Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

BÀI GIẢNG CHUYÊN đề QUẢN lý GIÁO dục xây DỰNG và PHÁT TRIỂN văn hóa NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.54 KB, 18 trang )

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
A. Mục tiêu của chuyên đề
Sau khi tham gia chuyên đề người học có được:
Kiến thức:
Hiểu được khái niệm văn hố, văn hố tổ chức,văn hố cơng sở và văn hoá
nhà trường.
Nắm vững các đặc trưng của văn hoá nhà trường, tầm quan trọng của việc
phát triển văn hoá trường PT.
Học hỏi những kinh nghiệm của các nước trên thế giới và ở Việt Nam để xây
dựng và phát triển văn hoá nhà trường.
Xác định được các giá trị cốt lõi và cách thức quản lý, lãnh đạo để xây dựng,
phát triển văn hoá trường PT hiện nay.
Kĩ năng:
Thực hiện các bước với các biện pháp cụ thể để xây dựng văn hoá trường PT
Thái độ:
Tự tin, quyết tâm rèn luyện và xây dựng văn hố của trường PT
B. Tóm tắt nội dung chuyên đề
Cung cấp những thông tin cốt lõi về khái niệm văn hố, văn hố cơng sở và văn hoá
nhà trường; các đặc trưng của văn hoá nhà trường nhằm giúp hiệu trưởng định hình
thành cơng các giá trị văn hoá cốt lõi; các biện pháp quản lý, lãnh đạo để xây dựng,
phát triển văn hoá trường PT hiện nay; các bước với các biện pháp cụ thể để xây
dựng văn hoá nhà trường.
C. NỘI DUNG CHI TIẾT
1. Khái niệm chung
1.1.Văn hố
Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm văn hoá:
Theo tổ chức giáo dục và khoa học của Liên hợp quốc (UNESCO): “Văn hóa
hiểu theo nghĩa rộng là một phức thể, tổng thể các đặc trưng diện mạo về tinh thần,
174



vật chất, tri thức, tình cảm khắc họa lên bản sắc của một cộng đồng, gia đình, xóm
làng, xã hội v.v…. Văn hóa khơng chỉ bao gồm nghệ thuật văn chương mà cả
những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống chính trị,
những truyền thống tín ngưỡng”.
Văn hoá hiểu theo nghĩa hẹp: “Văn hoá là tổng thể những hệ thống biểu
trưng (kí hiệu) chi phối cách ứng xử và sự giao tiếp trong một cộng đồng khiến
cộng đồng ấy có đặc thù riêng…Văn hố bao gồm hệ thống những giá trị để đánh
giá một sự việc, một hiện tượng (đẹp hay xấu, có đạo đức hay vô đạo đức, phải hay
trái, đúng hay sai…) theo cộng đồng ấy.
Tóm lại có thể hiểu: Văn hố là một tập hợp của những đặc trưng về tâm
hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội
và nó chứa đựng, ngồi văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung
sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin.
1.2 Văn hố tổ chức
Thuật ngữ “Văn hóa tổ chức” (organisational culture) xuất hiện lần đầu tiên
trên báo chí Mỹ vào khoảng thập niên 1960. Thuật ngữ tương đương “văn hóa công
ty” (corporate culture) xuất hiện muộn hơn, khoảng thập niên 1970 và trở nên hết
sức phổ biến sau khi tác phẩm “Văn hóa cơng ty” của Terrence Deal và Atlan
Kennedy được xuất bản tại Mỹ năm 1982. Văn hóa tổ chức là tập hợp các giá trị
và qui tắc được các cá nhân và các nhóm trong một tổ chức chia sẻ với nhau. Các
giá trị và qui tắc này qui định cách thức ứng xử của mọi người với nhau và giữa
những người trong tổ chức với các bên có liên quan nằm ngồi tổ chức.
Văn hóa tổ chức bao gồm các thành phần sau đây:
- Các thái độ của một tổ chức
- Các kinh nghiệm của một tổ chức
- Niềm tin của một tổ chức
- Các giá trị mà tổ chức theo đuổi
1.3. Văn hố cơng sở
Văn hố nơi cơng sở, nói một cách khái qt, là một loạt hành vi và quy ước
mà con người dựa vào đó để điều khiển các mối quan hệ tương tác của mình với

những người khác. Văn hố cơng sở cịn là một hệ thống được hình thành trong quá
175


trình hoạt động của cơng sở, tạo nên niềm tin giá trị về thái độ của cán bộ làm việc
trong công sở, ảnh hưởng đến cách làm việc trong công sở và hiệu quả hoạt động
của nó.
Một ai đó có khả năng thích ứng được với những tổ chức khác nhau, thì hầu như
người đó có vốn kinh nghiệm nhiều về văn hóa cơng sở và trong bất kỳ tình huống
nào người này cũng có khả năng tự điều chỉnh văn hóa cơng sở một cách phù hợp
để đạt hiệu quả cao trong công việc, nhiệm vụ. Nhân tố này giúp người lãnh đạo chỉ
đạo tổ chức đạt mục tiêu và hiệu quả cao trong quá trình hoạt động.
1.4. Văn hố nhà trường
Văn hóa nhà trường (VHNT) là một khái niệm mới xuất hiện trong những năm
gần đây, nhưng nội hàm của nó thì đã được đề cập đến từ lâu, trong nhiều tình
huống của giáo dục (GD) và đào tạo (ĐT), nhất là ở thời kỳ đổi mới.
Có thể hiểu VHNT là một hệ thống phức hợp các giá trị, các chuẩn mực xung
quanh chức năng đào tạo con người của nhà trường, được chấp nhận tự nguyện,
được cam kết tơn trọng để theo đó mà các thành viên của nhà trường cùng nhau
thực thi các hoạt động dạy và học, nhằm hoàn thành ngày càng tốt sứ mệnh cao cả
của mình.
Các giá trị và chuẩn mực này phải tương đối bền vững, nghĩa là phải qua
trải nghiệm và thử thách của thời gian, phải biến thành niềm tin trong hành động
của mọi thành viên, và trở thành biểu tượng trong từng mặt hoạt động của nhà
trường. Do đó VHNT là sự thể hiện bản sắc tập thể, thông qua đó mà các thành
viên của nhà trường được kết nối với nhau để phấn đấu cho mục tiêu chung, trách
nhiệm chung.
1.5. Các yếu tố cấu thành văn hóa nhà trường
VHNT thường được xem xét ở 2 cấp độ: vô hình và hữu hình. Các thành tố chủ yếu
thường ở dạng tiềm ẩn trong nhận thức và tình cảm của con người (thầy, trị, phụ

huynh, nhân dân,...), chúng hình thành nên cấp độ vơ hình của VHNT, khó nhận ra
ngay. Chính hành động của con người (chủ yếu là thầy và trò) trong hoạt động thực
tiễn dạy và học đã biến các thành tố vơ hình nói trên thành các biểu tượng và tạo
nên cấp độ hữu hình của VHNT. Nhìn từ phía khách quan, người ta dễ nhận ra cấp
độ hữu hình của VHNT, nhưng đó chưa phải là tồn bộ VHNT, mà đó chỉ là biểu
176


hiện bên ngoài của VHNT. Chẳng hạn, biểu tượng về các chuẩn mực trong VHNT
mà chúng ta thường thấy khi đến thăm một nhà trường nào đó, chính là cấp độ hữu
hình của VHNT, như là: cảnh quan sư phạm, trang phục của thầy và trò, quan hệ
giao tiếp trong trường và giao tiếp với khách, nghi thức chào cờ đầu tuần, nghi thức
chào đón học trị đầu cấp và tiễn đưa học trò cuối cấp, nghi lễ ngày khai trường,
ngày bế giảng, ngày kỷ niệm thành lập trường, ngày Nhà giáo Việt Nam, nề nếp
gặp mặt và tặng quà các cựu giáo chức của trường nhân ngày 20/11, nề nếp gặp mặt
và giao lưu với học sinh cũ đã ra trường,...
Muốn nhận diện được đúng trình độ của VHNT thì phải có cách đánh giá
tồn diện, kết hợp được cả 2 cấp độ, không thể chỉ căn cứ vào cấp độ hữu hình,
nhưng cũng khơng thể chỉ qua đánh giá trình độ của cấp độ vơ hình bằng suy diễn
cảm tính.
* Những biểu hiện của văn hố nhà trường:
Ni dưỡng bầu khơng khí cởi mở, dân chủ, hợp tác, tin cậy và tôn trọng lẫn
nhau;
Mỗi cán bộ, giảng viên đều biết rõ cơng việc mình phải làm, hiểu rõ trách
nhiệm, ln có ý thức chia sẻ trách nhiệm, tích cực tham gia vào việc ra các quyết
định dạy và học;
Coi trọng con người, cổ vũ sự nỗ lực hoàn thành công việc và công nhận sự
thành công của mỗi người;
-


Nhà trường có những chuẩn mực để ln ln cải tiến, vươn tới;

-

Sáng tạo và đổi mới;

Khuyến khích giảng viên cải tiến phương pháp nâng cao chất lượng dạy và
học; giảng viên được khuyến khích tham gia đóng góp ý kiến trong mọi hoạt động
của nhà trường;
-

Khuyến khích đối thoại và hợp tác, làm việc nhóm;

-

Chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi chuyên môn;

-

Chia sẻ quyền lực, trao quyền, khuyến khích tính tự chịu trách nhiệm;

-

Chia sẻ tầm nhìn;

177


Nhà trường thể hiện sự quan tâm, có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, lôi kéo
cộng đồng cùng tham gia giải quyết những vấn đề của giáo dục.

* Những biểu hiện tiêu cực, khơng lành mạnh (phi văn hố) trong nhà trường:
-

Sự buộc tội, đổ lỗi cho nhau;

-

Sự kiểm soát quá chặt chẽ đánh mất quyền tự do và tự chủ của cá nhân;

-

Quan liêu, nguyên tắc một cách máy móc;

-

Trách mắng học sinh vì các em khơng có sự tiến bộ;

-

Thiếu sự động viên khuyến khích;

-

Thiếu sự cởi mở, thiếu sự tin cậy;

-

Thiếu sự hợp tác, thiếu sự chia sẻ học hỏi lẫn nhau;

-


Mâu thuẫn xung đột nội bộ khơng được giải quyết kịp thời.

VHNT được hình thành và phát triển trong quá trình xây dựng và phát triển của
nhà trường, khơng thể tự nhiên là có ngay, mà phải qua thời gian. Sự phong phú,
sâu sắc và bền vững của VHNT sẽ được nhân lên theo cùng với sự trưởng thành
của nhà trường. Mặt khác VHNT còn chịu ảnh hưởng từ trình độ phát triển KT-XH
của địa phương, từ chất lượng đời sống văn hoá của địa phương. Do đó, nhìn vào
trình độ của VHNT người ta có thể suy ra, nhận ra trình độ chất lượng giáo dục của
nhà trường và phần nào hình dung ra được bộ mặt của đời sống văn hoá địa
phương.
2. Tầm quan trọng của việc phát triển văn hoá trường PT.
Nghiên cứu của GS. Peter Smith (ĐH Sunderlans ) cho thấy: VHNT có ảnh hưởng
vơ cùng to lớn đối với chất lượng cuộc sống và hiệu quả hoạt động của nhà trường.
Các lý do cần phải nuôi dưỡng vun trồng VHNT tích cực, lành mạnh có thể tóm tắt
như sau:
- Sự phát triển của trẻ em chịu ảnh hưởng rất lớn của mơi trường văn hố xã hội
nơi các em lớn lên;
- VHNT lành mạnh giúp giảm bớt sự không hài lòng của giảng viên và giúp giảm
thiểu hành vi cử chỉ không lịch sự của học sinh;
- Tạo ra môi trường thuận lợi hỗ trợ việc dạy và học, khuyến khích GV, HS nỗ lực
rèn luyện, học tập đạt thành tích mong đợi;
178


- VHNT lành mạnh nuôi dưỡng, hỗ trợ việc dạy và học.
Có thể nói văn hố là một thứ tài sản lớn của bất kỳ một tổ chức nào. Có khơng ít
người đã khẳng định: nó quyết định sự trường tồn của một tổ chức. Đó là ý nghĩa
và tầm quan trọng lớn nhất của văn hố. Nó càng có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc
biệt đối với nhà trường, bởi lẽ, tính văn hố là một tính chất đặc thù của nhà

trường, hơn bất kỳ một tổ chức nào. Do đó, một cách khác có thể nói VHNT luôn
chi phối trực tiếp đến sự phát triển tiến bộ của nhà trường
2.1. Đối với học sinh
- Tạo ra một mơi trường học tập có lợi nhất cho học sinh
- Tạo ra môi trường thân thiện cho học sinh
2.2. Đối với giảng viên
- Khuyến khích mối quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau
giữa các giảng viên.
- Tạo bầu khơng khí tin cậy thúc đẩy giảng viên quan tâm đến chất lượng và
hiệu quả giảng dạy, học tập.
2.3. Đối với lãnh đạo nhà trường
- Tạo bầu khơng khí dân chủ, thu hút được sự ủng hộ của mọi thành viên để
hoạch định sự phát triển nhà trường đúng hướng
- Tin tưởng ở đồng nghiệp, thực hiện chia sẻ quyền lãnh đạo, phát huy tính tự
chủ của GV, HS trong mọi hoạt động, cùng nhau đưa nhà trường phát triển
- Văn hoá nhà trường hỗ trợ điều phối và kiểm sốt
- Văn hóa nhà trường giúp hạn chế tiêu cực và xung đột trong quá trình quản

3. Vai trò của lãnh đạo quản lý trong việc phát triển văn hoá trường PT
3.1. Ảnh hưởng của hiệu trưởng đến văn hố nhà trường


Hiệu trưởng có vai trị quyết định/chi phối sự phát triển văn hoá nhà
trường
- Tư duy phát triển giáo dục của người hiệu trưởng ảnh hưởng đến văn hoá nhà
trường;
179


- Hiệu trưởng có vai trị quan trọng trong việc hình thành các chuẩn mực, các giá trị

cốt lõi, niềm tin;
- Sự quan tâm, chú ý của hiệu trưởng đến cái gì…sẽ ảnh hưởng chi phối VHNT;
- Hiệu trưởng xác định, tập hợp tạo lập hệ thống giá trị cốt lõi của trường;
- Hiệu trưởng xác định các đặc trưng và chia sẻ tầm nhìn.


Những cách ảnh hưởng của hiệu trưởng đến VHNT
- Hiệu trưởng phải là người lãnh đạo gương mẫu (người hiệu trưởng luôn là tấm
gương cho giảng viên, nhân viên, học sinh);
- Hiệu trưởng hình thành VHNT thông qua hàng trăm hoạt động tương tác hàng
ngày với CB, GV, HS, phụ huynh và cộng đồng;
- Hiệu trưởng chú ý đến nhu cầu của GV và nhu cầu của HS;
- Cách phản ứng của người hiệu trưởng đối với những biến động trong nhà trường;
- Hiệu trưởng xác lập cơ chế đánh giá, thi đua khen thưởng (đúng người, đúng
việc);
- Phong cách lãnh đạo dân chủ, tăng cường đối thoại, cùng tham gia, phân công
trách nhiệm rõ ràng;
- Khả năng biết lắng nghe của hiệu trưởng nuôi dưỡng bầu khơng khí tâm lý cởi
mở, tin cậy, tơn trọng lẫn nhau ở nơi làm việc;
- Tiêu chuẩn chọn lựa và sa thải nhân viên.
3.2. Hiệu trưởng nuôi dưỡng văn hố trường học bằng cách nào?
- Chia sẻ tầm nhìn, sứ mệnh của trường với CB/GV;
- Giữ vai trò dẫn dắt (bằng các định hướng, chiến lược, mục tiêu), thể hiện uy tín;
- Khuyến khích và tích cực ủng hộ sự đổi mới, sự sáng tạo để giảng viên phát triển
tối đa khả năng của họ;
- Coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn để không ngừng phát triển đội ngũ;
- Khuyến khích giảng viên tích cực hợp tác với đồng nghiệp trong và ngoài trường;
- Tạo điều kiện để mỗi học sinh đều có cơ hội thể hiện khả năng/ năng lực;
- Thúc đẩy sự đối thoại, trao đổi chuyên môn và chia sẻ kinh nghiệm;
- Tạo dựng bầu khơng khí cởi mở, dân chủ và nhân văn;

180


- Khuyến khích tinh thần hợp tác và kỹ năng làm việc nhóm.
Hiệu trưởng là người lãnh đạo để tạo lập ra văn hóa của nhà trường; triết lý của
người hiệu trưởng ảnh hưởng đến văn hoá của nhà trường (triết lý cá nhân của mỗi
một hiệu trưởng là khác nhau dẫn đến văn hoá của mỗi nhà trường là khác nhau).
4. Định hình những giá trị cốt lõi để xây dựng và phát triển văn hoá trường PT
4.1. Giá trị cốt lõi
Mỗi nhà trường đều có lịch sử tồn tại và phát triển. Sự tồn tại, phát triển của
nhà trường qua thời gian đã tạo ra những giá trị văn hố nào đó.
Cần có những khảo sát đánh giá các giá trị văn hoá đang tồn tại trong nhà
trường: đâu là các giá trị tích cực, tiêu cực, đâu là các giá trị văn hoá được nhiều
cán bộ, giảng viên trong trường mong muốn nhất .
Hiệu trưởng cần phải nhận ra đâu là những giá trị văn hố đích thực, cốt lõi
có tính đặc trưng của nhà trường đang tồn tại tạo nên sự khác biệt về bản sắc với
các trường khác để nuôi dưỡng, vun trồng.
Những giá trị văn hố khơng phải là cố định, bất biến, nó có thể thay đổi tuỳ
thuộc vào sự thay đổi của xã hội (có tính định kỳ, có thời hạn…), vì vậy hiệu
trưởng phải luôn luôn vun trồng những giá trị văn hoá nhà trường.
4.2. Cách xác định những giá trị cốt lõi
Cần có những khảo sát, đánh giá về các giá trị cá nhân và các giá trị văn hoá
hiện đang tồn tại trong nhà trường…các giá trị văn hoá được mọi người mong
muốn.
Hiệu trưởng chia sẻ các kết quả khảo sát đánh giá này với cán bộ, giảng
viên, nhân viên, học sinh và thu thập ý kiến của mọi người để định rõ những giá trị
đặc trưng, cốt lõi nhất mà nhà trường cần phải tập trung vun trồng, phát triển.
Hiệu trưởng cùng giảng viên hiện thực hoá các giá trị này trong các giao
tiếp ứng xử hàng ngày, trong quá trình xây dựng mục tiêu giáo dục, kế hoạch năm
học, quá trình đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.

- Gợi ý các bước xác định các giá trị cốt lõi của nhà trường:
Bước 1: Cung cấp thơng tin về các giá trị đã có trong trường.
181


Bước 2: Nêu một số giá trị được cho là quan trọng nhất.
Bước 3: Đọc lên từng giá trị một và ghi vào bảng hoặc tờ giấy lớn.
Bước 4: Xem các giá trị nào giống nhau hoặc là nằm trong một giá trị khác thì gạch
bỏ.
Bước 5: Phát cho mỗi người năm mẩu giấy (có chữ √) và họ dán vào năm giá trị mà
họ cho là quan trọng nhất.
Bước 6: Sau khi dán xong, hãy đếm năm giá trị nào được chọn nhiều nhất.
Bước 7: Chia nhóm 5 người, thảo luận về ý nghĩa 5 giá trị đã được nhiều người
chọn.
5. Những kinh nghiệm để xây dựng và phát triển văn hoá nhà trường ở các
nước trên thế giới và ViệtNam (ứng dụng trong đơn vị công tác của bản thân)
5.1. Kinh nghiệm các nước trên thế giới
5.1.1. Ở Singapore
Trong số các quốc gia thuộc khu vực,Singaporecó nền giáo dục được xem là
tồn diện và phát triển nhất Đơng Nam Á. Văn hóa trường học ở Sing được chú
trọng xây dựng. Mỗi trường đều có logo, biểu tượng và khẩu hiệu hành động rõ
ràng. Các vấn đề về nghi thức, trang phục cũng được quan tâm. Vấn đề hợp tác, xây
dựng nhà trường thành tổ chức học tập là một trong những điểm cốt lõi trong định
hình văn hóa trường học ở quốc gia này. Bên cạnh trang bị cho học sinh các kiến
thức và kỹ năng cần thiết trong chương trình chính khố, các trường học của
Singapore cũng có rất nhiều hình thức tổ chức hoạt động ngoại khố lành mạnh và
bổ ích, qua đó xây dựng tinh thần đoàn kết, hợp tác, thân thiện giữa các học sinh.
5.1.2. Ở Phần Lan
Người Phần Lan tuân thủ triết lý giáo dục là mọi người đều có thể đóng góp và
những học sinh đang phải “đánh vật” trong các môn học sẽ khơng nên để bị tụt lại

phía sau. Một chiến thuật được các nhà trường áp dụng là bố trí một giảng viên nữa
trong lớp để giúp những học sinh gặp khó khăn trong một mơn học nào đó. Nhưng
tất cả các học sinh vẫn ngồi học trong cùng một lớp, dù các em có trình độ khác
nhau trong mơn học nào đó.

182


''Hệ thống của Phần Lan ủng hộ hết sức những học sinh gặp khó khăn trong học tập
nhưng cũng chú ý hơn đến những học sinh có tài năng”.
Nét nổi bật trong xây dựng văn hóa nhà trường ở Phần Lan là tạo cho học sinh một
khơng khí học tập thoải mái và đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ giữa gia đình với nhà
trường. Các bậc phụ huynh cũng đóng một vai trị quan trọng trong kết quả ấn
tượng của học sinh Phần Lan.
Giảng viên là một nghề uy tín ở Phần Lan. Các giảng viên được đánh giá cao và
các tiêu chuẩn giảng dạy rất cao.Theo BBC, thành công của hệ thống giáo dục Phần
Lan dường như là một phần là do yếu tố văn hóa. Các học sinh được học trong một
khơng khí thoải mái và thân mật. Sự thành công của hệ thống giáo dục Phần Lan
được xây dựng trên ý tưởng học ít hiểu nhiều. Phần Lan tập trung vào các trường
học cởi mở, không chịu sự quy định về chính trị. Với sự kết hợp này, Phần Lan tin
rằng khơng có trẻ em nào bị bỏ lại phía sau.
5.2. Kinh nghiệm của Việt Nam:
5.2.1. Xác định những đặc điểm của một nhà trường thành cơng làm cơ sở cho
định hình văn hóa nhà trường
5.2.2. Cách thức xây dựng các mối quan hệ ứng xử có văn hố trong nhà trường
- Xây dựng các quy tắc giao tiếp, ứng xử giữa mọi người trong nhà trường
- Xây dựng các quy tắc ứng xử với môi trường
5.2.3. Cách thức phát triển văn hoá nhà trường
- Làm thế nào để ni dưỡng/ phát triển văn hố nhà trường?
- Cách thức phát triển văn hoá nhà trường

Hiệu trưởng có thể sử dụng những cách thức dưới dây để dẫn dắt, lãnh đạo phát
triển VHNT:
1. Xây dựng bầu không khí dân chủ: cởi mở, hợp tác, cùng chia sẻ hỗ trợ lẫn nhau;
mọi người đều được tôn trọng, luôn được coi trọng và có cơ hội thể hiện, phát triển
các khả năng của mình;
2. Xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá, khen thưởng hợp lý thúc đẩy mọi người nỗ
lực làm việc;

183


3. Mỗi cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên trong trường đều có bản mơ tả cơng
việc, rõ trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ;
4. Hiệu trưởng tăng cường dự giờ, trao đổi chuyên môn với GV đứng lớp về cách
dạy và học;
5. Làm cho học sinh biết là các em được yêu thương, được quan tâm chăm sóc;
6. Cố gắng bảo đảm cho học sinh có một tương lai xứng đáng với sự đầu tư của cha
mẹ các em;
7. Hiệu trưởng chia sẻ quyền lực, mạnh dạn trao quyền cho giảng viên trong đó đề
cao vai trị lãnh đạo hoạt động dạy và học của giảng viên;
8. Cho mọi người thấy là bạn đang làm việc với cương vị là một hiệu trưởng, đầy
nhiệt tâm, luôn trách nhiệm và đầy tình u thương học trị;
9. Hiệu trưởng nên có mặt thường xuyên trong trường và trong lớp học; tham dự
càng nhiều những sinh hoạt của học sinh thì càng tốt;
10. Hiệu trưởng thường xuyên trau dồi kỹ năng giao tiếp; lắng nghe tất cả mọi
người;
11. Khuyến khích phụ huynh học sinh tham gia vào các hoạt động giáo dục của
trường và làm cho phụ huynh hiểu rõ vai trị của họ;
12. Hiệu trưởng ln suy nghĩ để học hỏi, để đổi mới và nâng cao uy tín của mình
trong nhà trường.

5.3. Một số vấn đề đặt ra trong xây dựng văn hóa trường PT hiện nay
Khi bàn về đổi mới quản lý GD&ĐT thì chúng ta phải coi đổi mới quản lý từ
các nhà trường là mục tiêu cơ bản, vì đó mới là trận địa thực sự để làm nên chất
lượng. Chính VHNT đích thực và trong sáng là động lực quan trọng nhất cho quá
trình đổi mới quản lý của từng nhà trường. Khơng có VHNT thì khơng thể nói đến
đổi mới quản lý từ nhà trường. Đổi mới quản lý nói chung hay đổi mới quản lý ở
đơn vị cơ sở (trường học) thì khơng thể chỉ bàn về các giải pháp đổi mới cho các
vấn đề “mang tính kỹ thuật” (như xây dựng kế hoạch chiến lược, tổ chức bộ máy
QL, chỉ đạo điều hành, kiểm tra đánh giá,...) mà trước hết cần quan tâm ngay đến
vấn đề văn hoá quản lý , VHNT, văn hố đánh giá,... Khơng có những thứ văn hố
này thì rất khó đổi mới quản lý GD&ĐT, vì ở đó là định hướng, là chuẩn mực, là
động lực,...của quản lý. Chỉ đưa ra những giải pháp mang tính kỹ thuật đơn thuần
184


thì khơng đổi mới được quản lý và theo đó cũng khơng thể nâng cao được chất
lượng GD&ĐT.
Với vị trí đặc biệt của nhà trường (là tổ chức cơ sở) và với vai trò quan
trọng của VHNT đối với sự phát triển tiến bộ của nhà trường cũng như đối với yêu
cầu đổi mới quản lý nhà trường nói riêng và quản lý GD&ĐT nói chung, chúng ta
cần phải tìm ra cách phát huy cho được VHNT vào thực tiễn hoạt động dạy và học
và thực tiễn hoạt động quản lý của Hiệu trưởng. Do đó:
- Phải quán triệt vấn đề VHNT cho toàn thể các thành viên của các nhà trường,
trước hết là cán bộ quản lý và các thầy cô giáo. Đặc biệt cần lưu ý làm rõ những
vấn đề triết lý GD của chúng ta hiện nay.
- Từng nhà trường và toàn ngành tổ chức đánh giá lại thực trạng VHNT, đặc
biệt cần chỉ ra được giá trị nào, chuẩn mực nào đang thực sự thống trị các nhà
trường hiện nay, cái gì đang là nét chủ đạo trong VHNT hiện nay.
- Bàn bạc biện pháp khôi phục lại các thành tố tích cực và cịn thích hợp của
VHNT truyền thống, đồng thời cũng tích cực tạo dựng các thành tố mới, tiến bộ, để

từ đó mà hình thành dần VHNT tương thích cho thời kỳ đổi mới. Theo đó thì mọi
thành viên phải tự “chỉnh huấn” lại mình để ai cũng có được cái “hồn” VHNT mới,
lấy đó làm điểm tựa cho hành trình tiếp theo.
- Trong phương án đổi mới quản lý nhà trường của Hiệu trưởng, nhất thiết phải đề
cập đến yêu cầu xây dựng VHNT. Khi nêu các giải pháp đổi mới cho từng vấn đề
“mang tính kỹ thuật” của quản lý thì kèm theo phải có lý giải cơ sở VHNT, VHQL
tương ứng. ....
- Cần chú ý xây dựng văn hóa giao tiếp ứng xử giữa học sinh- học sinh; học
sinh với thầy cô giáo, giữa các thầy cô giáo, cán bộ viên chức với nhau và giữa lãnh
đạo trường với cán bộ giảng viên và học sinh. Thể hiện qua lời ăn tiếng nói, cách
trao đổi, sự quan tâm chia sẻ, hợp tác và cộng đồng trách nhiệm; bao dung, thân
thiện; biết đấu tranh với các biểu hiện sai trái trong cuộc sống.
- Xây dựng văn hóa mặc: có những qui định cụ thể về cách ăn mặc, đầu tóc
phù hợp, và thực hiện nghiêm túc các qui định trong luật giáo dục và điều lệ nhà
trường.
185


- Xây dựng văn hóa làm việc và học tập: thể hiện ở việc trung thực trong
làm việc và học tập, có ý chí vươn lên trong cuộc sống
- Giáo dục kỹ năng và lý tưởng sống cho học sinh …

TÀI LIỆU HỌC TẬP
Tài liệu bắt buộc
Tài liệu về Chuyên đề: Xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường PT:

186


Tài liệu tham khảo

1). Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Quản lí văn hóa nhà trường trong thế kỉ 21, Bài
giảng Quản lý văn hóa nhà trường.
2).

Deal T.E. Peterson D K (1999), Shaping School Culture The heart of

Leadership, Jossey-Bass
3). School Culture, www.smallschoolsproject.org/PDFS/culture.pdf
4). Schein H.E (2004), Organizational culture and leadership, Jossey – Bass
Christopher R. Wagner (December 2006), The School Leader’s Tool for Assessing
and

Improving

School

Culture,

www.mssaa.org/School-Culture-Triage.pdf

Lindsey (B.R., Robins N.K, Terell D.R, (2003), Culturl Proficiency A manual for
School Leaders, Corwin Press, Inc.)
5). Schoen, L. & Teddlie, C. (2005b). Describing and Contrasting School Cultures:
A Comparative Case Study of Differentially Improving Schools. Paper Presented to
The

American

Educational


Research

Association

:

Montreal,

CA

6. Quinn, R.E. and Rohrbaugh, J. (1983). A Spatial Model of Effectiveness Criteria:
Towards a Competing Values Approach to Organisational Analysis. Management
Science 29 (3), 363-77.
7. Học viện Quản lý giáo dục, Xây dựng văn hóa nhà trường, Bài giảng chương
trình bồi dưỡng hiệu trưởng trường PT chương trình liên kết Việt nam- Singapore;
Hà Nội, 2008
8. Nguyễn Hữu Lam - Văn hóa tổ chức, Bài giảng cho HV tại “Center for
excellence in managament development”, TP Hồ Chí Minh, 2010
9. Phạm Quang Hn, Văn hóa tổ chức - hình thái cốt lõi của văn hóa nhà
trường, Kỷ yếu Hội thảo Văn hóa học đường, Viện NCSP, Trường ĐHSPHN, năm
2007.
10. Nguyễn Văn Dung, Phan Đình Quyền , Văn hóa tổ chức và lãnh đạo, NXB
Giao thơng vận tải, 2010
11. Văn hóa tổ chức và nghệ thuật lãnh đạo (2011), www.hrclub.com.vn
187


12. Rick Allen.BuildingSchool Culture in an Age of Accountability.BuildingSchool
Culture, November 2003 | Volume 45 | Number 7.
13. Kent D. Peterson and Terrence E. Deal. How Leaders Influence the Culture of

Schools, 2006
14. Yenming Zhang NIE Nanyang. Shaping School Culture. Technological
University Objectives, 2008

Tầm nhìn: Xây dựng nhà trường có uy tín, chất lượng; là trung tâm văn
hóa giáo dục của địa phương; Là nơi cha mẹ học sinh ln tin tưởng
lựa chọn để con em mình học tập, rèn luyện; Là nơi đào tạo học sinh
thành những con người sống có trách nhiệm, lịng nhân ái, hịa nhập
tốt trong cộng đồng và ln có khát vọng vươn lên phát huy truyền
thống hiếu học; Là nơi giáo viên ln năng động sáng tạo và vươn tới
thành cơng với khát vọng được cống hiến.
1. Tầm nhìn: Xây dựng nhà trường có uy tín, chất lượng; là trung tâm văn
hóa giáo dục của địa phương; Là nơi cha mẹ  học sinh ln tin tưởng lựa
chọn để  con em mình học tập, rèn luyện; Là nơi đào tạo học sinh thành
những con người sống có trách nhiệm, lịng nhân ái, hịa nhập tốt trong
cộng đồng và ln có khát vọng vươn lên phát huy truyền thống hiếu học;
Là nơi giáo viên ln năng động sáng tạo và vươn tới thành cơng với  khát
vọng được cống hiến.
2. Sứ mệnh: Xây dựng mơi trường học tập thân thiện, nền nếp, kỷ cương,
chất lượng để  mỗi học sinh đều có cơ  hội phát triển năng lực, phẩm chất,
khả  năng sáng tạo của bản thân, biết  ứng xử  văn hóa, giao tiếp văn minh
lịch sự và thích  ứng với sự phát triển của xã hội để  trở  thành những cơng
dân tốt.
        3. Giá trị cốt lõi của nhà trường:
­ Đồn kết ­ Trách nhiệm;
­ Trung thực ­ Sáng tạo;
188


­ Kỷ luật ­ Hợp tác ­ Chia sẻ;

­ Cơng bằng ­ Khách quan;
          ­ Tập trung vào kết quả và con người.
      4. Giá trị văn hóa của nhà trường:
­ Phát huy truyền thống;
           ­ Tự trọng, tự hào, tự tin, khát vọng vươn lên;
­ Khả năng thích ứng;        
­ Khả năng đổi mới và hội nhập; 
      5. Phương châm hành động: Chất lượng giáo dục ngày càng cao là
uy tín, danh dự và thương hiệu của nhà trường.
SỨ MỆNH CỦA HỌC SINH VÀ CB,GV,NV NHÀ TRƯỜNG
       1. Sứ  mệnh của học sinh: Học sinh trường Tiểu học Hùng Dũng sẽ
“Học tập sáng tạo ­ Rèn luyện chăm ngoan ­ Vui chơi lành mạnh”.
      2. Sứ  mệnh của cán bộ, giáo viên, nhân viên: Cán bộ, giáo viên,
nhân viên của trường Tiểu học Hùng Dũng sẽ: “Tự giác ­ Tự chủ ­ Tự trọng
­ Tự tin ­ Tự bồi dưỡng”.

I. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC
1. Sứ mệnh
Xây dựng môi trường học tập lành mạnh, thân thiện, tích cực, có
nền nếp, kỷ cương, đạt chất lượng giáo dục cao để mỗi giáo viên
và học sinh đều có cơ hội phát triển tài năng, tư duy sáng tạo và
kỹ năng ứng dụng của mình, thích ứng nhanh trong q trình hịa
nhập vào cuộc sống.
 
2. Tầm nhìn
Trở thành một hệ thống trường giáo dục có chất lượng cao,
đào tạo những lớp học sinh khoẻ về thể chất, mạnh mẽ về trí lực.
Đồng thời giáo dục học sinh phát triển tồn diện, có kỹ năng sống,
189



ln năng động, sáng tạo, có ý chí vươn lên tự tin trong sự phát
triển mở cửa của đất nước.
Trường Tiểu học Trần Quốc Toản luôn hướng tới nền văn hoá
giáo dục hiện đại, với những cách thức giao tiếp, truyền đạt mới
mẻ giúp học sinh phát huy hết những năng lực tiềm ẩn của chính
mình để trở thành ngơi trường tiên phong cho việc nâng cao chất
lượng hệ thống giáo dục Quốc gia Việt Nam. Duy trì và phấn đấu
trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ II.
3. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường
- Đoàn kết, hợp tác.
- Kỷ cương, tình thương.
- Tinh thần trách nhiệm
- Chất lượng, hiệu quả.
- Năng động, sáng tạo và đổi mới.
 
II. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC
- Huy động toàn bộ đội ngũ CB-GV-NV nhà trường tiếp tục thực
hiện có hiệu quả hơn cuộc vận động “Học tập và làm theo tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là
tấm gương đạo đức - tự học – sáng tạo”; Tạo các mối quan hệ
đúng đắn trong nhà trường; chăm sóc giáo dục học sinh rèn luyện
đạo đức, lối sống; chấp hành tốt Pháp luật – kỷ cương - nề nếp,
văn hóa nhà trường, ngồi xã hội và trong gia đình.
- Phát triển đội ngũ CB-GV-NV vững vàng về chun mơn, nghiệp
vụ; tích cực đổi mới phương pháp dạy, học phù hợp và phát huy
tính chủ thể đối với học sinh vùng nông thôn; luôn nêu cao ý thức
và phấn đấu thưc hiện tốt phong trào tự học tập, bồi dưỡng và hỗ
trợ lẫn nhau trong việc phát triển chuyên môn và nhân cách nhà
giáo của đội ngũ cán bộ, giáo viên của nhà trường.

- Xây dựng mơi trường sư phạm, văn hóa nhà trường qua việc phát
huy tốt phong trào thi đua xây dựng “ Trường học thân thiện - học
sinh tích cực” với nội dung chủ yếu: tạo khung cảnh nhà trường
luôn “ Xanh - Sạch - Đẹp” môi trường sư phạm lành mạnh bên
trong và xung quanh nhà trường; tạo sự đoàn kết gắn bó, tơn
trọng nhau giữa các thành viên trong trường; hạn chế học sinh lưu
ban, bỏ học; xây dựng phương pháp dạy - học tích cực cho học
sinh ở trường, ở nhà; học tập theo nhóm, tổ và tổ chức các hoạt
động ngoại khóa, NGLL để giáo dục truyền thống, rèn luyện sức
khỏe, thẩm mỹ và kỹ năng sống cho học sinh.
190


- Đổi mới công tác lãnh đạo và quản lý nhà trường; ứng dụng tích
cực CNTT trong dạy học và quản lý. Xây dựng kế hoạch và huy
động các nguồn lực từ nội tại và bên ngoài nhà trường trong đó
chủ yếu là nguồn nội tại và của hội CMHS trường.
- Tạo dựng được môi trường học tập, rèn luyện đạt chất ; xây dựng
được thương hiệu nhà trường và ln tạo được niềm tin với cấp uỷ,
chính quyền nhân dân địa phương.
- Tổ chức thực hiện tốt quy mô trường có 100% học sinh được học
2 buổi/ngày và đầu tư chất lượng giáo dục mũi nhọn
- Tiếp tục duy trì trường đạt chuẩn quốc gia.
Trường Tiểu học Trần Quốc Toản

191




×