Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến ngành kế toán, kiểm toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.65 KB, 8 trang )

INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019
ICYREB 2019

TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
ĐẾN NGÀNH KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN
IMPACT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 ON ACCOUNTING AND AUDITING
Phạm Thị Minh Tuệ
Học viện Ngân hàng

TĨM TẮT
Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đem đến những tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công

nghệ cao, điện tốn hóa nhiều ngành sản xuất kinh doanh mà khơng cần có sự tham gia của con người.
Cũng như nhiều ngành khác, kế toán, kiểm toán chịu tác động lớn của CMCN 4.0. Bài viết giới thiệu về
CMCN 4.0, những công nghệ của CMCN 4.0 ảnh hưởng đến ngành kế toán, kiểm toán và những tác
động của chúng đến lĩnh vực này.
Từ khóa: Cách mạng cơng nghiệp 4.0, kế toán, kiểm toán.
ABSTRACT
The Fourth Industrial Revolution (Industry 4.0) brings scientific and technical advances and high technology
innovations, integrating many production and business sectors without the participation of human. Like many
other industries, accounting and auditing are heavily affected by Industry 4.0. The article introduces about
Industry 4.0, the technologies of Industry 4.0 affect the accounting and auditing industry and their impacts on this field.
Keywords: Industrial revolution 4.0, accounting, auditing.

Câu hỏi nghiên cứu:
- Cách mạng cơng nghiệp 4.0 là gì?
- Những kỹ thuật cụ thể nào của CMVN 4.0 có ảnh hưởng đến ngành kế toán, kiểm toán?
- Tác động của những kỹ thuật cao của CMCN 4.0 đến ngành kế toán, kiểm toán trên các vấn đề
như kỹ thuật xử lý nghiệp vụ, con người, đào tạo… như thế nào?
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu các kỹ thuật cao của CMCN 4.0 và đánh giá sự tác động của
chúng đến ngành kế toán, kiểm tốn.


Phương pháp nghiên cứu: Thu thập thơng tin, tổng hợp và phân tích dữ liệu.
1. Cách mạng cơng nghiệp 4.0
Cách mạng công nghiệp (CMCN) là sự thay đổi căn bản các điều kiện, công cụ lao động trong sản
xuất, dùng công nghiệp để thay thế cho nền kinh tế giản đơn được thực hiện dựa vào tay chân, thay thế
cho các điều kiện làm việc cần đến con người. Vào thế kỷ thứ 18, một loạt các sáng chế đã chuyển đổi
việc sản xuất bông ở Anh và tạo ra một chế độ mới – hệ thống nhà máy. Sự tiến bộ vượt bậc trong thời
gian này được thể hiện qua ba ngun tắc: (1) Máy móc nhanh, chính xác, không mệt mỏi thay thế cho kỹ
năng của con người; (2) sự thay thế bằng các nguồn năng lượng sống động, đặc biệt là đưa ra các động cơ
để chuyển đổi nhiệt, mở ra cho con người một nguồn năng lượng mới; (3) việc sử dụng nguyên liệu thô
mới và phong phú hơn rất nhiều, đặc biệt là việc thay thế khoáng chất cho các chất thực vật hoặc động
vật. Những cải tiến này tạo thành cuộc CMCN cho con người. CMCN đem đến những tiến bộ khoa học
kỹ thuật và đổi mới công nghệ, mang lại sự tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, phát
triển kinh tế và thay đổi điều kiện sống cho con người. Thời đại được biết đến với cái tên Cuộc CMCN
(Industrial Revolution) là thời kỳ các vấn đề sản xuất trong nông nghiệp, dệt may, sản xuất kim loại, vận
tải và các chính sách kinh tế xuất phát từ nước Anh có những thay đổi cơ bản; gọi là cuộc cách mạng vì
những kỹ thuật mới đã thay thế triệt để các phương thức làm cũ. Lịch sử phát triển của xã hội loài người
đã trả qua ba cuộc cách mạng công nghiệp lớn:

980


INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019
ICYREB 2019

- CMCN lần thứ nhất: Từ thế kỷ 18 khi con người phát minh ra động cơ hơi nước, mở ra một kỷ
nguyên mới trong lịch sử, tác động trực tiếp tới nhiều ngành nghề như: dệt may, chế tạo cơ khí, giao
thơng vận tải. Đây là cuộc CMCN xuất phát ở Anh đánh dấu bước phát triển kinh tế thế giới – bước khởi
đầu cho sự phát triển kinh tế hiện đại [12].
- CMCN lần thứ hai (còn gọi là cách mạng công nghệ): Là một giai đoạn công nghiệp hóa nhanh
chóng vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, tiếp nối cuộc CMCN lần thứ nhất ở Anh và lan rộng khắp Tây

Âu và Bắc Mỹ. CMCN lần thứ hai được cho là diễn ra từ 1870 đến 1914 - khi Chiến tranh Thế giới lần
thứ nhất bắt đầu. Đặc trưng của cuộc cách mạng này là việc xây dựng đường sắt, sản xuất sắt và thép quy
mơ lớn, sử dụng rộng rãi máy móc trong sản xuất và điện báo, xăng dầu và bắt đầu điện khí hóa. Sự mở
rộng khổng lồ của các tuyến đường sắt và điện báo sau năm 1870 là đỉnh điểm của một làn sóng tồn cầu
hóa [5].
- CMCN lần thứ ba (còn gọi là cách mạng kỹ thuật số): Đề cập đến sự tiến bộ của công nghệ từ các
thiết bị điện tử. Cuộc CMCN này diễn ra từ năm 1969, khi con người phát minh ra bóng bán dẫn, điện tử,
kết nối thông tin liên lạc trên thế giới với nhau. Những sản phẩm điển hình của thời kỳ này là cơng nghệ
thơng tin và truyền thơng, điển hình như: vệ tinh, máy bay, điện thoại, internet, máy tính… [14].
Đến nay, CMCN lần thứ tư (CMCN 4.0) đã xuất hiện, lần đầu tiên trong một báo cáo của chính phủ
Đức năm 2013 đề cập tới chiến lược công nghệ cao, điện tốn hóa ngành sản xuất mà khơng cần có sự
tham gia của con người. CMCN 4.0 là thời kỳ con người phát minh ra các robot có trí tuệ nhân tạo, làm
phần công việc thay cho con người, khắc phục được rất nhiều hạn chế của lao động là con người như: trí
thơng minh ngày càng tăng theo thời gian làm việc, khả năng ghi nhớ vô cùng lớn, làm việc trong thời
gian dài không mệt mỏi, không cần trả lương, khơng cần đóng góp các khoản trích theo lương, thuế…
CMCN 4.0 tác động đến quy mô, phạm vi ảnh hưởng vô cùng rộng đến hàng tỷ người trên thế giới một
cách tinh vi đến mọi lĩnh vực trên toàn cầu. CMCN 4.0 là sự kết nối mọi người trên toàn thế giới trên các
ứng dụng di động không dây mà không chịu sự chi phối về khoảng cách, xuất hiện hàng loạt những cơng
nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, mạng lưới vạn vật kết nối internet, robot, công nghệ không người lái, công
nghệ in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học vật liệu, lưu trữ năng lượng và máy tính lượng tử.
CMCN 4.0 là một sự phát triển vượt bậc của con người, mở ra nhiều cơ hội và gia tăng chất lượng
cuộc sống, tuy nhiên các lao động robot công nghệ số này đang và sẽ đe dọa nghiêm trọng đến lực lượng
nhân lực trong các ngành nghề trên toàn thế giới, trong tất cả các lĩnh vực: y học, giáo dục, nơng nghiệp,
giao thơng, dịch vụ, giải trí… Đối với các ngành nghề cần nhiều nhân lực như dệt may, da giày… trước
đây, những nước phát triển có thế mạnh về các lĩnh vực này sử dụng phương pháp dịch chuyển th nhân
cơng tại các quốc gia châu Á, nơi có nguồn nhân lựcn và quản lý dòng tiền tốt hơn. Ngoài ra, ứng dụng thao tác các phần hành kế toán
trực tuyến và kê khai thuế là một trong những ví dụ điển hình trong việc ứng dụng điện tốn đám mây.
Những ích lợi cụ thể mà điện tốn đám mây mang lại cho các công ty cung cấp dịch vụ kế tốn, kiểm tốn
này có thể kể đến như: cung cấp một bức tranh toàn cảnh về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo
thời gian thực kịp thời và dựa vào đó để đưa ra những tư vấn riêng cho từng đối tượng khách hàng; giảm

thiểu chi phí hành chính và chi phí hỗ trợ cơng nghệ thơng tin khi thông tin trực tuyến được cập nhật
thường xuyên và sao lưu dự phòng tự động; việc cập nhật thơng tin khơng cịn phụ thuộc vào địa điểm
của khách hàng [17].

983


INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019
ICYREB 2019

Trong bài trình bày về chủ đề “Lao động số - tương lai việc làm sẽ như thế nào”, ông Vũ Ngọc
Hoàng, kiến trúc sư giải pháp phần mềm của IBM Việt Nam, đã đưa ra những con số dự đoán đáng lưu ý
về nghề kế toán trong tương lai kỹ thuật số, đó là khoảng 66% doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ thay thế các
dịch vụ mà kế toán viên hiện đang thực hiện bằng các dịch vụ đám mây. 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ
thay nhân viên kế tốn nếu họ khơng thích ứng với cơng nghệ đám mây. Những cơng việc dễ sẽ được tự
động hóa và thay thế bằng phần mềm như: nhập bút toán bằng tay, ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính
cuối năm, lập báo cáo hoạt động kinh doanh, tiền lương và phân tích tài chính. Đây là một con số cần
phải lưu ý đối với người làm đào tạo, đối với sinh viên, học viên để có những điều chỉnh kịp thời với sự
thay đổi nhanh chóng của cơng nghệ số.
Tự động hóa và trí tuệ nhân tạo (Automation and Artificial Intelligence – AI)
Tự động hóa và trí tuệ nhân tạo được coi là hai trong số những mối đe dọa lớn nhất đối với công
việc trong lĩnh vực kế tốn. Tự động hóa có thể quản lý những nhiệm vụ hành chính như quản lý quy
trình của tài khoản phải trả, giúp kế tốn viên có thể được giải phóng khỏi các nhiệm vụ nặng về thời gian
và quản trị viên như vậy. Tuy có những tiến bộ vượt bậc hỗ trợ cho công việc trong ngành kế tốn rất
nhiều nhưng trí tuệ nhân tạo khơng thể thay thế hồn tồn con người. Nó chỉ giải phóng con người khỏi
những cơng việc nặng nề của tính tốn, hay những cơng việc lặp đi lặp lại tẻ nhạt.
Dự đốn về tương lai của nghề kế toán, kiểm toán trong thời kỳ trí tuệ nhân tạo, bà Kirstin Gillon,
Giám đốc chun mơn Ban CNTT, ICAEW cho rằng: “Trí tuệ nhân tạo sẽ thay đổi rất lớn vai trò của
người làm kế tốn - kiểm tốn trong tương lai. Trí tuệ nhân tạo sẽ giúp người làm kế toán tập trung vào
các giá trị thực sự của nghề này. Vai trò của chuyên gia kế toán, kiểm toán trong thời đại trí tuệ nhân tạo

khơng phải chỉ là ghi chép sổ sách, mà là đưa ra các quyết định chính xác và giúp cho doanh nghiệp phát
triển thịnh vượng, cũng như đảm bảo trách nhiệm giải trình của những người có liên quan”. Theo bà
Kirstin, công nghệ mang đến cơ hội cho người làm kế tốn nắm giữ vai trị quan trọng hơn trong tổ chức
của mình, giúp các doanh nghiệp cập nhật thơng tin hơn và có được những đánh giá chính xác dựa trên dữ
liệu, đó là hướng phát triển của nghề kế tốn trong tương lai. Những cơng nghệ mới này có thể thực hiện
các cơng việc báo cáo chuyên sâu và những chuyên gia kế toán sẽ dành thời gian cho những việc mang lại
giá trị cao hơn như phân tích dữ liệu. Vì thế, kế tốn trong thời đại kỹ thuật số sẽ tạo ra sự kết nối chung
giữa nhóm bán hàng và đội ngũ cơng nghệ thông tin nhằm gia tăng giá trị cho doanh nghiệp [1].
Ngôn ngữ báo cáo kinh doanh mở rộng - eXtensible Business Reporting Language (XBRL)
XBRL là một mã thông qua đó các cơng ty và các thực thể khác có thể giao tiếp thông tin doanh
nghiệp. XBRL là một phần của nhóm ngơn ngữ XML (Extensible Markup Language - ngơn ngữ đánh dấu
có thể mở rộng) để chuẩn bị thơng tin cho việc truyền tải hoặc phân phối qua internet. XBRL đặt một tập
hợp các thẻ trên dữ liệu để máy tính có thể xử lý dữ liệu. Ngơn ngữ XBRL hỗ trợ chuẩn hóa các thơng tin
kế tốn và báo cáo kinh doanh dưới dạng kỹ thuật số bits và bytes trong mơi trường máy tính. Đây là
ngơn ngữ chuẩn hóa dữ liệu tài chính trên khắp thế giới và cho phép phân tích tức thời. Khi thơng tin
được định dạng chuẩn dưới dạng XBRL sẽ giảm được rất nhiều cơng sức lao động trong q trình xử lý
và tổng hợp dữ liệu. XBRL không chỉ giúp các thực thể đặt tài liệu tài chính trực tuyến, mà cịn giúp các
nhà đầu tư và các nhà phân tích tìm kiếm các tài liệu đó. Dữ liệu tương tác mà XBRL cung cấp giúp các
nhà đầu tư và các nhà phân tích dễ dàng tìm kiếm thơng tin, tính tốn và đưa ra kết luận [18].
3. Tác động của CMCN 4.0 đến ngành kế toán, kiểm toán
Về mặt kỹ thuật: Giống như mọi lĩnh vực khác trong kinh doanh, ngành kế toán, kiểm toán sẽ được
hưởng lợi rất nhiều khi sử dụng số hóa để tổ chức, xử lý, phân tích và đánh giá dữ liệu tài chính, năng
suất được cải thiện và tiết kiệm chi phí, thời gian. Dù các kỹ thuật mới trong thời đại CMCN 4.0 như trí
tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, cơng nghệ Blockchain hay cơng nghệ điện tốn đám mây sẽ tiếp tục thực
hiện các công việc cải tiến so với công việc kế tốn truyền thống, tuy nhiên vẫn khơng thể thay thế được
người làm cơng tác kế tốn. Cơng việc của kế tốn viên lúc này khơng cịn là nhập giao dịch thủ công,

984



INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019
ICYREB 2019

tổng hợp các báo cáo và xử lý số liệu; mà thay vào đó là tư duy để đề xuất những cải tiến cho doanh
nghiệp nhằm phát triển kinh doanh, quản lý rủi ro, tạo ra những mơ hình hoạt động linh hoạt và bền vững
cho doanh nghiệp và hơn thế nữa… Công nghệ mới đang đảm nhận các nhiệm vụ truyền thống của kế
toán viên với hiệu quả và tính chính xác rất cao, nghe như sẽ làm giảm đi cơ hội việc làm của một lực
lượng nhân sự lớn trong ngành này, nhưng nó lại là một dấu hiệu cho thấy sắp có sự thay đổi lớn về
nguồn nhân lực khi mà con người sẽ đảm nhận vai trò tư vấn và mang lại giá trị nhiều hơn cho các khách
hàng [1].
Vấn đề về con người: Theo dự báo của Cục Thống kê lao động Mỹ, tại Mỹ mức tăng trưởng nhân
lực đối với cơng việc kế tốn đến năm 2026 tăng 10% nhưng nhu cầu tuyển dụng các nhà quản lý tài
chính tăng 19%. Như vậy cơng việc kế toán, kiểm toán vẫn là thiết yếu cho các lĩnh vực hoạt động trên
toàn thế giới nhưng trong thời đại công nghệ hiện đại như ngày nay, công việc của các nhà quản lý cấp
cao trong lĩnh vực tài chính cịn có nhu cầu cao hơn. Nhiều người cho rằng công nghệ hiện đại sẽ dần
thay thế con người trong thị trường lao động, và con người sẽ có thể trở nên thất nghiệp. Nhưng khơng,
thay vào đó chúng ta nên nghĩ theo hướng có một sự hợp tác giữa con người và máy móc. Mặc dù cơng
nghệ có thể sẽ thay thế một số cơng việc và chức năng nhất định, nhưng sức mạnh của công nghệ chính là
bổ sung cho con người những khả năng chưa được khai thác. Con người và máy móc đều có thế mạnh
riêng. Vậy nên, dù có cơng nghệ trí tuệ nhân tạo hay robot đi chăng nữa, các dịch vụ về kế tốn, kiểm
tốn vẫn là một ngành nghề khơng thể thiếu trên thế giới ít nhất trong một thập kỷ tới. Mặc dù máy móc
và robot có thể thực hiện nhiều phần cơng việc nhanh chóng và chính xác hơn con người nhưng chúng lại
khơng có khả năng ứng biến và sử dụng trí tưởng tượng và đưa ra những quyết định phức tạp. Theo kết
quả trong nghiên cứu “Cuộc đua thích ứng với sự thay đổi kinh nghiệm quốc tế kế toán, kiểm toán trong
CMCN 4.0” của Hiệp hội kế tốn cơng chứng Vương quốc Anh ACCA, nếu khơng tận dụng được các cơ
hội cơng nghệ thì các chun gia kế tốn, kiểm tốn tài chính sẽ bị loại bỏ khỏi quá trình ra quyết định
chiến lược của doanh nghiệp; họ cần tư vấn đưa ra các quyết định theo thời gian thực (real time) và cân
nhắc các cơng nghệ chủ chốt như q trình tự động hóa quy trình, cơng nghệ đám mây, phân tích, mạng
xã hội, an ninh mạng và trí tuệ nhân tạo về tài chính trong q trình chuyển đổi chức năng tài chính kế
tốn, kiểm tốn [1].

Trong thời đại bùng nổ các cơng nghệ kỹ thuật cao 4.0, mỗi cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh
vực kế toán, kiểm toán cần ý thức được tầm quan trọng của công nghệ để ứng dụng cho phù hợp với xu
thế, nhằm tiết kiệm nguồn lực và gia tăng hiệu quả công việc. Báo cáo “Nghiên cứu kế toán viên chuyên
nghiệp trong tương lai – Những nhân tố dẫn đến sự thay đổi và kỹ năng tương lai” của ACCA công bố
năm 2016 đã chỉ ra rằng, trong kỷ nguyên số, mỗi kế toán chuyên nghiệp sẽ được phản ánh năng lực và
kỹ năng trên bảy lĩnh vực: Kỹ năng nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp, kinh nghiệm, trí thơng minh, kỹ
năng kỹ thuật số, khả năng sáng tạo, chỉ số cảm xúc và tầm nhìn.
Vấn đề tiêu chuẩn cho ngành kế tốn: Khi ứng dụng cơng nghệ hiện đại, liệu chúng có tn thủ
được vấn đề đạo đức nghề nghiệp trong kế toán? Liệu rằng một robot có thể thực hiện một hành vi phi
đạo đức? Các cơ quan tiêu chuẩn trên toàn cầu đã bắt đầu nghiên cứu những tiêu chuẩn mới để bảo vệ lợi
ích của người sử dụng thơng tin kế tốn khi q trình tự động hóa ngày càng phát triển. Những tiêu chuẩn
mới được đưa ra sẽ phải đạt được yêu cầu rất cao nhằm có thể điều tiết được cả con người và những công
nghệ cao siêu.
Vấn đề đào tạo: Theo những nghiên cứu mới đây, các chuyên gia nhận định rằng, CMCN 4.0 vừa
mang đến những thách thức mới khi cơng nghệ đã tự động hóa phần lớn cơng việc truyền thống của kế
tốn viên, nhưng thay vào đó lại là những cơ hội đào tạo và tự đào tạo với chi phí tiết kiệm hơn rất nhiều
so với các phương pháp đào tạo trước đây. Các cơ sở đào tạo nghề kế toán, kiểm toán ban đầu và các đơn
vị phát triển chuyên môn sâu cần xây dựng, cải tiến chương trình phù hợp với tốc độ phát triển cao như
hiện nay của việc áp dụng các cơng nghệ cao vào nghề kế tốn, kiểm tốn. Cơng nghệ thúc đẩy phát triển
những lĩnh vực kế tốn bền vững như kế tốn mơi trường, kế tốn nơng nghiệp, kế tốn quản trị…

985


INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019
ICYREB 2019

Từ sự bùng nổ của công nghệ, nhiều hãng kiểm toán lớn trên thế giới đã thực hiện các chương trình
đào tạo nhân viên và nghiên cứu nhằm làm chủ được công nghệ thời kỳ 4.0. Sau đây là các chương trình
đào tạo điển hình tại các cơng ty kiểm tốn lớn Big Four:

- Chương trình tăng tốc kỹ thuật số tại Hãng kiểm toán PricewaterhouseCoopers - PwC (PwC
Digital Accelerator Program): Hãng đã phát động chương trình tăng tốc kỹ thuật số trong hai năm cho
1.000 nhân viên trong năm 2018. Mục đích của chương trình là đào tạo nhân viên trong ba lĩnh vực kỹ
thuật số: phân tích dữ liệu, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo. Chương trình bao gồm các khóa học từ làm
sạch dữ liệu, blockchain, an ninh mạng đến công nghệ in 3D. Đây là một nỗ lực của PwC để duy trì cạnh
tranh trên thị trường và cũng nhằm giảm chi phí cho khách hàng [11].
- Phịng thí nghiệm Blockchain (Blockchain Lab) của Deloitte Mỹ: Tại Mỹ, Deloitte đã dành cả
một bộ phận để nghiên cứu và phát triển blockchain. Phịng thí nghiệm blockchain được đặt tại New York
và là một trong nhiều phịng thí nghiệm blockchain mà Deloitte có trên tồn thế giới. Cộng đồng
blockchain Deloitte bao gồm hơn 800 chuyên gia trong 20 quốc gia. Mục đích của phịng thí nghiệm là hỗ
trợ khách hàng tận dụng các khả năng và cơ hội mà cơng nghệ blockchain có thể cung cấp. Phịng thí
nghiệm là nơi giáo dục, ý tưởng, phát triển, chiến lược và tạo mẫu. Đội ngũ tại Mỹ bao gồm hơn 20 nhà
thiết kế và phát triển trong Blockchain. Nhóm Blockchain Hoa Kỳ làm việc cùng với chuyên gia từ các
quốc gia khác và với hơn 20 công ty cơng nghệ. Phịng thí nghiệm đã phát triển hơn 30 nguyên mẫu có
liên quan đến Blockchain, bao gồm nhiều lĩnh vực ứng dụng, chẳng hạn như thương mại tài chính, thanh
toán xuyên biên giới, nhận dạng kỹ thuật số, phát hiện gian lận, chương trình thưởng và lĩnh vực quản lý
đầu tư và bảo hiểm. Như một ví dụ về một giải pháp blockchain có thể mang lại lợi ích lớn trong lĩnh vực
kế toán và kiểm toán, là giải pháp phát hiện gian lận [8].
- Phân tích chuỗi khối blockchain (The Blockchain Analyzer) của hãng kiểm toán Ernst & Young:
EY đã bắt đầu sử dụng công nghệ blockchain trong quy trình kiểm tốn của họ. Vào tháng 4/2018, EY
cơng bố thí điểm của cơng cụ phân tích chuỗi khối, đây là một công nghệ được tạo ra để giúp kiểm tốn
viên thu thập dữ liệu giao dịch của cơng ty từ các sổ cái blockchain khác nhau. Công nghệ giúp phân tích
kỹ lưỡng các giao dịch kinh doanh trong tiền điện tử. Công nghệ được tạo ra đặc biệt để hỗ trợ kiểm toán
viên khi họ kiểm toán các công ty sử dụng tiền điện tử. Các loại tiền điện tử như BitCoin, Ether, LiteCoin,
BitCoin tiền mặt và một vài tài sản tiền điện tử khác đang được thử nghiệm với công nghệ này [7].
KẾT LUẬN
Như vậy, các kỹ thuật của CMCN 4.0 tác động lớn đến ngành kế tốn, kiểm tốn là cơng nghệ khối
chuỗi Blockchain, chatbot, cơng nghệ điện tốn đám mây, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo và ngôn ngữ
báo cáo kinh doanh mở rộng XBRL. Nhờ có những cơng cụ này mà kế tốn viên, kiểm tốn viên có thể
thu thập được các thơng tin, dữ liệu mà trước đây rất khó khăn mới có thể thu thập được; đồng thời mở ra

cơ hội tốt cho ngành kế toán, kiểm toán tiếp cận những phần mềm tiện ích, chi phí phù hợp, giúp sử dụng
hiệu quả nguồn lực, tiết kiệm thời gian, nhân lực, tiếp cận hệ thống kế toán, kiểm toán quốc tế. Cũng nhờ
có các cơng cụ CMCN 4.0 mà nhân lực ngành kế tốn, kiểm tốn được giải phóng, thực hiện những cơng
tác khác ngồi các thao tác kỹ thuật nghiệp vụ và phân tích số liệu; đó là khả năng tư vấn để tổ chức thực
hiện những quyết định phức tạp, tập trung hơn vào các công việc mang tính chất chiến lược hơn như lập
kế hoạch tài chính và thiết lập mục tiêu. Việc xây dựng được những trung tâm dữ liệu lớn giúp cho khoa
học phân tích và quản lý dữ liệu trong lĩnh vực kế toán, kiểm tốn ngày càng có nhiều thuận lợi.
Vấn đề đặt ra cho các nghiên cứu tiếp theo: Liệu ngành kế tốn, kiểm tốn có phải giảm tải nguồn
nhân lực hay không? Vấn đề đào tạo hoặc tự đào tạo nhân lực đáp ứng được thời kỳ CMCN 4.0 cần được
thực hiện như thế nào?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] SAIPA Proffesional Accountant (2019), Industry 4.0 – Fight or flight for accounitng, 35 (2019).
[2] Shawnie Kruskopf, Charlotta Lobbas, Hanna Meinander, Kira Söderling, Minna Martikainen
and Othmar M Lehner (2019), Digital Accounting: Opportunities, threats and the human factor, ACRN
Oxford Journal of Finance and Risk Perspectives, 8 (2019) Special Issue Digital Accounting, 1-15.

986


INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019
ICYREB 2019

[3] />[4] />paper_money_of_england__wales/the_industrial_revolution.aspx
[5]
[6] />[7]
[8] />[9] 2017 Steven Kreis - Last Revised -- April
24, 2017 The Origins of the Industrial Revolution in England.
[10]
[11]
[12]

[13] />[14] />[15] />[16]
[17]
[18] />
987



×