1
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:
“Một số giải pháp rèn sự tự tin cho học sinh lớp 3 thông qua các
môn học tại trường Tiểu học”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Giảng dạy các môn học lớp 3 tại trường Tiểu học.
3. Tác giả
Họ và tên: Lưu Thị Xuân
Ngày tháng năm sinh: 26/12/1990
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Du
Điện thoại: 038 995 3260
Đóng góp cho sáng kiến 50 % trong việc nghiên cứu nội dung sáng kiến,
tiến hành thực nghiệm và đề ra giải pháp khắc phục thực trạng.
4. Đồng tác giả
Họ và tên: Hồng Thị Bích Thủy
Ngày tháng năm sinh: 16/03/1970
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Du
Điện thoại: 0936897676
Đóng góp cho sáng kiến 50 % trong việc nghiên cứu nội dung sáng kiến,
tiến hành thực nghiệm và đề ra giải pháp khắc phục thực trạng.
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường Tiểu học Nguyễn Du, Quận Ngô Quyền, Thành phố
Hải Phịng.
Địa chỉ: 270 Lê Lai, Ngơ Quyền, Hải Phịng
I. Mơ tả giải pháp đã biết
2
1. Giải pháp 1: Sử dụng lời nói
1.1. Mục tiêu:
- Sử dụng lời nói để khích lệ học sinh.
1.2. Cách tiến hành:
- Trong các giờ học, khi học sinh trả lời nhỏ hay còn ấp úng thiếu tự tin.
Giáo viên và các bạn trong lớp dùng lời nói để nhận xét, nói cho học sinh đó biết
những việc học sinh đó chưa làm được. Với những em trả lời to, rõ ràng, giáo
viên khen ngợi các em trước lớp.
2. Giải pháp 2: Phối hợp với phụ huynh học sinh
2.1. Mục tiêu
- Giải pháp phối hợp với phụ huynh học sinh trong việc rèn sự tự tin cho
học sinh dựa vào sự tác động của gia đình học sinh đối với các em.
2.2. Cách tiến hành:
- Giáo viên chủ nhiệm liên hệ và trao đổi với phụ huynh học sinh về khả
năng diễn đạt, giao tiếp, trình bày trước đám đơng của học sinh để cùng phối
hợp rèn sự tự tinh cho học sinh thông qua sổ liên lạc điện tử, tin nhắn điện tử,
điện thoại, vở dặn dò hay trong các cuộc họp phụ huynh.
* Trong qua trình triển khai thực hiện tại lớp, chúng tôi thấy hai giải pháp
trên có một số ưu và nhược điểm sau:
- Ưu điểm:
3
+ Với hai giải pháp trên phần nào đó đã có tác động đến một số em trong
lớp, giúp phụ huynh học sinh dành thời gian quan tâm đến con. Một số học sinh
đã có tiến bộ mạnh dạn hơn khi tham gia các hoạt động học tập và giao tiếp.
- Hạn chế:
+ Những giải pháp này chưa tạo được hứng thú học tập, chưa rèn sự mạnh
dạn tự tin cho nhiều học sinh trong lớp. Học sinh thiếu sự chủ động khi tham gia
cấc hoạt động học tập.
+ Giải pháp sử dụng lời nói để nhận xét, động viên, khích lệ nếu làm
khơng tốt sẽ khiến các em càng rụt rè và thiếu tự tin hơn khi phát biểu hay tham
gia các hoạt động học tập.
II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
II.0. Nội dung giải pháp đề xuất
Xuất phát từ những tồn tại của những giải pháp đã biết, chúng tôi đã mạnh
dạn đưa ra và áp dụng “Một số giải pháp rèn sự tự tin cho học sinh lớp 3
thông qua các môn học tại trường Tiểu học”.
1. Giải pháp 1: Tạo mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa giáo viên với học
sinh và học sinh với học sinh
1.1. Mục tiêu:
- Giải pháp rèn sự tự tin cho học sinh thông qua việc tạo mối quan hệ gần
gũi, thân thiện giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với học sinh giúp
các em tích cực tham gia các hoạt động học tập. Học sinh yêu thích học tập,
muốn bày tỏ ý kiến của bản thân với mọi người.
1.2. Cách tiến hành:
4
- Là giáo viên chủ nhiệm, chúng tôi không bao giờ bỏ qua những câu hỏi
hay những cuộc trò chuyện của học sinh đối với mình. Chúng tơi tạo cho học
sinh sự tin tưởng bằng việc lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng, mong muốn
của các em và một việc rất quan trọng nữa là giữ lời hứa với học sinh. Học sinh
thấy được sự quan tâm, gần gũi của chúng tơi dành cho chúng nên có nhiều em
chủ động lên gặp cơ, trị chuyện với cơ trong giờ ra chơi hay đầu các buổi học.
- Với những học sinh có tính hay nhút nhát, chúng tơi thường chủ động
xuống chỗ ngồi của các em hỏi các em chuyện về gia đình, về chuyện học hành
hay một vấn đề nào đó mà các em u thích để các em cảm thấy gần gũi với
thầy cơ giáo và từ đó tìm hiểu về suy nghĩ, tình cảm của các em giúp giáo viên
có những biện pháp tác động phù hợp với từng đối tượng học sinh để việc rèn sự
tự tin trong giao học tập và giao tiếp của các em trở nên dễ dàng hơn.
- Vào đầu các giờ học, chúng tôi cùng các em học sinh thực hiện một số
động tác như bắt tay, đập tay, lắc lư hay một cái ôm thân thiện trước khi các em
bước vào lớp học giúp tinh thần của các em thoải mái, vui vẻ hơn. Từ đó giúp
các em hứng thú và u thích khi đến lớp.
- Chúng tơi thường xun giao việc cho những học sinh có tính nhút nhát,
rụt rè như phát vở, thu vở. Các em sẽ rất vui, rất tự hào và cảm thấy mình đã làm
việc có ích. Từ đó, các em hăng hái và tích cực hơn khi tham gia các hoạt động
học tập.
- Để tạo ra sự gần gũi và thân thiện giữa học sinh trong lớp với nhau,
chúng tôi thành lập những đôi bạn cùng tiến để các em hỗ trợ và giúp đỡ nhau
trong học tập khiến các em mạnh dạn và tự tin hơn trong giao tiếp. Ngoài ra,
5
việc đổi vị trí ngời của các em trong lớp theo tuần cũng là một việc làm để tạo
cơ hội cho các em được giao tiếp và làm việc với nhiều bạn trong lớp.
2. Giải pháp 2: Đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, cách đánh giá
học sinh
2.1 Mục tiêu:
- Đổi mới phương pháp dạy học để tạo hứng thú học tập cho học sinh giúp
các em yêu thích các mơn học và tạo ra nhiều cơ hội học tập và thể hiện bản
thân giúp học sinh rèn luyện sự tự tin
2.2. Cách tiến hành:
- Khi giảng dạy, người giáo viên cần kết hợp các hình thức tổ chức dạy
học tích cực như dạy học theo nhóm, dạy học cá nhân, hoạt động cặp đôi, hoạt
động chung cả lớp, hoạt động cộng đờng, thảo luận, đóng vai, trị chơi để tạo cơ
hội cho các em được giao tiếp với nhiều học sinh trong lớp.
- Giáo viên sẽ thực hiện việc sân khấu hóa với các câu chuyện phù hợp
thay bằng việc chỉ gọi một số học sinh lên kể chuyện. Khi thực hiện sân khấu
hóa các câu chuyện đã học thì lớp học giống như một rạp chiếu phim thu nhỏ,
bục giảng là sân khấu, còn các em học sinh là những diễn viên nhí. Các em được
hóa thân vào nhân vật, được thể hiện cái tôi của mình giúp các em rất hào hứng
tham gia. Hay khi dạy mơn Đạo đức, giáo viên cho các em đóng vai các tình
huống trong bài để các em đưa ra cách xử lí và giải quyết của riêng mình từ đó
rèn cho các em sự hào hứng, chủ động, tự tin khi tham gia các hoạt động học tập
thay vì gọi học sinh đọc tình huống. Ví dụ như với phân môn Kể chuyện:
Khi dạy bài kể chuyện “Hũ bạc của người cha” tuần 15 sách giáo khoa
6
Tiếng Việt 3 tập 1, giáo viên cho học sinh đọc và phân tích yêu cầu của bài và kể
mẫu trước lớp, học sinh lắng nghe bài kể mẫu.
+ Sau khi kể mẫu, giáo viên sẽ tiến hành cho học sinh kể chuyện theo nhóm 5 do
câu chuyện gờm 5 đoạn trong thời gian 5 phút. Trong thời gian này học sinh
nhanh chóng phân cơng nhiệm vụ và kể chuyện cho các bạn trong nhóm nghe.
Các thành viên trong nhóm lắng nghe, nhận xét và tư vấn.
+ Kết thúc hoạt động nhóm, giáo viên sẽ cho nhận xét ý thức tham gia hoạt động
nhóm của học sinh.
Trong tiết kể chuyện bài “Người mẹ” tuần 4 sách giáo khoa Tiếng Việt
lớp 3 tập 1. Trước giờ học, giáo viên nhắc học sinh chuẩn bị một số đạo cụ như
búp bê, mặt nạ và lưỡi hái của Thần Chết. Giáo viên có thể chuẩn bị mũ các
nhân vật, áo choàng của Thần Đêm Tối. Khi được phân công chuẩn bị đạo cụ,
các em học sinh cảm thấy rất thích thú và tị mò. Chúng mong chờ đến lúc được
học tiết kể chuyện.
+ Học sinh được nhập vai: người dẫn chuyện, bà mẹ, Thần Đêm Tối, bụi gai, hồ
nước, Thần Chết và tập kể trong nhóm rời kể trước lớp.
- Khi thiết kế các hoạt động giáo dục, giáo viên cần quan tâm đến các em
cịn nhút nhát, khơng dám xung phong lên bảng. Giáo viên thiết kế và tìm ra
những câu hỏi phù hợp với nhiều đối tượng học sinh để gọi các em trả lời và sau
đó cho cả lớp tuyên dương để động viên khen ngợi, khích lệ các em. Các hoạt
động trên lớp được thiết kế để nhiều em được lên bảng, được nói, được làm bài,
được thể hiện mình giúp các em quen dần cảm giác đứng trước tập thể. Ví dụ:
7
Khi dạy bài “Bảng nhân 9” ở phần hình thành kiến thức mới khi học sinh
đọc thuộc lòng bảng nhân, thay vì học sinh đọc cá nhân bảng nhân 9 giáo viên
có thể cho học sinh đọc cá nhân, nhóm đơi, nhóm 4 hay có thể cho học sinh di
chuyển trong lớp trong thời gian nhất định để đọc cho bất kì bạn nào trong lớp
nghe.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá học sinh và dạy học sinh trong lớp đánh giá
bạn bằng những ngơn ngữ tích cực, thay những lời chê bài bằng lời động viên,
khích lệ nhưng vẫn cho các em thấy được cái sai của mình để khắc phục lỗi sai
đó để học sinh thấy tự tin hơn khi bày tỏ ý kiến giúp các em không sợ hãi khi
nói sai. Ví dụ:
+ Trong giờ dạy Tập đọc thay vì nói: “Em đọc cịn nhỏ.” giáo viên có thể
nói: “Nếu em đọc to hơn thì bài đọc của em sẽ tốt hơn nhiều”, hoặc “Giá như em
đọc to hơn thì bài đọc của em sẽ rất tốt”…
+ Trong giờ tốn: Khi học sinh trình bày chưa tốt, cịn gạch xóa giáo viên
thường nhận xét là “cẩu thả”, thay vào đó giáo viên có thể nhận xét “Em nên
trình bày cẩn thận hơn” Hoặc “Viết cẩn thận hơn em nhé!”…
3. Giải pháp 3: Rèn sự tự tin cho học sinh trong các giờ giáo dục tập thể và
hoạt động ngoài giờ lên lớp
3.1. Mục tiêu:
- Tạo cho học sinh có nhiều cơ hội được thể hiện mình và rèn sự tự tin.
3.2. Cách tiến hành:
- Sự tự tin của học sinh sẽ được hình thành, phát triển trong hoạt động học
tập, vui chơi ở trường và trong các mối giao lưu với xã hội, với mơi trường mình
8
đang sống. Chính vì thế, bên cạnh giáo dục học sinh kiến thức của các môn học,
giáo viên cần chú trọng đến các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vì các hoạt
động này giúp học sinh có thêm mơi trường sinh hoạt lành mạnh, vui tươi đầy
bổ ích. Thơng qua hoạt động ngồi giờ lên lớp giúp học sinh hình thành những
hành vi đạo đức chuẩn mực gắn với cuộc sống, giúp các em mạnh dạn, tự tin qua
đó phát huy được khả năng độc lập, sự sáng tạo để phát triển tồn diện và từ đó
nâng cao chất lượng giáo dục. Ví dụ:
+ Vào ngày Tết Trung thu: Giáo viên có thể cho học sinh chuẩn bị một
chương trình Vui Tết Trung thu đặc biệt. Trong chương trình đó, các em là người
dẫn chương trình, những “ca sĩ” nhí biểu diễn các tiết mục văn nghệ. Thay vì
chọn một vài học sinh học sinh xuất sắc để biểu diễn văn nghệ thì giáo viên cần
đã lựa chọn những bài hát phù hợp để tất cả các học sinh trong lớp đều tự tin
tham gia và biểu diễn bài hát đó.
+ Đối với các tiết Giáo dục tập thể, thay vì giáo viên điều hành nên giao
cơng việc đó cho học sinh. Các học sinh được đánh giá thi đua trong tổ rồi báo
cáo kết quả trước lớp và bày tỏ ý kiến hay thắc mắc của mình điều đó giúp các
em mạnh dạn hơn rất nhiều. Ở hoạt động sinh hoạt theo chủ điểm, giáo viên có
thể rèn cho học sinh sự mạnh dạn và tự tin bằng cách cho các em biểu diễn trước
lớp một bài hát hay một câu chuyện, một bài nhảy theo sở thích của từng em do
các em đã chuẩn bị trước đó. Các em rất hào hứng khi tham gia ngay cả những
em bản tính nhút nhát cũng muốn được lên thể hiện mình.
- Giáo viên chủ nhiệm cùng với phụ huynh học sinh tổ chức cho học sinh
những buổi học trải nghiệm giúp các em thay đổi môi trường học tập điều đó
9
cũng góp phần khơng nhỏ vào việc rèn sự tự tin cho học sinh. Ví dụ: Vào cuối
học kì một, học sinh đã được tham gia trải nghiệm trong thời gian một ngày tại
khu Trải nghiệm sáng tạo Hai Bà Trưng. Sau buổi trải nghiệm đó học sinh đã có
nhiều hiểu biết về môi trường xung quanh, các kĩ năng phịng cháy chữa cháy,
phịng chống đuối nước. Ngồi ra các em cịn được tìm hiểu về nét văn hóa độc
đáo của dân tộc trong những ngày Tết… Những điều đó khiến các em vơ vùng
thích thú.
II.1. Tính mới, tính sáng tạo:
II.1.1. Tính mới:
- Giải pháp mà chúng tơi đưa ra là những giải pháp mới giúp học sinh
hứng thú trong học tập, chủ động trong việc rèn sự tự tin cho bản thân các em.
II.1.2. Tính sáng tạo:
- Tạo cho học sinh có nhiều cơ hội được thể hiện mình, tạo ra mối quan hệ
thân thiện trong lớp học giúp các em mạnh dạn và tự tin hơn.
II.2. Khả năng áp dụng, nhân rộng:
- Kết quả cụ thể: Trong học kì I năm học 2020 – 2021 vừa qua, chúng tôi
đã áp dụng 3 giải pháp rèn sự tự tin cho học sinh tại lớp 3C8 và thu được kết quả
như sau:
Sĩ số
Hoc sinh tự tin
Hoc sinh
Hoc sinh
bình thường
thiếu tự tin
Đầu năm: 40 em
6 em = 15 %
23 em = 57,5%
11 em = 27,5%
Cuối kì 1: 40 em
19 em = 47,5 %
14 em = 35,0 %
7 em = 17,5%
10
- Như vậy chỉ trong một thời gian ngắn, những giải pháp mà chúng tôi
đưa ra đã được áp dụng rất hiệu quả tại lớp 3C8. Tôi tin chắc chắn rằng có thể dễ
dàng áp dụng với các lớp khối 3 tại trường Tiểu học Nguyễn Du và tất cả các
khối lớp ở tất cả các cấp học trong Quận và thành phố Hải Phịng.
II.3. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:
a. Hiệu quả kinh tế:
- Là những kinh nghiệm giảng dạy đúc kết từ thực tiễn, khơng cầu kì, tốn
kém về kinh tế.
b. Hiệu quả về mặt xã hội:
- Đối với học sinh, giáo viên đã giúp các em hào hứng và tự tin trong các
giờ học, góp phần hình thành những con người mới năng động, tự tin, góp ích
cho cuộc sống.
- Đối với đồng nghiệp, đây là những giải pháp giúp giáo viên thay đổi về
mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để tạo ra nhiều giờ học bổ ích cho
học sinh.
c. Giá trị làm lợi khác:
- Nâng cao chất lượng dạy học và rèn được cho học sinh sự tự tin, mạnh
dạn khi tham gia các hoạt động và giao tiếp.
Trên đây là “Một số giải pháp rèn sự tự tin cho học sinh lớp 3 thông
qua các môn học tại trường Tiểu học” mà chúng tôi đưa ra. Không giải pháp
nào là tối ưu nhất nên khi dạy học, giáo viên cần kết hợp hài hòa và vận dụng
linh hoạt để phát triển tốt nhất sự tự tin cho học sinh.
11
Chúng tơi mong nhận được sự ủng hộ, góp ý, chỉ bảo của Hội đồng Khoa
học quận Ngô Quyền để hoàn thiện sáng kiến và giúp việc dạy học ở cấp Tiểu
học đạt kết quả tốt nhất.
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
QUẬN NGÔ QUYỀN
Máy Chai, ngày 20 tháng 02 năm 2021
Tác giả sáng kiến
……………………………
……………………………
……………………………
Lưu Thị Xn
……………………………
……………………………
Hồng Thị Bích Thủy