Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Viet Bac01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.51 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO _________________ ĐỀ THI CHÍNH THỨC ( Đề thi có 02 trang ). KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2015 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề. I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông, Một người chín nhớ mười mong một người. Gió mưa là bệnh của giời, Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng. (Tương tư – Nguyễn Bính) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ. Câu 2: Nội dung của đoạn thơ là gì? Câu 3: Phân tích hiệu quả sử dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ đầu của đoạn thơ? Câu 4: Những yếu tố nào trong đoạn thơ thể hiện chất dân gian trong thơ Nguyễn Bính? Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8: “Từng nghe nói rằng: Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử. Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được đời dùng, thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy.” Câu 5: Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào, tên tác giả là ai? Câu 6: Đoạn văn được viết với phong cách ngôn ngữ nào? Câu 7: Nội dung của đoạn văn là gì? Câu 8. Nét đặc sắc trong hình thức lập luận của tác giả trong đoạn văn trên? II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm) Tuân Tử (313-235 TCN) nói: “Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy”. Anh/chị suy nghĩ gì về câu nói trên? Câu 2 (4,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu là bản anh hùng ca, bản tình ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến”. Ý kiến khác lại khẳng định: “Ở Việt Bắc, tính dân tộc trong nghệ thuật thơ Tố Hữu rõ nét nhất”. Bằng cảm nhận về đoạn thơ Việt Bắc (SGK – Ngữ Văn 12, Tập Một – NXB Giáo dục), anh/ chị hãy làm sáng tỏ những ý kiến trên.. -----Hết-----.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO _________________ ĐỀ THI CHÍNH THỨC. Phần I. Câu 1 2 3. 4. 5 6 7 8. II. 1. KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2015 ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM Môn thi: NGỮ VĂN ( Đáp án – Thang điểm gồm có 04 trang). Nội dung ĐỌC HIỂU Sử dụng phương thức biểu cảm Nội dung: thể hiện tâm trạng tương tư, nhớ nhung Biện pháp nhân hóa, hoán dụ có tác dụng biểu đạt tình cảm kín đáo, ý nhị. Tạo ra hai nỗi nhớ song hành, chuyển hóa: người nhớ người, thôn nhớ thôn; biểu đạt được quy luật tâm lí; khi tương tư thì cả không gian sinh tồn xung quanh chủ thể cũng nhuốm nỗi tương tư. Chất dân gian trong thơ Nguyễn Bính thể hiện ở: - Nội dung: tâm trạng tương tư – đề tài quen thuộc xuất hiện nhiều trong ca dao, dân ca. - Hình thức: thể thơ lục bát; địa danh nghệ thuật nhân hóa, hoán dụ, thành ngữ, cách nói vòng, giọng điệu kể lể Đoạn văn trên được trích trong bài “Chiếu cầu hiền”, tác giả Ngô Thì Nhậm Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ chính luận. Đây là thể loại Chiếu (Văn bản chính luận cổ) Nội dung cơ bản của đoạn trích: Qui luật xử thế của người hiền Nét đặc sắc về hình thức lập luận của tác giả: + Mở đầu bằng hình ảnh so sánh: người hiền - ngôi sao sáng như thiên tử - sao Bắc Thần + Nêu lên một phản đề: người hiền, có tài mà đi ẩn dật, lánh đời như ánh sáng bị che lấp, như vẻ đẹp bị giấu đi. + Tác giả đã đặt ra vấn đề: người hiền phụng sự cho thiên tử là một cách xử thế đúng, là tất yếu, hợp với ý trời. LÀM VĂN Viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về câu nói: “Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy” a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Câu nói: “Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù. Điểm 3,0 0,25 0,25 0,5. 0,5. 0,25 0,25 0,25 0,75. 3,0 0,25 0,25.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> của ta vậy” c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động * Giải thích: - Cần giải thích được nội dung các từ ngữ sau: “thầy của ta”, “bạn của ta” và “kẻ thù của ta”. - Giải thích thế nào là “chê phải” và “khen phải”. - Nêu khái quát nội dung ý kiến. * Bàn luận: - Khẳng định ý kiến nêu ra là đúng hay sai, hợp lí hay không hợp lí. - Bày tỏ thái độ, suy nghĩ về ý kiến bằng những lí lẽ, dẫn chứng phù hợp, có sức thuyết phục: + Thầy: là người có trí tuệ hơn người, có nhân cách đạo đức tốt, có thể đi dạy dỗ người khác và luôn mong muốn ta tiến bộ. Nhờ thầy dạy dỗ mà con người có thể phát triển trí tuệ, hoàn thiện nhân cách và làm nên sự nghiệp. + Bạn: là người chân thành, tâm đầu ý hợp, có thể hiểu mình, luôn mong muốn đem đến cho mình điều tốt, điều hay. + Kẻ thù: là người đối lập với ta, không cùng chí hướng, không cùng ta đi trên một con đường, không đội chung một bầu trời và không bao giờ mang đến cho ta bất cứ điều gì tốt lành. + “Chê phải”: là lời chê đúng, chỉ ra được chỗ sai trái, chỗ chưa tốt. Người được chê, nhờ được chê mà thấy được chỗ yếu, chỗ kém hay chỗ còn khiếm khuyết của mình để rút kinh nghiệm và khắc phục. Do vậy, người chê phải thì đúng là “thầy của ta”. + Khen phải: là lời khen đúng, đáng khen. Lời khen ấy xuất phát từ thực tế khách quan của cái đáng khen và xuất phát từ lòng chân thành, từ thiện tam thiện ý mà khen chứ không phải là khen một cách giả tạo, khen theo kiểu đãi bôi hay nịnh bợ để lấy lòng, làm cho người được khen thích thú, hài lòng để mưu cầu một việc gì đó. Khen phải còn có nghĩa là khen đúng mức, phù hợp mức độ chứ không nói quá, thổi phồng vượt quá sự thật, vượt quá chân giá trị của đối tượng được khen. Lời khen phải sẽ làm cho người được khen không chỉ cảm thấy vinh dự mà còn cảm thấy sâu sắc, nhận thức được đầy đủ giá trị của mình mà không phải xấu hổ hay ngượng ngùng như khi gặp những lời khen thái quá về những gì mình không có. Do đó người khen phải thì thật đúng là bạn của ta. * Bài học nhận thức và hành động: Rút ra bài học phù hợp cho bản thân. Rõ ràng việc khen, chê ở đời không hề là chuyện đơn giản. Cao hơn thế là bản lĩnh, nhân cách, đạo đức của cả người khen, người chê lẫn kẻ được khen hay bị chê. Câu nói của Tuân Tử cho ta một bài học về đạo lí làm người. Không thể và đừng có bao giờ đơn giản, tùy tiện trong việc khen, chê.. 0,25. 1,5. 0,25.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 2. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. Làm sáng tỏ những ý kiến bàn về bài thơ Việt Bắc của tác giả Tố Hữu a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Giới thiệu chung về Tố Hữu, giá trị bài thơ “Việt Bắc”, đồng thời nhấn mạnh hai ý kiến: “Việt Bắc là bản anh hùng ca, tình ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến”, “Ở Việt Bắc, tính dân tộc trong nghệ thuật thơ Tố Hữu rõ nét nhất” c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. * Giải thích ý kiến: - Ý kiến thứ nhất: Ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta, những con người kháng chiến (nhân dân và cán bộ cách mạng) anh hùng trong chiến đấu, căm thù giặc cao độ, có tinh thần đoàn kết. - Thể hiện tình cảm lưu luyến vấn vương giữa đồng bào Việt Bắc và cán bộ cách mạng, ca ngợi lối sống ân nghĩa ân tình giữa nhân dân và cách mạng - Ý kiến thứ hai: Khẳng định vẻ đẹp về nghệ thuật thơ Tố Hữu tính dân tộc - thể hiện ở kết cấu đậm chất ca dao, thể thơ lục bát điêu luyện, ngọt ngào, ở việc sử dụng cặp đại từ “mình”, “ta”. * Cảm nhận đoan thơ “Việt Bắc”: - Việt Bắc là bản tình ca… + Tình cảm lưu luyến vấn vương giữa đồng bào Việt Bắc và cán bộ cách mạng, ca ngợi lối sống ân tình thủy chung của đồng bào Việt Bắc (8 câu thơ đầu). + Thể hiện qua những kỉ niệm của tác giả về những năm tháng chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ của đồng bào Việt Bắc (“Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”). + Ca ngợi vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc: cảnh đẹp, hài hòa từ đường nét, màu sắc, âm thanh; con người đẹp trong lối sống nghĩa tình “ Rừng xanh…trăng rọi hòa bình” - Việt Bắc là bản anh hùng ca… + Anh hùng trong chiến đấu: khung cảnh hùng tráng đậm chất sử thi, cảm hứng lãng mạn thể hiện qua giọng điệu dồn dập, âm hưởng hào hùng, những hoạt động sôi nổi… góp phần diễn tả sức mạnh và. 0,25 0,25 4,0 0,25 0,25. 0,50. 0,75. 0,75.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> khí thế chiến đấu của cuộc kháng chiến (“Những đường Việt Bắc của ta…muôn tàn lửa bay”). + Sức mạnh bắt nguồn từ lòng căm thù trước tội ác của giặc “Nhớ khi giặc đến giặc lùng”, “…mối thù nặng vai”, từ tinh thần đoàn kết “Rừng cây núi đá, ta cùng đánh Tây”, “Đất trời ta cả chiến khu một lòng”. + Sức mạnh của đau thương biến thành hành động và lập được những chiến công vang dội “Tin vui chiến thắng trăm miền”. + Sức mạnh của niềm tin, lạc quan tin tưởng vào Đảng, Bác Hồ; khẳng định Việt Bắc là căn cứ địa vững chắc của cuộc kháng chiến (“Quê hương cách mạng dựng nên cộng hòa”) - Việt Bắc thể hiện rõ nét tính dân tộc…. + Tâm trạng bao trùm là nỗi nhớ, nương theo những câu hỏi, theo lối đối đáp của ca dao ta- mình để khơi gợi kỉ niệm về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. + Sử dụng ngôn ngữ xưng hô “ta- mình” khá linh hoạt, hình thành một cuộc đối đáp thực sự, cũng là sự phân thân, tự vấn của người đi (cán bộ cách mạng) để đáp lại tấm chân tình sâu nặng của người ở lại (Đồng bào Việt Bắc), tạo nên cảnh tiễn biệt dùng dằng thương nhớ, tạo độ sâu về tư tưởng cho bài thơ. * Bình luận ý kiến: + Là những đánh giá về giá trị nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật độc đáo về bài thơ Việt Bắc – một đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một tác phẩm xuất sắc của thơ ca Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp. + Tác dụng: Nói lên được những vấn đề có ý nghĩa lớn lao của thời đại, khơi được đúng chỗ sâu thẳm nhất trong truyền thống ân tình thủy chung ngàn đời của dân tộc ta. + Đánh giá chung: Đây là những ý kiến đánh giá đúng đắn về giá trị của bài thơ Việt Bắc, giúp người đọc cảm nhận sâu sắc hơn về thi phẩm. Đây là câu chuyện lớn, là một vấn đề tư tưởng được diễn đạt bằng một hình thức nghệ thuật dân tộc. Bài thơ vừa làm sống dậy những kỉ niệm ân nghĩa, ân tình của đời sống cách mạng và kháng chiến vừa là lời nhắc nhở về sự thủy chung của con người với con người và đối với quá khứ cách mạng của dân tộc Việt Nam. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. ĐIỂM TOÀN BÀI THI: 10,00 điểm. 0,5. 0,5. 0,25 0,25.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×