang thương phức tạp (vết rách hình chữ Z, chữ T, chữ Y). Chiều
dài vết rách từ 1,5-10 cm trong đó vết rách từ 5-8 cm chiếm 68,2%. Có 54,5%
trường hợp đang chảy máu rỉ rả tại mép vết rách, có 2 trường hợp (4,5%) máu
phun mạnh thành tia, trong đó phải chuyển mổ mở 1 trường hợp vì không xác
định được vị trí chảy máu. Thời gian từ lúc chấn thương đến lúc can thiệp phẫu